Dan Lee
11-30-2007, 07:46 PM
CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG A
THIÊN CHÚA LÀ NIỂM HY VỌNG CỦA CHÚNG CON
Lời Chúa: Is 2,1-5;
Rm 13,11-14;
Mt 24,37-44
Các Thầy Giảng thân mến,
"…Điềm sẽ xảy ra trong những ngày..", Câu này mở đầu những hiện tượng mà ngôn sứ Isaia nói đến trong bài đọc thứ nhất của ngày chúa nhật hôm nay. Nó diễn tả niềm hy vọng cho tương lai. Hy vọng làm cho ánh sáng cậy trông trong tâm hồn chúng ta không bi phai mờ khi gặp những trở ngại khó khăn trong đời sống. Chính nhờ Đức hy vọng mà chúng ta có thể chống cự được với những thử thách hiện tại. Ngôn sứ Isaia giúp thêm hy vọng cho chúng ta ngày hôm nay trong hiện tình thế giới xung quanh chúng ta rất bất ổn dễ mất niềm tin và hy vọng.
Ngôn sứ Isaia sống vào thế kỷ thứ 8 trước Thiên Chúa. Thời bấy giờ không giống thời chúng ta, vì lúc đó có rất nhiều xung đột nguy hiễm. Dân Assyrian tàn phá miền bắc nước Israel. Ngoài những khó khăn về vật chất lại thêm những căng thẳng về tinh thần. Họ tự hỏi tại sao Chúa lại để những đau khổ như thế xãy đến cho dân Chúa? Chúa là Đấng che chở các con cái Ngài là con cái bởi lời giao ước xưa sao? Trong cơn khủng hoảng họ muốn tìm một quyền lực nào giúp đở họ chống dân Assyrian, và biết bao nhiêu người ở miền bắc Juda đi tìm sự giúp đỡ về vũ khí của các dân tộc sống gần họ.
Nhưng ngôn sứ Isaia không ủng hộ việc này. Ngôn sứ kêu gọi dân Israel hãy ăn năn sống lại lời giao ước với Chúa và hãy tin cậy vào Chúa. Ngôn sứ thấy Jerusalem và thánh đường là "chóp đỉnh ngọn núi cao", và là ngọn đèn chiếu soi cho các dân tộc khác. Ngôn sứ kêu gọi dân Do Thái hãy trung kiên với Chúa, hãy dẹp ý định đi tìm sự ủng hộ binh bị để chống đối kẻ thù, và nên tìm kế hoạch hòa bình. Ngôn sứ cũng hứa là nếu dân Do Thái nghe theo lời của ông ta thì họ sẽ trở thành ngọn đèn chiếu soi cho các dân tộc khác và thành Jerusalem sẽ là nơi Chúa dùng lời và gương mẫu để dạy dỗ cho tất cả..
"Và chúng sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, và giáo mác làm lưỡi liềm, quốc gia này không còn tuốt gươm đánh quốc gia kia nữa, và thiên hạ sẽ không còn luyện tập quân sự nữa" Đây là một ước vọng, một khao khát vô vọng cho việc quốc gia này không còn tuốt gươm đánh quốc gia kia". Chúng ta phải đợi đến bao giờ? Chúng ta trông chờ trong hy vong, nhưng vẫn tiếp tục trông thấy những cảnh bạo tàn trên thế giới. Chúng ta muốn tìm cách để đối phó với bạo lực bằng lời nói và hành động, và cũng như những dân thời ngôn sứ Isaia, chúng ta muốn ký kết với các dân tộc hùng cường trên thế giới bằng cách sống theo họ để đạt mục tiêu của chúng ta. Nhưng lời ngôn sứ Isaia nhắc chúng ta là ý Chúa muốn hòa bình cho chúng ta, nhưng chúng ta những nguời tin Chúa lại không muốn vậy. Trái lại Ngài muốn chúng ta hãy đứng vững bên chân Chúa là nơi hòa bình sẽ ngự trị.
Có phải ngôn sứ Isaia đang tưởng tượng về những hiện tượng sẽ không bao giờ xãy ra không? Nếu chúng ta nghỉ là chúng ta tranh đấu một mình thì đúng là Ngôn sư đang sống trong ảo vọng. Nhưng sự thật chúng ta không tranh đấu một mình, chúng ta nhờ có ơn Chúa hoạt động trong chúng ta và giúp chúng ta sống với hy vọng đem hòa bình của Chúa đến cho toàn thế giới. Mùa Vọng này có thể giúp chúng ta tiếp nhận niềm hy vọng của ngôn sứ Isaia, và hãy để niềm hy vọng ấy giúp chúng ta kiến tạo hòa binh và xa cách bạo lực.
Theo Giáo hội thời trước thì những tân tòng nào sẽ lãnh nhận bí tích rữa tội vào ngày 6 tháng một là ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép Rữa đều phải ăn chay khi vào mùa Vọng. Nhưng bây giờ chúng ta không đền tội vào mùa Vọng nữa, nhưng mùa Vọng vẫn là mùa mời gọi chúng ta nên cải hóa tâm hồn để đón Chúa. Chúa luôn nhắc chúng ta tỉnh thức và sẵn sàng đón Ngài "vào giờ mà chúng ta không biết trước, đó là giờ Con Chúa Trời hằng sống sẽ đến."
Dựa theo lời hướng dẫn của ngôn sứ Isaia và điều chúng ta ao ước được canh tân theo Chúa, chúng ta có thể sữa soạn tâm hồn chúng ta bằng cách sống trong hòa bình. Chúng ta sẽ "rèn gươm làm lưỡi cày" trong mùa Vọng năm nay bằng những việc như sau:
Xóa bỏ những lời nói độc ác bạo tàn trong ngôn ngữ chúng ta.
Không xem những phim bạo lực trên màn ảnh hay trên truyền hình, hay chơi những trò chơi về chiến tranh
Cầu xin cho hòa bình ở các nơi trên thế giới và ngay trong cộng đồng chúng ta
Tìm đến làm hòa với những người từ trước đến nay không hòa thuận với chúng ta.
Khuyến khích con cái chúng ta nên dùng những lời nói hòa nhã đối với bạn bè, và chơi những trò chơi hòa bình.
Cầu xin ơn khôn ngoan để nhìn thấy trong đời sống tu trì và đời sống cộng đồng của chúng ta cần rèn gươm làm lưỡi cày ở chổ nào.
Ủng hộ những người hay nhóm hoạt động cho hòa bình trong những nơi có chiến tranh.
Chúng ta có thể không bao giờ trông thấy hòa bình trong xã hội vì hầu như đấu tranh là sự thường tình của cuộc sống. Chúng ta là những người nghe lời ngôn sứ Isaia kêu gọi hòa bình, nên chúng ta phải thực hiện lời kêu gọi đó trong đời sống hằng ngày của chúng ta để chúng ta sửa soạn đón Vua Hòa Bình. Vì Vua ấy sẽ đến với chúng ta một cách bất ngờ mà chúng ta không biết trước được thời gian và nơi chốn.
Nhân Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng, khi ngôn sứ giúp chúng ta nghĩ đến bình an trong lòng chúng ta, chúng ta nên nhớ đến những người đang sống trong cãnh bạo tàn của chiến tranh nhất là ở Trung Đông và Phi Châu. Tất cả đều đau khổ, buồn rầu vì chết chóc và tàn phá do chiến tranh gây nên. Chúng ta cũng nên nhớ đến những gia đình phải di tản vì chiến tranh. Ở Hoa Kỳ chúng ta vừa mừng lễ Tạ ơn, chúng ta đã cầu nguyện cho gia đình các binh sĩ bị xa cách vì chiến tranh. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những người bên Iraq, và Afghanistan là những người bị thiệt thòi vì nội chiến tại nước họ. Và tất nhiên chúng ta phải cầu nguyện cho những kẻ thù của chúng ta nữa. Thời nay không giống thời của ngôn sứ Isaia kêu gọi dân chúng sống hòa bình bằng cách rèn gươm giáo làm lưỡi cày.
Chúng ta cũng chú trọng đến phúc âm thánh Matthêu trong năm phụng vụ mới này. Phúc âm được mở đầu với giòng dõi tổ phu của "Chúa Giêsu đấng Messia, Con vua David, Con của Abraham(1:1)” Chúa Giêsu là người Do Thái, con cháu của Abraham và thuộc giòng vua David. Thiên Chúa đã hứa với vua David là một hậu duệ của ngài sẽ được chọn ra để che chở dân ngài. Chúa Giêsu chính là hậu duệ đó và là Vua của Hòa Bình để ứng nghiệm lời Ngôn sứ Isaia. Mỗi đầu mùa Vọng chúng ta không chỉ quỳ trước máng cỏ mà thôi; Trái lại chúng ta mong đợi Chúa Kitô và chúng ta muốn sống theo chân Ngài. Thánh Matthêu dùng những từ về tận thế để diễn tả sự bất ngờ về việc Chúa Kitô sẽ lại đến trên thế giới này. Giáo hội thời thánh Matthêu cũng như thời nay, gặp bao nhiêu nỗi lo âu trong đời sống. Ngày nay mặc dù những lo âu khó khăn của cuộc sống không đến nỗi tệ hại lắm, nhưng cũng đủ để làm phân tâm lòng trí chúng ta và có thể làm chúng ta mất dịp đón Chúa Kitô.
Thời ông Noe không phải chỉ nói đến tội lỗi vì dân Do Thái có làm gì nên tội, và họ là những người đang ở ngoài đồng hay đang xay lúa. Họ chỉ sống đời sống hằng ngày của họ thôi. Nhưng vì giờ Chúa Kito đến sẽ là một bất ngờ nên chúng ta phải dọn mình sẵn sàng trong mùa Vọng năm nay. Theo phúc âm chúng ta không nên trì hoãn việc cải hóa. Chúa Giêsu sẽ đến trong đời sống chúng ta. Ngài sẽ đến một cách bất ngờ. Và vì sự bất ngờ ấy nên chúng ta phải tỉnh thức chờ đợi. Và rồi đời sống của chúng ta sẽ đến lúc kết thúc, chúng ta hãy thử suy gẩm về sự kết thúc ấy sẽ bị ảnh hưởng thế nào đến những quyết định của chúng ta hôm nay?
(Chuyển ngữ: Fx Trọng Yên,OP.)
Lm Jude Siciliano OP
THIÊN CHÚA LÀ NIỂM HY VỌNG CỦA CHÚNG CON
Lời Chúa: Is 2,1-5;
Rm 13,11-14;
Mt 24,37-44
Các Thầy Giảng thân mến,
"…Điềm sẽ xảy ra trong những ngày..", Câu này mở đầu những hiện tượng mà ngôn sứ Isaia nói đến trong bài đọc thứ nhất của ngày chúa nhật hôm nay. Nó diễn tả niềm hy vọng cho tương lai. Hy vọng làm cho ánh sáng cậy trông trong tâm hồn chúng ta không bi phai mờ khi gặp những trở ngại khó khăn trong đời sống. Chính nhờ Đức hy vọng mà chúng ta có thể chống cự được với những thử thách hiện tại. Ngôn sứ Isaia giúp thêm hy vọng cho chúng ta ngày hôm nay trong hiện tình thế giới xung quanh chúng ta rất bất ổn dễ mất niềm tin và hy vọng.
Ngôn sứ Isaia sống vào thế kỷ thứ 8 trước Thiên Chúa. Thời bấy giờ không giống thời chúng ta, vì lúc đó có rất nhiều xung đột nguy hiễm. Dân Assyrian tàn phá miền bắc nước Israel. Ngoài những khó khăn về vật chất lại thêm những căng thẳng về tinh thần. Họ tự hỏi tại sao Chúa lại để những đau khổ như thế xãy đến cho dân Chúa? Chúa là Đấng che chở các con cái Ngài là con cái bởi lời giao ước xưa sao? Trong cơn khủng hoảng họ muốn tìm một quyền lực nào giúp đở họ chống dân Assyrian, và biết bao nhiêu người ở miền bắc Juda đi tìm sự giúp đỡ về vũ khí của các dân tộc sống gần họ.
Nhưng ngôn sứ Isaia không ủng hộ việc này. Ngôn sứ kêu gọi dân Israel hãy ăn năn sống lại lời giao ước với Chúa và hãy tin cậy vào Chúa. Ngôn sứ thấy Jerusalem và thánh đường là "chóp đỉnh ngọn núi cao", và là ngọn đèn chiếu soi cho các dân tộc khác. Ngôn sứ kêu gọi dân Do Thái hãy trung kiên với Chúa, hãy dẹp ý định đi tìm sự ủng hộ binh bị để chống đối kẻ thù, và nên tìm kế hoạch hòa bình. Ngôn sứ cũng hứa là nếu dân Do Thái nghe theo lời của ông ta thì họ sẽ trở thành ngọn đèn chiếu soi cho các dân tộc khác và thành Jerusalem sẽ là nơi Chúa dùng lời và gương mẫu để dạy dỗ cho tất cả..
"Và chúng sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, và giáo mác làm lưỡi liềm, quốc gia này không còn tuốt gươm đánh quốc gia kia nữa, và thiên hạ sẽ không còn luyện tập quân sự nữa" Đây là một ước vọng, một khao khát vô vọng cho việc quốc gia này không còn tuốt gươm đánh quốc gia kia". Chúng ta phải đợi đến bao giờ? Chúng ta trông chờ trong hy vong, nhưng vẫn tiếp tục trông thấy những cảnh bạo tàn trên thế giới. Chúng ta muốn tìm cách để đối phó với bạo lực bằng lời nói và hành động, và cũng như những dân thời ngôn sứ Isaia, chúng ta muốn ký kết với các dân tộc hùng cường trên thế giới bằng cách sống theo họ để đạt mục tiêu của chúng ta. Nhưng lời ngôn sứ Isaia nhắc chúng ta là ý Chúa muốn hòa bình cho chúng ta, nhưng chúng ta những nguời tin Chúa lại không muốn vậy. Trái lại Ngài muốn chúng ta hãy đứng vững bên chân Chúa là nơi hòa bình sẽ ngự trị.
Có phải ngôn sứ Isaia đang tưởng tượng về những hiện tượng sẽ không bao giờ xãy ra không? Nếu chúng ta nghỉ là chúng ta tranh đấu một mình thì đúng là Ngôn sư đang sống trong ảo vọng. Nhưng sự thật chúng ta không tranh đấu một mình, chúng ta nhờ có ơn Chúa hoạt động trong chúng ta và giúp chúng ta sống với hy vọng đem hòa bình của Chúa đến cho toàn thế giới. Mùa Vọng này có thể giúp chúng ta tiếp nhận niềm hy vọng của ngôn sứ Isaia, và hãy để niềm hy vọng ấy giúp chúng ta kiến tạo hòa binh và xa cách bạo lực.
Theo Giáo hội thời trước thì những tân tòng nào sẽ lãnh nhận bí tích rữa tội vào ngày 6 tháng một là ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép Rữa đều phải ăn chay khi vào mùa Vọng. Nhưng bây giờ chúng ta không đền tội vào mùa Vọng nữa, nhưng mùa Vọng vẫn là mùa mời gọi chúng ta nên cải hóa tâm hồn để đón Chúa. Chúa luôn nhắc chúng ta tỉnh thức và sẵn sàng đón Ngài "vào giờ mà chúng ta không biết trước, đó là giờ Con Chúa Trời hằng sống sẽ đến."
Dựa theo lời hướng dẫn của ngôn sứ Isaia và điều chúng ta ao ước được canh tân theo Chúa, chúng ta có thể sữa soạn tâm hồn chúng ta bằng cách sống trong hòa bình. Chúng ta sẽ "rèn gươm làm lưỡi cày" trong mùa Vọng năm nay bằng những việc như sau:
Xóa bỏ những lời nói độc ác bạo tàn trong ngôn ngữ chúng ta.
Không xem những phim bạo lực trên màn ảnh hay trên truyền hình, hay chơi những trò chơi về chiến tranh
Cầu xin cho hòa bình ở các nơi trên thế giới và ngay trong cộng đồng chúng ta
Tìm đến làm hòa với những người từ trước đến nay không hòa thuận với chúng ta.
Khuyến khích con cái chúng ta nên dùng những lời nói hòa nhã đối với bạn bè, và chơi những trò chơi hòa bình.
Cầu xin ơn khôn ngoan để nhìn thấy trong đời sống tu trì và đời sống cộng đồng của chúng ta cần rèn gươm làm lưỡi cày ở chổ nào.
Ủng hộ những người hay nhóm hoạt động cho hòa bình trong những nơi có chiến tranh.
Chúng ta có thể không bao giờ trông thấy hòa bình trong xã hội vì hầu như đấu tranh là sự thường tình của cuộc sống. Chúng ta là những người nghe lời ngôn sứ Isaia kêu gọi hòa bình, nên chúng ta phải thực hiện lời kêu gọi đó trong đời sống hằng ngày của chúng ta để chúng ta sửa soạn đón Vua Hòa Bình. Vì Vua ấy sẽ đến với chúng ta một cách bất ngờ mà chúng ta không biết trước được thời gian và nơi chốn.
Nhân Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng, khi ngôn sứ giúp chúng ta nghĩ đến bình an trong lòng chúng ta, chúng ta nên nhớ đến những người đang sống trong cãnh bạo tàn của chiến tranh nhất là ở Trung Đông và Phi Châu. Tất cả đều đau khổ, buồn rầu vì chết chóc và tàn phá do chiến tranh gây nên. Chúng ta cũng nên nhớ đến những gia đình phải di tản vì chiến tranh. Ở Hoa Kỳ chúng ta vừa mừng lễ Tạ ơn, chúng ta đã cầu nguyện cho gia đình các binh sĩ bị xa cách vì chiến tranh. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những người bên Iraq, và Afghanistan là những người bị thiệt thòi vì nội chiến tại nước họ. Và tất nhiên chúng ta phải cầu nguyện cho những kẻ thù của chúng ta nữa. Thời nay không giống thời của ngôn sứ Isaia kêu gọi dân chúng sống hòa bình bằng cách rèn gươm giáo làm lưỡi cày.
Chúng ta cũng chú trọng đến phúc âm thánh Matthêu trong năm phụng vụ mới này. Phúc âm được mở đầu với giòng dõi tổ phu của "Chúa Giêsu đấng Messia, Con vua David, Con của Abraham(1:1)” Chúa Giêsu là người Do Thái, con cháu của Abraham và thuộc giòng vua David. Thiên Chúa đã hứa với vua David là một hậu duệ của ngài sẽ được chọn ra để che chở dân ngài. Chúa Giêsu chính là hậu duệ đó và là Vua của Hòa Bình để ứng nghiệm lời Ngôn sứ Isaia. Mỗi đầu mùa Vọng chúng ta không chỉ quỳ trước máng cỏ mà thôi; Trái lại chúng ta mong đợi Chúa Kitô và chúng ta muốn sống theo chân Ngài. Thánh Matthêu dùng những từ về tận thế để diễn tả sự bất ngờ về việc Chúa Kitô sẽ lại đến trên thế giới này. Giáo hội thời thánh Matthêu cũng như thời nay, gặp bao nhiêu nỗi lo âu trong đời sống. Ngày nay mặc dù những lo âu khó khăn của cuộc sống không đến nỗi tệ hại lắm, nhưng cũng đủ để làm phân tâm lòng trí chúng ta và có thể làm chúng ta mất dịp đón Chúa Kitô.
Thời ông Noe không phải chỉ nói đến tội lỗi vì dân Do Thái có làm gì nên tội, và họ là những người đang ở ngoài đồng hay đang xay lúa. Họ chỉ sống đời sống hằng ngày của họ thôi. Nhưng vì giờ Chúa Kito đến sẽ là một bất ngờ nên chúng ta phải dọn mình sẵn sàng trong mùa Vọng năm nay. Theo phúc âm chúng ta không nên trì hoãn việc cải hóa. Chúa Giêsu sẽ đến trong đời sống chúng ta. Ngài sẽ đến một cách bất ngờ. Và vì sự bất ngờ ấy nên chúng ta phải tỉnh thức chờ đợi. Và rồi đời sống của chúng ta sẽ đến lúc kết thúc, chúng ta hãy thử suy gẩm về sự kết thúc ấy sẽ bị ảnh hưởng thế nào đến những quyết định của chúng ta hôm nay?
(Chuyển ngữ: Fx Trọng Yên,OP.)
Lm Jude Siciliano OP