Dan Lee
11-30-2007, 08:53 PM
Chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng sinh
LÀM CHỨNG CHO TÌNH YÊU CHÚA
Lễ Giáng sinh là một lễ vui. Có thứ vui lành thánh, thuộc về thực chất tôn giáo. Có thứ vui lành mạnh, thuộc về thói quen tốt xã hội. Có thứ vui tai hại, thuộc về lạm dụng của con người.
Là người tin theo Chúa, chúng ta muốn chuẩn bị mừng đại lễ Giáng sinh một cách tốt nhất. Thiết tưởng cách tốt nhất là làm chứng cho tình yêu Chúa.
Chúa giáng trần là để làm chứng cho tình yêu. Chúng ta cùng với Người làm chứng cho tình yêu. Đi theo đúng hướng đó, chúng ta sẽ an tâm hoà mình vào niềm vui Giáng sinh.
Hướng đó cụ thể là thế nào? Tôi xin phép chia sẻ đôi chút về:
- Mấy đặc điểm của tình yêu Chúa trong lễ Giáng sinh.
- Tâm trạng cần có, khi làm chứng cho tình yêu Chúa.
1/ Mấy đặc điểm của tình yêu Chúa trong lễ Giáng sinh
Trước hết, tình yêu Chúa trong lễ Giáng sinh mang yếu tố khiêm nhường.
Nhìn vào hang đá, chúng ta thấy rõ tính khiêm nhường của tình yêu Chúa giáng sinh. Tính khiêm nhường đó được thánh Phaolô diễn tả trong thư gởi tín hữu Philiphê:
"Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang,
mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế" (Pl 2,6-7).
Sự khiêm nhường của Chúa Giáng sinh là một vẻ đẹp quá sức tưởng tượng của ta. Nó làm cho chúng ta đáng lẽ phải hổ thẹn, khi chúng ta tưởng mình khiêm nhường, cho dù ở mức sâu nhất.
Yếu tố khiêm nhường của tình yêu Chúa đi liền với một yếu tố khác, đó là chịu khổ thay cho người khác.
Tiên tri Isaia đã nói trước về điểm quan trọng này trong tình yêu của Chúa Cứu thế: "Sự thật, chính Người đã mang lấy những đau khổ của chúng ta, đã gánh chịu những bệnh tật của chúng ta" (Is 53,4). Sự thật mà tiên tri Isaia tiên báo, đã được thánh Matthêu áp dụng vào Chúa Giêsu một cách trân trọng (x. Mt 8,17).
Gánh đau khổ thay cho người khác, đó là một ơn gọi trong mọi thời. Mỗi người chúng ta đã sống ơn gọi đó thế nào, để có thể chia sẻ niềm vui cứu độ với Đấng Cứu thế?
Tình yêu khiêm nhường và gánh khổ thay cho người khác, đó là chiều kích đời đời của sự kiện Chúa giáng sinh xảy ra trong thời gian. Chiều kích đời đời đó còn được tăng sức thiêng liêng lên, do yếu tố thứ ba, đó là Chúa đồng hoá mình với người nghèo.
Thật vậy, trong hang đá Belem, Chúa Cứu thế mặc lấy thân phận người nghèo khổ. Người đồng hoá chính mình với hạng người rốt hết. Nhìn cảnh đó, chúng ta mới hiểu lời Người sẽ quả quyết sau này: "Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm điều gì cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25,40).
Trên đây, chỉ là mấy điểm cần nắm vững, khi làm chứng cho tình yêu Chúa, nhất là dịp chuẩn bị lễ Chúa Giáng sinh.
2/ Tâm trạng cần có, khi làm chứng cho tình yêu Chúa
Khi làm chứng cho tình yêu Chúa, chúng ta cần có một tâm trạng tốt. Tâm trạng thiết tưởng tốt, đó là tâm trạng vâng ý Chúa trong sứ vụ được sai đi. Mỗi người được Chúa sai đi đều phải hiểu được sai đi trong sứ mạng sai đi của Chúa Giêsu. "Như Cha đã sai con đi thế nào, thì con cũng sai chúng đi như vậy" (Ga 20,21).
Chính Chúa Giêsu đã được sai đi, để làm theo ý Chúa Cha. "Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới nói: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như sách thánh đã chép về con" (dt 10,5-7).
Như vậy, để việc làm chứng cho tình yêu Chúa được có hiệu quả tốt, chúng ta cần phải luôn luôn làm chứng trong tinh thần thực thi ý Chúa Kitô, đúng như sứ vụ kẻ hiến dâng mình và được Chúa sai đi.
Làm chứng cho một tình yêu có chiều kích thiêng liêng, xuất phát từ Chúa, mà không gắn bó chặt chẽ với Chúa, như cành với cây (x. Ga 15,5) thì dễ gì làm chứng được như Chúa muốn.
Cảnh làm chứng hiện nay cho tình yêu Chúa đang diễn ra một cách đáng ngại.
Thí dụ, trong nhiều trường hợp, những người không sống như Đức Mẹ Maria, lại dám áp dụng vào chương trình của mình lời của Đức Mẹ đã nói tiên tri: "Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Ngài nâng cao mọi kẻ khiêm nhường" (Lc 1,51-52).
Hơn bao giờ hết, những người muốn làm chứng cho tình yêu Chúa cần phải khiêm tốn, tỉnh thức, cởi mở và tu thân.
Hơn bao giờ hết, chúng ta nên nhớ lời thánh tông đồ Phaolô khuyên môn đệ Timothê: "Phần con, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của con" (2 Tm 4,5).
Tinh thần thận trọng đó báo cho chúng ta biết: Việc làm chứng cho tình yêu Chúa trong những ngày chuẩn bị lễ Chúa Giáng sinh sẽ không miễn trừ cho chúng ta khỏi hy sinh. Nhưng nếu chịu hy sinh, mà làm chứng được cho tình yêu Chúa, thì sự hy sinh đó sẽ trở thành niềm hoan lạc cho ta, để lời chúc vui mừng ngày giáng sinh được có ý nghĩa đích thực.
Xin hãy tự hào, vì chúng ta được Chúa sai đi làm chứng cho tình yêu Chúa.
Chúa giáng sinh luôn yêu thương mọi người, cho dù rất nhiều người chưa nhận biết Chúa.
Tình yêu Chúa được ban tặng cho sự tự do của mỗi người. Chúng ta hãy làm tốt nhiệm vụ được sai đi của ta, rồi Chúa Thánh Thần sẽ giúp cho những ai thiện chí được nhận biết tình yêu Chúa theo con đường mầu nhiệm của Người.
Như thế, mùa Vọng có thể được gọi là mùa ta được sai đi làm chứng cho tình yêu Chúa. Làm chứng bằng lời nói, việc làm và nhất là bằng gương sáng đời sống.
+GM JB Bùi Tuần
LÀM CHỨNG CHO TÌNH YÊU CHÚA
Lễ Giáng sinh là một lễ vui. Có thứ vui lành thánh, thuộc về thực chất tôn giáo. Có thứ vui lành mạnh, thuộc về thói quen tốt xã hội. Có thứ vui tai hại, thuộc về lạm dụng của con người.
Là người tin theo Chúa, chúng ta muốn chuẩn bị mừng đại lễ Giáng sinh một cách tốt nhất. Thiết tưởng cách tốt nhất là làm chứng cho tình yêu Chúa.
Chúa giáng trần là để làm chứng cho tình yêu. Chúng ta cùng với Người làm chứng cho tình yêu. Đi theo đúng hướng đó, chúng ta sẽ an tâm hoà mình vào niềm vui Giáng sinh.
Hướng đó cụ thể là thế nào? Tôi xin phép chia sẻ đôi chút về:
- Mấy đặc điểm của tình yêu Chúa trong lễ Giáng sinh.
- Tâm trạng cần có, khi làm chứng cho tình yêu Chúa.
1/ Mấy đặc điểm của tình yêu Chúa trong lễ Giáng sinh
Trước hết, tình yêu Chúa trong lễ Giáng sinh mang yếu tố khiêm nhường.
Nhìn vào hang đá, chúng ta thấy rõ tính khiêm nhường của tình yêu Chúa giáng sinh. Tính khiêm nhường đó được thánh Phaolô diễn tả trong thư gởi tín hữu Philiphê:
"Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang,
mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế" (Pl 2,6-7).
Sự khiêm nhường của Chúa Giáng sinh là một vẻ đẹp quá sức tưởng tượng của ta. Nó làm cho chúng ta đáng lẽ phải hổ thẹn, khi chúng ta tưởng mình khiêm nhường, cho dù ở mức sâu nhất.
Yếu tố khiêm nhường của tình yêu Chúa đi liền với một yếu tố khác, đó là chịu khổ thay cho người khác.
Tiên tri Isaia đã nói trước về điểm quan trọng này trong tình yêu của Chúa Cứu thế: "Sự thật, chính Người đã mang lấy những đau khổ của chúng ta, đã gánh chịu những bệnh tật của chúng ta" (Is 53,4). Sự thật mà tiên tri Isaia tiên báo, đã được thánh Matthêu áp dụng vào Chúa Giêsu một cách trân trọng (x. Mt 8,17).
Gánh đau khổ thay cho người khác, đó là một ơn gọi trong mọi thời. Mỗi người chúng ta đã sống ơn gọi đó thế nào, để có thể chia sẻ niềm vui cứu độ với Đấng Cứu thế?
Tình yêu khiêm nhường và gánh khổ thay cho người khác, đó là chiều kích đời đời của sự kiện Chúa giáng sinh xảy ra trong thời gian. Chiều kích đời đời đó còn được tăng sức thiêng liêng lên, do yếu tố thứ ba, đó là Chúa đồng hoá mình với người nghèo.
Thật vậy, trong hang đá Belem, Chúa Cứu thế mặc lấy thân phận người nghèo khổ. Người đồng hoá chính mình với hạng người rốt hết. Nhìn cảnh đó, chúng ta mới hiểu lời Người sẽ quả quyết sau này: "Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm điều gì cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25,40).
Trên đây, chỉ là mấy điểm cần nắm vững, khi làm chứng cho tình yêu Chúa, nhất là dịp chuẩn bị lễ Chúa Giáng sinh.
2/ Tâm trạng cần có, khi làm chứng cho tình yêu Chúa
Khi làm chứng cho tình yêu Chúa, chúng ta cần có một tâm trạng tốt. Tâm trạng thiết tưởng tốt, đó là tâm trạng vâng ý Chúa trong sứ vụ được sai đi. Mỗi người được Chúa sai đi đều phải hiểu được sai đi trong sứ mạng sai đi của Chúa Giêsu. "Như Cha đã sai con đi thế nào, thì con cũng sai chúng đi như vậy" (Ga 20,21).
Chính Chúa Giêsu đã được sai đi, để làm theo ý Chúa Cha. "Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới nói: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như sách thánh đã chép về con" (dt 10,5-7).
Như vậy, để việc làm chứng cho tình yêu Chúa được có hiệu quả tốt, chúng ta cần phải luôn luôn làm chứng trong tinh thần thực thi ý Chúa Kitô, đúng như sứ vụ kẻ hiến dâng mình và được Chúa sai đi.
Làm chứng cho một tình yêu có chiều kích thiêng liêng, xuất phát từ Chúa, mà không gắn bó chặt chẽ với Chúa, như cành với cây (x. Ga 15,5) thì dễ gì làm chứng được như Chúa muốn.
Cảnh làm chứng hiện nay cho tình yêu Chúa đang diễn ra một cách đáng ngại.
Thí dụ, trong nhiều trường hợp, những người không sống như Đức Mẹ Maria, lại dám áp dụng vào chương trình của mình lời của Đức Mẹ đã nói tiên tri: "Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Ngài nâng cao mọi kẻ khiêm nhường" (Lc 1,51-52).
Hơn bao giờ hết, những người muốn làm chứng cho tình yêu Chúa cần phải khiêm tốn, tỉnh thức, cởi mở và tu thân.
Hơn bao giờ hết, chúng ta nên nhớ lời thánh tông đồ Phaolô khuyên môn đệ Timothê: "Phần con, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của con" (2 Tm 4,5).
Tinh thần thận trọng đó báo cho chúng ta biết: Việc làm chứng cho tình yêu Chúa trong những ngày chuẩn bị lễ Chúa Giáng sinh sẽ không miễn trừ cho chúng ta khỏi hy sinh. Nhưng nếu chịu hy sinh, mà làm chứng được cho tình yêu Chúa, thì sự hy sinh đó sẽ trở thành niềm hoan lạc cho ta, để lời chúc vui mừng ngày giáng sinh được có ý nghĩa đích thực.
Xin hãy tự hào, vì chúng ta được Chúa sai đi làm chứng cho tình yêu Chúa.
Chúa giáng sinh luôn yêu thương mọi người, cho dù rất nhiều người chưa nhận biết Chúa.
Tình yêu Chúa được ban tặng cho sự tự do của mỗi người. Chúng ta hãy làm tốt nhiệm vụ được sai đi của ta, rồi Chúa Thánh Thần sẽ giúp cho những ai thiện chí được nhận biết tình yêu Chúa theo con đường mầu nhiệm của Người.
Như thế, mùa Vọng có thể được gọi là mùa ta được sai đi làm chứng cho tình yêu Chúa. Làm chứng bằng lời nói, việc làm và nhất là bằng gương sáng đời sống.
+GM JB Bùi Tuần