Dan Lee
12-03-2007, 11:48 PM
Đức Thánh Cha công bố thông điệp Spe Salvi - Được cứu rỗi nhờ Hy vọng
Trưa nay thứ Sáu 30/11/2007 theo giờ Rôma, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã gởi cho các Đức Giám Mục, các Linh Mục, Tu Sĩ và anh chị em giáo dân thông điệp thứ hai của ngài mang tên “Spe Salvi” (“Chúng ta được cứu rỗi nhờ hy vọng”). Tựa đề của thông điệp mới này dựa theo thư Thánh Phaolô gởi tín hữu thành Rôma “Con người được cứu độ nhờ đức tin” (Rm 1:15).
Đức Thánh Cha đã công bố thông điệp thứ nhất của ngài Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu) vào cuối năm 2006 vừa qua. Thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha đã kêu gọi một nhận thức sâu xa hơn về tình yêu như một ân sủng của Thiên Chúa cần được chia sẻ trong một cách thế xả kỷ.
Trong thông điệp thứ hai này, Đức Thánh Cha đã đề cập đến niềm hy vọng Kitô Giáo trong mối liên hệ với triết học hiện đại và những thách đố của chủ nghĩa bất tín và hồ nghi đang lan tràn trong thế giới ngày nay. Thông điệp Spe Salvi đề cập đến nhu cầu cấp bách của niềm hy vọng thực sự trong xã hội hiện đại, sau hơn một thế kỷ con người đã phải trả giá cay đắng cho những ảo vọng của hết chủ nghĩa này đến chủ nghĩa khác. Thông điệp Spe Salvi cũng đề cập đến nhu cầu của người Công Giáo cần phải tái khám phá lại ý nghĩa về niềm hy vọng của mình.
Đức Thánh Cha đã bắt đầu thông điệp dài 75 trang của ngài bằng cách giải thích rằng “hiện tại, dù là chông gai cũng đáng sống và đáng chấp nhận nếu nó dẫn đưa chúng ta đến một mục đích, nếu chúng ta có thể được bảo đảm về mục đích này, và nếu mục đích này cao cả đến mức biện minh được cho nỗ lực của cuộc hành trình”.
“Spe Salvi” thể hiện kho tàng kiến thức phong phú của Đức Bênêđíctô XVI trong liên hệ với cuộc sống của các thánh và các Giáo Phụ. Với sự khôn ngoan và với đức cậy, Đức Thánh Cha viết: “Cánh cửa mịt mù tăm tối của thời gian, của tương lai, đã được mở toang. Kẻ có niềm hy vọng sống khác biệt hẳn; người có niềm hy vọng đã được ban cho cho hồng ân một cuộc sống mới”. Điều này hiển nhiên dẫn đến câu hỏi: hy vọng là gì? Đức Thánh Cha khẳng định: “Nhận biết Thiên Chúa - Thiên Chúa thật – nghĩa là nhận lấy niềm hy vọng”.
Đức Thánh Cha khẳng định mạnh mẽ rằng “Kitô Giáo không mang đến một thông điệp cách mạnh xã hội như Spartacus với một số mệnh đáng buồn, với cuộc đấu tranh dẫn đến máu đổ nhiều hơn. Chúa Giêsu không phải là Spartacus, ngài không dấn thân đấu tranh giải phóng chính trị”. (Spartacus sống từ 120 đến 70 trước Chúa Giáng Sinh là một người nô lệ đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại quân La Mã).
“Chúa Giêsu.. mang đến một điều hoàn toàn khác hẳn: một cuộc gặp gỡ với Chúa của các chúa, một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống và qua đó một cuộc gặp gỡ với một niềm hy vọng mạnh hơn là những đau khổ của kiếp nô lệ, một niềm hy vọng qua đó chuyển hóa cuộc sống và thế giới từ bên trong”.
Đức Thánh Cha đã soạn thảo thông điệp này trong kỳ nghỉ hè vừa qua khi ngài đi nghỉ tại miền Bắc Italia và trong thời gian ngài lưu ngụ tại điện Castel Gandolfo. Các viên chức tại Tòa Thánh cũng tiết lộ rằng trong thời gian đó, Đức Thánh Cha cũng đã bắt đầu chuẩn bị cho thông điệp thứ ba của ngài về các vấn đề xã hội trong thế giới ngày nay.
Đức Thánh Cha đã đề cập đến chủ đề Hy Vọng và tầm quan trọng của nhân đức “tin” khi ngài nói chuyện với các Đức Giám Mục Mễ Tây Cơ về Rôma để viếng mộ các Thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh vào năm 2005. Ngài nói: “Khi phải đối diện với một chuỗi những đổi thay nhanh chóng và phức hợp ngày nay, nhân đức tin đang gặp phải những thử thách cam go trong cộng đồng các tín hữu”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Chính vì thế, chúng ta phải là những tông đồ chất chứa trong lòng đầy hy vọng và hân hoan tín thác vào lời Chúa hứa”. Theo Đức Thánh Cha, từ quan điểm Mục Vụ, hy vọng có nghĩa là nhắc nhớ các tín hữu Kitô rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Ngài, Ngài không chết nhưng sống động và đang tác động trong thế giới hôm nay.
“Trong xã hội đương đại với những dấu chỉ cụ thể càng ngày càng tỏ tường của chủ nghĩa thế tục, chúng ta không được đầu hàng, rơi vào thất vọng, hay thiếu nhiệt tình với các dự án mục vụ”.
Trong thư thứ Nhất, thánh Phêrô viết: “Anh em hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng” (1 Pr 3:15-16). Thông điệp “Spe Salvi” trình bày cho chúng ta niềm hy vọng Kitô Giáo trong mối liên hệ chặt chẽ với cuộc sống hôm nay. Đây thật là một tài liệu quý giá giúp chúng ta trình bày cho những người chung quanh về niềm hy vọng của mình.
Đặng Tự Do
Trưa nay thứ Sáu 30/11/2007 theo giờ Rôma, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã gởi cho các Đức Giám Mục, các Linh Mục, Tu Sĩ và anh chị em giáo dân thông điệp thứ hai của ngài mang tên “Spe Salvi” (“Chúng ta được cứu rỗi nhờ hy vọng”). Tựa đề của thông điệp mới này dựa theo thư Thánh Phaolô gởi tín hữu thành Rôma “Con người được cứu độ nhờ đức tin” (Rm 1:15).
Đức Thánh Cha đã công bố thông điệp thứ nhất của ngài Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu) vào cuối năm 2006 vừa qua. Thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha đã kêu gọi một nhận thức sâu xa hơn về tình yêu như một ân sủng của Thiên Chúa cần được chia sẻ trong một cách thế xả kỷ.
Trong thông điệp thứ hai này, Đức Thánh Cha đã đề cập đến niềm hy vọng Kitô Giáo trong mối liên hệ với triết học hiện đại và những thách đố của chủ nghĩa bất tín và hồ nghi đang lan tràn trong thế giới ngày nay. Thông điệp Spe Salvi đề cập đến nhu cầu cấp bách của niềm hy vọng thực sự trong xã hội hiện đại, sau hơn một thế kỷ con người đã phải trả giá cay đắng cho những ảo vọng của hết chủ nghĩa này đến chủ nghĩa khác. Thông điệp Spe Salvi cũng đề cập đến nhu cầu của người Công Giáo cần phải tái khám phá lại ý nghĩa về niềm hy vọng của mình.
Đức Thánh Cha đã bắt đầu thông điệp dài 75 trang của ngài bằng cách giải thích rằng “hiện tại, dù là chông gai cũng đáng sống và đáng chấp nhận nếu nó dẫn đưa chúng ta đến một mục đích, nếu chúng ta có thể được bảo đảm về mục đích này, và nếu mục đích này cao cả đến mức biện minh được cho nỗ lực của cuộc hành trình”.
“Spe Salvi” thể hiện kho tàng kiến thức phong phú của Đức Bênêđíctô XVI trong liên hệ với cuộc sống của các thánh và các Giáo Phụ. Với sự khôn ngoan và với đức cậy, Đức Thánh Cha viết: “Cánh cửa mịt mù tăm tối của thời gian, của tương lai, đã được mở toang. Kẻ có niềm hy vọng sống khác biệt hẳn; người có niềm hy vọng đã được ban cho cho hồng ân một cuộc sống mới”. Điều này hiển nhiên dẫn đến câu hỏi: hy vọng là gì? Đức Thánh Cha khẳng định: “Nhận biết Thiên Chúa - Thiên Chúa thật – nghĩa là nhận lấy niềm hy vọng”.
Đức Thánh Cha khẳng định mạnh mẽ rằng “Kitô Giáo không mang đến một thông điệp cách mạnh xã hội như Spartacus với một số mệnh đáng buồn, với cuộc đấu tranh dẫn đến máu đổ nhiều hơn. Chúa Giêsu không phải là Spartacus, ngài không dấn thân đấu tranh giải phóng chính trị”. (Spartacus sống từ 120 đến 70 trước Chúa Giáng Sinh là một người nô lệ đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại quân La Mã).
“Chúa Giêsu.. mang đến một điều hoàn toàn khác hẳn: một cuộc gặp gỡ với Chúa của các chúa, một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống và qua đó một cuộc gặp gỡ với một niềm hy vọng mạnh hơn là những đau khổ của kiếp nô lệ, một niềm hy vọng qua đó chuyển hóa cuộc sống và thế giới từ bên trong”.
Đức Thánh Cha đã soạn thảo thông điệp này trong kỳ nghỉ hè vừa qua khi ngài đi nghỉ tại miền Bắc Italia và trong thời gian ngài lưu ngụ tại điện Castel Gandolfo. Các viên chức tại Tòa Thánh cũng tiết lộ rằng trong thời gian đó, Đức Thánh Cha cũng đã bắt đầu chuẩn bị cho thông điệp thứ ba của ngài về các vấn đề xã hội trong thế giới ngày nay.
Đức Thánh Cha đã đề cập đến chủ đề Hy Vọng và tầm quan trọng của nhân đức “tin” khi ngài nói chuyện với các Đức Giám Mục Mễ Tây Cơ về Rôma để viếng mộ các Thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh vào năm 2005. Ngài nói: “Khi phải đối diện với một chuỗi những đổi thay nhanh chóng và phức hợp ngày nay, nhân đức tin đang gặp phải những thử thách cam go trong cộng đồng các tín hữu”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Chính vì thế, chúng ta phải là những tông đồ chất chứa trong lòng đầy hy vọng và hân hoan tín thác vào lời Chúa hứa”. Theo Đức Thánh Cha, từ quan điểm Mục Vụ, hy vọng có nghĩa là nhắc nhớ các tín hữu Kitô rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Ngài, Ngài không chết nhưng sống động và đang tác động trong thế giới hôm nay.
“Trong xã hội đương đại với những dấu chỉ cụ thể càng ngày càng tỏ tường của chủ nghĩa thế tục, chúng ta không được đầu hàng, rơi vào thất vọng, hay thiếu nhiệt tình với các dự án mục vụ”.
Trong thư thứ Nhất, thánh Phêrô viết: “Anh em hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng” (1 Pr 3:15-16). Thông điệp “Spe Salvi” trình bày cho chúng ta niềm hy vọng Kitô Giáo trong mối liên hệ chặt chẽ với cuộc sống hôm nay. Đây thật là một tài liệu quý giá giúp chúng ta trình bày cho những người chung quanh về niềm hy vọng của mình.
Đặng Tự Do