Dan Lee
12-03-2007, 11:51 PM
Đức Thánh Cha ký và công bố Thông Điệp Spe Salvi
VATICAN. Sáng 30-11-2007, ĐTC Biển Đức 16 đã ký và công bố thông điệp thứ hai của ngài với tựa đề ”Spe Salvi” (Chúng ta đã được cứu độ trong hy vọng).
Sau khi ĐTC ký thông điệp lúc 11 giờ tại Thư Viện dinh Tông Tòa, trước sự hiện diện của Đức TGM Fernando Filoni, Phụ tá Quốc vụ khanh, và một số chức sắc Tòa Thánh, Thông điệp Spe Salvi đã được hai vị Hồng y lão thành giới thiệu trong cuộc họp báo lúc 11 giờ rưỡi tại Phòng báo chí Tòa Thánh, đó là ĐHY Georges Cottier, dòng Đaminh, nguyên Thần học gia tại Phủ Giáo Hoàng và ĐHY Albert Vanhoye, dòng Tên, cựu giáo sư chú giải tân ước tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Kinh.
Ngoài ấn bản tiếng Pháp, dài 83 trang, Thông điệp mới của ĐTC còn được ấn hành bằng 7 thứ tiếng khác là la tinh, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Bồ đào nha, và Ba Lan.
Nội dung tổng quát
Thông điệp Spe Salvi được chia làm 50 đoạn, trong đó, sau phần dẫn nhập, ĐTC lần lượt đề cập tới tương quan giữa đức tin là hy vọng (2-3), ý niệm hy vọng dựa trên đức tin trong Tân Ước và Giáo Hội sơ khai (4-9). Ngài cũng giải thích thế nào là đời sống vĩnh cửu (10-12), trước khi bác bỏ quan niệm cho rằng niềm hy vọng Kitô có tính chất cá nhân chủ nghĩa (13-15). ĐTC cũng bàn về sự biến đổi niềm tin - hy vọng Kitô trong thời cận đại (16-23), thời kỳ có chủ thuyết Soi Sáng và chủ trương đặt niềm tin nơi những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trước khi xác định chân dung đích thực của niềm hy vọng Kitô (24-31).
Trong phần thứ hai của Thông Điệp, ĐTC trình bày về những ”môi trường” hoặc phương thế để học hỏi và thi hành hy vọng: trước tiên là kinh nguyện (32-34), tiếp đến là hành động và chịu đau khổ (35-40), và sau cùng là sự phán xét chung của Chúa (41-48).
Trong phần này ĐTC đặc biệt nhắc đến hai người Việt Nam như chứng nhân hy vọng, đó là ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận và Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, tử đạo năm 1857: Kinh nghiệm của ĐHY Thuận về sự cầu nguyện trong tù và tình trạng cô độc, kinh nghiệm vui tươi của Thánh Tịnh giữa những cực hình của cuộc bách hại.
Trong phần kết luận, ĐTC dâng lời khẩn nguyện lên Đức Maria, là Ngôi Sao Hy vọng của nhân loại (49-50).
Nhận xét của hai Hồng Y
ĐHY Vanhoye nhận định rằng: Thông điệp mới của ĐTC thật có tính chất soi sáng, khích lệ và kích thích. Trong Văn kiện này chúng ta thấy ĐTC thực là một nhà thần học sâu xa và đồng thời cũng là một mục tử quan tâm đến các nhu cầu của đoàn chiên. Trong Thông điệp, ĐTC nhấn mạnh đến sự cần thiết của một niềm hy vọng thực sự hữu hiệu. Thực vậy, đức tin Kitô trước hết không phải chỉ là chấp nhận một số chân lý trừu tượng, nhưng hệ tại sự gắn bó bản thân với Chúa Kitô, để được Chúa cứu độ và đưa vào sự hiệp thông của Thiên Chúa. Niềm hy vọng chân thực được ban cho chúng ta trong cuộc gặp gỡ bản thân với Thiên Chúa hằng sống và chân thật nhờ Chúa Kitô”.
Về phần ĐHY Cottier, ngài trình bày Thông Điệp Spe Salvi dưới khía cạnh triết học và nhận định rằng trong Văn kiện này, ĐTC lấy lại một đề tài mạnh mẽ của triều đại Giáo Hoàng này, đó là tương quan giữa đức tin và lý trí, nhất là đứng trước những thách đố mà sự tiến bộ ngày nay đề ra cho tín hữu Kitô. Tóm lại Thông điệp mới của ĐTC thực là một văn kiện quí giá giúp chúng ta sống trong niềm hy vọng trọn vẹn”.
Vài ý tưởng
Với sự nhạy cảm khác nhau, giới báo chí quốc nêu bật một số ý tưởng trong Thông Điệp mới của ĐTC. Ví dụ như:
- Cần tái nói về hy vọng trong một thế giới trở nên trống rỗng từ sau khi các ý thức hệ chấm dứt và trong đó, cuộc khủng hoảng đức tin cũng được mô tả như cuộc khủng hoảng hy vọng. Vì thế, hy vọng là điều mà ĐGH coi như ngược với các tội ác của chế độ vô thần, với những tàn phá do các cuộc cách mạng cộng sản để lại, với những rủi ro của một thứ khoa học đánh mất chiều kích luân lý và có thể hủy hoại nhân loại cho đến bờ vực thẳm của sự ác. Niềm hy vọng mà ĐTC nói tới cũng trái ngược với một thế giới trong đó con người sống không có viễn tượng tương lai và không còn khao khát sự sống đời đời nữa.
- Chủ thuyết vô thần trong thời cận đại đã tạo nên ”những sự tàn ác và vi phạm công lý trầm trọng nhất”; đặc biệt chủ thuyết duy vật đã để lại một sự tàn phá thê lương. ĐTC lên án tất cả những ý thức hệ ấy, chúng chủ trương mang lại công lý nơi con người mà không có Thiên Chúa. ”Một thế giới tự mình kiến tạo công lý là một thế giới không có hy vọng”.
- ĐTC tái cổ võ hy vọng chống lại sự trống rỗng ý nghĩa trong thế giới hiện nay và cường lực của ý thức hệ và chính trị. Chính niềm ny vọng, ”tự do mới mẻ” giúp bao nhiêu tín hữu chống lại ”cường lực của ý thức hệ và các tổ chức chính trị của chúng”. Và chính hy vọng chống lại các ý thức và các quyền lực, hoặc trong sự tử đạo, hoặc trong những từ bỏ lớn lao như thánh Phanxicô đã làm.
- Khoa học mà không có luân lý đạo đức có thể làm cho nhân loại bị hư mất. Như Theodor Adorno đã nhận xét, với sự tiến bộ, người ta đi từ ”cái ná đến siêu bom”, mở đường cho những vực thẳm sự ác. Tiến bộ mà không có luân lý đạo đức là một đe dọa cho con người và cho thế giới.
- Nhiều ký giả nhấn mạnh sự kiện ĐTC Biển Đức 16 tái khẳng định sự hiện hữu của thiên đàng, luyện ngục và hỏa ngục, đồng thời gắn liền niềm hy vọng Kitô với công lý của Thiên Chúa. ”Có thể có những người đã hoàn toàn hủy hoại nơi mình ước muốn sự thật và sự sẵn sàng yêu thương. Những người mà trong đó tất cả đều trở thành gian dối; những người sống vì oán thù và họ đã chà đạp tình yêu nơi chính mình”...”Thiên đàng hiện hữu và không trống rỗng: thực vậy, có thể có những người rất tinh tuyền, họ để cho mình hoàn toàn thấm nhiễm Thiên Chúa và vì thế họ hoàn toàn cởi mở đối với tha nhân - những người mà ngay từ bây giờ sự hiệp thông với Thiên CHúa hoàn toàn hướng dẫn toàn thể cuộc sống của họ và đưa tới sự viên mãn những gì đã bắt đầu hiện nay.. Đối với những người khác, có lẽ họ chiếm đa số - thì cần có luyện ngục”.
Cả đau khổ cũng là nơi mà chúng ta học hy vọng. ”Dĩ nhiên phải làm tất cả những gì có thể để thoa dịu đau khổ. Nhưng sự trốn chạy đau khổ không chữa lành con người, trái lại chính khả năng chấp nhận sầu khổ và trưởng thành trong đau khổ, tìm thấy trong đau khổ ý nghĩa nhờ sự kết hiệp với Chúa Kitô, mới chữa lành con người”.
Cũng nên nói thêm rằng Giám đốc phân khoa thần học Tin Lành Valdese ở Roma, Mục Sư Daniele Garrone, nhận xét rằng Thông điệp mới của ĐGH chắc chắn là một văn bản hay để suy tư về đại kết. Mục sư cho biết mình có ấn tượng mạnh ”không những vì thông điệp nhắc đến sự giải thích của Luther và Tin Lành, nhưng nhất là dành chỗ cho những tham chiếu chú giải Kinh Thánh trong sự phát triển thần học về hy vọng và sự trở lại của Chúa Kitô”.
Những người vô thần, như Ông Raffaele Carcano, Tổng thư ký Liên hiệp những người vô thần và bất khả ngộ tri duy lý, ở Italia, làm đại diện, ông phản ứng rằng: ”ĐGH hãy yên tâm: người vô thần không cảm thấy không có hy vọng. Trái lại, họ sống rất thoải mái trong chân trời cuộc sống trần thế của họ hiện nay, không cần phải ru ngủ mình trong niềm hy vọng một đời sau thanh thản.. Sự hiện hữu của một tỷ người không tín ngưỡng trên thế giới phải đủ để cho ĐGH hiểu rằng con người có thể sống rất thoải mái mà không cần Thiên Chúa, nhưng với lý trí” (SD 30-11-2007)
LM Trần Đức Anh, OP
VATICAN. Sáng 30-11-2007, ĐTC Biển Đức 16 đã ký và công bố thông điệp thứ hai của ngài với tựa đề ”Spe Salvi” (Chúng ta đã được cứu độ trong hy vọng).
Sau khi ĐTC ký thông điệp lúc 11 giờ tại Thư Viện dinh Tông Tòa, trước sự hiện diện của Đức TGM Fernando Filoni, Phụ tá Quốc vụ khanh, và một số chức sắc Tòa Thánh, Thông điệp Spe Salvi đã được hai vị Hồng y lão thành giới thiệu trong cuộc họp báo lúc 11 giờ rưỡi tại Phòng báo chí Tòa Thánh, đó là ĐHY Georges Cottier, dòng Đaminh, nguyên Thần học gia tại Phủ Giáo Hoàng và ĐHY Albert Vanhoye, dòng Tên, cựu giáo sư chú giải tân ước tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Kinh.
Ngoài ấn bản tiếng Pháp, dài 83 trang, Thông điệp mới của ĐTC còn được ấn hành bằng 7 thứ tiếng khác là la tinh, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Bồ đào nha, và Ba Lan.
Nội dung tổng quát
Thông điệp Spe Salvi được chia làm 50 đoạn, trong đó, sau phần dẫn nhập, ĐTC lần lượt đề cập tới tương quan giữa đức tin là hy vọng (2-3), ý niệm hy vọng dựa trên đức tin trong Tân Ước và Giáo Hội sơ khai (4-9). Ngài cũng giải thích thế nào là đời sống vĩnh cửu (10-12), trước khi bác bỏ quan niệm cho rằng niềm hy vọng Kitô có tính chất cá nhân chủ nghĩa (13-15). ĐTC cũng bàn về sự biến đổi niềm tin - hy vọng Kitô trong thời cận đại (16-23), thời kỳ có chủ thuyết Soi Sáng và chủ trương đặt niềm tin nơi những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trước khi xác định chân dung đích thực của niềm hy vọng Kitô (24-31).
Trong phần thứ hai của Thông Điệp, ĐTC trình bày về những ”môi trường” hoặc phương thế để học hỏi và thi hành hy vọng: trước tiên là kinh nguyện (32-34), tiếp đến là hành động và chịu đau khổ (35-40), và sau cùng là sự phán xét chung của Chúa (41-48).
Trong phần này ĐTC đặc biệt nhắc đến hai người Việt Nam như chứng nhân hy vọng, đó là ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận và Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, tử đạo năm 1857: Kinh nghiệm của ĐHY Thuận về sự cầu nguyện trong tù và tình trạng cô độc, kinh nghiệm vui tươi của Thánh Tịnh giữa những cực hình của cuộc bách hại.
Trong phần kết luận, ĐTC dâng lời khẩn nguyện lên Đức Maria, là Ngôi Sao Hy vọng của nhân loại (49-50).
Nhận xét của hai Hồng Y
ĐHY Vanhoye nhận định rằng: Thông điệp mới của ĐTC thật có tính chất soi sáng, khích lệ và kích thích. Trong Văn kiện này chúng ta thấy ĐTC thực là một nhà thần học sâu xa và đồng thời cũng là một mục tử quan tâm đến các nhu cầu của đoàn chiên. Trong Thông điệp, ĐTC nhấn mạnh đến sự cần thiết của một niềm hy vọng thực sự hữu hiệu. Thực vậy, đức tin Kitô trước hết không phải chỉ là chấp nhận một số chân lý trừu tượng, nhưng hệ tại sự gắn bó bản thân với Chúa Kitô, để được Chúa cứu độ và đưa vào sự hiệp thông của Thiên Chúa. Niềm hy vọng chân thực được ban cho chúng ta trong cuộc gặp gỡ bản thân với Thiên Chúa hằng sống và chân thật nhờ Chúa Kitô”.
Về phần ĐHY Cottier, ngài trình bày Thông Điệp Spe Salvi dưới khía cạnh triết học và nhận định rằng trong Văn kiện này, ĐTC lấy lại một đề tài mạnh mẽ của triều đại Giáo Hoàng này, đó là tương quan giữa đức tin và lý trí, nhất là đứng trước những thách đố mà sự tiến bộ ngày nay đề ra cho tín hữu Kitô. Tóm lại Thông điệp mới của ĐTC thực là một văn kiện quí giá giúp chúng ta sống trong niềm hy vọng trọn vẹn”.
Vài ý tưởng
Với sự nhạy cảm khác nhau, giới báo chí quốc nêu bật một số ý tưởng trong Thông Điệp mới của ĐTC. Ví dụ như:
- Cần tái nói về hy vọng trong một thế giới trở nên trống rỗng từ sau khi các ý thức hệ chấm dứt và trong đó, cuộc khủng hoảng đức tin cũng được mô tả như cuộc khủng hoảng hy vọng. Vì thế, hy vọng là điều mà ĐGH coi như ngược với các tội ác của chế độ vô thần, với những tàn phá do các cuộc cách mạng cộng sản để lại, với những rủi ro của một thứ khoa học đánh mất chiều kích luân lý và có thể hủy hoại nhân loại cho đến bờ vực thẳm của sự ác. Niềm hy vọng mà ĐTC nói tới cũng trái ngược với một thế giới trong đó con người sống không có viễn tượng tương lai và không còn khao khát sự sống đời đời nữa.
- Chủ thuyết vô thần trong thời cận đại đã tạo nên ”những sự tàn ác và vi phạm công lý trầm trọng nhất”; đặc biệt chủ thuyết duy vật đã để lại một sự tàn phá thê lương. ĐTC lên án tất cả những ý thức hệ ấy, chúng chủ trương mang lại công lý nơi con người mà không có Thiên Chúa. ”Một thế giới tự mình kiến tạo công lý là một thế giới không có hy vọng”.
- ĐTC tái cổ võ hy vọng chống lại sự trống rỗng ý nghĩa trong thế giới hiện nay và cường lực của ý thức hệ và chính trị. Chính niềm ny vọng, ”tự do mới mẻ” giúp bao nhiêu tín hữu chống lại ”cường lực của ý thức hệ và các tổ chức chính trị của chúng”. Và chính hy vọng chống lại các ý thức và các quyền lực, hoặc trong sự tử đạo, hoặc trong những từ bỏ lớn lao như thánh Phanxicô đã làm.
- Khoa học mà không có luân lý đạo đức có thể làm cho nhân loại bị hư mất. Như Theodor Adorno đã nhận xét, với sự tiến bộ, người ta đi từ ”cái ná đến siêu bom”, mở đường cho những vực thẳm sự ác. Tiến bộ mà không có luân lý đạo đức là một đe dọa cho con người và cho thế giới.
- Nhiều ký giả nhấn mạnh sự kiện ĐTC Biển Đức 16 tái khẳng định sự hiện hữu của thiên đàng, luyện ngục và hỏa ngục, đồng thời gắn liền niềm hy vọng Kitô với công lý của Thiên Chúa. ”Có thể có những người đã hoàn toàn hủy hoại nơi mình ước muốn sự thật và sự sẵn sàng yêu thương. Những người mà trong đó tất cả đều trở thành gian dối; những người sống vì oán thù và họ đã chà đạp tình yêu nơi chính mình”...”Thiên đàng hiện hữu và không trống rỗng: thực vậy, có thể có những người rất tinh tuyền, họ để cho mình hoàn toàn thấm nhiễm Thiên Chúa và vì thế họ hoàn toàn cởi mở đối với tha nhân - những người mà ngay từ bây giờ sự hiệp thông với Thiên CHúa hoàn toàn hướng dẫn toàn thể cuộc sống của họ và đưa tới sự viên mãn những gì đã bắt đầu hiện nay.. Đối với những người khác, có lẽ họ chiếm đa số - thì cần có luyện ngục”.
Cả đau khổ cũng là nơi mà chúng ta học hy vọng. ”Dĩ nhiên phải làm tất cả những gì có thể để thoa dịu đau khổ. Nhưng sự trốn chạy đau khổ không chữa lành con người, trái lại chính khả năng chấp nhận sầu khổ và trưởng thành trong đau khổ, tìm thấy trong đau khổ ý nghĩa nhờ sự kết hiệp với Chúa Kitô, mới chữa lành con người”.
Cũng nên nói thêm rằng Giám đốc phân khoa thần học Tin Lành Valdese ở Roma, Mục Sư Daniele Garrone, nhận xét rằng Thông điệp mới của ĐGH chắc chắn là một văn bản hay để suy tư về đại kết. Mục sư cho biết mình có ấn tượng mạnh ”không những vì thông điệp nhắc đến sự giải thích của Luther và Tin Lành, nhưng nhất là dành chỗ cho những tham chiếu chú giải Kinh Thánh trong sự phát triển thần học về hy vọng và sự trở lại của Chúa Kitô”.
Những người vô thần, như Ông Raffaele Carcano, Tổng thư ký Liên hiệp những người vô thần và bất khả ngộ tri duy lý, ở Italia, làm đại diện, ông phản ứng rằng: ”ĐGH hãy yên tâm: người vô thần không cảm thấy không có hy vọng. Trái lại, họ sống rất thoải mái trong chân trời cuộc sống trần thế của họ hiện nay, không cần phải ru ngủ mình trong niềm hy vọng một đời sau thanh thản.. Sự hiện hữu của một tỷ người không tín ngưỡng trên thế giới phải đủ để cho ĐGH hiểu rằng con người có thể sống rất thoải mái mà không cần Thiên Chúa, nhưng với lý trí” (SD 30-11-2007)
LM Trần Đức Anh, OP