PDA

View Full Version : Đôi lời tâm sự về cuộc đời linh mục của tôi, sau 5 năm...



Dan Lee
12-04-2007, 12:25 AM
ĐÔI LỜI TÂM SỰ VỀ CUỘC ĐỜI LINH MỤC CỦA TÔI SAU 5 NĂM

Do tối qua ngũ trễ, sáng nay ngày 30.11.2007 tôi uể oải còn chưa muốn ra khỏi gường. Mắt nhắm mắt mở tôi nhìn đồng hồ trên chiếc điện thoại di động, thấy có nhắn tin sms, ‘Chúc mừng năm năm ngày chịu chức linh mục nhé’, What? Cái gì? Năm năm đời linh mục rồi hả! Chính tôi cũng không tin chính mình.

Năm năm rồi thật sao! Thực sự tôi cũng không bao giờ để ý đến ngày mình chịu chức linh mục, mỗi lần ngày đó đến là ai đó nhắc nhở mình thôi. Điều này làm tôi chợt nghĩ những người giáo dân đóng vai trò thật quan trọng trong đời sống của người linh mục. Lắm khi họ là người đánh thức mình, nhắc nhở mình sống cái vai trò mà nhiều khi mình vô tình không để ý, sao nhãng.

Với sự đánh thức đó, tôi cảm thấy mình cũng muốn có một suy tư gì đó sau năm năm ngày ‘Con lum khum bước lên bàn thờ Chúa… vì Chúa là hoan lạc tuổi thanh xuân con'. Đề tài “Linh mục, người là ai?” xem ra cũng đã quá nhiều người viết, tôi viết thêm e nhàm, cũ rích, chán! Viết thêm thì thừa, chắc cũng chẳng có gì mới mẻ. Thôi thì mình viết cái cảm nghiệm riêng tư của bản thân mình vậy, có sao nói vậy người ơi.

- "Ới chúng mày ơi ra đây mà xem, có một người đàn ông mặc áo đàn bà! Trông buồn cười lắm".

Đám con nít xúm lại xem người đàn ông mặc áo đàn bà một cách vừa hiếu kỳ vừa thích thú. Một cảnh tượng chúng chưa bao giờ thấy bao giờ. Một người đàn ông mặc áo chùng thâm đen té chỏng vó lên trời!

Đó là kinh nghiệm của một người linh mục bạn kể cho tôi nghe khi đi vội vã chạy xe honda đi xức dầu cho một giáo dân. Chẳng may vì chạy vội vã, vấp phải một cái ổ gà, té chỏng gọng. Vì tai nạn xảy ra ở vùng đa số dân bên lương, không phải công giáo, người ta không quen nhìn thấy linh mục mặc áo chùng thâm, nên đám con nít tưởng có người đàn ông mặc áo đàn bà là vậy. Với đám con nít người ngoài đạo, linh mục là “người đàn ông mặc áo đàn bà”, thêm một định nghĩa trong muôn vàn định nghĩa vậy.

Có một dạo tôi được hân hạnh làm bác tài lái xe cho một tân linh mục đi dâng Lễ mở tay ở một nhà xứ. Trên xe ngoài vị tân linh mục ra, còn có người bác và anh của vị tân linh mục. Xe vừa đến cổng nhà thờ, một vị chức sắc vội vã chạy ra đón tận của xe. Có lẽ họ đã quen nhau trước đó rồi, vị chức sắc bắt tay người bác của vị tân linh mục.

- Chào quan bác ạ

Chìa tay về phía người anh

- Chào quan anh ạ.

Nhận ra tôi không phải là người quen, vị chức sắc hơi bối rối một chút không biết phải xương hô làm sao

- Đây là…? Vị chức sắc hỏi.

Tôi cũng không biết xưng mình làm sao, chợt nghĩ mình là bác tài lái xe, tôi vội đáp:

- Quan tài ạ!

Nói xong tôi cũng chợt thấy mình thật ngớ ngẩn. Dzô duyên! Đúng là tào lao!

Viết bài này tôi không nhằm “giảng bài” cho ai cả, lại càng không phải để suy tư cuộc đời linh mục về mặt triết học hay thần học gì ráo. Chỉ là ngồi không, suy nghĩ về cuộc đời linh mục của bản thân trong năm năm qua, giữa những niềm vui và những an ủi, thì nhiều khi cũng thấy có chút gì đó lao đao lận đận, nên hôm nay tôi tào lao một chút cho vui vậy mà. Nói như thi sĩ Bùi Giáng ‘vui chút thôi mà’.

Người mình hay nói một người làm quan cả họ được nhờ. Làm quan đâu tôi không thấy, toàn là thấy mình làm thợ đụng, đụng gì là đó ở cái xứ dân Úc thòi lòi. Nhớ một dạo còn hơn một tiếng có thánh lễ an táng trong xứ tôi trông coi. Sáng sớm tôi đã lo chạy tới chạy lui đóng vai ông từ, mở cửa, lau dọn, chuẩn bị mọi sự. Một anh nhân viên nhà quàn sốt sắng đến sớm, tưởng tôi là ‘tiểu nhị’ ở cái xứ đèo heo hút gió nên sai tôi hết việc này đến việc khác. Sắp đến giờ Lễ, tôi áo xống chỉnh tề chuẩn bị bước ra, người nhân viên tỏ ý hơi quê quê; “Xin lỗi con không biết cha là cha.” “Ậy, anh không phải là người đầu tiên.” Tôi trả lời. Hì hì, cả hai nhình nhau cười xí xoá. Bài ca nhập lễ xướng lên, tôi vừa bước ra, “Cha ơi, nhà vệ sinh hết giấy rồi.” Một bà hoảng hốt chạy đến báo cáo. Tôi có cảm giác linh mục nhiều khi cũng như thợ đụng là vậy. Làm quan kiểu này chắc hổng ham. Kinh nghiệm như vậy đối với anh em linh mục đã làm xứ Tây chắc cũng không có gì mới mẻ

Lúc nghe tin tôi đi tu, mấy đứa bạn người Tây nhìn tôi như nhìn người từ hành tinh khác đến:

- Man, don’t you have better thing to do? Bộ mày hết chuyện làm rồi hả?

‘Làm linh mục’ ngày nay xem ra có vẽ lỗi thời, không còn hấp dẫn lắm, ngay cả ở Viet Nam nghe nói con số xin đi tu ở thành phố sút giảm nhiều lắm. Các bạn trẻ ngày nay có ăn có học hơn, cơ hội tiến thân ‘làm quan đời’ cũng nhiều hơn. Tu làm linh mục lỗi thời lắm, xưa rồi diễm ơi! Nhớ một dịp sau lễ vọng Giáng sinh, tôi đang ngồi rầu rĩ ‘một mình ta với ta’ ở nhà xứ. Điện thoại di động réo, một người giáo dân tình cờ gọi đến chúc Lễ, luôn tiện mời tôi ghé ăn cơm gia đình. Trong bữa ăn, người mẹ nhìn đứa con trai đang học tiểu học:

- Con lớn lên, phải đi tu làm linh mục như cha Quang đó.

Tôi thật sự thấy quê quê, mắc cỡ. Tôi hiểu ý người mẹ là khuyến khích đứa con trai đi tu, chứ không phải lớn lên làm ông cha Quang thứ hai. Đưa bé trố mắt xem ra không hiểu:

- Làm linh mục là cái gì hả mẹ?

Một câu hỏi cũng đầy tính thần học. Mẹ nó thì dĩ nhiên không hiểu nổi rồi. Tôi thì lúng túng trả lời sao đây. May mắn cô chị 20 tuổi mau mắn trả lời:

- Thì làm linh mục có nghĩa là ‘no money’ đó!.

Thằng bé nhún vai xem ra còn chưa hiểu chuyện. Đứa chị làm tài lanh:

- Ậy, thì làm linh mục có nghĩa là “no wife”, không lấy vợ đó!.

Thằng bé chợt ngộ ra, trợn mắt làm như mới khám phá ra một cái gì đó khủng khiếp lắm, nó la lớn:

- “No wife, no way!”

Nhiều khi đối với những câu hỏi phức tạp nhất, trẻ em có thể trả lời một cách thực tế và dễ hiểu hơn người lớn chúng ta. Khỏi phải triết lý triết học chi mệt xác. Thế giới người lớn phức tạp quá.

Sống đời linh mục ở giữa người Việt mình nhiều khi cũng sợ lắm. Người ta đưa lên thì thật cao, nhưng khi hạ cho té xuống thì cũng thật đau. Người mình hay thần thánh hoá các linh mục. Điều làm tôi khiếp sợ nhất là người mình hay phong thánh cho các linh mục lắm. Ngày phong chức chứ có phải phong thánh đâu. Ấy vậy mà người mình cứ cho linh mục là “thánh” trong ngày chịu chức. Chúa xuống thế làm người, dạy ta sống làm người. Làm người như những người con của Chúa. Vinh quang của Thiên Chúa là khi ta sống cuộc sống con người một cách sung mãn, fully human, thánh Irenaeus đã từng nói như rứa từ hồi xửa hồi xưa rồi mà. Sống cuộc đời làm NGƯỜI thôi cũng mệt bở hơi tai rồi, làm ‘thánh’ theo kiểu người mình đòi hỏi ở các linh mục nữa thì để kiếp sau thôi, khi mình không còn làm người nữa.

Linh mục thì cũng là con người bằng xương bằng thịt thôi. Cũng hỉ hộ ái ố như ai. Cũng may là còn biết mình có hỉ nộ ái ố, nên mới biết mình làm người giữa muôn người. Linh mục trước hết là con người, đói biết ăn, khát biết uống, đau buồn biết khóc, mừng vui biết cười, giận dữ biết la mắng, lỗi lầm cũng không ít, thánh thiện cũng có những vị thật đáng cho mình noi theo học hỏi. Tôi ước gì người ta thấy mình là con người trước khi là một linh mục. Thiên Chúa đã chẳng xuống thế làm người đó sao. Đức Giêsu cũng biết khóc lóc đau buồn trước cái chết của người thân quen, Ngài đã sợ hãi khi đối diện cái chết, ngài cũng đã có giây phút yếu lòng muốn thoái thoát chạy trốn đó mà. Một Thiên Chúa người ơi là người, đầy tính người. Vậy thì tại sao ta không thể làm người như vậy nhỉ?

Nhiêu khi trong lúc trà dư tửu hậu với cái đám bạn trẻ, gần gũi với họ, họ không ngần ngại thố lộ ‘gần cha xa Chúa’. Câu nói nghe thật chua chát đáng buồn. Tuy có vẻ vơ đũa cả nắm nhưng không phải là không đáng cho tôi suy nghĩ. Không gì làm cho người ta vấp ngã, xa Chúa cho bằng chứng kiến một linh mục hư hỏng. Biết bao người bỏ nhà thờ, bỏ Chúa vì cha xứ thế này thế nọ. Lý do bỏ nhà thờ vì cha xứ nhiều khi có vẻ ấu trĩ, mình đi nhà thờ vì Chúa chứ vì cha xứ đâu. Linh mục xứ chỉ là tạm bợ, một ngày nào đó cha xứ cũng sẽ cuốn gói ra đi nhường chỗ cho cha xứ khác, chỉ có giáo dân và con cháu họ mới là người chủ thật sự của giáo xứ. Tôi vẫn thường an ủi những người đến than phiền về cha xứ như vậy.

Là linh mục nhiều khi mình cũng thấy như làm dâu trăm họ vậy. Ngắn chê thấp, cao chê dài. Giảng dài thì chê là lẩm cẩm, già rồi lè nhè chi cho lắm, giảng ngắn thì bi chê là không chuẩn bị, ông cha làm biếng! Nhiệt tình quá thì bị chê là loè loẹt làm le, làm vừa vừa thì bị chê là không năng nổ, thiếu hoạt bát. Đàng hoàng khuôn phép thì bị chê là ‘chảnh’ là tự cao, khó gần gũi. Ăn mặc xề xoà thì bị cho là cao bồi lôi thôi. Thôi thì muốn chê kiểu nào cũng có cách. Nhiều khi gặp người quen, họ thường nói với tôi “Sao cha hổng giống cha tí nào?” Một lời khen? Một lời chê? Cha bình dân quá, chịu chơi, còn các cha khác sao mà hách dịch khó thân? Cũng có thể cha ăn mặc lôi thôi cao bồi không chỉnh tề sạch sẽ gọn gàng như các cha khác…Khen hay chê? Trời biết!

Người giáo dân đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống người linh mục. Họ không những đánh thức mình qua lời khen, lời chê, lời động viên, sự kính trọng... những thứ đó nhiều khi giúp mình ý thức về vai trò của mình hơn, sống xứng đáng hơn. Ngoài những thứ đó ra, điều quan trọng nhất là họ cầu nguyện cho mình. Tôi dám tin chắc 100%, ngày hôm nay nếu không nhờ lời cầu nguyện và sự hy sinh của biết bao nhiêu là người thân quen, có lẽ tôi không còn tồn tại trong cuộc sống linh mục này. Nhưng thực tế cũng có nhiều đáng buồn. Những anh em linh mục cũng như bao nhiêu tu sĩ khác vì một số ly do cá nhân nào đó mà phải ‘bỏ tu’, thì búa rìu dư luận cũng không tha thứ, họ sẽ bị búa rìu dư luận đóng đinh, ‘ăn cơm nhà Chúa, thờ ma quỉ’. Thật là đau xót! Nhiều khi tôi cũng tự hỏi, trong con số những người chỉ trích gay gắt các cựu tu sĩ như thế, có bao nhiêu người trong họ thật sự cầu nguyện thường xuyên cho các tu sĩ, tôi nghĩ số người giơ tay chắc không nhiều. Hình như tôi nghe tiếng la ó đâu đó, “Đóng đinh nó vào thập giá.”

Thú thật sau năm năm làm linh mục tôi chẳng thấy mình ‘thánh’ hơn chút nào. Mỗi lần dâng thánh Lễ, tôi thường có mặc cảm tội lỗi bất xứng hơn thì có. Mình bất xứng quá, tội lỗi quá. Tôi nhớ câu truyện thánh Ignatius Loyala đấng sáng lập dòng Tên, khi suy gẫm về thân phận tội lỗi bản thân, ngài thấy khủng kiếp quá, ghê sợ quá, ngài có ý định tự tử vì quá kinh khiếp sự tội trước mặt Chúa. Điều làm ngài vượt qua được là nhờ ân sủng tình thương của Chúa đối với con người. “Khi nhận ra mình yếu đuối là khi ta trở nên mạnh mẽ” (2Cor 12:10), sức mạnh không phải từ chính bản thân mình mà là từ ân sủng của Thiên Chúa, người làm cho ta trở nên có sức mạnh. “Ân sủng của ta đủ cho con trở nên mạnh mẽ” (2 Cor 12:19).

Đó là cảm nghiệm của Phaolô khi suy gẫm về nghịch lý của sự yếu kém của con người trước sức mạnh ân sủng tình thương của Thiên Chúa. Qua đó mình không còn cậy dựa vào sức mạnh con người nhưng mà là tình thương Thiên Chúa. Cũng như một đứa con dù có hư hỏng xấu xa tồi tệ đến đâu, tình yêu của người cha người mẹ giành cho người con đó không những không suy giảm mà còn nhiểu hơn. Tôi cũng an ủi mình như thế. Ôi tội hồng phúc! Vì tội mà Thiên Chúa làm người như tôi. Bởi vì ý thức mình là con người tội, nên tôi mới càng cảm thấy mình cần dựa cậy vào Chúa hơn, bởi lẽ “Không có thầy các con chẳng làm được sự gì” (Jn 15:5). Nhờ tội mà tôi mới lấy Chúa làm tâm điểm đời mình. Nếu tôi mạnh mẽ quá, ‘thánh’ quá, biết đâu tôi lại trở thành cái rốn vũ trụ cậy vào sức mình, còn Thiên Chúa thì gác qua một bên.

Tôi hình dung linh mục như một cái cầu, bridge, nối kết con người với con người, con người với Thiên Chúa. Chức năng của cầu là nối kết, phải để cho người ta dẫm lên mà bước đi. Cầu mà không có ai dẫm bước trên đó thì là đồ bỏ. Cũng có những cây cầu yếu kém quá, người ta bước trên đó để rồi té nhào và thiệt mạng như vụ sập cầu Cần thơ gần đây mà cả thế giới biết đến chẳng hạn. Làm 50 người thiệt mạng, và bao nhiêu là thiệt hại vật chất nữa cũng chỉ vì cái cầu không ra gì. Tôi cũng tự hỏi mình là cây cầu loại nào đây? Cây cầu nối kết, đưa người đến với người, và đến với Thiên Chúa? Hay là cây cầu ọp ẹp mà tai hoạ nằm sẵn cho những ai sắp bước lên?

Tôi thích hình ảnh Thánh Thể. Mục đích của chiếc bánh là để người ta ăn, bánh mà ăn không được là đồ bỏ đi. Đức Kitô hoá thân trong tấm bánh là để người khác có thể ăn mà sống. Cũng như tấm bánh để người ta nhai nghiền nát, cuộc đời linh mục cũng vậy, mình phải bị nghiền nát để cho người khác ăn vậy. Nếu không thì đời linh mục cũng vất đi, vô dụng. Mỗi khi truyền phép, linh mục đọc ‘Này là mình ta”, không chỉ là mình của một Kitô xa xưa mà thôi, mà còn là ‘mình’ của chính con người linh mục. Thế nên, khi cho người khác rước lễ, linh mục không những trao thân thể con người Kitô trong tấm bánh, mà là còn trao chính mình. Đó là cảm giác mãnh liệt nhất trong tôi mỗi khi dâng lễ cũng như khi cho người khác rước lễ. Nhận biết thân mình bất xứng, tôi chỉ biết lấy lời thánh Phaolô an ủi, mình cũng như chiếc sành bằng đất dễ vỡ, nhưng trong chiếc sành mong manh dễ vở ấy, lại chứa đựng những thứ vàng bạc châu báu của ân sủng Chúa (2 Cor 4:7).

Hồi còn đi học ở Taiwan, tôi ghé thăm một vị Đại đức phật giáo và cũng là bạn học chung trường với tôi. Đến nhà thầy, tôi chứng kiến cảnh phật tử sấp mình xá thầy hết mực cung kính. Biết tôi không quen thấy cảnh này, thầy vội vã giải thích, “không phải là họ xá tôi đâu, họ xá cái phật tánh trong tôi đó.” Người công giáo cung kính các linh mục, cũng là vì cái ‘Kitô tính’ trong con người mỏng dòn của người linh mục vậy.

Học làm linh mục thì dễ lắm. Nhiều bạn trẻ ngày nay dư có khả năng để học ‘làm linh mục’. Nhưng sống cuộc sống của một con người linh mục trong thế giới ngày nay thì quả là một thách đố lớn lao mà không phải ai cũng vượt qua được. Tôi thích nhìn cuộc đời linh mục như một hành trình trở nên, a journey of becoming. Trở nên con người linh mục. Ngày truyền chức, cuộc hành trình trở nên linh mục bắt đầu. Linh mục không phải là một sản phẩm đã hoàn tất trong ngày chịu chức, mà là khởi đầu của một hành trình trở nên. Tôi không nghĩ là có một linh mục hoàn hảo a perfect priest, tôi chỉ tin vào một linh mục đang bước tới, a becoming priest.

Hành trình cuộc sống chúng ta không gì hơn là một hành trình cuộc sống làm người, nhưng phải là một con người hạnh phúc. Mưu cầu hạnh phúc là ước vọng to lớn nhất của kiếp người. Người ta tin hay không tin vào tôn giáo, giàu hay nghèo, phú quí hay cùng đinh, hạnh phúc vẫn là cứu cánh của con người. Cuộc sống tôi hôm nay, giữa muôn ngàn vui buồn, phiền não và yếu kém của bản thân, tôi tự hỏi mình có phải là một người linh mục hạnh phúc không? Tôi nghĩ là có, ít nhất là sau năm năm qua, so far.

Kỷ niệm 5 năm ngày chịu chức linh mục, 30/11/2002.

Phan Đình Quang svd, quangdphan@yahoo.com
LM Phan Đình Quang svd

ĐÔI LỜI TÂM SỰ VỀ CUỘC ĐỜI LINH MỤC CỦA TÔI SAU 5 NĂM

Do tối qua ngũ trễ, sáng nay ngày 30.11.2007 tôi uể oải còn chưa muốn ra khỏi gường. Mắt nhắm mắt mở tôi nhìn đồng hồ trên chiếc điện thoại di động, thấy có nhắn tin sms, ‘Chúc mừng năm năm ngày chịu chức linh mục nhé’, What? Cái gì? Năm năm đời linh mục rồi hả! Chính tôi cũng không tin chính mình.

Năm năm rồi thật sao! Thực sự tôi cũng không bao giờ để ý đến ngày mình chịu chức linh mục, mỗi lần ngày đó đến là ai đó nhắc nhở mình thôi. Điều này làm tôi chợt nghĩ những người giáo dân đóng vai trò thật quan trọng trong đời sống của người linh mục. Lắm khi họ là người đánh thức mình, nhắc nhở mình sống cái vai trò mà nhiều khi mình vô tình không để ý, sao nhãng.

Với sự đánh thức đó, tôi cảm thấy mình cũng muốn có một suy tư gì đó sau năm năm ngày ‘Con lum khum bước lên bàn thờ Chúa… vì Chúa là hoan lạc tuổi thanh xuân con'. Đề tài “Linh mục, người là ai?” xem ra cũng đã quá nhiều người viết, tôi viết thêm e nhàm, cũ rích, chán! Viết thêm thì thừa, chắc cũng chẳng có gì mới mẻ. Thôi thì mình viết cái cảm nghiệm riêng tư của bản thân mình vậy, có sao nói vậy người ơi.

- "Ới chúng mày ơi ra đây mà xem, có một người đàn ông mặc áo đàn bà! Trông buồn cười lắm".

Đám con nít xúm lại xem người đàn ông mặc áo đàn bà một cách vừa hiếu kỳ vừa thích thú. Một cảnh tượng chúng chưa bao giờ thấy bao giờ. Một người đàn ông mặc áo chùng thâm đen té chỏng vó lên trời!

Đó là kinh nghiệm của một người linh mục bạn kể cho tôi nghe khi đi vội vã chạy xe honda đi xức dầu cho một giáo dân. Chẳng may vì chạy vội vã, vấp phải một cái ổ gà, té chỏng gọng. Vì tai nạn xảy ra ở vùng đa số dân bên lương, không phải công giáo, người ta không quen nhìn thấy linh mục mặc áo chùng thâm, nên đám con nít tưởng có người đàn ông mặc áo đàn bà là vậy. Với đám con nít người ngoài đạo, linh mục là “người đàn ông mặc áo đàn bà”, thêm một định nghĩa trong muôn vàn định nghĩa vậy.

Có một dạo tôi được hân hạnh làm bác tài lái xe cho một tân linh mục đi dâng Lễ mở tay ở một nhà xứ. Trên xe ngoài vị tân linh mục ra, còn có người bác và anh của vị tân linh mục. Xe vừa đến cổng nhà thờ, một vị chức sắc vội vã chạy ra đón tận của xe. Có lẽ họ đã quen nhau trước đó rồi, vị chức sắc bắt tay người bác của vị tân linh mục.

- Chào quan bác ạ

Chìa tay về phía người anh

- Chào quan anh ạ.

Nhận ra tôi không phải là người quen, vị chức sắc hơi bối rối một chút không biết phải xương hô làm sao

- Đây là…? Vị chức sắc hỏi.

Tôi cũng không biết xưng mình làm sao, chợt nghĩ mình là bác tài lái xe, tôi vội đáp:

- Quan tài ạ!

Nói xong tôi cũng chợt thấy mình thật ngớ ngẩn. Dzô duyên! Đúng là tào lao!

Viết bài này tôi không nhằm “giảng bài” cho ai cả, lại càng không phải để suy tư cuộc đời linh mục về mặt triết học hay thần học gì ráo. Chỉ là ngồi không, suy nghĩ về cuộc đời linh mục của bản thân trong năm năm qua, giữa những niềm vui và những an ủi, thì nhiều khi cũng thấy có chút gì đó lao đao lận đận, nên hôm nay tôi tào lao một chút cho vui vậy mà. Nói như thi sĩ Bùi Giáng ‘vui chút thôi mà’.

Người mình hay nói một người làm quan cả họ được nhờ. Làm quan đâu tôi không thấy, toàn là thấy mình làm thợ đụng, đụng gì là đó ở cái xứ dân Úc thòi lòi. Nhớ một dạo còn hơn một tiếng có thánh lễ an táng trong xứ tôi trông coi. Sáng sớm tôi đã lo chạy tới chạy lui đóng vai ông từ, mở cửa, lau dọn, chuẩn bị mọi sự. Một anh nhân viên nhà quàn sốt sắng đến sớm, tưởng tôi là ‘tiểu nhị’ ở cái xứ đèo heo hút gió nên sai tôi hết việc này đến việc khác. Sắp đến giờ Lễ, tôi áo xống chỉnh tề chuẩn bị bước ra, người nhân viên tỏ ý hơi quê quê; “Xin lỗi con không biết cha là cha.” “Ậy, anh không phải là người đầu tiên.” Tôi trả lời. Hì hì, cả hai nhình nhau cười xí xoá. Bài ca nhập lễ xướng lên, tôi vừa bước ra, “Cha ơi, nhà vệ sinh hết giấy rồi.” Một bà hoảng hốt chạy đến báo cáo. Tôi có cảm giác linh mục nhiều khi cũng như thợ đụng là vậy. Làm quan kiểu này chắc hổng ham. Kinh nghiệm như vậy đối với anh em linh mục đã làm xứ Tây chắc cũng không có gì mới mẻ

Lúc nghe tin tôi đi tu, mấy đứa bạn người Tây nhìn tôi như nhìn người từ hành tinh khác đến:

- Man, don’t you have better thing to do? Bộ mày hết chuyện làm rồi hả?

‘Làm linh mục’ ngày nay xem ra có vẽ lỗi thời, không còn hấp dẫn lắm, ngay cả ở Viet Nam nghe nói con số xin đi tu ở thành phố sút giảm nhiều lắm. Các bạn trẻ ngày nay có ăn có học hơn, cơ hội tiến thân ‘làm quan đời’ cũng nhiều hơn. Tu làm linh mục lỗi thời lắm, xưa rồi diễm ơi! Nhớ một dịp sau lễ vọng Giáng sinh, tôi đang ngồi rầu rĩ ‘một mình ta với ta’ ở nhà xứ. Điện thoại di động réo, một người giáo dân tình cờ gọi đến chúc Lễ, luôn tiện mời tôi ghé ăn cơm gia đình. Trong bữa ăn, người mẹ nhìn đứa con trai đang học tiểu học:

- Con lớn lên, phải đi tu làm linh mục như cha Quang đó.

Tôi thật sự thấy quê quê, mắc cỡ. Tôi hiểu ý người mẹ là khuyến khích đứa con trai đi tu, chứ không phải lớn lên làm ông cha Quang thứ hai. Đưa bé trố mắt xem ra không hiểu:

- Làm linh mục là cái gì hả mẹ?

Một câu hỏi cũng đầy tính thần học. Mẹ nó thì dĩ nhiên không hiểu nổi rồi. Tôi thì lúng túng trả lời sao đây. May mắn cô chị 20 tuổi mau mắn trả lời:

- Thì làm linh mục có nghĩa là ‘no money’ đó!.

Thằng bé nhún vai xem ra còn chưa hiểu chuyện. Đứa chị làm tài lanh:

- Ậy, thì làm linh mục có nghĩa là “no wife”, không lấy vợ đó!.

Thằng bé chợt ngộ ra, trợn mắt làm như mới khám phá ra một cái gì đó khủng khiếp lắm, nó la lớn:

- “No wife, no way!”

Nhiều khi đối với những câu hỏi phức tạp nhất, trẻ em có thể trả lời một cách thực tế và dễ hiểu hơn người lớn chúng ta. Khỏi phải triết lý triết học chi mệt xác. Thế giới người lớn phức tạp quá.

Sống đời linh mục ở giữa người Việt mình nhiều khi cũng sợ lắm. Người ta đưa lên thì thật cao, nhưng khi hạ cho té xuống thì cũng thật đau. Người mình hay thần thánh hoá các linh mục. Điều làm tôi khiếp sợ nhất là người mình hay phong thánh cho các linh mục lắm. Ngày phong chức chứ có phải phong thánh đâu. Ấy vậy mà người mình cứ cho linh mục là “thánh” trong ngày chịu chức. Chúa xuống thế làm người, dạy ta sống làm người. Làm người như những người con của Chúa. Vinh quang của Thiên Chúa là khi ta sống cuộc sống con người một cách sung mãn, fully human, thánh Irenaeus đã từng nói như rứa từ hồi xửa hồi xưa rồi mà. Sống cuộc đời làm NGƯỜI thôi cũng mệt bở hơi tai rồi, làm ‘thánh’ theo kiểu người mình đòi hỏi ở các linh mục nữa thì để kiếp sau thôi, khi mình không còn làm người nữa.

Linh mục thì cũng là con người bằng xương bằng thịt thôi. Cũng hỉ hộ ái ố như ai. Cũng may là còn biết mình có hỉ nộ ái ố, nên mới biết mình làm người giữa muôn người. Linh mục trước hết là con người, đói biết ăn, khát biết uống, đau buồn biết khóc, mừng vui biết cười, giận dữ biết la mắng, lỗi lầm cũng không ít, thánh thiện cũng có những vị thật đáng cho mình noi theo học hỏi. Tôi ước gì người ta thấy mình là con người trước khi là một linh mục. Thiên Chúa đã chẳng xuống thế làm người đó sao. Đức Giêsu cũng biết khóc lóc đau buồn trước cái chết của người thân quen, Ngài đã sợ hãi khi đối diện cái chết, ngài cũng đã có giây phút yếu lòng muốn thoái thoát chạy trốn đó mà. Một Thiên Chúa người ơi là người, đầy tính người. Vậy thì tại sao ta không thể làm người như vậy nhỉ?

Nhiêu khi trong lúc trà dư tửu hậu với cái đám bạn trẻ, gần gũi với họ, họ không ngần ngại thố lộ ‘gần cha xa Chúa’. Câu nói nghe thật chua chát đáng buồn. Tuy có vẻ vơ đũa cả nắm nhưng không phải là không đáng cho tôi suy nghĩ. Không gì làm cho người ta vấp ngã, xa Chúa cho bằng chứng kiến một linh mục hư hỏng. Biết bao người bỏ nhà thờ, bỏ Chúa vì cha xứ thế này thế nọ. Lý do bỏ nhà thờ vì cha xứ nhiều khi có vẻ ấu trĩ, mình đi nhà thờ vì Chúa chứ vì cha xứ đâu. Linh mục xứ chỉ là tạm bợ, một ngày nào đó cha xứ cũng sẽ cuốn gói ra đi nhường chỗ cho cha xứ khác, chỉ có giáo dân và con cháu họ mới là người chủ thật sự của giáo xứ. Tôi vẫn thường an ủi những người đến than phiền về cha xứ như vậy.

Là linh mục nhiều khi mình cũng thấy như làm dâu trăm họ vậy. Ngắn chê thấp, cao chê dài. Giảng dài thì chê là lẩm cẩm, già rồi lè nhè chi cho lắm, giảng ngắn thì bi chê là không chuẩn bị, ông cha làm biếng! Nhiệt tình quá thì bị chê là loè loẹt làm le, làm vừa vừa thì bị chê là không năng nổ, thiếu hoạt bát. Đàng hoàng khuôn phép thì bị chê là ‘chảnh’ là tự cao, khó gần gũi. Ăn mặc xề xoà thì bị cho là cao bồi lôi thôi. Thôi thì muốn chê kiểu nào cũng có cách. Nhiều khi gặp người quen, họ thường nói với tôi “Sao cha hổng giống cha tí nào?” Một lời khen? Một lời chê? Cha bình dân quá, chịu chơi, còn các cha khác sao mà hách dịch khó thân? Cũng có thể cha ăn mặc lôi thôi cao bồi không chỉnh tề sạch sẽ gọn gàng như các cha khác…Khen hay chê? Trời biết!

Người giáo dân đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống người linh mục. Họ không những đánh thức mình qua lời khen, lời chê, lời động viên, sự kính trọng... những thứ đó nhiều khi giúp mình ý thức về vai trò của mình hơn, sống xứng đáng hơn. Ngoài những thứ đó ra, điều quan trọng nhất là họ cầu nguyện cho mình. Tôi dám tin chắc 100%, ngày hôm nay nếu không nhờ lời cầu nguyện và sự hy sinh của biết bao nhiêu là người thân quen, có lẽ tôi không còn tồn tại trong cuộc sống linh mục này. Nhưng thực tế cũng có nhiều đáng buồn. Những anh em linh mục cũng như bao nhiêu tu sĩ khác vì một số ly do cá nhân nào đó mà phải ‘bỏ tu’, thì búa rìu dư luận cũng không tha thứ, họ sẽ bị búa rìu dư luận đóng đinh, ‘ăn cơm nhà Chúa, thờ ma quỉ’. Thật là đau xót! Nhiều khi tôi cũng tự hỏi, trong con số những người chỉ trích gay gắt các cựu tu sĩ như thế, có bao nhiêu người trong họ thật sự cầu nguyện thường xuyên cho các tu sĩ, tôi nghĩ số người giơ tay chắc không nhiều. Hình như tôi nghe tiếng la ó đâu đó, “Đóng đinh nó vào thập giá.”

Thú thật sau năm năm làm linh mục tôi chẳng thấy mình ‘thánh’ hơn chút nào. Mỗi lần dâng thánh Lễ, tôi thường có mặc cảm tội lỗi bất xứng hơn thì có. Mình bất xứng quá, tội lỗi quá. Tôi nhớ câu truyện thánh Ignatius Loyala đấng sáng lập dòng Tên, khi suy gẫm về thân phận tội lỗi bản thân, ngài thấy khủng kiếp quá, ghê sợ quá, ngài có ý định tự tử vì quá kinh khiếp sự tội trước mặt Chúa. Điều làm ngài vượt qua được là nhờ ân sủng tình thương của Chúa đối với con người. “Khi nhận ra mình yếu đuối là khi ta trở nên mạnh mẽ” (2Cor 12:10), sức mạnh không phải từ chính bản thân mình mà là từ ân sủng của Thiên Chúa, người làm cho ta trở nên có sức mạnh. “Ân sủng của ta đủ cho con trở nên mạnh mẽ” (2 Cor 12:19).

Đó là cảm nghiệm của Phaolô khi suy gẫm về nghịch lý của sự yếu kém của con người trước sức mạnh ân sủng tình thương của Thiên Chúa. Qua đó mình không còn cậy dựa vào sức mạnh con người nhưng mà là tình thương Thiên Chúa. Cũng như một đứa con dù có hư hỏng xấu xa tồi tệ đến đâu, tình yêu của người cha người mẹ giành cho người con đó không những không suy giảm mà còn nhiểu hơn. Tôi cũng an ủi mình như thế. Ôi tội hồng phúc! Vì tội mà Thiên Chúa làm người như tôi. Bởi vì ý thức mình là con người tội, nên tôi mới càng cảm thấy mình cần dựa cậy vào Chúa hơn, bởi lẽ “Không có thầy các con chẳng làm được sự gì” (Jn 15:5). Nhờ tội mà tôi mới lấy Chúa làm tâm điểm đời mình. Nếu tôi mạnh mẽ quá, ‘thánh’ quá, biết đâu tôi lại trở thành cái rốn vũ trụ cậy vào sức mình, còn Thiên Chúa thì gác qua một bên.

Tôi hình dung linh mục như một cái cầu, bridge, nối kết con người với con người, con người với Thiên Chúa. Chức năng của cầu là nối kết, phải để cho người ta dẫm lên mà bước đi. Cầu mà không có ai dẫm bước trên đó thì là đồ bỏ. Cũng có những cây cầu yếu kém quá, người ta bước trên đó để rồi té nhào và thiệt mạng như vụ sập cầu Cần thơ gần đây mà cả thế giới biết đến chẳng hạn. Làm 50 người thiệt mạng, và bao nhiêu là thiệt hại vật chất nữa cũng chỉ vì cái cầu không ra gì. Tôi cũng tự hỏi mình là cây cầu loại nào đây? Cây cầu nối kết, đưa người đến với người, và đến với Thiên Chúa? Hay là cây cầu ọp ẹp mà tai hoạ nằm sẵn cho những ai sắp bước lên?

Tôi thích hình ảnh Thánh Thể. Mục đích của chiếc bánh là để người ta ăn, bánh mà ăn không được là đồ bỏ đi. Đức Kitô hoá thân trong tấm bánh là để người khác có thể ăn mà sống. Cũng như tấm bánh để người ta nhai nghiền nát, cuộc đời linh mục cũng vậy, mình phải bị nghiền nát để cho người khác ăn vậy. Nếu không thì đời linh mục cũng vất đi, vô dụng. Mỗi khi truyền phép, linh mục đọc ‘Này là mình ta”, không chỉ là mình của một Kitô xa xưa mà thôi, mà còn là ‘mình’ của chính con người linh mục. Thế nên, khi cho người khác rước lễ, linh mục không những trao thân thể con người Kitô trong tấm bánh, mà là còn trao chính mình. Đó là cảm giác mãnh liệt nhất trong tôi mỗi khi dâng lễ cũng như khi cho người khác rước lễ. Nhận biết thân mình bất xứng, tôi chỉ biết lấy lời thánh Phaolô an ủi, mình cũng như chiếc sành bằng đất dễ vỡ, nhưng trong chiếc sành mong manh dễ vở ấy, lại chứa đựng những thứ vàng bạc châu báu của ân sủng Chúa (2 Cor 4:7).

Hồi còn đi học ở Taiwan, tôi ghé thăm một vị Đại đức phật giáo và cũng là bạn học chung trường với tôi. Đến nhà thầy, tôi chứng kiến cảnh phật tử sấp mình xá thầy hết mực cung kính. Biết tôi không quen thấy cảnh này, thầy vội vã giải thích, “không phải là họ xá tôi đâu, họ xá cái phật tánh trong tôi đó.” Người công giáo cung kính các linh mục, cũng là vì cái ‘Kitô tính’ trong con người mỏng dòn của người linh mục vậy.

Học làm linh mục thì dễ lắm. Nhiều bạn trẻ ngày nay dư có khả năng để học ‘làm linh mục’. Nhưng sống cuộc sống của một con người linh mục trong thế giới ngày nay thì quả là một thách đố lớn lao mà không phải ai cũng vượt qua được. Tôi thích nhìn cuộc đời linh mục như một hành trình trở nên, a journey of becoming. Trở nên con người linh mục. Ngày truyền chức, cuộc hành trình trở nên linh mục bắt đầu. Linh mục không phải là một sản phẩm đã hoàn tất trong ngày chịu chức, mà là khởi đầu của một hành trình trở nên. Tôi không nghĩ là có một linh mục hoàn hảo a perfect priest, tôi chỉ tin vào một linh mục đang bước tới, a becoming priest.

Hành trình cuộc sống chúng ta không gì hơn là một hành trình cuộc sống làm người, nhưng phải là một con người hạnh phúc. Mưu cầu hạnh phúc là ước vọng to lớn nhất của kiếp người. Người ta tin hay không tin vào tôn giáo, giàu hay nghèo, phú quí hay cùng đinh, hạnh phúc vẫn là cứu cánh của con người. Cuộc sống tôi hôm nay, giữa muôn ngàn vui buồn, phiền não và yếu kém của bản thân, tôi tự hỏi mình có phải là một người linh mục hạnh phúc không? Tôi nghĩ là có, ít nhất là sau năm năm qua, so far.

Kỷ niệm 5 năm ngày chịu chức linh mục, 30/11/2002.

Phan Đình Quang svd, quangdphan@yahoo.com
LM Phan Đình Quang svd