Dan Lee
12-07-2007, 05:49 PM
CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG NGƯỜI TÀN TẬT
Buổi tối hôm ấy, vào giờ làm bài ở nhà, Jérôme (13 tuổi) cầu cứu tôi:
- Mẹ giúp con một chút được không? Con có bài tôn giáo phải làm.
Tôi ậm ự trả lời:
- Được!
Cậu bé nói tiếp:
- Giáo sư bảo phải viết ra hành động nào chứng tỏ chúng phát sinh từ tín hữu Kitô. Nhưng con chịu không biết phải viết gì hết Mẹ à!
Lập tức, tôi kê khai một số hành động mang nét đặc thù Kitô. Dĩ nhiên, khởi đầu là việc đi nhà thờ tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Tiếp đến là lãnh bí tích Giải Tội. Sau đó là những hành động như: giúp đỡ người nghèo khổ, túng thiếu; chia sẻ niềm vui nỗi sầu với ai đang vui hay đang buồn. Rồi cũng phải nói đến những hoạt động nhằm tạo dựng hòa bình công bằng, biểu lộ tình liên đới và sự tôn trọng lẫn nhau. .. Tôi nói và còn nói nhiều hơn nữa. Tắt một lời, tôi nói như bất cứ bà mẹ Công Giáo nào khác phải nói, như muốn truyền thụ tất cả giá trị Kitô căn bản cho con cái.
Thế nhưng bé Jérôme nhăn nhó nói:
- Không. Không phải mấy điều đó đâu Mẹ! Giáo sư không bảo phải trình bày mấy điều đó! Giáo sư bảo mô tả một hành động ngay trong đời sống thường ngày, nhưng lại minh chứng mình là tín hữu Kitô!
Tôi bắt đầu hơi mất bình tĩnh. Tôi nói với con:
- Nhưng mà, trong đời sống thường ngày, tín hữu Kitô cũng hành động như mọi người, không có gì phân biệt với tha nhân. Người ta đâu có thể tách rời hành động ra khỏi lý thuyết. Chẳng hạn, mỗi sáng khi thức dậy, chúng ta dâng ngày cho Chúa, xin Chúa ở với chúng ta và phù hộ chúng ta. Chiều đến, chúng ta trao phó cho Chúa tất cả những gì chúng ta làm trong ngày. Như thế, trọn hành động trong ngày của chúng ta thấm nhuần các giá trị bắt nguồn từ Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ.
Jérôme khổ sở nhìn tôi và nói:
- Mẹ à, con phải tìm ra thí dụ cụ thể. Nhưng thí dụ cụ thể thì con lại không có. Vậy Mẹ có thể giúp con được không?
Vừa nói, cậu bé vừa đưa đôi mắt trong xanh tuyệt đẹp, khẩn khoản nhìn tôi. Tôi thật cảm động, và trong giây lát, tôi bỗng nhớ lại câu chuyện do chính Jérôme kể cho tôi nghe cách đó mấy ngày. Câu chuyện như sau.
Chiều thứ bảy hôm ấy, cậu bé cùng với nhóm bạn trai đi tắm ở hồ nước. Đang chơi đùa, bỗng các cậu chú ý đến một cậu bé cùng tuổi, nhưng bị tàn tật tâm trí. Những đứa trẻ khác xúm nhau chọc ghẹo chế diễu cậu bé đáng thương này. Cậu bé tàn tật trông thật tội nghiệp. Không một người bênh đỡ, kể cả anh cậu, vì người anh cũng cảm thấy xấu hổ vì đứa em tàn tật của mình. Thấy thế, Jérôme và các bạn quyết định chấm dứt trò chơi ác nhân ấy. Các cậu đưa cậu bé tàn tật vào nhóm và cùng nhau tổ chức trò chơi thích hợp với cậu bé. Cậu bé tàn tật thật sung sướng. Và khi hết giờ phải chia tay, cậu bé tàn tật tỏ dấu thật luyến tiếc.
Tôi nhắc lại cho Jérôme nghe câu chuyện và nói với con:
- Con hãy viết lại câu chuyện trên vì đó là thí dụ cụ thể mang tính chất Kitô của một tín hữu Công Giáo.
Bé Jérôme phân trần:
- Nhưng khi làm như thế, con đâu có nghĩ đến Đức Chúa GIÊSU. Chúng con quyết định bênh vực cậu bé tàn tật, chỉ vì chúng con thấy làm như thế là đúng, thế thôi!
Tôi giải thích với con:
- Trước nhiều thái độ khác nhau, con đã chọn thái độ đúng đắn nhất, bởi vì con có lòng tốt. Và thái độ đúng đắn đó, đối với con, là thái độ dĩ nhiên phải có. Tuy nhiên, con có thể đứng ngoài vòng, dửng dưng nhìn cảnh các bạn khác chọc ghẹo chế nhạo người bạn tàn tật đáng thương của mình. Hoặc tệ hơn, con cũng có thể nhập bọn với các bạn trẻ mất dạy khác để cùng nhau làm khổ chú bé tàn tật. .. Nhưng con không làm thế. Trái lại, con chọn một thái độ đúng đắn, phù hợp với lời dạy của Phúc Âm, nghĩa là phải ”yêu thương và kính trọng người khác”, đặc biệt là kẻ bé mọn, yếu đuối và kém may mắn hơn. Càng tốt, nếu con thấy điều con phải làm là điều hết sức tự nhiên. Tín hữu Kitô, trong chọn lựa hàng ngày, phải để cho tình yêu hướng dẫn, hầu chỉ làm điều hợp với lẽ công bằng và tình bác ái. Đức Chúa GIÊSU dạy: ”Hãy yêu người khác như chính mình con - Đừng làm cho người khác điều mà con không muốn người khác làm cho con”. Lời dạy của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, nhưng nhất là gương sáng của Đức Chúa GIÊSU đã thấm nhuần cuộc đời con và đã hướng dẫn con trong những quyết định thường ngày.
Chứng từ của bà Nicole Cloutier tín hữu Công Giáo Canada.
... ”Những người giàu có ở trần gian này, anh hãy truyền cho họ đừng tự cao tự đại, cũng đừng đặt hy vọng vào của cải phù vân, nhưng vào THIÊN CHÚA, Đấng cung cấp dồi dào mọi sự cho chúng ta hưởng dùng. Họ phải làm việc thiện và trở nên giàu có về các việc tốt lành, phải ăn ở rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ. Như vậy họ tích trữ cho mình một vốn liếng vững chắc cho tương lai, để được sự sống thật” (Thư 1 gửi ông Timôthê 6, 17-19)
(”Je Crois”, Décembre/1993, trang 18-19)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Buổi tối hôm ấy, vào giờ làm bài ở nhà, Jérôme (13 tuổi) cầu cứu tôi:
- Mẹ giúp con một chút được không? Con có bài tôn giáo phải làm.
Tôi ậm ự trả lời:
- Được!
Cậu bé nói tiếp:
- Giáo sư bảo phải viết ra hành động nào chứng tỏ chúng phát sinh từ tín hữu Kitô. Nhưng con chịu không biết phải viết gì hết Mẹ à!
Lập tức, tôi kê khai một số hành động mang nét đặc thù Kitô. Dĩ nhiên, khởi đầu là việc đi nhà thờ tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Tiếp đến là lãnh bí tích Giải Tội. Sau đó là những hành động như: giúp đỡ người nghèo khổ, túng thiếu; chia sẻ niềm vui nỗi sầu với ai đang vui hay đang buồn. Rồi cũng phải nói đến những hoạt động nhằm tạo dựng hòa bình công bằng, biểu lộ tình liên đới và sự tôn trọng lẫn nhau. .. Tôi nói và còn nói nhiều hơn nữa. Tắt một lời, tôi nói như bất cứ bà mẹ Công Giáo nào khác phải nói, như muốn truyền thụ tất cả giá trị Kitô căn bản cho con cái.
Thế nhưng bé Jérôme nhăn nhó nói:
- Không. Không phải mấy điều đó đâu Mẹ! Giáo sư không bảo phải trình bày mấy điều đó! Giáo sư bảo mô tả một hành động ngay trong đời sống thường ngày, nhưng lại minh chứng mình là tín hữu Kitô!
Tôi bắt đầu hơi mất bình tĩnh. Tôi nói với con:
- Nhưng mà, trong đời sống thường ngày, tín hữu Kitô cũng hành động như mọi người, không có gì phân biệt với tha nhân. Người ta đâu có thể tách rời hành động ra khỏi lý thuyết. Chẳng hạn, mỗi sáng khi thức dậy, chúng ta dâng ngày cho Chúa, xin Chúa ở với chúng ta và phù hộ chúng ta. Chiều đến, chúng ta trao phó cho Chúa tất cả những gì chúng ta làm trong ngày. Như thế, trọn hành động trong ngày của chúng ta thấm nhuần các giá trị bắt nguồn từ Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ.
Jérôme khổ sở nhìn tôi và nói:
- Mẹ à, con phải tìm ra thí dụ cụ thể. Nhưng thí dụ cụ thể thì con lại không có. Vậy Mẹ có thể giúp con được không?
Vừa nói, cậu bé vừa đưa đôi mắt trong xanh tuyệt đẹp, khẩn khoản nhìn tôi. Tôi thật cảm động, và trong giây lát, tôi bỗng nhớ lại câu chuyện do chính Jérôme kể cho tôi nghe cách đó mấy ngày. Câu chuyện như sau.
Chiều thứ bảy hôm ấy, cậu bé cùng với nhóm bạn trai đi tắm ở hồ nước. Đang chơi đùa, bỗng các cậu chú ý đến một cậu bé cùng tuổi, nhưng bị tàn tật tâm trí. Những đứa trẻ khác xúm nhau chọc ghẹo chế diễu cậu bé đáng thương này. Cậu bé tàn tật trông thật tội nghiệp. Không một người bênh đỡ, kể cả anh cậu, vì người anh cũng cảm thấy xấu hổ vì đứa em tàn tật của mình. Thấy thế, Jérôme và các bạn quyết định chấm dứt trò chơi ác nhân ấy. Các cậu đưa cậu bé tàn tật vào nhóm và cùng nhau tổ chức trò chơi thích hợp với cậu bé. Cậu bé tàn tật thật sung sướng. Và khi hết giờ phải chia tay, cậu bé tàn tật tỏ dấu thật luyến tiếc.
Tôi nhắc lại cho Jérôme nghe câu chuyện và nói với con:
- Con hãy viết lại câu chuyện trên vì đó là thí dụ cụ thể mang tính chất Kitô của một tín hữu Công Giáo.
Bé Jérôme phân trần:
- Nhưng khi làm như thế, con đâu có nghĩ đến Đức Chúa GIÊSU. Chúng con quyết định bênh vực cậu bé tàn tật, chỉ vì chúng con thấy làm như thế là đúng, thế thôi!
Tôi giải thích với con:
- Trước nhiều thái độ khác nhau, con đã chọn thái độ đúng đắn nhất, bởi vì con có lòng tốt. Và thái độ đúng đắn đó, đối với con, là thái độ dĩ nhiên phải có. Tuy nhiên, con có thể đứng ngoài vòng, dửng dưng nhìn cảnh các bạn khác chọc ghẹo chế nhạo người bạn tàn tật đáng thương của mình. Hoặc tệ hơn, con cũng có thể nhập bọn với các bạn trẻ mất dạy khác để cùng nhau làm khổ chú bé tàn tật. .. Nhưng con không làm thế. Trái lại, con chọn một thái độ đúng đắn, phù hợp với lời dạy của Phúc Âm, nghĩa là phải ”yêu thương và kính trọng người khác”, đặc biệt là kẻ bé mọn, yếu đuối và kém may mắn hơn. Càng tốt, nếu con thấy điều con phải làm là điều hết sức tự nhiên. Tín hữu Kitô, trong chọn lựa hàng ngày, phải để cho tình yêu hướng dẫn, hầu chỉ làm điều hợp với lẽ công bằng và tình bác ái. Đức Chúa GIÊSU dạy: ”Hãy yêu người khác như chính mình con - Đừng làm cho người khác điều mà con không muốn người khác làm cho con”. Lời dạy của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, nhưng nhất là gương sáng của Đức Chúa GIÊSU đã thấm nhuần cuộc đời con và đã hướng dẫn con trong những quyết định thường ngày.
Chứng từ của bà Nicole Cloutier tín hữu Công Giáo Canada.
... ”Những người giàu có ở trần gian này, anh hãy truyền cho họ đừng tự cao tự đại, cũng đừng đặt hy vọng vào của cải phù vân, nhưng vào THIÊN CHÚA, Đấng cung cấp dồi dào mọi sự cho chúng ta hưởng dùng. Họ phải làm việc thiện và trở nên giàu có về các việc tốt lành, phải ăn ở rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ. Như vậy họ tích trữ cho mình một vốn liếng vững chắc cho tương lai, để được sự sống thật” (Thư 1 gửi ông Timôthê 6, 17-19)
(”Je Crois”, Décembre/1993, trang 18-19)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt