Dan Lee
12-08-2007, 11:23 AM
Bài giảng Mùa Vọng đầu tiên của Cha Catalamessa ở Giáo Triều: Chúa Giêsu, « một trong các ngôn sứ » ?
Zenit (Rôma) : « Đối với tôi, Chúa Giêsu phải chăng Ngài là một trong các ngôn sứ, hay là Con của Thiên Chúa hằng sống ? », với câu hỏi này, Cha Cantalamessa đã bắt đầu bài giảng Mùa Vọng đầu tiên, trước sự hiện diện của ĐTC và Giáo Triều Rôma.
Để trả lời cho câu hỏi về căn tính của Chúa Giêsu này, Cha Cantalamessa đã giải thích các đặc điểm của việc nghiên cứu lịch sử hiện nay về Chúa Giêsu, được gọi là « cuộc nghiên cứu thứ ba ». « Cuộc nghiên cứu thứ ba » này cân nhắc « tính tương thích của một dữ kiện Tin Mừng với Do Thái Giáo đương thời ».
Ngài giải thích : « Nếu trước đây, dấu hiệu xác thực tính của một tuyên bố hay của một sự kiện là sự mới mẻ của nó và đặc tính không thể giải thích được so với bối cảnh, thì ngày nay, trái lại, đó là sự kiện rằng nó « có thể giải thích » dưới ánh sáng của sự hiểu biết của chúng ta về Do Thái Giáo và về hoàn cảnh xã hội của xứ Galilê thời đó ».
Cha giảng phòng của Giáo Triều cho biết rằng lối tiếp cận mới mẻ này có những thuận lợi « hiển nhiên » : « người ta sẽ nhận ra tính liên tục của Mạc Khải ».
Nhưng ngài nói thêm : « vấn đề là người ta đã vượt qua phía bên kia của cuộc tìm kiếm này đến nỗi họ đã thất bại. Trong tư tưởng của nhiều người đại diện cho việc nghiên cứu thứ ba này, Chúa Giêsu kết thúc bằng việc bị hòa tan hoàn toàn trong thế giới Do Thái, không còn phân biệt mình nữa khỏi thế giới này… »
Cha giảng phòng nhấn mạnh : « Việc nhấn mạnh trên Chúa Giêsu Do Thái giữa những người Do Thái này, ít ra phần nào, đến từ ước muốn sửa chữa những sai lầm lịch sử mà dân tộc này phải chịu và ủng hộ việc đối thoại giữa Do Thái Giáo và Kitô Giáo ». Nhưng ngài giải thích thêm rằng « Rõ ràng có một người Do Thái, một Rabbi người Mỹ Jacob Neusner, đã nhấn mạnh đặc tính ảo tưởng của lối tiếp cận này đối với những mục đích đối thoại đích thực giữa Do Thái Giáovà Kitô Giáo ». « Neusner đã nhấn mạnh việc không thể biến Chúa Giêsu thành một người Do Thái « bình thường » của thời Ngài, hay là một người Do Thái tách rời khỏi những người khác duy chỉ dựa trên những điểm có tầm quan trọng thứ yếu »
Cha Cantalamessa nói tiếp : « Có một điểm khác rất giá trị, đó là nó cho thấy tính chất phù phiếm của mọi ý đồ tách rời Chúa Giêsu lịch sử khỏi Chúa Kitô của Đức Tin ». Ngài giải thích rằng « bất chấp việc bị lôi cuốn đối với học thuyết và con người xứ Galilê này », vị Rabbi người Mỹ hiểu rằng « ông không thể trở thành môn đệ của Ngài » vì « để chấp nhận những gì Người này nói, thì phải thừa nhận nơi Ngài uy quyền như Thiên Chúa. Ngài không giới hạn ở việc « kiện toàn », nhưng là thay thế Torah ».
« Chúa Giêsu không chỉ đòi cho mình uy quyền Thiên Chúa, những Ngài còn cho những dấu chỉ và đảm bảo như là bằng chứng : phép lạ, giáo huấn … kiện toàn các ngôn sứ…rồi cái chết của Ngài, sự phục sinh và cộng đoàn nảy sinh từ Ngài hoàntất tính phổ quát của ơn cứu độ được các ngôn sứ loan báo ».
Tiến Nhân
Zenit (Rôma) : « Đối với tôi, Chúa Giêsu phải chăng Ngài là một trong các ngôn sứ, hay là Con của Thiên Chúa hằng sống ? », với câu hỏi này, Cha Cantalamessa đã bắt đầu bài giảng Mùa Vọng đầu tiên, trước sự hiện diện của ĐTC và Giáo Triều Rôma.
Để trả lời cho câu hỏi về căn tính của Chúa Giêsu này, Cha Cantalamessa đã giải thích các đặc điểm của việc nghiên cứu lịch sử hiện nay về Chúa Giêsu, được gọi là « cuộc nghiên cứu thứ ba ». « Cuộc nghiên cứu thứ ba » này cân nhắc « tính tương thích của một dữ kiện Tin Mừng với Do Thái Giáo đương thời ».
Ngài giải thích : « Nếu trước đây, dấu hiệu xác thực tính của một tuyên bố hay của một sự kiện là sự mới mẻ của nó và đặc tính không thể giải thích được so với bối cảnh, thì ngày nay, trái lại, đó là sự kiện rằng nó « có thể giải thích » dưới ánh sáng của sự hiểu biết của chúng ta về Do Thái Giáo và về hoàn cảnh xã hội của xứ Galilê thời đó ».
Cha giảng phòng của Giáo Triều cho biết rằng lối tiếp cận mới mẻ này có những thuận lợi « hiển nhiên » : « người ta sẽ nhận ra tính liên tục của Mạc Khải ».
Nhưng ngài nói thêm : « vấn đề là người ta đã vượt qua phía bên kia của cuộc tìm kiếm này đến nỗi họ đã thất bại. Trong tư tưởng của nhiều người đại diện cho việc nghiên cứu thứ ba này, Chúa Giêsu kết thúc bằng việc bị hòa tan hoàn toàn trong thế giới Do Thái, không còn phân biệt mình nữa khỏi thế giới này… »
Cha giảng phòng nhấn mạnh : « Việc nhấn mạnh trên Chúa Giêsu Do Thái giữa những người Do Thái này, ít ra phần nào, đến từ ước muốn sửa chữa những sai lầm lịch sử mà dân tộc này phải chịu và ủng hộ việc đối thoại giữa Do Thái Giáo và Kitô Giáo ». Nhưng ngài giải thích thêm rằng « Rõ ràng có một người Do Thái, một Rabbi người Mỹ Jacob Neusner, đã nhấn mạnh đặc tính ảo tưởng của lối tiếp cận này đối với những mục đích đối thoại đích thực giữa Do Thái Giáovà Kitô Giáo ». « Neusner đã nhấn mạnh việc không thể biến Chúa Giêsu thành một người Do Thái « bình thường » của thời Ngài, hay là một người Do Thái tách rời khỏi những người khác duy chỉ dựa trên những điểm có tầm quan trọng thứ yếu »
Cha Cantalamessa nói tiếp : « Có một điểm khác rất giá trị, đó là nó cho thấy tính chất phù phiếm của mọi ý đồ tách rời Chúa Giêsu lịch sử khỏi Chúa Kitô của Đức Tin ». Ngài giải thích rằng « bất chấp việc bị lôi cuốn đối với học thuyết và con người xứ Galilê này », vị Rabbi người Mỹ hiểu rằng « ông không thể trở thành môn đệ của Ngài » vì « để chấp nhận những gì Người này nói, thì phải thừa nhận nơi Ngài uy quyền như Thiên Chúa. Ngài không giới hạn ở việc « kiện toàn », nhưng là thay thế Torah ».
« Chúa Giêsu không chỉ đòi cho mình uy quyền Thiên Chúa, những Ngài còn cho những dấu chỉ và đảm bảo như là bằng chứng : phép lạ, giáo huấn … kiện toàn các ngôn sứ…rồi cái chết của Ngài, sự phục sinh và cộng đoàn nảy sinh từ Ngài hoàntất tính phổ quát của ơn cứu độ được các ngôn sứ loan báo ».
Tiến Nhân