Dan Lee
12-08-2007, 12:21 PM
HÒA AN, CÔNG LÝ, YÊU THƯƠNG
Is 11:1-11;Rm 15:4-9; Mt 3:1-12
M ùa vọng là mùa chờ đợi. Con người chờ đợi, loài người chờ đợi... con đường cứu rỗi của mình. Người tín hữu chờ đợi Đấng Cứu Thế xuất hiện, giải thoát mình khỏi tội lỗi. Mỗi Chúa nhật trong Mùa Vọng giúp ta hiệp thông với hy vọng của nhân loại, qua những dấu hiệu tiên báo Nước Trời đã gần: HOÀ AN, CÔNG LÝ, YÊU THƯƠNG THA NHÂN...
Bài đọc thứ nhất nói đến “cảnh thiên đàng hạ giới” mà ta thường thấy nhiều giáo phái khai thác một cách giả dối hình ảnh tượng trưng này : (Is 11:1-10)
“Bấy giờ sói ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ..”.
Và Thánh Vịnh 71:
“Triều đại Người, đua nở hoa Công lý và Thái bình thịnh trị khôn cùng.”
Bài đọc thứ hai cho biết: thánh Phaolô kêu gọi hãy đón tiếp lẫn nhau... để chúc tụng Danh Chúa (Rm 15:4-9)
(...) “Xin Thiên Chúa là nguồn kiên nhẫn và an ủi, làm cho anh em được đồng tâm nhất trí với nhau...”
Còn Phúc âm nói đến việc muốn xây dựng một thế giới Hòa bình, Công bằng, Yêu thương, điều kiện là hãy trở về cùng Thiên Chúa.
“anh em hãy sám hối vì Nước Trới đã đến gần.”
Còn đối với nhóm Pharisêu và Xađốc thì ông Gioan chỉ mặt mà nói: “Nòi rắn độc kia... Các ngươi hãy sinh hoa quả xứng với lòng sám hối. (...) Bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quẳng vào lửa.”
Sám hối không chỉ có nghĩa là ăn năn tội lỗi, mà còn phải thay đổi toàn diện cuộc sống, từ nội tâm đến cách sống, bỏ hận thù, kiêu căng, ghen ghét: phải quay về cùng Thiên Chúa. Vì thế, Phúc âm nói: họ thú tội và ông Gioan làm phép rửa cho họ. Nhưng muốn nhìn nhận tội lỗi và được ơn thứ tha, con người phải khiêm nhường, nhận biết lỗi lầm và kêu xin Chúa thứ tha.
Vì thế, thánh Gioan đã cảnh cáo nhóm Pharisêu tự kiêu và Xa-đốc giả hình:
Pharisêu là hạng người chỉ chú trọng giữ luật bên ngoài, mà không nghĩ rằng giữ luật bên ngoài chỉ là áp dụng một cách mù quáng lề luật khô cứng, không sinh hoa quả... Còn phái Xa-đốc thì chỉ biết có lề luật. Chỉ giữ lề luật vì lề luật buộc thì không sinh hoa quả. Họ có thể sẽ bị đốn ngã như cây hoang dại trong rừng!
Một lời cảnh tỉnh không riêng gì cho nhóm Pharisêu hay Xa-đốc hay thời đại xưa, mà còn giá trị cho mỗi thời đại con người, nhất là thời nay. Sau ngày 11/9 vừa qua, con người cảm thấy HÒA BÌNH như đã xa vời tầm tay, sự CÔNG LÝ hình như khó mà thực hiện được giữa đời sống nhân trần. Còn TÌNH YÊU thương ĐỒNG LOẠI dù con người đã cố gắng thực hiện, nhưng còn rất nhiều thảm cảnh đọa đày, thương tâm!
MÙA VỌNG với bao ý niệm tốt đẹp, bao hình ảnh trong sáng của thế giới trước khi Đấng cứu chuộc đến... đã bị con người là lu mờ, phủ che, nếu không nói phản ngược lại!
Mỗi người hãy sám hối, thay đổi cuộc sống mà trở về cùng Thiên Chúa, là nguồn mạch HÒA AN, là nguồn suối TÌNH THƯƠNG, là cán cân CÔNG LÝ chính trực... Ngài sẽ ban cho nhân loại những điều con người ước mơ đó, vì Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nỗi... ban Con Một Mình xuống đóng lều giữa chúng ta!
NS Dân Chúa Âu Châu
Phan Hữu Lộc
Is 11:1-11;Rm 15:4-9; Mt 3:1-12
M ùa vọng là mùa chờ đợi. Con người chờ đợi, loài người chờ đợi... con đường cứu rỗi của mình. Người tín hữu chờ đợi Đấng Cứu Thế xuất hiện, giải thoát mình khỏi tội lỗi. Mỗi Chúa nhật trong Mùa Vọng giúp ta hiệp thông với hy vọng của nhân loại, qua những dấu hiệu tiên báo Nước Trời đã gần: HOÀ AN, CÔNG LÝ, YÊU THƯƠNG THA NHÂN...
Bài đọc thứ nhất nói đến “cảnh thiên đàng hạ giới” mà ta thường thấy nhiều giáo phái khai thác một cách giả dối hình ảnh tượng trưng này : (Is 11:1-10)
“Bấy giờ sói ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ..”.
Và Thánh Vịnh 71:
“Triều đại Người, đua nở hoa Công lý và Thái bình thịnh trị khôn cùng.”
Bài đọc thứ hai cho biết: thánh Phaolô kêu gọi hãy đón tiếp lẫn nhau... để chúc tụng Danh Chúa (Rm 15:4-9)
(...) “Xin Thiên Chúa là nguồn kiên nhẫn và an ủi, làm cho anh em được đồng tâm nhất trí với nhau...”
Còn Phúc âm nói đến việc muốn xây dựng một thế giới Hòa bình, Công bằng, Yêu thương, điều kiện là hãy trở về cùng Thiên Chúa.
“anh em hãy sám hối vì Nước Trới đã đến gần.”
Còn đối với nhóm Pharisêu và Xađốc thì ông Gioan chỉ mặt mà nói: “Nòi rắn độc kia... Các ngươi hãy sinh hoa quả xứng với lòng sám hối. (...) Bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quẳng vào lửa.”
Sám hối không chỉ có nghĩa là ăn năn tội lỗi, mà còn phải thay đổi toàn diện cuộc sống, từ nội tâm đến cách sống, bỏ hận thù, kiêu căng, ghen ghét: phải quay về cùng Thiên Chúa. Vì thế, Phúc âm nói: họ thú tội và ông Gioan làm phép rửa cho họ. Nhưng muốn nhìn nhận tội lỗi và được ơn thứ tha, con người phải khiêm nhường, nhận biết lỗi lầm và kêu xin Chúa thứ tha.
Vì thế, thánh Gioan đã cảnh cáo nhóm Pharisêu tự kiêu và Xa-đốc giả hình:
Pharisêu là hạng người chỉ chú trọng giữ luật bên ngoài, mà không nghĩ rằng giữ luật bên ngoài chỉ là áp dụng một cách mù quáng lề luật khô cứng, không sinh hoa quả... Còn phái Xa-đốc thì chỉ biết có lề luật. Chỉ giữ lề luật vì lề luật buộc thì không sinh hoa quả. Họ có thể sẽ bị đốn ngã như cây hoang dại trong rừng!
Một lời cảnh tỉnh không riêng gì cho nhóm Pharisêu hay Xa-đốc hay thời đại xưa, mà còn giá trị cho mỗi thời đại con người, nhất là thời nay. Sau ngày 11/9 vừa qua, con người cảm thấy HÒA BÌNH như đã xa vời tầm tay, sự CÔNG LÝ hình như khó mà thực hiện được giữa đời sống nhân trần. Còn TÌNH YÊU thương ĐỒNG LOẠI dù con người đã cố gắng thực hiện, nhưng còn rất nhiều thảm cảnh đọa đày, thương tâm!
MÙA VỌNG với bao ý niệm tốt đẹp, bao hình ảnh trong sáng của thế giới trước khi Đấng cứu chuộc đến... đã bị con người là lu mờ, phủ che, nếu không nói phản ngược lại!
Mỗi người hãy sám hối, thay đổi cuộc sống mà trở về cùng Thiên Chúa, là nguồn mạch HÒA AN, là nguồn suối TÌNH THƯƠNG, là cán cân CÔNG LÝ chính trực... Ngài sẽ ban cho nhân loại những điều con người ước mơ đó, vì Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nỗi... ban Con Một Mình xuống đóng lều giữa chúng ta!
NS Dân Chúa Âu Châu
Phan Hữu Lộc