hoaphonglan1911
12-08-2007, 08:19 PM
nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culturesport/story/2007/12/071206_viethospitality.shtml
Tôi và mấy người bạn vừa tới thăm Hà Nội và Việt Nam được năm này và nói thật là một chuyến đi thật khốn khổ.
Sao vậy? Ngay từ lúc lên máy bay (Air Asia) là đã thấy mấy người Việt vô ý thức và cứng đầu cứng cổ dùng điện thoại khi đã ngồi vào khoang.
Không phải chỉ một người mà vài người bất chấp các chiêu đãi viên đề nghị tắt điện thoại di động.
Khi tôi đến Hà Nội thì điện thoại cầm tay của tôi bị một người đàn ông là người Việt lấy cắp khi chúng tôi đang đứng ở vỉa hè gần một cái hồ để xác định hướng đi.
Hắn móc túi từ đằng sau và tôi đã hô lên nhưng rồi hắn hét lên còn to hơn tôi và bỏ chạy.
May mắn thay là máy ảnh kỹ thuật số và tiền nong vẫn còn vì nằm ở phần trong của túi xách nên vẫn còn. Còn điện thoại nằm ở túi nhỏ ở ngoài thì biến luôn cùng gã khốn kiếp đó.
Vết thương lại càng thêm nhức nhối khi một người bán hàng ngồi gần đó chứng kiến tất mọi chuyện mà chẳng làm gì cả!!!
Bây giờ là đến chuyện giao thông hỗn loạn ở Hà Nội, cả hai đèn xanh và đỏ đối với người Hà Nội đều có nghĩa là Đi Đi Đi.
Mà tại sao người ta lại cứ bấm còi inh ỏi, chắc là khi đụng vào người đi đường rồi thì mới nói là tôi không có lỗi vì đã bấm còi rồi hay sao?
Giao thông hỗn độn là điểm du khách phàn nàn nhiều
Tôi đã từng đến Campuchia nơi giao thông ở đây (ít nhất là ở thủ đô Phnom Penh) cũng hỗn độn tựa như ở Hà Nội.
Tức là ở Phnom Penh thì mình cứ qua đường và xe cộ sẽ tự tránh mình, miễn là đừng có di chuyển quá đột ngột hoặc dừng lại giữa chừng.
Thế nhưng áp dụng phương pháp đó tại Hà Nội thì có lẽ quí vị không chết thì cũng mất mấy chi như chơi.
Rồi người Hà Nội sao kỳ vậy? Thô lỗ quá đi.
Việc họ không nói tiếng Anh thì tôi thấy chấp nhận được. Thế nhưng điều tôi chịu không nổi là họ không nhìn mình trong lúc nói chuyện.
Việt Nam nên học cách chào đón du khách ở Lào và Campuchia
Tôi lấy một ví dụ để quí vị dễ thấy. Chúng tôi đến Nhà hát Múa rối Nước và muốn mua 3 vé xem buổi diễn 8 giờ 30 tối.
Cô bán vé đốp chát trả lời "No" (Không) và tự động xé 3 vé đưa chúng tôi.
Chúng tôi hỏi lại rất lịch sự là “Không” có nghĩa là thế nào thưa cô? Tức là không có buổi lúc 8:30 hay là không có loại vé 20 ngàn đồng (vì có 2 loại hạng ghế là 20 và 40 ngàn VND).
Cô ấy lẩm bẩm lại câu “Không” và rồi thì chúng tôi nhìn vào vé cô đưa cho chúng tôi thì mới biết là cô đưa cho chúng tôi vé 40 ngàn đồng và buổi xem là 9:15.
Chúng tôi bảo cô ấy là chúng tôi muốn mua vé cho loại ghế rẻ tiền hơn và rồi cô lại tiếp tục càu nhàu.
À, mà quí vị có biết là khi chúng tôi nói thì cứ như là cho chúng tôi nghe mà thôi vì cô này đọc báo đặt trên bàn và thậm chí không ngẩng đầu lên nói chuyện với chúng tôi.
Cuối cùng chúng tôi thấy đành phải đưa cho cô tiền. Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó không muốn mua vé mà chỉ muốn hỏi thông tin về buổi diễn.
Chúng tôi gặp những bộ mặt lạnh lùng và thái độ tiêu cực này từ những người bán hàng tại khu vực Phố Cổ nơi chúng tôi muốn chụp mấy tấm hình.
Mà chúng tôi cũng chỉ hỏi ông chủ quán bia hơi có hai câu là bia bao nhiêu tiền và có chụp ảnh được không.
Và tôi cũng muốn nói với những ai đang chuẩn bị chỉ trích tôi về những gì tôi viết để họ biết rằng tôi là người châu Á và tôi cũng đã cố gắng lịch sự hết mức như cười và nói lời cảm ơn bằng tiếng Việt với bất kỳ ai tôi gặp khi tôi tới Việt Nam.
Thực lòng mà nói là tôi đã đi du lịch nhiều nước từ châu Á sang châu Âu và trong các chuyến đi thì chưa bao giờ tôi lại gặp những người thô lỗ và ích kỷ như những người tôi đã gặp ở Hà Nội.
Lòng hiếu khách của người Việt mà người ta nói tới nay biến đâu rồi?
Mặc dù Việt Nam phát triển hơn hai nước láng giềng là Lào và Campuchia thì tôi thấy Việt Nam có nhiều cái cần phải học từ hai nước này.
Tức là Việt Nam nên học cách người Lào và Campuchia chào đón du khách thân thiện và ấm áp thế nào.
Tức là một nụ cười, hoặc là sự đón tiếp nồng ấm làm cho du khách cảm thấy phấn khởi và làm được điều đó thì hay biết làm sao.
Cảm ơn Hà Nội vì lòng hiếu khách “tuyệt vời”. Trở lại Việt Nam ư? Chắc sẽ không có lần thứ hai trong đời tôi.
Điểm đến Campuchia, Lào, hay Thái Lan thì tôi muốn trở lại bất kỳ lúc nào.
Tôi và mấy người bạn vừa tới thăm Hà Nội và Việt Nam được năm này và nói thật là một chuyến đi thật khốn khổ.
Sao vậy? Ngay từ lúc lên máy bay (Air Asia) là đã thấy mấy người Việt vô ý thức và cứng đầu cứng cổ dùng điện thoại khi đã ngồi vào khoang.
Không phải chỉ một người mà vài người bất chấp các chiêu đãi viên đề nghị tắt điện thoại di động.
Khi tôi đến Hà Nội thì điện thoại cầm tay của tôi bị một người đàn ông là người Việt lấy cắp khi chúng tôi đang đứng ở vỉa hè gần một cái hồ để xác định hướng đi.
Hắn móc túi từ đằng sau và tôi đã hô lên nhưng rồi hắn hét lên còn to hơn tôi và bỏ chạy.
May mắn thay là máy ảnh kỹ thuật số và tiền nong vẫn còn vì nằm ở phần trong của túi xách nên vẫn còn. Còn điện thoại nằm ở túi nhỏ ở ngoài thì biến luôn cùng gã khốn kiếp đó.
Vết thương lại càng thêm nhức nhối khi một người bán hàng ngồi gần đó chứng kiến tất mọi chuyện mà chẳng làm gì cả!!!
Bây giờ là đến chuyện giao thông hỗn loạn ở Hà Nội, cả hai đèn xanh và đỏ đối với người Hà Nội đều có nghĩa là Đi Đi Đi.
Mà tại sao người ta lại cứ bấm còi inh ỏi, chắc là khi đụng vào người đi đường rồi thì mới nói là tôi không có lỗi vì đã bấm còi rồi hay sao?
Giao thông hỗn độn là điểm du khách phàn nàn nhiều
Tôi đã từng đến Campuchia nơi giao thông ở đây (ít nhất là ở thủ đô Phnom Penh) cũng hỗn độn tựa như ở Hà Nội.
Tức là ở Phnom Penh thì mình cứ qua đường và xe cộ sẽ tự tránh mình, miễn là đừng có di chuyển quá đột ngột hoặc dừng lại giữa chừng.
Thế nhưng áp dụng phương pháp đó tại Hà Nội thì có lẽ quí vị không chết thì cũng mất mấy chi như chơi.
Rồi người Hà Nội sao kỳ vậy? Thô lỗ quá đi.
Việc họ không nói tiếng Anh thì tôi thấy chấp nhận được. Thế nhưng điều tôi chịu không nổi là họ không nhìn mình trong lúc nói chuyện.
Việt Nam nên học cách chào đón du khách ở Lào và Campuchia
Tôi lấy một ví dụ để quí vị dễ thấy. Chúng tôi đến Nhà hát Múa rối Nước và muốn mua 3 vé xem buổi diễn 8 giờ 30 tối.
Cô bán vé đốp chát trả lời "No" (Không) và tự động xé 3 vé đưa chúng tôi.
Chúng tôi hỏi lại rất lịch sự là “Không” có nghĩa là thế nào thưa cô? Tức là không có buổi lúc 8:30 hay là không có loại vé 20 ngàn đồng (vì có 2 loại hạng ghế là 20 và 40 ngàn VND).
Cô ấy lẩm bẩm lại câu “Không” và rồi thì chúng tôi nhìn vào vé cô đưa cho chúng tôi thì mới biết là cô đưa cho chúng tôi vé 40 ngàn đồng và buổi xem là 9:15.
Chúng tôi bảo cô ấy là chúng tôi muốn mua vé cho loại ghế rẻ tiền hơn và rồi cô lại tiếp tục càu nhàu.
À, mà quí vị có biết là khi chúng tôi nói thì cứ như là cho chúng tôi nghe mà thôi vì cô này đọc báo đặt trên bàn và thậm chí không ngẩng đầu lên nói chuyện với chúng tôi.
Cuối cùng chúng tôi thấy đành phải đưa cho cô tiền. Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó không muốn mua vé mà chỉ muốn hỏi thông tin về buổi diễn.
Chúng tôi gặp những bộ mặt lạnh lùng và thái độ tiêu cực này từ những người bán hàng tại khu vực Phố Cổ nơi chúng tôi muốn chụp mấy tấm hình.
Mà chúng tôi cũng chỉ hỏi ông chủ quán bia hơi có hai câu là bia bao nhiêu tiền và có chụp ảnh được không.
Và tôi cũng muốn nói với những ai đang chuẩn bị chỉ trích tôi về những gì tôi viết để họ biết rằng tôi là người châu Á và tôi cũng đã cố gắng lịch sự hết mức như cười và nói lời cảm ơn bằng tiếng Việt với bất kỳ ai tôi gặp khi tôi tới Việt Nam.
Thực lòng mà nói là tôi đã đi du lịch nhiều nước từ châu Á sang châu Âu và trong các chuyến đi thì chưa bao giờ tôi lại gặp những người thô lỗ và ích kỷ như những người tôi đã gặp ở Hà Nội.
Lòng hiếu khách của người Việt mà người ta nói tới nay biến đâu rồi?
Mặc dù Việt Nam phát triển hơn hai nước láng giềng là Lào và Campuchia thì tôi thấy Việt Nam có nhiều cái cần phải học từ hai nước này.
Tức là Việt Nam nên học cách người Lào và Campuchia chào đón du khách thân thiện và ấm áp thế nào.
Tức là một nụ cười, hoặc là sự đón tiếp nồng ấm làm cho du khách cảm thấy phấn khởi và làm được điều đó thì hay biết làm sao.
Cảm ơn Hà Nội vì lòng hiếu khách “tuyệt vời”. Trở lại Việt Nam ư? Chắc sẽ không có lần thứ hai trong đời tôi.
Điểm đến Campuchia, Lào, hay Thái Lan thì tôi muốn trở lại bất kỳ lúc nào.