Dan Lee
12-12-2007, 05:22 PM
Kỷ niệm 60 năm Tuyên Ngôn Nhân Quyền: Phẩm giá nhân vị ở trung tâm của nhân quyền
Zenit : Ngày 10/12 vừa qua là Ngày thế giới về nhân quyền và LHQ cũng đang hướng đến kỷ niệm 60 năm bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền (1948-2008). Trong bối cảnh đó, Đức Cha Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ, đã có bài tham luận tại đây. Vị đại diện Tòa Thánh đã tuyên bố : « Cuộc tranh luận quan trọng về tương quan giữa một bên là tự do ngôn luận, diễn đạt và bên kia là sự tôn trọng tôn giáo và các biểu tuợng tôn giáo, tìm thấy giải pháp của nó nơi phẩm giá của con người ». Đức Cha Tomasi đã yêu cầu thăng tiến « sự phát triển toàn vẹn của tất cả nhân vị » cũng như nhắc lại đặc tính trung tâm, phổ quát của « phẩm giá » nhân vị. Ngài khẳng định việc tôn trọng nhân quyền là nguồn của hòa bình, thế nhưng trên thực tế sau 60, nhân quyền bị vi phạm nhiều hơn nữa. Ngài kêu gọi quền và nghĩa vụ của mỗi người trong việc tôn trọng các quyền căn bản của con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo.
Liên quan đến quyền tự do tôn giáo, Đức Cha Tomasi cho thấy mối tương quan nội tại của nó với phẩm giá con người như sau : « Cuộc tranh luận quan trọng về tương quan giữa một bên là tự do ngôn luận, diễn đạt và bên kia là sự tôn trọng tôn giáo và các biểu tuợng tôn giáo, tìm thấy giải pháp của nó nơi phẩm giá của con người. Tôi chỉ có thể gia tăng phẩm giá riêng của mình, nghĩa là được hưởng trọn vẹn những quyền con người, khi tôi tôn trọng phẩm giá của những người khác. Tự do tôn giáo cho hết mọ người, và giáo dục việc thực thi quyền này trở nên xa lộ của sự tôn trọng tất cả các niềm tin và mọi xác tín ».
Ngài nói thêm : « Quả thực, phẩm giá nhân vị là nền tảng của việc áp dụng mọi quyền con người, và đồng thời, là điểm quy chiếu để xác định những lợi ích quốc gia, nhằm tránh mối nguy cơ kép chủ nghĩa cá nhân cực đoan và chủ nghĩa tập thể. Phẩm giá nhân vị cũng là chuẩn mực của việc thông qua những biện pháp trong mọi lãnh vực, nơi mà nhân vị được bày tỏ : trong công việc, kinh tế, khoa học, an ninh, sức khỏe và những lãnh vực tương tự ».
Ngài cho thấy rằng Tuyên ngôn nhân quyền « vẫn là quy chiếu quan trọng nhất cho một cuộc thảo luận ngụ ý các nền văn hóa khác nhau trên thế giới về tự do và phẩm giá con người… » và ngài nhận xét rằng các quyền được tuyên bố trong Tuyên ngôn « không đựoc trao ban bởi các Nhà Nước hay các thẻ chế khác, nhưng được thừa nhận như là gắn liền với mọi nhân vị, cách độc lập, và thường như là kết quả của mọi truyền thống luân lý, xã hội, văn hóa và tôn giáo. »
« Phẩm giá nhân vị vượt quá mọi sự khác biệt và nó nối kết mọi người thành một gia đình duy nhất; với tư cách như thế, nó đòi hỏi rằng mọi thể chế, chính trị và xã hội, thằng tiến sự phát triển toàn diện của mọi nhân vị, như là các nhân và trong mối tương quan của nó với cộng đồng »
Ngài khẳng định : « Sự kiện chúng ta cung chia sẻ một phẩm giá nhân vị chung cung cấp nền tảng không thể thiếu nâng đỡ những mối liên hệ nội tại và đặc tính bất khả phân chia của nhân quyền trong các lãnh vực xã hội, dân sự và chính trị, văn hóa và kinh tế ».
Ngài kết luận : Các quyền được thừa nhận trong Tuyên Ngôn 1948 « không lệ thuộc vào những thăng trầm của lịch sử hay những lối giải thích chiều lòng người khác », nhưng « chúng tìm thấy sự quan bình của chúng nơi đặc tính trung tâm của nhân vị con người. »
Tiến Nhân
Zenit : Ngày 10/12 vừa qua là Ngày thế giới về nhân quyền và LHQ cũng đang hướng đến kỷ niệm 60 năm bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền (1948-2008). Trong bối cảnh đó, Đức Cha Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ, đã có bài tham luận tại đây. Vị đại diện Tòa Thánh đã tuyên bố : « Cuộc tranh luận quan trọng về tương quan giữa một bên là tự do ngôn luận, diễn đạt và bên kia là sự tôn trọng tôn giáo và các biểu tuợng tôn giáo, tìm thấy giải pháp của nó nơi phẩm giá của con người ». Đức Cha Tomasi đã yêu cầu thăng tiến « sự phát triển toàn vẹn của tất cả nhân vị » cũng như nhắc lại đặc tính trung tâm, phổ quát của « phẩm giá » nhân vị. Ngài khẳng định việc tôn trọng nhân quyền là nguồn của hòa bình, thế nhưng trên thực tế sau 60, nhân quyền bị vi phạm nhiều hơn nữa. Ngài kêu gọi quền và nghĩa vụ của mỗi người trong việc tôn trọng các quyền căn bản của con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo.
Liên quan đến quyền tự do tôn giáo, Đức Cha Tomasi cho thấy mối tương quan nội tại của nó với phẩm giá con người như sau : « Cuộc tranh luận quan trọng về tương quan giữa một bên là tự do ngôn luận, diễn đạt và bên kia là sự tôn trọng tôn giáo và các biểu tuợng tôn giáo, tìm thấy giải pháp của nó nơi phẩm giá của con người. Tôi chỉ có thể gia tăng phẩm giá riêng của mình, nghĩa là được hưởng trọn vẹn những quyền con người, khi tôi tôn trọng phẩm giá của những người khác. Tự do tôn giáo cho hết mọ người, và giáo dục việc thực thi quyền này trở nên xa lộ của sự tôn trọng tất cả các niềm tin và mọi xác tín ».
Ngài nói thêm : « Quả thực, phẩm giá nhân vị là nền tảng của việc áp dụng mọi quyền con người, và đồng thời, là điểm quy chiếu để xác định những lợi ích quốc gia, nhằm tránh mối nguy cơ kép chủ nghĩa cá nhân cực đoan và chủ nghĩa tập thể. Phẩm giá nhân vị cũng là chuẩn mực của việc thông qua những biện pháp trong mọi lãnh vực, nơi mà nhân vị được bày tỏ : trong công việc, kinh tế, khoa học, an ninh, sức khỏe và những lãnh vực tương tự ».
Ngài cho thấy rằng Tuyên ngôn nhân quyền « vẫn là quy chiếu quan trọng nhất cho một cuộc thảo luận ngụ ý các nền văn hóa khác nhau trên thế giới về tự do và phẩm giá con người… » và ngài nhận xét rằng các quyền được tuyên bố trong Tuyên ngôn « không đựoc trao ban bởi các Nhà Nước hay các thẻ chế khác, nhưng được thừa nhận như là gắn liền với mọi nhân vị, cách độc lập, và thường như là kết quả của mọi truyền thống luân lý, xã hội, văn hóa và tôn giáo. »
« Phẩm giá nhân vị vượt quá mọi sự khác biệt và nó nối kết mọi người thành một gia đình duy nhất; với tư cách như thế, nó đòi hỏi rằng mọi thể chế, chính trị và xã hội, thằng tiến sự phát triển toàn diện của mọi nhân vị, như là các nhân và trong mối tương quan của nó với cộng đồng »
Ngài khẳng định : « Sự kiện chúng ta cung chia sẻ một phẩm giá nhân vị chung cung cấp nền tảng không thể thiếu nâng đỡ những mối liên hệ nội tại và đặc tính bất khả phân chia của nhân quyền trong các lãnh vực xã hội, dân sự và chính trị, văn hóa và kinh tế ».
Ngài kết luận : Các quyền được thừa nhận trong Tuyên Ngôn 1948 « không lệ thuộc vào những thăng trầm của lịch sử hay những lối giải thích chiều lòng người khác », nhưng « chúng tìm thấy sự quan bình của chúng nơi đặc tính trung tâm của nhân vị con người. »
Tiến Nhân