Dan Lee
12-12-2007, 05:39 PM
« Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta » Ga 1,14
Lịch sử các dân tộc chứng minh rằng trong bất kỳ nền văn hóa nào, ở bất kỳ thời đại nào, nơi bất kỳ bộ tộc nào dù lạc hậu hay văn minh đến đâu, đều có dấu vết của Đấng Tối Cao, (hay còn gọi là Thượng Đế, là Thiên Chúa) thể hiện trong tín ngưỡng, trong văn hóa, trong đời sống của mình. Trong sách Tông Đồ Công Vụ, khi Phaolô đến rao giảng Tin Mừng cho dân thành Athènes ông đã đã thấy « thành phố nhan nhản những tượng thần » (Cv 17,16). Trước khi các tôn giáo đến Việt Nam, người Việt Nam trong tín ngưỡng dân gian đã từng tin vào Ông Trời và thậm chí có nơi lập bàn thờ để thờ Ông Trời - Đấng « có mắt », đấng « mưa xuống cho tôi nước uống, lấy nước tôi cầy… ». Nhưng, có một điều mà các tôn giáo khác không có, cái làm nên đạo Kitô, là nền tảng của đạo Kitô đó là « Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta » (Ga 1,14). Ngôi Lời chính là Đức Kitô của lịch sử, Người đã đến trần gian cách đây hơn hai nghìn năm về trước.
Ngôi Hai Thiên Chúa làm người là mầu nhiệm vì con người không thể hiểu nổi vì sao một Thiên Chúa « là Đấng thiêng liêng, vô hình vô tượng, phép tắc vô cùng, thông minh vô cùng, trọn tốt trọn lành, ở khắp mọi nơi » lại sinh ra làm kiếp con người, trở thành con người bằng xương bằng thịt như chúng ta, với những hạn chế của một con người, « ngoại trừ tội lỗi ». Thiên Chúa trở thành « xác phàm » - cái mà Platon và các học trò của ông sau này cho là nhà tù giam hãm linh hồn lên với Đấng Tối Cao (l’Un). Việc Thiên Chúa làm người của Kitô giáo ví như cái vô hạn trở thành hữu hạn, cái không thể trở thành cái có thể, cái siêu việt trở thành cái cụ thể, cái không tưởng trở thành một hiện thực lịch sử. Việc Thiên Chúa trở thành con người làm đảo lộn hoàn toàn quan niệm của thế giới quan triết học cổ Hy Lạp về một Thượng Đế trừu tượng, xa vời.
Thiên Chúa trở thành xác phàm là sự khiêm hạ thẳm sâu của Người như thánh Phaolô đã xác tín : « Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ mình phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế ». (Pl 2,6-7). Trong kinh nghiệm thực tiễn mà cũng là nguyên lý của nhận thức thì con người chỉ có thể nhận thức được những sự vật, hiện tượng qua những gì cụ thể mà giác quan có thể nhận được, như nhờ vào các giác quan ta mới nhận biết được các sự vật chung quanh là đẹp hay xấu, là rắn hay mềm. Vậy Thiên Chúa đến với con người bằng xương bằng thịt như thế cũng là một cách để con người xác thịt dễ dàng nhận ra Người bằng cách của con người.Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã mạc khải cho con người một cách tiệm tiến, mạc khải qua lịch sử của một dân tộc cũng là lịch sử của con người. Cũng vậy, để chuẩn bị cho con người đón nhận việc Thiên Chúa làm người, ngay từ sáng tạo vũ trụ Người cũng chuẩn bị trí khôn, tự do để cho con người có thể nhận ra Người trong « xác phàm ».
Chúa Giêsu nói « Ai thấy Thày là thấy Cha Thày » hoặc «Ta và Cha Ta là một ». Đức Giêsu của hai nghìn năm trước sinh xuống hang đá máng cỏ cũng chính là Thiên Chúa từ muôn đời hiện hữu « vô thủy, vô chung ». Cách mà Thiên Chúa tỏ mình cho ta qua Đức Kitô của lịch sử không những Người thể hiện một tình yêu vô bờ trong nội tại Ba Ngôi mà còn thể hiện tình yêu thương con người mạnh mẽ đến độ Người không còn là Người như vốn Người phải là Đấng ở địa vị Thiên Chúa nữa. Cũng thật lô-gich khi cho rằng chỉ khi Người là con người thật Người mới hiểu được những ưu tư, khắc khoải, những niềm vui nỗi buồn của kiếp người. Vì thế,Thiên Chúa đã làm người để hiểu con người, hiểu thân phận con người và hiểu để cứu độ con người.
Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng : « Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta Người đã từ trời xuống thế ». Chúng ta đã hiểu rằng Người đến vì yêu thương chúng ta và để cứu độ chúng ta. Thật vậy, sau tội nguyên tổ, và sau những lần con người phạm tội, Thiên Chúa luôn ra dấu chỉ yêu thương con người.(x. St 3,15.22; 4,15; 7,16); Cũng thế, dù phạt con người vì tội nguyên tổ, vì những tội phạm sau đó, nhưng Thiên Chúa vẫn không ngừng yêu thương con người, không vắt kiệt khả năng của con người, nói cách khác, con người không phải mất tất cả, họ vẫn còn tự do và trí khôn, vẫn còn nhân phẩm và lương tâm. Với trí óc và tự do Chúa ban, con người có thể nhận biết được Thiên Chúa qua Đức Kitô của lịch sử. Với trí khôn và tự do, con làm được rất nhiều điều, có thể làm đảo lộn thế giới với những thành tựu của khoa học kỹ thuật, nhưng có một điều mà con người không làm được đó là con người không thể tha thứ tội lỗi được cho con người, con người không thể tự cứu được mình khỏi đau khổ và cái chết. Con người luôn cần đến Đấng Làm Người để được cứu độ, để « giải mã » những đau khổ và cái chết – vốn là huyền nhiệm của của con người.
Trước Mầu nhiệm Nhập Thể mọi lý luận của trí óc phải nhường chỗ cho sự khiêm hạ của con tim. Trước mầu nhiệm « Ngôi Lời đã làm người », chúng ta chỉ còn biết cúi đầu trước tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho con người.
Hồng Ân
GX Phát Diệm
Hồng Ân
Lịch sử các dân tộc chứng minh rằng trong bất kỳ nền văn hóa nào, ở bất kỳ thời đại nào, nơi bất kỳ bộ tộc nào dù lạc hậu hay văn minh đến đâu, đều có dấu vết của Đấng Tối Cao, (hay còn gọi là Thượng Đế, là Thiên Chúa) thể hiện trong tín ngưỡng, trong văn hóa, trong đời sống của mình. Trong sách Tông Đồ Công Vụ, khi Phaolô đến rao giảng Tin Mừng cho dân thành Athènes ông đã đã thấy « thành phố nhan nhản những tượng thần » (Cv 17,16). Trước khi các tôn giáo đến Việt Nam, người Việt Nam trong tín ngưỡng dân gian đã từng tin vào Ông Trời và thậm chí có nơi lập bàn thờ để thờ Ông Trời - Đấng « có mắt », đấng « mưa xuống cho tôi nước uống, lấy nước tôi cầy… ». Nhưng, có một điều mà các tôn giáo khác không có, cái làm nên đạo Kitô, là nền tảng của đạo Kitô đó là « Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta » (Ga 1,14). Ngôi Lời chính là Đức Kitô của lịch sử, Người đã đến trần gian cách đây hơn hai nghìn năm về trước.
Ngôi Hai Thiên Chúa làm người là mầu nhiệm vì con người không thể hiểu nổi vì sao một Thiên Chúa « là Đấng thiêng liêng, vô hình vô tượng, phép tắc vô cùng, thông minh vô cùng, trọn tốt trọn lành, ở khắp mọi nơi » lại sinh ra làm kiếp con người, trở thành con người bằng xương bằng thịt như chúng ta, với những hạn chế của một con người, « ngoại trừ tội lỗi ». Thiên Chúa trở thành « xác phàm » - cái mà Platon và các học trò của ông sau này cho là nhà tù giam hãm linh hồn lên với Đấng Tối Cao (l’Un). Việc Thiên Chúa làm người của Kitô giáo ví như cái vô hạn trở thành hữu hạn, cái không thể trở thành cái có thể, cái siêu việt trở thành cái cụ thể, cái không tưởng trở thành một hiện thực lịch sử. Việc Thiên Chúa trở thành con người làm đảo lộn hoàn toàn quan niệm của thế giới quan triết học cổ Hy Lạp về một Thượng Đế trừu tượng, xa vời.
Thiên Chúa trở thành xác phàm là sự khiêm hạ thẳm sâu của Người như thánh Phaolô đã xác tín : « Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ mình phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế ». (Pl 2,6-7). Trong kinh nghiệm thực tiễn mà cũng là nguyên lý của nhận thức thì con người chỉ có thể nhận thức được những sự vật, hiện tượng qua những gì cụ thể mà giác quan có thể nhận được, như nhờ vào các giác quan ta mới nhận biết được các sự vật chung quanh là đẹp hay xấu, là rắn hay mềm. Vậy Thiên Chúa đến với con người bằng xương bằng thịt như thế cũng là một cách để con người xác thịt dễ dàng nhận ra Người bằng cách của con người.Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã mạc khải cho con người một cách tiệm tiến, mạc khải qua lịch sử của một dân tộc cũng là lịch sử của con người. Cũng vậy, để chuẩn bị cho con người đón nhận việc Thiên Chúa làm người, ngay từ sáng tạo vũ trụ Người cũng chuẩn bị trí khôn, tự do để cho con người có thể nhận ra Người trong « xác phàm ».
Chúa Giêsu nói « Ai thấy Thày là thấy Cha Thày » hoặc «Ta và Cha Ta là một ». Đức Giêsu của hai nghìn năm trước sinh xuống hang đá máng cỏ cũng chính là Thiên Chúa từ muôn đời hiện hữu « vô thủy, vô chung ». Cách mà Thiên Chúa tỏ mình cho ta qua Đức Kitô của lịch sử không những Người thể hiện một tình yêu vô bờ trong nội tại Ba Ngôi mà còn thể hiện tình yêu thương con người mạnh mẽ đến độ Người không còn là Người như vốn Người phải là Đấng ở địa vị Thiên Chúa nữa. Cũng thật lô-gich khi cho rằng chỉ khi Người là con người thật Người mới hiểu được những ưu tư, khắc khoải, những niềm vui nỗi buồn của kiếp người. Vì thế,Thiên Chúa đã làm người để hiểu con người, hiểu thân phận con người và hiểu để cứu độ con người.
Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng : « Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta Người đã từ trời xuống thế ». Chúng ta đã hiểu rằng Người đến vì yêu thương chúng ta và để cứu độ chúng ta. Thật vậy, sau tội nguyên tổ, và sau những lần con người phạm tội, Thiên Chúa luôn ra dấu chỉ yêu thương con người.(x. St 3,15.22; 4,15; 7,16); Cũng thế, dù phạt con người vì tội nguyên tổ, vì những tội phạm sau đó, nhưng Thiên Chúa vẫn không ngừng yêu thương con người, không vắt kiệt khả năng của con người, nói cách khác, con người không phải mất tất cả, họ vẫn còn tự do và trí khôn, vẫn còn nhân phẩm và lương tâm. Với trí óc và tự do Chúa ban, con người có thể nhận biết được Thiên Chúa qua Đức Kitô của lịch sử. Với trí khôn và tự do, con làm được rất nhiều điều, có thể làm đảo lộn thế giới với những thành tựu của khoa học kỹ thuật, nhưng có một điều mà con người không làm được đó là con người không thể tha thứ tội lỗi được cho con người, con người không thể tự cứu được mình khỏi đau khổ và cái chết. Con người luôn cần đến Đấng Làm Người để được cứu độ, để « giải mã » những đau khổ và cái chết – vốn là huyền nhiệm của của con người.
Trước Mầu nhiệm Nhập Thể mọi lý luận của trí óc phải nhường chỗ cho sự khiêm hạ của con tim. Trước mầu nhiệm « Ngôi Lời đã làm người », chúng ta chỉ còn biết cúi đầu trước tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho con người.
Hồng Ân
GX Phát Diệm
Hồng Ân