Dan Lee
12-12-2007, 06:23 PM
Họp báo công bố Sứ điệp Hòa Bình 2008 của Đức Thánh Cha
VATICAN. Sáng 11-12-2007, ĐHY Renato Martino, Chủ Tịch Tòa Thánh Công lý và Hòa bình đã mở cuộc họp báo để công bố Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Thế Giới về hòa bình lần thứ 41, 1-1-2008 với chủ đề ”Gia đình nhân loại: cộng đồng hòa bình”.
Cùng hiện diện trên bàn chủ tọa cuộc họp báo còn có Đức Cha Giampaolo Crepaldi, Tổng thư ký của Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình.
Đây là Sứ điệp Hòa bình thứ 3 của ĐTC Biển Đức 16, trong đó ngài đặc biệt bênh vực định chế gia đình trước những đe dọa ngày nay, và khẳng định rằng ”Kẻ nào, dù vô tình cản trở định chế gia đình, thì cũng làm cho hòa bình trong toàn thể cộng đoàn, quốc gia và quốc tế, trở nên mong manh, vì làm suy yếu tác nhân chính yếu của hòa bình.” (n.5). ”Tất cả những gì góp phần làm suy yếu gia đình dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, tất cả những gì trực tiếp hay gián tiếp ngăn cản sự sẵn sàng đón nhận sự sống mới trong tinh thần trách nhiệm, tất cả những gì cản trở quyền của gia đình làm người giáo dục đầu tiên đối với con cái, thì đều là một chướng ngại khách quan trên con đường hòa bình”.
ĐTC cũng nhận định rằng: ”Gia đình cần gia cư, công ăn việc làm và một sự công nhận đúng đắn đối với hoạt động nội trợ của cha mẹ, của trường học đối với con cái, trợ giúp y tế căn bản cho mọi người. Khi xã hội và chính trị không dấn thân giúp đỡ gia đình trong các lãnh vực ấy, thì bị thiếu một nguồn mạch thiết yếu để phụng sự hòa bình”. (n.5)
Từ phạm vi nhỏ hẹp của gia đình tự nhiên, ĐTC tiến sang phần thứ 2 của Sứ Điệp và nói đến gia đình nhân loại, với căn nhà chung là trái đất, và ngài nhấn mạnh đến nghĩa vụ phải bảo vệ môi sinh. Ngài viết:
”Để sống an bình, cộng đồng xã hội cũng được kêu gọi noi theo các giá trị làm nền tảng cho gia đình. Điều này có giá trị đối với các cộng đồng địa phương cũng như các cộng đồng quốc gia; điều đó càng có giá trị đối với cộng đồng các dân tộc, là gia đình nhân loại đang sống trong căn nhà chung là trái đất” (6).
”Chúng ta cần phải chăm sóc môi sinh: môi sinh được ủy thác cho con người bảo vệ và giữ gìn trong một tinh thần tự do trách nhiệm, luôn để ý tới công ích của mọi người như một tiêu chuẩn thẩm định”. (7).
”Để trái đất phục vụ tất cả mọi người, thì khi quản lý trái đất, cần chọn con đường đối thoại thay vì đơn phương đưa ra những chọn lựa.” (8)
ĐTC kêu gọi cảnh giác trước sự kiện ”Các nước đang vượt lên về kinh tế đang cần nhiều năng lượng, nhưng những nhu cầu ấy nhiều khi được thỏa mãn mà lại gây thiệt hại cho các nước nghèo, vì các nước này không đủ các cơ cấu hạ tầng về phương diện kỹ thuật, họ đàng phải bán với giá hạ các nguồn năng lượng mà họ sở hữu. Đôi khi, tự do chính trị của họ cũng bị thương tổn vì những hình thức bảo hộ hoặc ít là phải chịu những điều kiện thật là nhục nhã.” (8)
ĐHY Martino ghi nhận rằng trong toàn Sứ Điệp, ĐTC cho chúng ta thấy gia đình và hòa bình có liên hệ mật thiết với nhau, họp thành một trong những tiền đề có sức khích lệ mạnh nhất để đề cập đến các đề tài phức tạp có liên hệ tới việc thực thi hòa bình thời nay.
ĐHY cũng nhắc đến lập trường của ĐTC về việc vượt thắng các cuộc xung đột và củng cố tiến trình giải trừ võ trang. Ngài kêu gọi đừng dùng các tài nguyên tiên nhiên để sản xuất khí giới, và đàng khác cần đẩy mạnh các cuộc thương thuyết để tiến tới một cuộc giải trừ các võ khí hạt nhân một cách từ từ và có phối hợp. ĐTC nêu bật sự kiện trong năm 2006, chi phí quân sự trên thế giới là 1.204 tỷ mỹ kim, tức là tăng 37% trong thập niên 1997-2006, một mức độ chi phí chưa từng đó, kể cả trong thời kỳ chiến tranh lạnh. (SD 11-12-2007)
LM. Trần Đức Anh, OP.
VATICAN. Sáng 11-12-2007, ĐHY Renato Martino, Chủ Tịch Tòa Thánh Công lý và Hòa bình đã mở cuộc họp báo để công bố Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Thế Giới về hòa bình lần thứ 41, 1-1-2008 với chủ đề ”Gia đình nhân loại: cộng đồng hòa bình”.
Cùng hiện diện trên bàn chủ tọa cuộc họp báo còn có Đức Cha Giampaolo Crepaldi, Tổng thư ký của Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình.
Đây là Sứ điệp Hòa bình thứ 3 của ĐTC Biển Đức 16, trong đó ngài đặc biệt bênh vực định chế gia đình trước những đe dọa ngày nay, và khẳng định rằng ”Kẻ nào, dù vô tình cản trở định chế gia đình, thì cũng làm cho hòa bình trong toàn thể cộng đoàn, quốc gia và quốc tế, trở nên mong manh, vì làm suy yếu tác nhân chính yếu của hòa bình.” (n.5). ”Tất cả những gì góp phần làm suy yếu gia đình dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, tất cả những gì trực tiếp hay gián tiếp ngăn cản sự sẵn sàng đón nhận sự sống mới trong tinh thần trách nhiệm, tất cả những gì cản trở quyền của gia đình làm người giáo dục đầu tiên đối với con cái, thì đều là một chướng ngại khách quan trên con đường hòa bình”.
ĐTC cũng nhận định rằng: ”Gia đình cần gia cư, công ăn việc làm và một sự công nhận đúng đắn đối với hoạt động nội trợ của cha mẹ, của trường học đối với con cái, trợ giúp y tế căn bản cho mọi người. Khi xã hội và chính trị không dấn thân giúp đỡ gia đình trong các lãnh vực ấy, thì bị thiếu một nguồn mạch thiết yếu để phụng sự hòa bình”. (n.5)
Từ phạm vi nhỏ hẹp của gia đình tự nhiên, ĐTC tiến sang phần thứ 2 của Sứ Điệp và nói đến gia đình nhân loại, với căn nhà chung là trái đất, và ngài nhấn mạnh đến nghĩa vụ phải bảo vệ môi sinh. Ngài viết:
”Để sống an bình, cộng đồng xã hội cũng được kêu gọi noi theo các giá trị làm nền tảng cho gia đình. Điều này có giá trị đối với các cộng đồng địa phương cũng như các cộng đồng quốc gia; điều đó càng có giá trị đối với cộng đồng các dân tộc, là gia đình nhân loại đang sống trong căn nhà chung là trái đất” (6).
”Chúng ta cần phải chăm sóc môi sinh: môi sinh được ủy thác cho con người bảo vệ và giữ gìn trong một tinh thần tự do trách nhiệm, luôn để ý tới công ích của mọi người như một tiêu chuẩn thẩm định”. (7).
”Để trái đất phục vụ tất cả mọi người, thì khi quản lý trái đất, cần chọn con đường đối thoại thay vì đơn phương đưa ra những chọn lựa.” (8)
ĐTC kêu gọi cảnh giác trước sự kiện ”Các nước đang vượt lên về kinh tế đang cần nhiều năng lượng, nhưng những nhu cầu ấy nhiều khi được thỏa mãn mà lại gây thiệt hại cho các nước nghèo, vì các nước này không đủ các cơ cấu hạ tầng về phương diện kỹ thuật, họ đàng phải bán với giá hạ các nguồn năng lượng mà họ sở hữu. Đôi khi, tự do chính trị của họ cũng bị thương tổn vì những hình thức bảo hộ hoặc ít là phải chịu những điều kiện thật là nhục nhã.” (8)
ĐHY Martino ghi nhận rằng trong toàn Sứ Điệp, ĐTC cho chúng ta thấy gia đình và hòa bình có liên hệ mật thiết với nhau, họp thành một trong những tiền đề có sức khích lệ mạnh nhất để đề cập đến các đề tài phức tạp có liên hệ tới việc thực thi hòa bình thời nay.
ĐHY cũng nhắc đến lập trường của ĐTC về việc vượt thắng các cuộc xung đột và củng cố tiến trình giải trừ võ trang. Ngài kêu gọi đừng dùng các tài nguyên tiên nhiên để sản xuất khí giới, và đàng khác cần đẩy mạnh các cuộc thương thuyết để tiến tới một cuộc giải trừ các võ khí hạt nhân một cách từ từ và có phối hợp. ĐTC nêu bật sự kiện trong năm 2006, chi phí quân sự trên thế giới là 1.204 tỷ mỹ kim, tức là tăng 37% trong thập niên 1997-2006, một mức độ chi phí chưa từng đó, kể cả trong thời kỳ chiến tranh lạnh. (SD 11-12-2007)
LM. Trần Đức Anh, OP.