Dan Lee
12-14-2007, 11:51 PM
CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM A
SỐNG TRONG NIỀM VUI
Mùa vọng là mùa mong đợi Con Thiên Chúa đến trần gian. Vì vậy tâm tình của mùa đợi trông này là cần phải lấy niềm vui thay cho ảm đạm, hân hoan thay cho u buồn, hy vọng thay cho tuyệt vọng. Tại sao chúng ta phải sống những tâm tình lạc quan như thế ? Thưa vì niềm vui là nét đặc trưng của người Kitô hữu. Chính Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philipphê cũng khuyên mọi người là hãy vui lên, vui luôn trong Chúa. (x Pl 4,4 )
Như vậy làm thế nào để chúng ta có được niềm vui trong Chúa?
1/ Niềm vui trong chúa là niềm vui chia sẻ :
Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe giúp sẽ giúp chúng ta cảm nhận được thời của Đấng Thiên Sai. Thời hồng phúc ấy sẽ ứng nghiệm những lời tiên báo của Tiên tri Isaia trong bài đọc I, nghĩa là Thiên Chúa sẽ cứu độ con người qua Đức Giêsu Kitô, Đấng muôn dân mong đợi. Trong thời ấy: người mù sẽ được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và Tin mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó.
Từ những việc làm của Đức Giêsu Kitô cho những người đau khổ. Chúng ta sẽ khám phá được hình ảnh của một Thiên Chúa làm người: Đó là Thiên Chúa gần gũi hơn là xa cách, Thiên Chúa cứu vớt hơn là bỏ rơi, Thiên Chúa cứu độ hơn là hủy hoại, Thiên Chúa luôn mong mỏi đem niềm vui hơn là bất hạnh đến cho con người. Vì biết rằng niềm vui là món quà ai ai cũng mong muốn, nên Đức Giêsu sẵn sàng tìm mọi cách đem niềm vui đến cho con người. Cho dẫu Ngài phải chịu nghi ngờ, khinh khi, nhục mạ, thù hận, đánh đập và giết chết trên thập giá.
Nguyên nhân nào mà Đức Giêsu đành phải hy sinh quá mức như vậy? Thưa vì những cử chỉ ân cần phục vụ hy sinh của Chúa đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho Chúa. Niềm vui trọn vẹn của Chúa Giêsu là Ngài được sống theo Thánh ý của Chúa Cha, sống theo lý tưởng sứ mạng yêu thương phục vụ của Ngài.
Đời sống người Kitô hữu cũng vậy: Chúng ta có được niềm vui, và niềm vui ấy sẽ được gọi là niềm vui trong Chúa, khi chúng ta biết đem Tin mừng sự sống đến cho những người nghèo khổ, đói khát, bỏ rơi, bệnh tật, bất hạnh… Chúng ta cho đi mà không ngại mất mát, cho đi mà vẫn thấy niềm vui rạng ngời trong hành động, cho đi mà vẫn thấy nụ cười nở trên môi, cho đi mà vẫn giữ mãi nét đẹp của người kitô hữu là niềm vui đang tồn đọng mãi trong ta.
Tóm lại: Để có niềm vui trong Đức Giêsu Kitô là chúng ta phải biết chia sẻ như Đức Kitô. Cho dẫu nếu cần phải hy sinh như Đức Kitô, thì chúng ta vẫn vui mừng chia sẻ để được niềm vui trọn ven như Đức Kitô, hay cho dẫu chúng ta phải chịu thiệt thòi tất cả, mất tất cả, ngay cả đến mạng sống của chúng ta.
2/ Niềm vui trong Chúa là gắn kết với Chúa:
Phải nói rằng ngoài niềm vui mà Đức Giêsu đón nhận khi được phục vụ mọi người, thì điều rất cần thiết để Đức Giêsu được đón nhận niềm vui nữa, đó là đời sống cầu nguyện.
Kinh thánh luôn ghi nhận Đức Giêsu là một con người luôn cầu nguyện: Ngài cầu nguyện trong mọi hoạt động của cuộc đời Ngài, Ngài cầu nguyện trong những lúc như bị bỏ rơi trong vườn Ghết-sê-ma-ni, Ngài cầu nguyện trong những lúc nghiệt ngã ở những giây phút cuối đời của Ngài trên thập giá.
Đức Giêsu thường xuyên cầu nguyện vì Ngài xác tín Chúa Cha luôn là niềm vui của Ngài. Ngài rất sung sướng khi được gặp gỡ Chúa Cha, khi được thưa chuyện với Chúa Cha, khi được sống thân tình với Chúa Cha, khi được đi vào mối tương quan sâu thẳm của một người con với Cha của mình.
Khi tìm được niềm vui trong đời sống gắn kết mật thiết với Chúa Cha, Chúa Giêsu cũng không ngần ngại kêu gọi chúng ta luôn phải cầu nguyện: Ngài dạy chúng ta phải cầu nguyện, cầu nguyện không được nản chí ( x Lc 18,1), cầu nguyện để xua trừ mọi niềm vui giả tạo của ma quỷ ra khỏi cuộc sống chúng ta, cầu nguyện để được hiệp thông với Chúa là nguồn vui như cây nho và cành nho, cầu nguyện để được ở lại với Chúa, được múc sức mạnh từ nơi Chúa để có được tư tưởng, lời nói và hành động yêu thương phục vụ như Chúa, cầu nguyện để chúng ta có Chúa trong ta. Một khi có Chúa trong ta là cuộc sống sẽ có niềm vui. Niềm vui thiêng liêng ấy thế gian không thể nào ban tặng được, chỉ có Chúa là Đấng đem lại niềm vui sung mãn cho ta mà thôi.
Về điểm này chúng ta cũng thấy nơi Thánh Phaolô: Vì ý thức sự cần thiết của đời sống cầu nguyện, nên trong thư gởi tín hữu Thêssalônica, trong khi kêu gọi mọi người chuẩn bị tâm hồn chờ ngày Chúa quang lâm, điều cơ bản Thánh Phaolô khuyên các tín hữu là: “Hãy cầu nguyện không ngừng” (1Thes 5, 16). Theo Thánh Phaolô: Cầu nguyện để khơi lên nguồn hy vọng, cầu nguyện để chuẩn bị đón nhận chính Chúa là niềm vui, cầu nguyện để được Thần khí đổi mới, để sống theo sự hướng dẫn của Thần khí, cầu nguyện để được Chúa thánh hoá bản thân cách toàn diện. Như vậy, hoa quả của cầu nguyện đó là sự đón nhận chính Chúa, là sự đổi mới bản thân, là sự thánh hoá toàn diện trong Chúa là nguồn vui.
Hôm nay chúng ta bước sang Chúa nhật III mùa vọng, cũng gọi là Chúa nhật của niềm vui. Phụng vụ hôm nay qua những phẩm phục và dấu chỉ bên ngoài, đã gợi lên trong tâm hồn chúng ta niềm hân hoan trong mùa mong đợi Con Thiên Chúa đến trần gian. Bên cạnh đó, ý hướng và tâm tình của ngày vui này cũng thúc giục chúng ta, phải cố gắng gặt hái được niềm vui đích thực trong đời sống đức tin của mình. Niềm vui trọn vẹn và vô tận mà chúng ta có được, khi chúng ta biết sống cho đi bằng hành động yêu thương phục vụ, đồng thời hành động chia sẻ ấy phải được tác động bằng những giây phút gắn bó mật thiết thân tình với Chúa. Đây là phương thế thích hợp nhất để chúng ta được sống trong Chúa là nguồn vui muôn đời.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ niềm hy vọng! Xin Mẹ giúp chúng con luôn nỗ lực không ngừng để tìm kiếm niềm vui vĩnh cửu trong đời sống chúng con. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Minh Chánh
SỐNG TRONG NIỀM VUI
Mùa vọng là mùa mong đợi Con Thiên Chúa đến trần gian. Vì vậy tâm tình của mùa đợi trông này là cần phải lấy niềm vui thay cho ảm đạm, hân hoan thay cho u buồn, hy vọng thay cho tuyệt vọng. Tại sao chúng ta phải sống những tâm tình lạc quan như thế ? Thưa vì niềm vui là nét đặc trưng của người Kitô hữu. Chính Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philipphê cũng khuyên mọi người là hãy vui lên, vui luôn trong Chúa. (x Pl 4,4 )
Như vậy làm thế nào để chúng ta có được niềm vui trong Chúa?
1/ Niềm vui trong chúa là niềm vui chia sẻ :
Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe giúp sẽ giúp chúng ta cảm nhận được thời của Đấng Thiên Sai. Thời hồng phúc ấy sẽ ứng nghiệm những lời tiên báo của Tiên tri Isaia trong bài đọc I, nghĩa là Thiên Chúa sẽ cứu độ con người qua Đức Giêsu Kitô, Đấng muôn dân mong đợi. Trong thời ấy: người mù sẽ được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và Tin mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó.
Từ những việc làm của Đức Giêsu Kitô cho những người đau khổ. Chúng ta sẽ khám phá được hình ảnh của một Thiên Chúa làm người: Đó là Thiên Chúa gần gũi hơn là xa cách, Thiên Chúa cứu vớt hơn là bỏ rơi, Thiên Chúa cứu độ hơn là hủy hoại, Thiên Chúa luôn mong mỏi đem niềm vui hơn là bất hạnh đến cho con người. Vì biết rằng niềm vui là món quà ai ai cũng mong muốn, nên Đức Giêsu sẵn sàng tìm mọi cách đem niềm vui đến cho con người. Cho dẫu Ngài phải chịu nghi ngờ, khinh khi, nhục mạ, thù hận, đánh đập và giết chết trên thập giá.
Nguyên nhân nào mà Đức Giêsu đành phải hy sinh quá mức như vậy? Thưa vì những cử chỉ ân cần phục vụ hy sinh của Chúa đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho Chúa. Niềm vui trọn vẹn của Chúa Giêsu là Ngài được sống theo Thánh ý của Chúa Cha, sống theo lý tưởng sứ mạng yêu thương phục vụ của Ngài.
Đời sống người Kitô hữu cũng vậy: Chúng ta có được niềm vui, và niềm vui ấy sẽ được gọi là niềm vui trong Chúa, khi chúng ta biết đem Tin mừng sự sống đến cho những người nghèo khổ, đói khát, bỏ rơi, bệnh tật, bất hạnh… Chúng ta cho đi mà không ngại mất mát, cho đi mà vẫn thấy niềm vui rạng ngời trong hành động, cho đi mà vẫn thấy nụ cười nở trên môi, cho đi mà vẫn giữ mãi nét đẹp của người kitô hữu là niềm vui đang tồn đọng mãi trong ta.
Tóm lại: Để có niềm vui trong Đức Giêsu Kitô là chúng ta phải biết chia sẻ như Đức Kitô. Cho dẫu nếu cần phải hy sinh như Đức Kitô, thì chúng ta vẫn vui mừng chia sẻ để được niềm vui trọn ven như Đức Kitô, hay cho dẫu chúng ta phải chịu thiệt thòi tất cả, mất tất cả, ngay cả đến mạng sống của chúng ta.
2/ Niềm vui trong Chúa là gắn kết với Chúa:
Phải nói rằng ngoài niềm vui mà Đức Giêsu đón nhận khi được phục vụ mọi người, thì điều rất cần thiết để Đức Giêsu được đón nhận niềm vui nữa, đó là đời sống cầu nguyện.
Kinh thánh luôn ghi nhận Đức Giêsu là một con người luôn cầu nguyện: Ngài cầu nguyện trong mọi hoạt động của cuộc đời Ngài, Ngài cầu nguyện trong những lúc như bị bỏ rơi trong vườn Ghết-sê-ma-ni, Ngài cầu nguyện trong những lúc nghiệt ngã ở những giây phút cuối đời của Ngài trên thập giá.
Đức Giêsu thường xuyên cầu nguyện vì Ngài xác tín Chúa Cha luôn là niềm vui của Ngài. Ngài rất sung sướng khi được gặp gỡ Chúa Cha, khi được thưa chuyện với Chúa Cha, khi được sống thân tình với Chúa Cha, khi được đi vào mối tương quan sâu thẳm của một người con với Cha của mình.
Khi tìm được niềm vui trong đời sống gắn kết mật thiết với Chúa Cha, Chúa Giêsu cũng không ngần ngại kêu gọi chúng ta luôn phải cầu nguyện: Ngài dạy chúng ta phải cầu nguyện, cầu nguyện không được nản chí ( x Lc 18,1), cầu nguyện để xua trừ mọi niềm vui giả tạo của ma quỷ ra khỏi cuộc sống chúng ta, cầu nguyện để được hiệp thông với Chúa là nguồn vui như cây nho và cành nho, cầu nguyện để được ở lại với Chúa, được múc sức mạnh từ nơi Chúa để có được tư tưởng, lời nói và hành động yêu thương phục vụ như Chúa, cầu nguyện để chúng ta có Chúa trong ta. Một khi có Chúa trong ta là cuộc sống sẽ có niềm vui. Niềm vui thiêng liêng ấy thế gian không thể nào ban tặng được, chỉ có Chúa là Đấng đem lại niềm vui sung mãn cho ta mà thôi.
Về điểm này chúng ta cũng thấy nơi Thánh Phaolô: Vì ý thức sự cần thiết của đời sống cầu nguyện, nên trong thư gởi tín hữu Thêssalônica, trong khi kêu gọi mọi người chuẩn bị tâm hồn chờ ngày Chúa quang lâm, điều cơ bản Thánh Phaolô khuyên các tín hữu là: “Hãy cầu nguyện không ngừng” (1Thes 5, 16). Theo Thánh Phaolô: Cầu nguyện để khơi lên nguồn hy vọng, cầu nguyện để chuẩn bị đón nhận chính Chúa là niềm vui, cầu nguyện để được Thần khí đổi mới, để sống theo sự hướng dẫn của Thần khí, cầu nguyện để được Chúa thánh hoá bản thân cách toàn diện. Như vậy, hoa quả của cầu nguyện đó là sự đón nhận chính Chúa, là sự đổi mới bản thân, là sự thánh hoá toàn diện trong Chúa là nguồn vui.
Hôm nay chúng ta bước sang Chúa nhật III mùa vọng, cũng gọi là Chúa nhật của niềm vui. Phụng vụ hôm nay qua những phẩm phục và dấu chỉ bên ngoài, đã gợi lên trong tâm hồn chúng ta niềm hân hoan trong mùa mong đợi Con Thiên Chúa đến trần gian. Bên cạnh đó, ý hướng và tâm tình của ngày vui này cũng thúc giục chúng ta, phải cố gắng gặt hái được niềm vui đích thực trong đời sống đức tin của mình. Niềm vui trọn vẹn và vô tận mà chúng ta có được, khi chúng ta biết sống cho đi bằng hành động yêu thương phục vụ, đồng thời hành động chia sẻ ấy phải được tác động bằng những giây phút gắn bó mật thiết thân tình với Chúa. Đây là phương thế thích hợp nhất để chúng ta được sống trong Chúa là nguồn vui muôn đời.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ niềm hy vọng! Xin Mẹ giúp chúng con luôn nỗ lực không ngừng để tìm kiếm niềm vui vĩnh cửu trong đời sống chúng con. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Minh Chánh