Dan Lee
12-15-2007, 12:06 AM
Chúa Nhật III Mùa Vọng, A
Ðấng phải đến, đang ngự giữa chúng ta
(Mt 11,7-11)
« Thầy có thật là Ðấng phải đến không, hay chúng tôi còn phải chờ đợi một ai khác?»
Ðó là câu hỏi của thánh Gioan Tẩy Giả mà ngài đã đặt ra khi đang ngồi trong tù. Chính khi ngồi trong tù, thánh nhân có nhiều thời giờ để suy nghĩ về sự khát vọng mong đợi của dân Do-thái, về lời kêu xin một vị giải phóng, về chính những mong đợi của mình, v.v… Vì thế thánh nhân đã tự hỏi, phải chăng nay Ðức Giêsu thực sự là Ðấng hằng được mong đợi? Rõ ràng là Gioan Tẩy Giả đã tỏ ra nghi ngờ và đang gặp phải nhiều khó khăn nội tâm. Hình ảnh mà thánh nhân có được về Ðấng Thiên Sai, về Ðấng được xức dầu của Thiên Chúa, hoàn toàn khác hẳn. Theo thánh nhân Ðấng Thiên Sai phải : cao sang, rực rỡ, quyền uy, mạnh mẽ, thắng vượt tất cả, v.v…!
Nếu vậy, phải chăng sự xuất hiện cũng như chính con người của Ðức Giêsu lại quá «đơn sơ khiêm tốn»?
Nếu Ðức Giêsu thực sự là Ðấng Thiên Sai, nhưng lại hoàn toàn khác hẳn với mẫu mực và quan điểm của thánh Gioan Tẩy Giả về Người, thì Người phải căn cứ vào đâu để có thể minh chứng được thiên chức của mình?
Ðây là những bằng chứng mà chính Người đã nêu lên : «Người mù nhìn thấy được, kẻ què quặt đi được, người phong cùi được lành mạnh, kẻ điếc nghe được, người chết được sống lại, người nghèo đói được loan báo Tin Mừng!» Qua đó Ðức Giêsu muốn nói rằng : Tất cả những điều đó là cuộc sống của tôi, là biểu tượng mọi hoạt động của tôi. Và tất đã minh chứng cách hùng hồn rằng tôi là Ðấng Thiên Sai của Thiên Chúa.
Nhưng đồng thời qua đó, Ðức Giêsu cũng muốn khẳng định rằng Người đến trong trần gian không để mua lấy sự chú ý của mọi người bằng một việc làm kỳ lạ gây tiếng vang khắp cả thế giới. Sứ mệnh thiên sai của Người không phải là việc cải tổ văn hóa, xã hội hay chính trị, không phải là loại bỏ một hệ thống chính trị hay xã hội này để kiến tạo một hệ thống khác, không phải là tạo nên một cuộc cách mạng rầm rộ và toàn diện để qua đó thế giới sẽ được hoàn toàn đổi mới tận gốc. Không! Tất cả những điều đó không nằm trong khuôn khổ sứ mệnh thiên sai của Ðức Giêsu. Quả vậy, Ðức Giêsu đến trong trần gian là để mang ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người, để những ai đầy lòng tin yêu và phó thác chạy đến với Người sẽ được trở nên lành mạnh cả hồn lẫn xác, và cuối cùng, để những người đau khổ, những người đang phải quằn quại trong sự khốn cùng và dưới ách thống trị của ma quỉ, có thể đứng thẳng lên, có thể thở ra nhẹ nhõm và có thể sống hiên ngang với nhân phẩm của mình.
Ðức Giêsu nói. Tất cả những điều đó là biểu hiệu của tôi, là biểu hiệu để nhận biết tôi thực sự là Ðấng Thiên Sai của Thiên Chúa!
Nhưng liệu Gioan Tẩy Giả có thể nhận ra được dấu chỉ hay biểu hiệu đó của Ðức Giêsu khôn? Câu trả lời của Gioan thế nào không được ghi lại trong Phúc Âm.
Dĩ nhiên, không chỉ Gioan Tẩy Giả và những người đương thời của ông xưa kia đã đặt vấn nạn về Ðức Giêsu. Cả chúng ta trong thời đại hôm nay cũng đã thắc mắc về Ðức Giêsu. Vâng, rất có thể, chúng ta sẽ đặt câu hỏi : « Lạy Ðức Giêsu, Ngài có thật sự là Ðấng Thiên Sai của Thiên Chúa không? Ngài có thật sự cùng với Thiên Chúa sẽ kiến tạo một thế giới mới không? Và làm thế nào để người ta có thể cảm nhận được những đặc tính của một cuộc sống mới trong thế giới, trong Giáo Hội và trong các cộng đoàn giáo xứ của chúng con? Từ khi Ngài khởi sự công trình cứu độ cho tới hôm nay, những gì thực sự đã được đổi mới, v.v...?» Tất cả rất có thể là những vấn nạn của chúng ta! Và tương tự như Gioan Tẩy Giả, chúng ta cũng nêu lên những câu thắc mắc như thế, nhiều khi phát xuất từ những tấm lòng đầy lo âu và đau khổ. Nhưng chúng ta sẽ không nhận được câu trả lời nào khác ngoài câu trả lời mà Gioan Tẩy Giả đã nhận được : «Các ngươi hãy mở mắt ra mà nhìn, hãy mở tai ra mà nghe và hãy nhận chân được dấu chỉ của một thực tại mới mẻ! Hãy dõi theo và tìm kiếm các dấu vết của những thực tại đó! Hãy khám phá ra các dấu vết đầy dịu hiền và muôn đời tồn tại của Thiên Chúa, đã được Ðức Giêsu mang đến trong trần gian. Ðây là thời giờ cần phải đầy kiên trì dõi theo các dấu vết cứu độ của Thiên Chúa.»
Ðể Thiên Chúa hôm nay thực sự ra tay hoàn tất các công trình như thế của Người, Người cần đến sự cộng tác của mỗi người chúng ta. Thật vậy :
• Khi một số thanh thiếu niên trong giáo xứ cảm thông được sự túng thiếu và khổ đau của các đồng loại ở đệ tam thế giới, và tìm cách giúp đỡ những đồng loại bất hạnh đó theo khả năng sẵn có của mình, thì các thanh thiếu niên dấn thân đó đã mở được mắt và được lòng của những người trưởng thành trong Giáo xứ !
• Ðể trông coi một bà cụ già trong một vài ngày lễ trọng hầu cho thân nhân của cụ bà có thể được nghỉ ngơi chút đỉnh! Vậy, câu hỏi là : liệu có tìm được ai sẵn lòng hy sinh không? Dĩ nhiên mỗi người trong chúng ta đều không phải là những người nhàn rỗi, nhưng ai nấy đều phải vất vả lo lắng cho gia đình mình. Ở đây một điều chắc chắn là qua sự tự nguyện hy sinh đó Thánh Thần Thiên Chúa thực sự được tỏ hiện trong công trình đổi mới và thánh hóa thế giới!
• Một người đàn bà từ bao năm qua, ngày đêm đã tận tụy chăm sóc người chồng đau ốm nặng liệt giường của bà. Ðó không phải là một việc làm dễ dàng đối với bà. Lòng chung thủy và sự tận tình cao cả của bà đã được mọi người biết đến và hết lòng khâm phục. Và nay, đến lượt bà, bà đã ngã bệnh nặng. Dĩ nhiên bà được bà con làng xóm láng giềng hết lòng thăm viếng chăm sóc. Tấm gương sáng của bà về tình yêu và lòng chung thủy trong đạo vợ chồng đã trở nên tấm gương cho mọi người soi chung. Nhất là từ đó, người ta cảm nhận được một bầu không khí thân thiện và liên đới nào đó đang lan tỏa giữa các gia đình trong lối xóm. Ðó chính là bước đi đầu tiên để tiến về một thế giới mới đã được bắt đầu!
Tất cả những dẫn chứng trên không có gì là lạ lùng đặc biệt cả! Nhưng hoàn toàn là những điều rất bình thường và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, đó là những chứng tích của sự gần gũi và sự hiện diện của Thiên Chúa ! Ðó chính là lúc Thần Khí Người thực sự thổi vào sức sống và hoạt động. Ðó chính là dấu chỉ của những hoạt động của Người. Chúng thường là mong manh nhỏ bé, nhưng lại mang đầy ý nghĩa. Mong manh nhỏ bé và mang đầy ý nghĩa, đó là đặc điểm của sự hạ mình xuống của Thiên Chúa và đến trong thế gian!
Sau cùng, còn một điều nữa là : Nếu trong Mùa Vọng này chúng ta đi tìm kiếm và dõi theo dấu vết sự hiện diện gần kề của Thiên Chúa thực sự với đôi tai luôn biết lắng nghe và với đôi mắt luôn tỉnh thức, thì bấy giờ :
• Chúng ta sẽ canh tân và cải thiện được chính mình!
• Chúng ta sẽ thực sự đưa mắt dõi theo mọi việc Chúa làm, chứ không còn đặt nặng các công việc chúng ta thực hiện.
• Những tiếng nói âm thầm và những cử chỉ đơn sơ trong cuộc sống hằng ngày sẽ có được những trọng lượng hoàn toàn mới mẽ.
• Và ngày giờ chúng ta đang sống bỗng nhiên mang một ý nghĩa thật quan trọng, bởi vì trong ngày hôm nay rất có thể Thiên Chúa sẽ đến.
Nhưng chúng ta không được phép quên rằng: Còn biết bao nhiêu người hãy còn bị giam cầm, bị giam cầm trong sự suy nhược và yếu hèn của họ, trong sự lo âu sợ hãi của họ và trong tội lỗi của họ ! Những người đó chưa được nhìn thấy và chưa được chiêm ngắm những gì Thiên Chúa hôm nay đã thực hiện giữa chúng ta. Vì thế, chúng ta có sứ mệnh phải đi gieo rắc khắp nơi niềm hy vọng, mang đến cho mọi người sự can đảm. Và như thế, chúng ta đã dọn đường cho Ðức Chúa đến với tất cả những ai đang đói khát sự sống chân thật. Chớ gì tất cả họ cũng được nghe tin vui của ơn cứu độ : «Anh em hãy vui lên, bởi vì Ðức Chúa đang đến gần!»
Lm Nguyễn Hữu Thy
Ðấng phải đến, đang ngự giữa chúng ta
(Mt 11,7-11)
« Thầy có thật là Ðấng phải đến không, hay chúng tôi còn phải chờ đợi một ai khác?»
Ðó là câu hỏi của thánh Gioan Tẩy Giả mà ngài đã đặt ra khi đang ngồi trong tù. Chính khi ngồi trong tù, thánh nhân có nhiều thời giờ để suy nghĩ về sự khát vọng mong đợi của dân Do-thái, về lời kêu xin một vị giải phóng, về chính những mong đợi của mình, v.v… Vì thế thánh nhân đã tự hỏi, phải chăng nay Ðức Giêsu thực sự là Ðấng hằng được mong đợi? Rõ ràng là Gioan Tẩy Giả đã tỏ ra nghi ngờ và đang gặp phải nhiều khó khăn nội tâm. Hình ảnh mà thánh nhân có được về Ðấng Thiên Sai, về Ðấng được xức dầu của Thiên Chúa, hoàn toàn khác hẳn. Theo thánh nhân Ðấng Thiên Sai phải : cao sang, rực rỡ, quyền uy, mạnh mẽ, thắng vượt tất cả, v.v…!
Nếu vậy, phải chăng sự xuất hiện cũng như chính con người của Ðức Giêsu lại quá «đơn sơ khiêm tốn»?
Nếu Ðức Giêsu thực sự là Ðấng Thiên Sai, nhưng lại hoàn toàn khác hẳn với mẫu mực và quan điểm của thánh Gioan Tẩy Giả về Người, thì Người phải căn cứ vào đâu để có thể minh chứng được thiên chức của mình?
Ðây là những bằng chứng mà chính Người đã nêu lên : «Người mù nhìn thấy được, kẻ què quặt đi được, người phong cùi được lành mạnh, kẻ điếc nghe được, người chết được sống lại, người nghèo đói được loan báo Tin Mừng!» Qua đó Ðức Giêsu muốn nói rằng : Tất cả những điều đó là cuộc sống của tôi, là biểu tượng mọi hoạt động của tôi. Và tất đã minh chứng cách hùng hồn rằng tôi là Ðấng Thiên Sai của Thiên Chúa.
Nhưng đồng thời qua đó, Ðức Giêsu cũng muốn khẳng định rằng Người đến trong trần gian không để mua lấy sự chú ý của mọi người bằng một việc làm kỳ lạ gây tiếng vang khắp cả thế giới. Sứ mệnh thiên sai của Người không phải là việc cải tổ văn hóa, xã hội hay chính trị, không phải là loại bỏ một hệ thống chính trị hay xã hội này để kiến tạo một hệ thống khác, không phải là tạo nên một cuộc cách mạng rầm rộ và toàn diện để qua đó thế giới sẽ được hoàn toàn đổi mới tận gốc. Không! Tất cả những điều đó không nằm trong khuôn khổ sứ mệnh thiên sai của Ðức Giêsu. Quả vậy, Ðức Giêsu đến trong trần gian là để mang ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người, để những ai đầy lòng tin yêu và phó thác chạy đến với Người sẽ được trở nên lành mạnh cả hồn lẫn xác, và cuối cùng, để những người đau khổ, những người đang phải quằn quại trong sự khốn cùng và dưới ách thống trị của ma quỉ, có thể đứng thẳng lên, có thể thở ra nhẹ nhõm và có thể sống hiên ngang với nhân phẩm của mình.
Ðức Giêsu nói. Tất cả những điều đó là biểu hiệu của tôi, là biểu hiệu để nhận biết tôi thực sự là Ðấng Thiên Sai của Thiên Chúa!
Nhưng liệu Gioan Tẩy Giả có thể nhận ra được dấu chỉ hay biểu hiệu đó của Ðức Giêsu khôn? Câu trả lời của Gioan thế nào không được ghi lại trong Phúc Âm.
Dĩ nhiên, không chỉ Gioan Tẩy Giả và những người đương thời của ông xưa kia đã đặt vấn nạn về Ðức Giêsu. Cả chúng ta trong thời đại hôm nay cũng đã thắc mắc về Ðức Giêsu. Vâng, rất có thể, chúng ta sẽ đặt câu hỏi : « Lạy Ðức Giêsu, Ngài có thật sự là Ðấng Thiên Sai của Thiên Chúa không? Ngài có thật sự cùng với Thiên Chúa sẽ kiến tạo một thế giới mới không? Và làm thế nào để người ta có thể cảm nhận được những đặc tính của một cuộc sống mới trong thế giới, trong Giáo Hội và trong các cộng đoàn giáo xứ của chúng con? Từ khi Ngài khởi sự công trình cứu độ cho tới hôm nay, những gì thực sự đã được đổi mới, v.v...?» Tất cả rất có thể là những vấn nạn của chúng ta! Và tương tự như Gioan Tẩy Giả, chúng ta cũng nêu lên những câu thắc mắc như thế, nhiều khi phát xuất từ những tấm lòng đầy lo âu và đau khổ. Nhưng chúng ta sẽ không nhận được câu trả lời nào khác ngoài câu trả lời mà Gioan Tẩy Giả đã nhận được : «Các ngươi hãy mở mắt ra mà nhìn, hãy mở tai ra mà nghe và hãy nhận chân được dấu chỉ của một thực tại mới mẻ! Hãy dõi theo và tìm kiếm các dấu vết của những thực tại đó! Hãy khám phá ra các dấu vết đầy dịu hiền và muôn đời tồn tại của Thiên Chúa, đã được Ðức Giêsu mang đến trong trần gian. Ðây là thời giờ cần phải đầy kiên trì dõi theo các dấu vết cứu độ của Thiên Chúa.»
Ðể Thiên Chúa hôm nay thực sự ra tay hoàn tất các công trình như thế của Người, Người cần đến sự cộng tác của mỗi người chúng ta. Thật vậy :
• Khi một số thanh thiếu niên trong giáo xứ cảm thông được sự túng thiếu và khổ đau của các đồng loại ở đệ tam thế giới, và tìm cách giúp đỡ những đồng loại bất hạnh đó theo khả năng sẵn có của mình, thì các thanh thiếu niên dấn thân đó đã mở được mắt và được lòng của những người trưởng thành trong Giáo xứ !
• Ðể trông coi một bà cụ già trong một vài ngày lễ trọng hầu cho thân nhân của cụ bà có thể được nghỉ ngơi chút đỉnh! Vậy, câu hỏi là : liệu có tìm được ai sẵn lòng hy sinh không? Dĩ nhiên mỗi người trong chúng ta đều không phải là những người nhàn rỗi, nhưng ai nấy đều phải vất vả lo lắng cho gia đình mình. Ở đây một điều chắc chắn là qua sự tự nguyện hy sinh đó Thánh Thần Thiên Chúa thực sự được tỏ hiện trong công trình đổi mới và thánh hóa thế giới!
• Một người đàn bà từ bao năm qua, ngày đêm đã tận tụy chăm sóc người chồng đau ốm nặng liệt giường của bà. Ðó không phải là một việc làm dễ dàng đối với bà. Lòng chung thủy và sự tận tình cao cả của bà đã được mọi người biết đến và hết lòng khâm phục. Và nay, đến lượt bà, bà đã ngã bệnh nặng. Dĩ nhiên bà được bà con làng xóm láng giềng hết lòng thăm viếng chăm sóc. Tấm gương sáng của bà về tình yêu và lòng chung thủy trong đạo vợ chồng đã trở nên tấm gương cho mọi người soi chung. Nhất là từ đó, người ta cảm nhận được một bầu không khí thân thiện và liên đới nào đó đang lan tỏa giữa các gia đình trong lối xóm. Ðó chính là bước đi đầu tiên để tiến về một thế giới mới đã được bắt đầu!
Tất cả những dẫn chứng trên không có gì là lạ lùng đặc biệt cả! Nhưng hoàn toàn là những điều rất bình thường và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, đó là những chứng tích của sự gần gũi và sự hiện diện của Thiên Chúa ! Ðó chính là lúc Thần Khí Người thực sự thổi vào sức sống và hoạt động. Ðó chính là dấu chỉ của những hoạt động của Người. Chúng thường là mong manh nhỏ bé, nhưng lại mang đầy ý nghĩa. Mong manh nhỏ bé và mang đầy ý nghĩa, đó là đặc điểm của sự hạ mình xuống của Thiên Chúa và đến trong thế gian!
Sau cùng, còn một điều nữa là : Nếu trong Mùa Vọng này chúng ta đi tìm kiếm và dõi theo dấu vết sự hiện diện gần kề của Thiên Chúa thực sự với đôi tai luôn biết lắng nghe và với đôi mắt luôn tỉnh thức, thì bấy giờ :
• Chúng ta sẽ canh tân và cải thiện được chính mình!
• Chúng ta sẽ thực sự đưa mắt dõi theo mọi việc Chúa làm, chứ không còn đặt nặng các công việc chúng ta thực hiện.
• Những tiếng nói âm thầm và những cử chỉ đơn sơ trong cuộc sống hằng ngày sẽ có được những trọng lượng hoàn toàn mới mẽ.
• Và ngày giờ chúng ta đang sống bỗng nhiên mang một ý nghĩa thật quan trọng, bởi vì trong ngày hôm nay rất có thể Thiên Chúa sẽ đến.
Nhưng chúng ta không được phép quên rằng: Còn biết bao nhiêu người hãy còn bị giam cầm, bị giam cầm trong sự suy nhược và yếu hèn của họ, trong sự lo âu sợ hãi của họ và trong tội lỗi của họ ! Những người đó chưa được nhìn thấy và chưa được chiêm ngắm những gì Thiên Chúa hôm nay đã thực hiện giữa chúng ta. Vì thế, chúng ta có sứ mệnh phải đi gieo rắc khắp nơi niềm hy vọng, mang đến cho mọi người sự can đảm. Và như thế, chúng ta đã dọn đường cho Ðức Chúa đến với tất cả những ai đang đói khát sự sống chân thật. Chớ gì tất cả họ cũng được nghe tin vui của ơn cứu độ : «Anh em hãy vui lên, bởi vì Ðức Chúa đang đến gần!»
Lm Nguyễn Hữu Thy