Dan Lee
12-15-2007, 12:13 AM
Ý nghĩa mùa Vọng
http://vietcatholic.net/pics/adventbavua.jpghttp://vietcatholic.net/pics/adventNEN.jpg
Phỏng vấn Cha Franco Mosconi, bề trên tu viện San Giorgio của các cha dòng Camaldoli, về ý nghĩa của mùa Vọng
Mùa Vọng đến trùng với các trang hoàng hàng quán bán qùa Giáng Sinh. Tại các nước Tây Âu tục hóa, Giáng Sinh đã trở thành ngày lễ để vui chơi và mua sắm mọi thứ, giống như trong các thành phố lớn của Trung Quốc. Tại Anh quốc bầu khí duy vật vô thần và tục hóa mạnh mẽ tới độ năm nay trong nhiều trường học không có các buổi trình diễn văn nghệ với hang đá máng cỏ nữa, viện cớ là để ”không xúc phạm đến các tôn giáo khác”.
Tại thành phố Luton ông thị trưởng đã bắt buộc các công nhân viên thay thế các thiệp giáng sinh của thị xã với các thiệp có đề tài của tiểu thuyết Harry Potter với tựa đề là ”Luminos”, và ông cũng đã cấm một nhà triệu phú trong vùng không được dựng cây thông Giáng Sinh với mục đích bác ái. Thế rồi trong một nhà thương bên Êcốt, người ta đã không phân phát một CD cho các bệnh nhân, vì trong đó có nhắc đến Chúa Giêsu. Còn các hình ảnh Chúa Giêsu giáng sinh thì người ta đã loại bỏ khỏi các thiệp chúc mừng Giáng Sinh từ lâu rồi. Theo một cuộc thăm dò ý kiến thực hiện cuối tháng 11 vừa qua, 75% các công nhân viên Anh quốc đã bỏ trang hoàng văn phòng làm việc của mình, vì ”sợ xúc phạm tới các tôn giáo khác”. Nghĩa là tại nhiều nước Tây Âu người ta mừng Giáng Sinh không có Chúa Giêsu Cứu Thế nữa. Chính trong bầu khí tục hóa lan tràn mạnh mẽ như thế, mùa Vọng cũng có nguy cơ mất đi ý nghĩa sâu xa của nó.
Hình thức của mùa Vọng như hiện nay đã được thiết định từ thế kỷ XIII. Mầu tím của lễ phục, cũng giống như mùa Chay, có ý nghĩa chờ đợi và một phần nào đó cũng có ý nghĩa ”sám hối”, đã có sau Mùa Chay, nhưng lấy hứng từ mùa Chay.
Xem ra bên Gallia, tức nước Pháp ngày nay, ngay từ thế kỷ thứ VI tín hữu đã có thói quen ăn chay trước khi mừng lễ Giáng Sinh, và họ bắt đầu ăn chay từ ngày mùng 1 tháng 11 là ngày lễ kính thánh Martin thành Tours. Đây là thời gian gọi là ”40 ngày của thánh Martino”. Như thế trong giai đoạn đầu mùa Vọng có mầu sắc sám hối y như mùa Chay. Chừng một thế kỷ sau đó, mùa Vọng mang sắc thái khác biệt tại Roma. Nó ngắn hơn và được sống như thời gian tươi vui chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh.
Vào thế kỷ XIII khi mùa Vọng đã có hình thái xác định như hiện nay, tức gồm 4 tuần và có sắc thái sám hối. Phụng vụ mùa Chay đã không thay đổi cho tới thời Công Đồng Chung Vaticăng II. Hiện nay trong 4 tuần mùa Vọng gọi là ”Adventus Domini” Chúa đến, thì phần đầu có đặc tính ”cánh chung”, hướng tới biến cố Chúa đến ngày sau hết, khi ”thời gian thành toàn”, trong khi phụng vụ của tuần cuối cùng chú ý nhiều hơn tới sự kiện lịch sử và thần học của biến cố nhập thể. Ngoài ra tuần thứ ba cũng khác, vì có lễ phục mầu hồng và được gọi là Chúa Nhật “Hãy vui lên”, là từ đầu tên của thánh ca nhập lễ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số suy tư của cha Franco Mosconi, bề trên tu viện San Giorgio của các cha dòng Camaldoli về ý nghĩa mùa Vọng.
Hỏi: Thưa cha Mosconi, trong thời đại bất ổn ngày nay, mùa Vọng có ý nghĩa gì?
Đáp: Giáo Hội thành lập mùa Vọng để thức tỉnh chúng ta, và giúp chúng ta khích lệ lẫn nhau sống đạo và kiên trì trong hy vọng cho tới cùng. Mùa Vọng gồm 4 tuần, trong lễ nghi Ambrosiano, thì nó gồm 6 tuần: đó là thời gian cầu nguyện, tỉnh thức, đón chờ Chúa đến. Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà chúng ta cử hành như là Đấng Đã Đến trong thịt xác ngày Giáng Sinh, cũng là Đấng mà chúng ta chờ đợi như là Đấng Đang Đến trong vinh quang. Chính Người đã hứa với chúng ta là Người sẽ trở lại. Người là Đấng Đang Đến, mà chúng ta phải chờ đợi và khẩn cầu. Nếu không có sự đợi chờ Chúa, thì có nguy cơ đồng hóa Nước Thiên Chúa với cố gắng của con người dự phóng một thế giới mới, hay đồng hóa Nước Thiên Chúa với việc thực hành giải phóng.
Hỏi: Như thế mùa Vọng dậy chúng ta ”nhìn tới phía trước” có phải thế không thưa cha?
Đáp: Phải. Cám dỗ nặng nề đối với Kitô hữu ngày nay đó là không chờ đợi Đấng Đang Đến nữa, không chú ý tới ngày thế giới này chấm dứt và biến cố Chúa đến nữa. Và khi đó chúng ta sống như thể là thế giới này sẽ tồn tại mãi và như thể là chúng ta phải sống mãi trong thế giới này.
Hỏi: Nghĩa là sự chờ đợi Chúa thúc đẩy chúng ta vượt qúa viễn tượng hạn hẹn này?
Đáp: Vâng. Chúa đến. Và chúng ta mạnh mẽ nói lên điều đó, chúng ta ước mong và chúng ta chờ đợi. Chúng ta là môn đệ của Chúa, không phải chỉ vì những gì đã xảy ra trong qúa khứ, trong biến cố Nhập Thể, mà cũng vì những gì sẽ xảy ra trong tương lai nữa.
Hỏi: Như thế đối với các Kitô hữu nhìn về tương lai có nghĩa là chờ đợi Chúa đến, nhưng ”chờ đợi Chúa đến” có nghĩa là gì thưa cha?
Đáp: Có một biến cố Chúa đến trong quyền năng và vinh quang, vào thời sau hết của thế giới này. Phải, thế giới này sẽ đạt điểm tận cùng của nó, cũng như nó đã có điểm khởi đầu. Và vì nó đã có điểm khởi đầu do lệnh của Chúa, bởi Lời của Người, thì nó cũng sẽ có một tận cùng, khi Chúa sẽ đến, theo Lời Người đã nói. Có biến cố Chúa đến cho từng người trong chúng ta đó là cái chết: Chúa đến để đem chúng ta về với Người sau khi ra đi dọn chỗ cho chúng ta. Chúng ta phải chuẩn bị cho biến cố đó bằng việc tỉnh thức, trong lời cầu nguyện và với các việc lành phúc đức. Đối với người chờ đợi Chúa đến cái chết sẽ không phải là một biến cố gây kinh hoàng, nhưng là một cuộc gặp gỡ, gặp gỡ với Đấng Yêu Mến để sống mãi với Người. Thế rồi còn có biến cố Chúa đến trong cuộc sống thường ngày, trong ngày hôm nay: đó là các cuộc viếng thăm của Ngôi Lời. Đó là cuộc gặp gỡ với Chúa trong nơi kín ẩn của con tim chúng ta. Đó là biến cố Chúa đến trong thái độ của chúng ta vâng nghe Lời Người, để cho các biến cố cuộc sống tuân theo ý muốn của Chúa; đó là cuộc gặp gỡ Chúa trong người anh chị em. Và cũng cần phải chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ thường ngày này trong thái độ tỉnh thức, bằng lời cầu nguyện. Nó liên tục mời gọi chúng ta hoán cải.
Hỏi: Như thế đây không phải là một sự chờ đợi thụ động, mà có nghĩa là ”canh thức”, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Đúng vậy. Mùa Vọng xin chúng ta hãy là những người tuần canh chờ bình minh tới. Trước hết phải hiểu sự tỉnh thức trên bình diện nhân bản, tức là canh chừng các tương quan của chúng ta với người khác và với các biến cố. Tỉnh thức nhân bản và tình thức Kitô đi liền nhau. Tỉnh thức không phải là một chờ đợi trốn tránh các nhiệm vụ cụ thể của cuộc sống; trái lại, nó là sự canh thức chăm chỉ làm việc. Trong mùa Vọng chúng ta là các đầy tớ đợi Chúa đến bằng cách thực thi giới răn Người đã để lại cho chúng ta là giới răn yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta; giới răn rửa chân cho nhau, chấp nhận là tôi tớ cho Chúa và cho tha nhân. Yêu thương là nhiệm vụ Chúa đã để lại cho chúng ta trong thời gian Người vắng mặt. Điều kiện của ơn cứu độ đó là kiên trì sống tỉnh thức và yêu thương.
Hỏi: Thái độ này thay đổi tương quan của Kitô hữu với thời gian và thế giới như thế nào thưa cha?
Đáp: Kitô hữu không thể là người chỉ sống cho một lúc, không thể để cho mình bị lèo lái lôi kéo bởi các mốt thời đại, các ý thức hệ của thế giới này, là những thứ chỉ tồn tại một thời gian ngắn. Kitô hữu là người có đôi mắt gắn chặt vào những gì tồn tại, theo lời dậy của Chúa. Kitô hữu là người biết mở lớn mắt, biết phân biệt cái gì thực sự có giá trị với cái gì không có giá trị trong cuộc sống. Cái nguy hiểm của ngày nay đó là thay vì gắn chặt mắt vào Thiên Chúa, đợi chờ Người và sống bác ái yêu thương trong thời gian chờ đợi này, thì chúng ta lại để cho mình bị mê hoặc bởi biết bao nhiêu điều hào nhoáng bề ngoài vô ích khác, khiến cho chúng ta lóa mắt giống như pháo bông lóe sáng lên một chút rồi tắt lịm ngay sau đó và để chúng ta trong bóng tối, trong đêm đen.
Hỏi: Vậy phải làm thế nào để tránh cảnh này thưa cha?
Đáp: Để tránh rơi vào cảnh đó chúng ta phải trở thành những người ước muốn. Trong cuộc sống, chúng ta không chỉ bị xác định bởi những gì ở đàng sau, bởi lịch sử qúa khứ, mà cũng và nhất là được xác định bởi những gì ở phía trước nữa. Ước muốn, sự chờ đợi nhào nặn cuộc sống của chúng ta. Vì thế chúng ta phải biến đổi các ước muốn hỗn loạn của chúng ta thành một ước muốn duy nhất: ước muốn chân thiện mỹ, ước muốn sự vô tận, sự tuyệt đối, ước muốn Thiên Chúa. Cuộc sống của chúng ta mang dấu vết của Thiên Chúa, như một vết thương, một vết thương luôn còn mở không lành; cuộc sống chúng ta, con tim chúng ta liên tục nghe tiếng mời gọi của Đấng, mà chúng ta là hình ảnh. Thường khi chúng ta tìm thỏa mãn cái khát sâu thẳm đó bằng các sự hiện diện, các tiếng động, và hình ảnh ồn ào náo loạn dinh tai nhức óc, và say sưa. Vì thế mùa Vọng mời gọi chúng ta tỉnh thức trong thanh đạm, trong chay tịnh, để có thể thực sự tiếp nhận được cái khát và ước mong đích thật đó.
Hỏi: Làm sao để tập được như vậy thưa cha?
Đáp: Bằng cách dành thời giờ cho Chúa, vì mỗi khi tôi cúi xuống đọc và suy gẫm Lời Chúa là tôi gặp Người trong đó: đó là sự bảo đảm và là kiểu diễn tả trước biến cố đến vĩnh viễn của Người. Thế rồi cũng bằng cách dành thời giờ cho chính chúng ta nữa. Sau cùng là bằng cách sống bác ái yêu thương. Vì tỉnh thức là chờ đợi trong chăm chỉ sống bổn phận mỗi ngày và yêu thương phục vụ.
(Avvenire 30-11-2007)
Linh Tiến Khải
http://vietcatholic.net/pics/adventbavua.jpghttp://vietcatholic.net/pics/adventNEN.jpg
Phỏng vấn Cha Franco Mosconi, bề trên tu viện San Giorgio của các cha dòng Camaldoli, về ý nghĩa của mùa Vọng
Mùa Vọng đến trùng với các trang hoàng hàng quán bán qùa Giáng Sinh. Tại các nước Tây Âu tục hóa, Giáng Sinh đã trở thành ngày lễ để vui chơi và mua sắm mọi thứ, giống như trong các thành phố lớn của Trung Quốc. Tại Anh quốc bầu khí duy vật vô thần và tục hóa mạnh mẽ tới độ năm nay trong nhiều trường học không có các buổi trình diễn văn nghệ với hang đá máng cỏ nữa, viện cớ là để ”không xúc phạm đến các tôn giáo khác”.
Tại thành phố Luton ông thị trưởng đã bắt buộc các công nhân viên thay thế các thiệp giáng sinh của thị xã với các thiệp có đề tài của tiểu thuyết Harry Potter với tựa đề là ”Luminos”, và ông cũng đã cấm một nhà triệu phú trong vùng không được dựng cây thông Giáng Sinh với mục đích bác ái. Thế rồi trong một nhà thương bên Êcốt, người ta đã không phân phát một CD cho các bệnh nhân, vì trong đó có nhắc đến Chúa Giêsu. Còn các hình ảnh Chúa Giêsu giáng sinh thì người ta đã loại bỏ khỏi các thiệp chúc mừng Giáng Sinh từ lâu rồi. Theo một cuộc thăm dò ý kiến thực hiện cuối tháng 11 vừa qua, 75% các công nhân viên Anh quốc đã bỏ trang hoàng văn phòng làm việc của mình, vì ”sợ xúc phạm tới các tôn giáo khác”. Nghĩa là tại nhiều nước Tây Âu người ta mừng Giáng Sinh không có Chúa Giêsu Cứu Thế nữa. Chính trong bầu khí tục hóa lan tràn mạnh mẽ như thế, mùa Vọng cũng có nguy cơ mất đi ý nghĩa sâu xa của nó.
Hình thức của mùa Vọng như hiện nay đã được thiết định từ thế kỷ XIII. Mầu tím của lễ phục, cũng giống như mùa Chay, có ý nghĩa chờ đợi và một phần nào đó cũng có ý nghĩa ”sám hối”, đã có sau Mùa Chay, nhưng lấy hứng từ mùa Chay.
Xem ra bên Gallia, tức nước Pháp ngày nay, ngay từ thế kỷ thứ VI tín hữu đã có thói quen ăn chay trước khi mừng lễ Giáng Sinh, và họ bắt đầu ăn chay từ ngày mùng 1 tháng 11 là ngày lễ kính thánh Martin thành Tours. Đây là thời gian gọi là ”40 ngày của thánh Martino”. Như thế trong giai đoạn đầu mùa Vọng có mầu sắc sám hối y như mùa Chay. Chừng một thế kỷ sau đó, mùa Vọng mang sắc thái khác biệt tại Roma. Nó ngắn hơn và được sống như thời gian tươi vui chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh.
Vào thế kỷ XIII khi mùa Vọng đã có hình thái xác định như hiện nay, tức gồm 4 tuần và có sắc thái sám hối. Phụng vụ mùa Chay đã không thay đổi cho tới thời Công Đồng Chung Vaticăng II. Hiện nay trong 4 tuần mùa Vọng gọi là ”Adventus Domini” Chúa đến, thì phần đầu có đặc tính ”cánh chung”, hướng tới biến cố Chúa đến ngày sau hết, khi ”thời gian thành toàn”, trong khi phụng vụ của tuần cuối cùng chú ý nhiều hơn tới sự kiện lịch sử và thần học của biến cố nhập thể. Ngoài ra tuần thứ ba cũng khác, vì có lễ phục mầu hồng và được gọi là Chúa Nhật “Hãy vui lên”, là từ đầu tên của thánh ca nhập lễ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số suy tư của cha Franco Mosconi, bề trên tu viện San Giorgio của các cha dòng Camaldoli về ý nghĩa mùa Vọng.
Hỏi: Thưa cha Mosconi, trong thời đại bất ổn ngày nay, mùa Vọng có ý nghĩa gì?
Đáp: Giáo Hội thành lập mùa Vọng để thức tỉnh chúng ta, và giúp chúng ta khích lệ lẫn nhau sống đạo và kiên trì trong hy vọng cho tới cùng. Mùa Vọng gồm 4 tuần, trong lễ nghi Ambrosiano, thì nó gồm 6 tuần: đó là thời gian cầu nguyện, tỉnh thức, đón chờ Chúa đến. Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà chúng ta cử hành như là Đấng Đã Đến trong thịt xác ngày Giáng Sinh, cũng là Đấng mà chúng ta chờ đợi như là Đấng Đang Đến trong vinh quang. Chính Người đã hứa với chúng ta là Người sẽ trở lại. Người là Đấng Đang Đến, mà chúng ta phải chờ đợi và khẩn cầu. Nếu không có sự đợi chờ Chúa, thì có nguy cơ đồng hóa Nước Thiên Chúa với cố gắng của con người dự phóng một thế giới mới, hay đồng hóa Nước Thiên Chúa với việc thực hành giải phóng.
Hỏi: Như thế mùa Vọng dậy chúng ta ”nhìn tới phía trước” có phải thế không thưa cha?
Đáp: Phải. Cám dỗ nặng nề đối với Kitô hữu ngày nay đó là không chờ đợi Đấng Đang Đến nữa, không chú ý tới ngày thế giới này chấm dứt và biến cố Chúa đến nữa. Và khi đó chúng ta sống như thể là thế giới này sẽ tồn tại mãi và như thể là chúng ta phải sống mãi trong thế giới này.
Hỏi: Nghĩa là sự chờ đợi Chúa thúc đẩy chúng ta vượt qúa viễn tượng hạn hẹn này?
Đáp: Vâng. Chúa đến. Và chúng ta mạnh mẽ nói lên điều đó, chúng ta ước mong và chúng ta chờ đợi. Chúng ta là môn đệ của Chúa, không phải chỉ vì những gì đã xảy ra trong qúa khứ, trong biến cố Nhập Thể, mà cũng vì những gì sẽ xảy ra trong tương lai nữa.
Hỏi: Như thế đối với các Kitô hữu nhìn về tương lai có nghĩa là chờ đợi Chúa đến, nhưng ”chờ đợi Chúa đến” có nghĩa là gì thưa cha?
Đáp: Có một biến cố Chúa đến trong quyền năng và vinh quang, vào thời sau hết của thế giới này. Phải, thế giới này sẽ đạt điểm tận cùng của nó, cũng như nó đã có điểm khởi đầu. Và vì nó đã có điểm khởi đầu do lệnh của Chúa, bởi Lời của Người, thì nó cũng sẽ có một tận cùng, khi Chúa sẽ đến, theo Lời Người đã nói. Có biến cố Chúa đến cho từng người trong chúng ta đó là cái chết: Chúa đến để đem chúng ta về với Người sau khi ra đi dọn chỗ cho chúng ta. Chúng ta phải chuẩn bị cho biến cố đó bằng việc tỉnh thức, trong lời cầu nguyện và với các việc lành phúc đức. Đối với người chờ đợi Chúa đến cái chết sẽ không phải là một biến cố gây kinh hoàng, nhưng là một cuộc gặp gỡ, gặp gỡ với Đấng Yêu Mến để sống mãi với Người. Thế rồi còn có biến cố Chúa đến trong cuộc sống thường ngày, trong ngày hôm nay: đó là các cuộc viếng thăm của Ngôi Lời. Đó là cuộc gặp gỡ với Chúa trong nơi kín ẩn của con tim chúng ta. Đó là biến cố Chúa đến trong thái độ của chúng ta vâng nghe Lời Người, để cho các biến cố cuộc sống tuân theo ý muốn của Chúa; đó là cuộc gặp gỡ Chúa trong người anh chị em. Và cũng cần phải chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ thường ngày này trong thái độ tỉnh thức, bằng lời cầu nguyện. Nó liên tục mời gọi chúng ta hoán cải.
Hỏi: Như thế đây không phải là một sự chờ đợi thụ động, mà có nghĩa là ”canh thức”, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Đúng vậy. Mùa Vọng xin chúng ta hãy là những người tuần canh chờ bình minh tới. Trước hết phải hiểu sự tỉnh thức trên bình diện nhân bản, tức là canh chừng các tương quan của chúng ta với người khác và với các biến cố. Tỉnh thức nhân bản và tình thức Kitô đi liền nhau. Tỉnh thức không phải là một chờ đợi trốn tránh các nhiệm vụ cụ thể của cuộc sống; trái lại, nó là sự canh thức chăm chỉ làm việc. Trong mùa Vọng chúng ta là các đầy tớ đợi Chúa đến bằng cách thực thi giới răn Người đã để lại cho chúng ta là giới răn yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta; giới răn rửa chân cho nhau, chấp nhận là tôi tớ cho Chúa và cho tha nhân. Yêu thương là nhiệm vụ Chúa đã để lại cho chúng ta trong thời gian Người vắng mặt. Điều kiện của ơn cứu độ đó là kiên trì sống tỉnh thức và yêu thương.
Hỏi: Thái độ này thay đổi tương quan của Kitô hữu với thời gian và thế giới như thế nào thưa cha?
Đáp: Kitô hữu không thể là người chỉ sống cho một lúc, không thể để cho mình bị lèo lái lôi kéo bởi các mốt thời đại, các ý thức hệ của thế giới này, là những thứ chỉ tồn tại một thời gian ngắn. Kitô hữu là người có đôi mắt gắn chặt vào những gì tồn tại, theo lời dậy của Chúa. Kitô hữu là người biết mở lớn mắt, biết phân biệt cái gì thực sự có giá trị với cái gì không có giá trị trong cuộc sống. Cái nguy hiểm của ngày nay đó là thay vì gắn chặt mắt vào Thiên Chúa, đợi chờ Người và sống bác ái yêu thương trong thời gian chờ đợi này, thì chúng ta lại để cho mình bị mê hoặc bởi biết bao nhiêu điều hào nhoáng bề ngoài vô ích khác, khiến cho chúng ta lóa mắt giống như pháo bông lóe sáng lên một chút rồi tắt lịm ngay sau đó và để chúng ta trong bóng tối, trong đêm đen.
Hỏi: Vậy phải làm thế nào để tránh cảnh này thưa cha?
Đáp: Để tránh rơi vào cảnh đó chúng ta phải trở thành những người ước muốn. Trong cuộc sống, chúng ta không chỉ bị xác định bởi những gì ở đàng sau, bởi lịch sử qúa khứ, mà cũng và nhất là được xác định bởi những gì ở phía trước nữa. Ước muốn, sự chờ đợi nhào nặn cuộc sống của chúng ta. Vì thế chúng ta phải biến đổi các ước muốn hỗn loạn của chúng ta thành một ước muốn duy nhất: ước muốn chân thiện mỹ, ước muốn sự vô tận, sự tuyệt đối, ước muốn Thiên Chúa. Cuộc sống của chúng ta mang dấu vết của Thiên Chúa, như một vết thương, một vết thương luôn còn mở không lành; cuộc sống chúng ta, con tim chúng ta liên tục nghe tiếng mời gọi của Đấng, mà chúng ta là hình ảnh. Thường khi chúng ta tìm thỏa mãn cái khát sâu thẳm đó bằng các sự hiện diện, các tiếng động, và hình ảnh ồn ào náo loạn dinh tai nhức óc, và say sưa. Vì thế mùa Vọng mời gọi chúng ta tỉnh thức trong thanh đạm, trong chay tịnh, để có thể thực sự tiếp nhận được cái khát và ước mong đích thật đó.
Hỏi: Làm sao để tập được như vậy thưa cha?
Đáp: Bằng cách dành thời giờ cho Chúa, vì mỗi khi tôi cúi xuống đọc và suy gẫm Lời Chúa là tôi gặp Người trong đó: đó là sự bảo đảm và là kiểu diễn tả trước biến cố đến vĩnh viễn của Người. Thế rồi cũng bằng cách dành thời giờ cho chính chúng ta nữa. Sau cùng là bằng cách sống bác ái yêu thương. Vì tỉnh thức là chờ đợi trong chăm chỉ sống bổn phận mỗi ngày và yêu thương phục vụ.
(Avvenire 30-11-2007)
Linh Tiến Khải