Dan Lee
12-15-2007, 11:01 PM
CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM A
Chúa đang đến và đem lại sự thay đổi trong đời sống chúng ta
Bài đọc 1: I-sai-a 35,1-6.10 Suy tư trên Bài đọc 1
Bài đọc mô tả niềm vui khi Chúa đến.
Không chỉ con người được lợi khi Chúa đến, nhưng cả miền đất nữa.
Ngày Chúa đến đem niềm vui, chữa lành, làm cho nên mạnh mẽ, trở về Đền thờ, và tôn vinhThiên Chúa.
Nó loại bỏ buồn phiền và khóc lóc.
Độc giả chăm chú và có lòng tin phải biết cách ứng xử trước lời tiên tri này.
Đối với người hoài nghi thì không có điều gì xảy ra. Sẽ như cũ.
Tất cả những lời tiên tri này đều vô nghĩa.
Đối với người có niềm hy vọng, tất cả những điều này sẽ xảy ra.
Họ sẽ vui mừng hướng về những biến cố này suốt cả cuộc đời.
Họ sẽ cầu nguyện và hy vọng rằng những điều này sẽ sớm xảy ra trong cuộc sống họ.
Dù nay họ đang bệnh hoạn, thiếu thốn và nghèo đói, giờ đây họ sẽ hân hoan.
Họ đang lắng nghe lời của ngôn sứ (tiếng nói của Thiên Chúa).
Bạn có biết hy vọng không?
Bạn có hạnh phúc với cuộc sống của bạn giữa sự nghèo đói và thiếu thốn?
Bài đọc có ý nghĩa gì không đối với bạn?
Bài đọc 2: Gia-cô-bê 5,7-10 Suy tư trên Bài đọc 2
Không phải là kitô hữu mới kiên nhẫn. Kiên nhẫn cần nơi mọi người trưởng thành.
Nếu chúng ta muốn có đời sống hạnh phúc, chúng ta phải thực hành kiên nhẫn.
Chúng ta không thể luôn có được điều chúng ta muốn.
Chúng ta cần tôn trọng thiên nhiên và xem xét các hoàn cảnh và các diễn viên của biến cố.
Người nông dân kiên nhẫn. Họ biết cây cối mọc lên và kết trái như thế nào.
Các ngôn sứ biết kiên nhẫn với Thiên Chúa khi người chậm trễ thực hiện các sấm ngôn.
Nhưng kiên nhẫn là chính đáng, vì nó không phá huỷ cộng đoàn hoặc cá nhân.
Với sự trở lại của Chúa (giải quyết các căng thảng và vấn đề), chúng ta phải kiên nhẫn. Không có cách nào khác.
Chúng ta không thể nói được ngày giờ chính xác khi Chúa đến.
Dù trong những vấn đề cấp bách, chúng ta được mời gọi thực thi nhân đức kiên nhẫn.
Bài Tin mừng: Mát-thêu 11,2-11 Suy tư trên Bài Tin mừng
Đức Giêsu đến đem lại Nước Thiên Chúa.
Sự xuất hiện của Nước Trời được biểu lộ qua những dấu chỉ sau: người mù được thấy; kẻ què được đi; người phung hủi được sạch; kẻ điếc được nghe; người nghèo được loan báo Tin mừng.
Đức Giêsu, Đấng Mê-si-a, làm ứng nghiệm các sấm ngôn của ngôn sứ I-sai-a trong Bài đọc 1.
Dần dần Nước Thiên Chúa chiếm đoạt thế gian.
Nước Thiên Chúa bắt đầu với người nghèo, người bệnh và người bị áp bức.
Các thần học gia nói Nước Thiên Chúa là một thực tại năng động. Đó không phải là một sản phẩm đã hoàn thành. Đó là một tiến trình của vương quốc Thiên Chúa.
Nối kết 3 Bài đọc
Bài đọc 1 nói đến những thay đổi.
Bài đọc 2 nói về sự kiên nhẫn.
Bài Tin mừng nói về Nước Thiên Chúa.
Cách khai triển bài giảng
Vị giảng thuyết nên khai triển đề tài niềm vui trong phụng vụ Chúa nhật hôm nay.
Chúa nhật thứ ba là Chúa nhật niềm vui.
Tại sao ta phải vui, điều đó khá rõ trong các Bài đọc.
Tất cả các Bài đọc nói với chúng ta về việc Chúa đến, Đấng Mê-si-a.
Các Bài đọc phát biểu các lý do theo những cách khác nhau.
Bài đọc 1 khuyến khích chúng ta là những độc giả hãy vui lên vì Chúa đang đến và đem lại sự thay đổi trong đời sống chúng ta.
Mọi sự, mọi dân tộc sẽ thấy vinh quang và vẻ huy hoàng của Chúa.
Điều đó có nghĩa là Thiên Chúa sẽ được mặc khải hoàn toàn cho tất cả chúng ta.
Thiên Chúa mặc khải rằng Người hiệp thông với chúng ta.
Ngoài ra, Thiên Chúa sẽ biện hộ và cứu vớt chúng ta.
Áp bức sẽ chấm dứt.
Chúa đến để bênh vực và tái lập sự công bằng cho chúng ta.
Bài đọc 2 dạy chúng ta sống kiên nhẫn cho tới khi Chúa đến.
Cứu độ, cứu chuộc, diệt trừ sự dữ luôn là việc khẩn cấp.
Nhưng nếu có chậm trễ, người kitô hữu phải làm gì?
Người kitô hữu phải kiên nhẫn. Người kitô hữu không có cách nào khác ngoài kiên nhẫn.
Người kitô hữu không thể bị người khác khiển trách khi việc cứu độ bị trì hoãn.
Thiên Chúa chủ động trong việc hoàn thành các lời hứa. Đó là lý do tại sao các kitô hữu phải luôn kiên nhẫn.
Nếu bạn không kiên nhẫn, bạn không thể có niềm vui.
Trong Bài Tin mừng, Đức Giêsu vui mừng khi nói với các môn đệ của Gio-an rằng những điều được tiên báo trong I-sai-a nay được thực hiện.
Người phung hủi được sạch; kẻ điếc được nghe; người nghèo được loan báo Tin mừng. Những người này giờ đây đang hạnh phúc, và cả bạn bè và người thân của họ nữa.
Đó là những dấu chỉ về Nước Thiên Chúa đang đến.
Quả vậy Chúa đã đến và sứ vụ của Người đã đem lại những kết quả tích cực.
Gio-an Tẩy giả đang ở tù cũng phải vui mừng. Ông vui mừng vì điều đang xảy ra.
Ông và các môn đệ sẽ không chờ đợi một ai khác.
Người là Đấng Mê-si-a. Đức Giêsu, Đấng Mê-si-a, biện minh cho các nỗ lực của Gio-an Tẩy giả.
Bạn có phải là người hạnh phúc không?
Bạn phải là người hạnh phúc nếu bạn tin vào lời và lời hứa của Thiên Chúa.
Bạn phải hạnh phúc vì Chúa đang đến.
Đừng nói: “Tôi có một số vấn đề phải giải quyết. Tôi không có quan hệ tốt với mẹ vợ….”
Xin đừng biện minh.
Hãy quyết định sống hạnh phúc.
Thiên Chúa đã gởi những lời an ủi đến dân đang gặp phải những khủng hoảng trong đời sống, không phải là những khủng hoảng nhỏ nhặt, nhưng lớn lao, chẳng hạn sự hăm doạ chiếm đóng của các quốc gia khác.
Trong những ngày ấy, khi một nước ngoại bang đến chiếm đóng, họ sẽ san bằng các bức tường, bình địa nhà cửa của bạn. không sự gì mà không bị lật nhào.
Vì thế có rất nhiều người bệnh và tàn tật, bị tù đày, goá bụa và mồ côi.
Tuy nhiên những người ấy giữ trong lòng sứ điệp của Thiên Chúa và hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ nhanh chóng đến.
Đức tin thay đổi cái nhìn về cuộc sống chúng ta.
Thiếu tiền, thiếu tài sản và tiện nghi không miễn cho chúng ta quảng đại đáp trả lời mời gọi hãy vui lên của Thiên Chúa.
Thánh Phanxicô Assisi đã hạnh phúc khi không có tiền trong túi.
Bí tích Thánh Thể là bí tích của niềm vui.
Ai lại không hạnh phúc khi nhận lấy Đấng Mê-si-a dưới hình bánh và rượu?
Qua bí tích Thánh Thể, Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng Ngài đến vì chúng ta, Ngài muốn chúng ta hạnh phúc.
Bí tích Thánh Thể đủ để an ủi những nỗi u buồn của chúng ta.
Nó ban tặng chúng ta nghị lực để đối diện với những khó khăn.
Qua bí tích Thánh Thể, chúng ta tham dự vào những nỗi khổ đau của Đức Kitô.
Qua Bí tích Thánh Thể, chúng ta chết với Ngài, chúng ta cũng sống với Ngài. Ngài mời gọi chúng ta chia sẻ vinh quang của Ngài.
LM Phan Du Sinh
Chúa đang đến và đem lại sự thay đổi trong đời sống chúng ta
Bài đọc 1: I-sai-a 35,1-6.10 Suy tư trên Bài đọc 1
Bài đọc mô tả niềm vui khi Chúa đến.
Không chỉ con người được lợi khi Chúa đến, nhưng cả miền đất nữa.
Ngày Chúa đến đem niềm vui, chữa lành, làm cho nên mạnh mẽ, trở về Đền thờ, và tôn vinhThiên Chúa.
Nó loại bỏ buồn phiền và khóc lóc.
Độc giả chăm chú và có lòng tin phải biết cách ứng xử trước lời tiên tri này.
Đối với người hoài nghi thì không có điều gì xảy ra. Sẽ như cũ.
Tất cả những lời tiên tri này đều vô nghĩa.
Đối với người có niềm hy vọng, tất cả những điều này sẽ xảy ra.
Họ sẽ vui mừng hướng về những biến cố này suốt cả cuộc đời.
Họ sẽ cầu nguyện và hy vọng rằng những điều này sẽ sớm xảy ra trong cuộc sống họ.
Dù nay họ đang bệnh hoạn, thiếu thốn và nghèo đói, giờ đây họ sẽ hân hoan.
Họ đang lắng nghe lời của ngôn sứ (tiếng nói của Thiên Chúa).
Bạn có biết hy vọng không?
Bạn có hạnh phúc với cuộc sống của bạn giữa sự nghèo đói và thiếu thốn?
Bài đọc có ý nghĩa gì không đối với bạn?
Bài đọc 2: Gia-cô-bê 5,7-10 Suy tư trên Bài đọc 2
Không phải là kitô hữu mới kiên nhẫn. Kiên nhẫn cần nơi mọi người trưởng thành.
Nếu chúng ta muốn có đời sống hạnh phúc, chúng ta phải thực hành kiên nhẫn.
Chúng ta không thể luôn có được điều chúng ta muốn.
Chúng ta cần tôn trọng thiên nhiên và xem xét các hoàn cảnh và các diễn viên của biến cố.
Người nông dân kiên nhẫn. Họ biết cây cối mọc lên và kết trái như thế nào.
Các ngôn sứ biết kiên nhẫn với Thiên Chúa khi người chậm trễ thực hiện các sấm ngôn.
Nhưng kiên nhẫn là chính đáng, vì nó không phá huỷ cộng đoàn hoặc cá nhân.
Với sự trở lại của Chúa (giải quyết các căng thảng và vấn đề), chúng ta phải kiên nhẫn. Không có cách nào khác.
Chúng ta không thể nói được ngày giờ chính xác khi Chúa đến.
Dù trong những vấn đề cấp bách, chúng ta được mời gọi thực thi nhân đức kiên nhẫn.
Bài Tin mừng: Mát-thêu 11,2-11 Suy tư trên Bài Tin mừng
Đức Giêsu đến đem lại Nước Thiên Chúa.
Sự xuất hiện của Nước Trời được biểu lộ qua những dấu chỉ sau: người mù được thấy; kẻ què được đi; người phung hủi được sạch; kẻ điếc được nghe; người nghèo được loan báo Tin mừng.
Đức Giêsu, Đấng Mê-si-a, làm ứng nghiệm các sấm ngôn của ngôn sứ I-sai-a trong Bài đọc 1.
Dần dần Nước Thiên Chúa chiếm đoạt thế gian.
Nước Thiên Chúa bắt đầu với người nghèo, người bệnh và người bị áp bức.
Các thần học gia nói Nước Thiên Chúa là một thực tại năng động. Đó không phải là một sản phẩm đã hoàn thành. Đó là một tiến trình của vương quốc Thiên Chúa.
Nối kết 3 Bài đọc
Bài đọc 1 nói đến những thay đổi.
Bài đọc 2 nói về sự kiên nhẫn.
Bài Tin mừng nói về Nước Thiên Chúa.
Cách khai triển bài giảng
Vị giảng thuyết nên khai triển đề tài niềm vui trong phụng vụ Chúa nhật hôm nay.
Chúa nhật thứ ba là Chúa nhật niềm vui.
Tại sao ta phải vui, điều đó khá rõ trong các Bài đọc.
Tất cả các Bài đọc nói với chúng ta về việc Chúa đến, Đấng Mê-si-a.
Các Bài đọc phát biểu các lý do theo những cách khác nhau.
Bài đọc 1 khuyến khích chúng ta là những độc giả hãy vui lên vì Chúa đang đến và đem lại sự thay đổi trong đời sống chúng ta.
Mọi sự, mọi dân tộc sẽ thấy vinh quang và vẻ huy hoàng của Chúa.
Điều đó có nghĩa là Thiên Chúa sẽ được mặc khải hoàn toàn cho tất cả chúng ta.
Thiên Chúa mặc khải rằng Người hiệp thông với chúng ta.
Ngoài ra, Thiên Chúa sẽ biện hộ và cứu vớt chúng ta.
Áp bức sẽ chấm dứt.
Chúa đến để bênh vực và tái lập sự công bằng cho chúng ta.
Bài đọc 2 dạy chúng ta sống kiên nhẫn cho tới khi Chúa đến.
Cứu độ, cứu chuộc, diệt trừ sự dữ luôn là việc khẩn cấp.
Nhưng nếu có chậm trễ, người kitô hữu phải làm gì?
Người kitô hữu phải kiên nhẫn. Người kitô hữu không có cách nào khác ngoài kiên nhẫn.
Người kitô hữu không thể bị người khác khiển trách khi việc cứu độ bị trì hoãn.
Thiên Chúa chủ động trong việc hoàn thành các lời hứa. Đó là lý do tại sao các kitô hữu phải luôn kiên nhẫn.
Nếu bạn không kiên nhẫn, bạn không thể có niềm vui.
Trong Bài Tin mừng, Đức Giêsu vui mừng khi nói với các môn đệ của Gio-an rằng những điều được tiên báo trong I-sai-a nay được thực hiện.
Người phung hủi được sạch; kẻ điếc được nghe; người nghèo được loan báo Tin mừng. Những người này giờ đây đang hạnh phúc, và cả bạn bè và người thân của họ nữa.
Đó là những dấu chỉ về Nước Thiên Chúa đang đến.
Quả vậy Chúa đã đến và sứ vụ của Người đã đem lại những kết quả tích cực.
Gio-an Tẩy giả đang ở tù cũng phải vui mừng. Ông vui mừng vì điều đang xảy ra.
Ông và các môn đệ sẽ không chờ đợi một ai khác.
Người là Đấng Mê-si-a. Đức Giêsu, Đấng Mê-si-a, biện minh cho các nỗ lực của Gio-an Tẩy giả.
Bạn có phải là người hạnh phúc không?
Bạn phải là người hạnh phúc nếu bạn tin vào lời và lời hứa của Thiên Chúa.
Bạn phải hạnh phúc vì Chúa đang đến.
Đừng nói: “Tôi có một số vấn đề phải giải quyết. Tôi không có quan hệ tốt với mẹ vợ….”
Xin đừng biện minh.
Hãy quyết định sống hạnh phúc.
Thiên Chúa đã gởi những lời an ủi đến dân đang gặp phải những khủng hoảng trong đời sống, không phải là những khủng hoảng nhỏ nhặt, nhưng lớn lao, chẳng hạn sự hăm doạ chiếm đóng của các quốc gia khác.
Trong những ngày ấy, khi một nước ngoại bang đến chiếm đóng, họ sẽ san bằng các bức tường, bình địa nhà cửa của bạn. không sự gì mà không bị lật nhào.
Vì thế có rất nhiều người bệnh và tàn tật, bị tù đày, goá bụa và mồ côi.
Tuy nhiên những người ấy giữ trong lòng sứ điệp của Thiên Chúa và hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ nhanh chóng đến.
Đức tin thay đổi cái nhìn về cuộc sống chúng ta.
Thiếu tiền, thiếu tài sản và tiện nghi không miễn cho chúng ta quảng đại đáp trả lời mời gọi hãy vui lên của Thiên Chúa.
Thánh Phanxicô Assisi đã hạnh phúc khi không có tiền trong túi.
Bí tích Thánh Thể là bí tích của niềm vui.
Ai lại không hạnh phúc khi nhận lấy Đấng Mê-si-a dưới hình bánh và rượu?
Qua bí tích Thánh Thể, Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng Ngài đến vì chúng ta, Ngài muốn chúng ta hạnh phúc.
Bí tích Thánh Thể đủ để an ủi những nỗi u buồn của chúng ta.
Nó ban tặng chúng ta nghị lực để đối diện với những khó khăn.
Qua bí tích Thánh Thể, chúng ta tham dự vào những nỗi khổ đau của Đức Kitô.
Qua Bí tích Thánh Thể, chúng ta chết với Ngài, chúng ta cũng sống với Ngài. Ngài mời gọi chúng ta chia sẻ vinh quang của Ngài.
LM Phan Du Sinh