delta
12-17-2007, 07:29 PM
Tuấn Ngọc: "Sống cho ngày hôm nay
http://i214.photobucket.com/albums/cc72/delta38_1/tuan1.jpg
Tuấn Ngọc được rất nhiều khán giả VN chọn làm thần tượng âm nhạc. Sau nhiều năm chờ đợi, anh đã có một đêm diễn tại TP HCM. Dù giá vé chợ đen lên đến 4 triệu đồng một đôi nhưng không uổng công, Tuấn Ngọc đã cống hiến cho người nghe những bản tình ca tuyệt vời.
Anh thấy thế nào trước "cơn khát Tuấn Ngọc" của khán giả Việt Nam?nh cảm
Ánh sáng đêm đó được thiết kế rất cầu kỳ, nhưng 1 tiếng trước giờ diễn bị trục trặc kỹ thuật. Kết quả là một màn hình đơn giản, nhưng cũng may là khán giả không để ý và quan tâm đến điều này. Hôm đó họng tôi lại đau. Trong hoàn cảnh này, phương pháp tốt nhất là nghỉ ngơi, nhưng tôi vẫn phải tập với ban nhạc. Những điều này làm tôi mất tự tin ít nhiều. Khán giả vỗ tay hưởng ứng, tôi cũng không hiểu rõ như thế nào nữa. Lần đầu tiên về nước diễn, được như thế tôi rất bất ngờ.
Một nghệ sĩ chinh chiến gần nửa thập niên như anh mà còn bất ngờ trước tiếng vỗ tay của khán giả, vì sao vậy?
13 năm tôi mới về Việt Nam nên làm sao hiểu được tình hình khán giả bên này. Còn nếu chỉ nghe bạn bè nói khán giả yêu mến thì không tin được, tôi vẫn muốn nhìn hơn. Hơn nữa, đâu chỉ 500-600 người đêm đó ái mộ là mình nghĩ có thể chinh phục được tất cả. Người nghệ sĩ bước ra sân khấu phải tự tin, nhưng tôi không chủ quan.
Giữa khán giả Việt Nam và khán giả hải ngoại, anh "thương" đối tượng nào hơn?
Đối với tôi, khán giả Việt Nam trên khắp thế giới đều dễ thương. Khán giả hải ngoại khi đã là của mình thì họ trung thành, nồng nhiệt lắm. Người ta có đủ điều kiện xem những chương trình đặc sắc trên thế giới mà vẫn yêu mến mình. Đó là lý do tôi thương người ta. Còn khán giả Việt Nam không có nhiều chọn lựa, họ nhìn thấy mình nhiều khi còn lớn hơn sự thật mình có, nên ngoài thương tôi còn xót nữa.
Anh làm gì để chính tỏ mình thương và xót khán giả Việt Nam?
Khán giả ủng hộ chính là người ta nuôi mình, không chỉ cá nhân, mà cả gia đình mình nữa, nên tôi luôn mang ơn khán giả. Mặc dù không nuôi bằng vật chất, nhưng khán giả Việt Nam nuôi tôi bằng tinh thần, nên tôi mang ơn họ nhiều lắm. Tôi cảm thấy mình đang nợ nơi đây, nên tôi về đây hát, mà lúc này là thuận tiện, tôi không thể đợi được nữa. Tôi muốn đến gần khán giả bằng những sô lớn hơn.
Nhưng tôi vẫn không nhìn thấy mình hát ở chỗ 5-10 nghìn người ồn ào. Đó là một khó khăn, và tôi đang phải tính giữa tôi và khán giả. Cũng có người hỏi tôi có thích đi xuyên Việt không? Nhưng tôi không biết mình đi được chỗ nào. Về miền Tây chắc huề rồi, nên tôi phải tự lượng sức mình. Trước mắt, tôi kẹt mấy sô bên Mỹ, nên tháng 7-8, trễ lắm là cuối năm, tôi hy vọng trở lại làm sô lớn hơn. Tôi nghĩ mình nên làm từ từ, chứ không phải thấy khán giả yêu quá thì lao tới.
Qua băng đĩa, nhiều người đã chọn anh làm thần tượng. Nhưng khi "cơn khát Tuấn Ngọc" đã được hoá giải, anh sẽ ra sao nếu "tượng thì ở lại, thần đã ra đi"?
Thần tượng của tôi là ca sĩ Mỹ, nếu người ta hay thật, tôi vẫn thích mãi. Còn khi thần tượng không cho tôi thấy họ là người hát hay nhất, tôi buộc phải đi học hỏi người khác. Tôi thích như vậy hơn, nó là thách thức, bắt mình phải cố gắng, trau dồi để giữ sự yêu mến của khán giả. Con người ta vốn có tính chán, có rồi thì hay coi thường, nên mình phải chấp nhận điều đó. Nhưng đừng để từ thần tượng, người ta coi thường mình, thấy mình còn thua những bản sao. Thời gian có thể làm số người hâm mộ mình bớt đi, nhưng không phải bớt từ 10 xuống còn 2-3.
Những thập niên gần đây, nhiều ca sĩ bị ảnh hưởng bởi phong cách của anh, có người thành công, có người thất bại. Còn anh nghĩ gì về những phiên bản của mình?
Không ai sinh ra đã biết ăn, biết nói, biết hát, nên ai cũng bị ảnh hưởng của người đi trước. Tôi bị ảnh hưởng của ca sĩ Mỹ, rồi tìm một hướng đi cho mình. Cái đó cũng "trầy da tróc vảy" lắm. Còn những ca sĩ trẻ ở đây không nghe nhạc Mỹ, người ta chọn tôi cho tiện, khỏi phải suy nghĩ, tìm đường lối riêng, điều đó tôi không ngạc nhiên lắm! Nhưng những người thành công là những người bị ảnh hưởng, rồi tách ra, tìm một lối đi riêng.
Tạm thời hãy xem thành công hay thất bại là chuyện của họ. Nhưng chuyện của người tích góp tiền bạc, vừa dựng được một ngôi nhà khang trang đã có người lạ nhảy vào ở cùng thì sao?
Tìm con đường riêng khó lắm. Nhưng nghĩ cho cùng, đó cũng là điều mình vui. Vì người ta yêu mến mới lựa chọn mình. Tuy nhiên, nhiều người theo mình, chưa chắc yêu mến mình đâu nhé. Người ta chỉ lựa chọn theo mình cho tiện thôi.
Vậy cái dở của anh là gì, để các phiên bản của anh phải cảnh giác?
Ca sĩ dở là người để khán giả thấy được cái dở của mình. Còn ca sĩ hay là người biết đưa cái hay ra, giấu cái dở đi.
Nhiều ca sĩ trẻ ảnh hưởng anh. Còn anh, đã bao giờ bị ảnh hưởng ngược trở lại?
Ca sĩ bước ra sân khấu không có nhiều kinh nghiệm, nhưng hát bằng cả tâm hồn, cái đó mình phải học. Thành ra cái thú của tôi là đi xem hát, vì người nào cũng có cái hay để học.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc - vợ anh cũng là con gái của một đại gia đình âm nhạc. Một thế giới chỉ âm nhạc có làm anh cảm thấy tù túng?
Như tôi đã nói, con người có tính dễ chán. Sướng cũng chán, không sướng cũng chán. Nên mình phải biết quý cái gì mình có. Đối với tôi, đi hát đủ để sống là hạnh phúc lắm rồi. Còn càng ham muốn, đòi hỏi nhiều càng khổ. Nên tôi tự nhắc mình sướng hơn rất nhiều người. Bởi tôi chỉ nhìn xuống để sống chứ không nhìn lên. Hơn nữa, sống một cuộc đời hoạt động nhiều quá cũng chán. Nên tôi thích ở nhà nhiều hơn là ra đường.
Người đàn ông thích ở nhà hơn ra đường mới gọi là... chán, anh nghĩ sao?
Khổng Minh có bao giờ ra đường đâu, nhưng có thấy cuộc đời Khổng Minh nhàm chán không? Tôi không nói mình là ông ấy, nhưng đâu cần phải ra đường. Ở nhà, ngồi bên chiếc máy tính, tôi có thể biết mọi cái bên ngoài. Từ máy tính, tôi học đủ mọi thứ mà vẫn không đủ thời gian. Chứ đâu phải tôi nằm nhà vắt tay lên trán thở dài, hết lăn bên này lại lăn bên kia.
Cuộc sống thường ngày của anh thế nào?
Những ngày thường, tôi phải ôn văn luyện võ để cuối tuần còn lên "võ đài". Vì cuối tuần nào, tôi cũng lên máy bay đi diễn, đụng chạm đến bầu sô, báo chí, khán giả. Đó là chưa kể những "sự kiện" khác như: "Anh ơi cái cửa nó hư đóng không được, anh sửa giùm em" hay "Rác nhiều quá anh đi đổ giùm", "Em đi chợ xong hết rồi nhưng quên mua mấy trái chanh"... Thế là có chuyện rồi.
Tôi hết đi sửa cửa, lại đổ rác, rồi lại đi mua chanh. Tôi đi chợ nhiều đến mức mấy bà bán hàng rong ở chợ trong khu người Việt Nam đều biết tôi. Mấy bà hỏi "Sao chị không đi chợ?", tôi nói: "Mỗi người làm một việc. Tôi đi chợ thì cô ấy nấu ăn, cô ấy nấu ăn, thì tôi rửa chén bát".
Cuộc sống vật chất của anh ở Mỹ thế nào, và một người lịch lãm như anh có phải "xuống nước" thương lượng cát-xê?
Tôi vẫn phải thường xuyên làm việc đó. Mình khôn thì đòi giá cao, không khôn thì đòi giá thấp. Khi làm việc tôi nghĩ tới cả bầu nữa. Bây giờ người ta thành công, nhưng những lần khác người ta thất bại, thành ra tôi không "thẳng tay" với bầu sô lắm. Cát-xê của tôi cũng không cao, khoảng vài nghìn USD một sô. Ít nhất 1 tháng tôi cũng diễn 3 sô. Nếu một mình tôi thì sống dư. Nhưng tôi còn trách nhiệm với vợ con, nên cuộc sống của tôi gọi là tạm đủ. Nói chung, tôi mãn nguyện với cuộc sống hiện tại, và không có một tiếng thở dài.
Nhưng hiếm có người đàn ông nào không thở dài vì... bà xã. Còn anh?
Vợ chồng nào chẳng có xích mích. Quan trọng là mình càng sống với nhau mình càng hiểu nhau, biết nhường nhịn nhau. Nên mỗi ngày tôi cảm thấy tình hình có vẻ đi đến hoà bình nhiều hơn là chiến tranh. Tuy nhiên, tiếng thở dài nhất của tôi về vợ là cô ấy trông "xương mai" vậy thôi, nhưng... ăn nhiều lắm.
Làm chồng một phụ nữ trẻ hơn, đẹp hơn, chân cũng dài hơn... anh có cảm thấy bất an?
Tại sao lại phải bất an? Tôi thích tin, tôi không nỡ nghi ngờ. Hơn nữa, chuyện gì đến sẽ đến, mình có lo nó cũng tới. Ví dụ, cô ấy có khả năng tặng tôi mấy cái... sừng thì trước sau tôi cũng có. Nhưng khi chọn một người vợ, ít nhiều tôi cũng phải nghĩ người này không đến nỗi nào. Nếu nghĩ người này có khả năng tặng mình mấy cái sừng thì tôi đâu có lấy, trừ khi tôi chọn nhầm người. Thử hình dung, cuộc sống sẽ khốn khổ thế nào, khi vợ mình bước ra đường mình lại có cảm giác bất an?
Vậy anh có bất an về tuổi tác của mình?
Chẳng ai dại mà khẳng định điều đó. Ở đời, ai cũng muốn trẻ mãi, nhưng mình ngồi ăn mãi rồi thì cũng phải đứng dậy cho người khác ăn. Đó là lẽ đương nhiên phải chấp nhận, chứ không thể tuổi này lăn ra khóc, than mình buồn. Ngay ngày mai tôi có hết đi hát cũng vậy, không buồn hay tiếc nuối. Vì tôi sống cho ngày hôm nay.
Có tới 3 công chúa nhưng lại thiếu một hoàng tử. Điều này khiến cuộc sống của anh kém hoàn hảo ở phần nào?
Khi trẻ, người đàn ông nào cũng thích có con trai đầu lòng. Vì có hạnh phúc nào bằng nhìn đứa con nhỏ giống y như mình, cũng mang cá tính của mình chạy đi chạy lại. Nhưng đến khi có con gái, tôi thấy thương lắm. Còn nếu dùng chữ nối dõi thì tôi thấy mình chẳng có gì để cần phải nối dõi. Nên đối với tôi, hạnh phúc nhất là sinh con ra và nuôi dạy chúng nên người
:alert:
http://i214.photobucket.com/albums/cc72/delta38_1/tuan1.jpg
Tuấn Ngọc được rất nhiều khán giả VN chọn làm thần tượng âm nhạc. Sau nhiều năm chờ đợi, anh đã có một đêm diễn tại TP HCM. Dù giá vé chợ đen lên đến 4 triệu đồng một đôi nhưng không uổng công, Tuấn Ngọc đã cống hiến cho người nghe những bản tình ca tuyệt vời.
Anh thấy thế nào trước "cơn khát Tuấn Ngọc" của khán giả Việt Nam?nh cảm
Ánh sáng đêm đó được thiết kế rất cầu kỳ, nhưng 1 tiếng trước giờ diễn bị trục trặc kỹ thuật. Kết quả là một màn hình đơn giản, nhưng cũng may là khán giả không để ý và quan tâm đến điều này. Hôm đó họng tôi lại đau. Trong hoàn cảnh này, phương pháp tốt nhất là nghỉ ngơi, nhưng tôi vẫn phải tập với ban nhạc. Những điều này làm tôi mất tự tin ít nhiều. Khán giả vỗ tay hưởng ứng, tôi cũng không hiểu rõ như thế nào nữa. Lần đầu tiên về nước diễn, được như thế tôi rất bất ngờ.
Một nghệ sĩ chinh chiến gần nửa thập niên như anh mà còn bất ngờ trước tiếng vỗ tay của khán giả, vì sao vậy?
13 năm tôi mới về Việt Nam nên làm sao hiểu được tình hình khán giả bên này. Còn nếu chỉ nghe bạn bè nói khán giả yêu mến thì không tin được, tôi vẫn muốn nhìn hơn. Hơn nữa, đâu chỉ 500-600 người đêm đó ái mộ là mình nghĩ có thể chinh phục được tất cả. Người nghệ sĩ bước ra sân khấu phải tự tin, nhưng tôi không chủ quan.
Giữa khán giả Việt Nam và khán giả hải ngoại, anh "thương" đối tượng nào hơn?
Đối với tôi, khán giả Việt Nam trên khắp thế giới đều dễ thương. Khán giả hải ngoại khi đã là của mình thì họ trung thành, nồng nhiệt lắm. Người ta có đủ điều kiện xem những chương trình đặc sắc trên thế giới mà vẫn yêu mến mình. Đó là lý do tôi thương người ta. Còn khán giả Việt Nam không có nhiều chọn lựa, họ nhìn thấy mình nhiều khi còn lớn hơn sự thật mình có, nên ngoài thương tôi còn xót nữa.
Anh làm gì để chính tỏ mình thương và xót khán giả Việt Nam?
Khán giả ủng hộ chính là người ta nuôi mình, không chỉ cá nhân, mà cả gia đình mình nữa, nên tôi luôn mang ơn khán giả. Mặc dù không nuôi bằng vật chất, nhưng khán giả Việt Nam nuôi tôi bằng tinh thần, nên tôi mang ơn họ nhiều lắm. Tôi cảm thấy mình đang nợ nơi đây, nên tôi về đây hát, mà lúc này là thuận tiện, tôi không thể đợi được nữa. Tôi muốn đến gần khán giả bằng những sô lớn hơn.
Nhưng tôi vẫn không nhìn thấy mình hát ở chỗ 5-10 nghìn người ồn ào. Đó là một khó khăn, và tôi đang phải tính giữa tôi và khán giả. Cũng có người hỏi tôi có thích đi xuyên Việt không? Nhưng tôi không biết mình đi được chỗ nào. Về miền Tây chắc huề rồi, nên tôi phải tự lượng sức mình. Trước mắt, tôi kẹt mấy sô bên Mỹ, nên tháng 7-8, trễ lắm là cuối năm, tôi hy vọng trở lại làm sô lớn hơn. Tôi nghĩ mình nên làm từ từ, chứ không phải thấy khán giả yêu quá thì lao tới.
Qua băng đĩa, nhiều người đã chọn anh làm thần tượng. Nhưng khi "cơn khát Tuấn Ngọc" đã được hoá giải, anh sẽ ra sao nếu "tượng thì ở lại, thần đã ra đi"?
Thần tượng của tôi là ca sĩ Mỹ, nếu người ta hay thật, tôi vẫn thích mãi. Còn khi thần tượng không cho tôi thấy họ là người hát hay nhất, tôi buộc phải đi học hỏi người khác. Tôi thích như vậy hơn, nó là thách thức, bắt mình phải cố gắng, trau dồi để giữ sự yêu mến của khán giả. Con người ta vốn có tính chán, có rồi thì hay coi thường, nên mình phải chấp nhận điều đó. Nhưng đừng để từ thần tượng, người ta coi thường mình, thấy mình còn thua những bản sao. Thời gian có thể làm số người hâm mộ mình bớt đi, nhưng không phải bớt từ 10 xuống còn 2-3.
Những thập niên gần đây, nhiều ca sĩ bị ảnh hưởng bởi phong cách của anh, có người thành công, có người thất bại. Còn anh nghĩ gì về những phiên bản của mình?
Không ai sinh ra đã biết ăn, biết nói, biết hát, nên ai cũng bị ảnh hưởng của người đi trước. Tôi bị ảnh hưởng của ca sĩ Mỹ, rồi tìm một hướng đi cho mình. Cái đó cũng "trầy da tróc vảy" lắm. Còn những ca sĩ trẻ ở đây không nghe nhạc Mỹ, người ta chọn tôi cho tiện, khỏi phải suy nghĩ, tìm đường lối riêng, điều đó tôi không ngạc nhiên lắm! Nhưng những người thành công là những người bị ảnh hưởng, rồi tách ra, tìm một lối đi riêng.
Tạm thời hãy xem thành công hay thất bại là chuyện của họ. Nhưng chuyện của người tích góp tiền bạc, vừa dựng được một ngôi nhà khang trang đã có người lạ nhảy vào ở cùng thì sao?
Tìm con đường riêng khó lắm. Nhưng nghĩ cho cùng, đó cũng là điều mình vui. Vì người ta yêu mến mới lựa chọn mình. Tuy nhiên, nhiều người theo mình, chưa chắc yêu mến mình đâu nhé. Người ta chỉ lựa chọn theo mình cho tiện thôi.
Vậy cái dở của anh là gì, để các phiên bản của anh phải cảnh giác?
Ca sĩ dở là người để khán giả thấy được cái dở của mình. Còn ca sĩ hay là người biết đưa cái hay ra, giấu cái dở đi.
Nhiều ca sĩ trẻ ảnh hưởng anh. Còn anh, đã bao giờ bị ảnh hưởng ngược trở lại?
Ca sĩ bước ra sân khấu không có nhiều kinh nghiệm, nhưng hát bằng cả tâm hồn, cái đó mình phải học. Thành ra cái thú của tôi là đi xem hát, vì người nào cũng có cái hay để học.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc - vợ anh cũng là con gái của một đại gia đình âm nhạc. Một thế giới chỉ âm nhạc có làm anh cảm thấy tù túng?
Như tôi đã nói, con người có tính dễ chán. Sướng cũng chán, không sướng cũng chán. Nên mình phải biết quý cái gì mình có. Đối với tôi, đi hát đủ để sống là hạnh phúc lắm rồi. Còn càng ham muốn, đòi hỏi nhiều càng khổ. Nên tôi tự nhắc mình sướng hơn rất nhiều người. Bởi tôi chỉ nhìn xuống để sống chứ không nhìn lên. Hơn nữa, sống một cuộc đời hoạt động nhiều quá cũng chán. Nên tôi thích ở nhà nhiều hơn là ra đường.
Người đàn ông thích ở nhà hơn ra đường mới gọi là... chán, anh nghĩ sao?
Khổng Minh có bao giờ ra đường đâu, nhưng có thấy cuộc đời Khổng Minh nhàm chán không? Tôi không nói mình là ông ấy, nhưng đâu cần phải ra đường. Ở nhà, ngồi bên chiếc máy tính, tôi có thể biết mọi cái bên ngoài. Từ máy tính, tôi học đủ mọi thứ mà vẫn không đủ thời gian. Chứ đâu phải tôi nằm nhà vắt tay lên trán thở dài, hết lăn bên này lại lăn bên kia.
Cuộc sống thường ngày của anh thế nào?
Những ngày thường, tôi phải ôn văn luyện võ để cuối tuần còn lên "võ đài". Vì cuối tuần nào, tôi cũng lên máy bay đi diễn, đụng chạm đến bầu sô, báo chí, khán giả. Đó là chưa kể những "sự kiện" khác như: "Anh ơi cái cửa nó hư đóng không được, anh sửa giùm em" hay "Rác nhiều quá anh đi đổ giùm", "Em đi chợ xong hết rồi nhưng quên mua mấy trái chanh"... Thế là có chuyện rồi.
Tôi hết đi sửa cửa, lại đổ rác, rồi lại đi mua chanh. Tôi đi chợ nhiều đến mức mấy bà bán hàng rong ở chợ trong khu người Việt Nam đều biết tôi. Mấy bà hỏi "Sao chị không đi chợ?", tôi nói: "Mỗi người làm một việc. Tôi đi chợ thì cô ấy nấu ăn, cô ấy nấu ăn, thì tôi rửa chén bát".
Cuộc sống vật chất của anh ở Mỹ thế nào, và một người lịch lãm như anh có phải "xuống nước" thương lượng cát-xê?
Tôi vẫn phải thường xuyên làm việc đó. Mình khôn thì đòi giá cao, không khôn thì đòi giá thấp. Khi làm việc tôi nghĩ tới cả bầu nữa. Bây giờ người ta thành công, nhưng những lần khác người ta thất bại, thành ra tôi không "thẳng tay" với bầu sô lắm. Cát-xê của tôi cũng không cao, khoảng vài nghìn USD một sô. Ít nhất 1 tháng tôi cũng diễn 3 sô. Nếu một mình tôi thì sống dư. Nhưng tôi còn trách nhiệm với vợ con, nên cuộc sống của tôi gọi là tạm đủ. Nói chung, tôi mãn nguyện với cuộc sống hiện tại, và không có một tiếng thở dài.
Nhưng hiếm có người đàn ông nào không thở dài vì... bà xã. Còn anh?
Vợ chồng nào chẳng có xích mích. Quan trọng là mình càng sống với nhau mình càng hiểu nhau, biết nhường nhịn nhau. Nên mỗi ngày tôi cảm thấy tình hình có vẻ đi đến hoà bình nhiều hơn là chiến tranh. Tuy nhiên, tiếng thở dài nhất của tôi về vợ là cô ấy trông "xương mai" vậy thôi, nhưng... ăn nhiều lắm.
Làm chồng một phụ nữ trẻ hơn, đẹp hơn, chân cũng dài hơn... anh có cảm thấy bất an?
Tại sao lại phải bất an? Tôi thích tin, tôi không nỡ nghi ngờ. Hơn nữa, chuyện gì đến sẽ đến, mình có lo nó cũng tới. Ví dụ, cô ấy có khả năng tặng tôi mấy cái... sừng thì trước sau tôi cũng có. Nhưng khi chọn một người vợ, ít nhiều tôi cũng phải nghĩ người này không đến nỗi nào. Nếu nghĩ người này có khả năng tặng mình mấy cái sừng thì tôi đâu có lấy, trừ khi tôi chọn nhầm người. Thử hình dung, cuộc sống sẽ khốn khổ thế nào, khi vợ mình bước ra đường mình lại có cảm giác bất an?
Vậy anh có bất an về tuổi tác của mình?
Chẳng ai dại mà khẳng định điều đó. Ở đời, ai cũng muốn trẻ mãi, nhưng mình ngồi ăn mãi rồi thì cũng phải đứng dậy cho người khác ăn. Đó là lẽ đương nhiên phải chấp nhận, chứ không thể tuổi này lăn ra khóc, than mình buồn. Ngay ngày mai tôi có hết đi hát cũng vậy, không buồn hay tiếc nuối. Vì tôi sống cho ngày hôm nay.
Có tới 3 công chúa nhưng lại thiếu một hoàng tử. Điều này khiến cuộc sống của anh kém hoàn hảo ở phần nào?
Khi trẻ, người đàn ông nào cũng thích có con trai đầu lòng. Vì có hạnh phúc nào bằng nhìn đứa con nhỏ giống y như mình, cũng mang cá tính của mình chạy đi chạy lại. Nhưng đến khi có con gái, tôi thấy thương lắm. Còn nếu dùng chữ nối dõi thì tôi thấy mình chẳng có gì để cần phải nối dõi. Nên đối với tôi, hạnh phúc nhất là sinh con ra và nuôi dạy chúng nên người
:alert: