Dan Lee
12-19-2007, 08:23 AM
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (13)
(tuần 23-29 tháng 12 năm 2007)
121. Chúa Giêsu ban sự bình an cho chúng ta
Khi giáng sinh trong hang đá Bêlem, Chúa Giêsu cho thiên thần phát thanh chương trình bình an cho những ai có lòng ngay chính, cho những ai yêu Chúa và được Chúa yêu.
Khi bắt đầu rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Chúa Giêsu tuyên bố tám mối phước thật, tám điều đem lại bình an thật cho con người.
Khi ra hành đạo công khai, Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng cho các thành thị,làng mạc, gia đình và căn dặn họ khi bước vào nhà nào, hãy mở đầu câu truyện bằng cách chúc bằng an: “Bằng an cho nhà nầy!”
Khi sắp bước chân vào vòng tử nạn, Chúa Giêsu nhấn mạnh vào hai chữ bình an chân chính mà Ngài muốn trối lại cho môn đệ mình: “Thầy ban bình an của Thầy cho các con”.
Khi sống lại, Chúa Giêsu chúc bình an ngay cho các môn đệ: “Bình an cho các con.”
Và giờ đây, Chúa Giêsu luôn luôn dùng miệng các linh mục để chúc bình an của Ngài cho chúng ta.
122. Một tu sĩ đầy tràn bình an của Chúa, làm cho thánh Anphongsô cảm phục
Thánh Anphongsô kể câu chuyện sau đây để nói lên việc ngài hết sức cảm phục một tu sĩ đầy tràn bình an của Chúa, có đời sống nội tâm sâu xa. Ngài thuật.
Cha bề trên hỏi thầy:
- “Thầy chú ý làm việc đạo đức nào nhất?”
- “Dạ thưa cha bề trên, con không làm gì khác người ta. Con chỉ luôn luôn cố ý muốn điều Chúa muốn, và Chúa đã cho con được ơn đặc biệt nầy là: cho ý con hoàn toàn theo thánh ý Chúa. Giàu sang không đưa con lên, khổ cực không đè con xuống, vì cái gì, con cũng nhận do bàn tay của Chúa. Trong tất cả mọi lời cầu xin của con, con chỉ xin ý Chúa được thực hiện trong con mà thôi.”
Cha bề trên lại hỏi:
- “Mấy ngày nay, kẻ xấu đã làm thiệt hại dòng chúng ta. Họ đốt cháy trang trại của chúng ta, làm tiêu tan mùa màng và súc vật của chúng ta, thầy có buồn không?”
- “Lạy cha bề trên, con không buồn, trái lại, con cám ơn Chúa vì con đã nhiều lần cám ơn Chúa trong những tai họa như vậy rôi. Con biết Chúa chỉ cho xảy ra những gì làm vinh danh Chúa và đem lại ích lợi lớn lao cho chúng ta. Vì thế, con luôn luôn bằng an, cho dù việc gì xảy ra đi nữa.”
Và thánh Anphongsô góp ý thán phục:
- “Đây thật là sự bình an thẳm sâu mà các thánh hưởng được.”
123. Đệ nhất thi sĩ nước Italia đi tìm bằng an
Có một người đi lang thang giữa trời đông tuyết lạnh. Ông là đệ nhất thi sĩ nước Italia lúc bấy giờ, danh tiếng lừng vang. Tên ông: Le Dante (đọc theo tiếng Italia: Lê Đăng Tê).
Tâm hồn đệ nhất thí sĩ nầy đầy rối loạn vì thời ông sống đang trãi qua những tai họa lớn lao.
Đang đi, bỗng ông nghe tiếng chuông ngân lên từ xa. Ông tưởng đó là tiếng của người bạn đang an ủi ông. Ông đi lần theo tiếng chuông. Ông đến trước một tu viện. Ông gõ cửa. Một tu sĩ mở cửa, chào ông:
- “Chào ngài, xin chúc ngài được bằng an. Ngài muốn tìm gì?”
Sửng sốt vì thấy vị tu sĩ hỏi trúng tim, đệ nhất thi sĩ nầy liền trả lời:
- “Tôi tìm gì à? Tôi đang đi tìm chính sự bằng an mà thầy mới chúc cho tôi, sự bình an mà tôi không tìm được ở đâu cả.”
124. Đức Mẹ nhớ ơn.
Một ngày nọ, thánh Gioan Maria Vianê, cha sở họ Ars, gặp trong nhà thờ một người đàn bà có vẻ đang đau khổ nhiều. Bà ta vừa trở thành quả phụ. Ông chồng đã rơi từ cầu xuống sông và bị chết đuối. Ông ta chết khi chưa kịp ăn năn thống hối, trở về với Chúa. Do đó, đối với bà, ông chồng chắc chắn đã mất linh hồn.
Được Chúa soi sáng, cha Vianê nhẹ nhàng đến gần bà và nói:
- “Chồng bà đã được cứu thoát.”
Quá ngạc nhiên và tỏ vẻ không tin, bà ta lại hỏi:
- “Thưa cha, làm sao có thể như vậy được?”
Cha Vianê cắt nghĩa:
- “Có Chúa ở giữa chiếc cầu và giòng sông. Chồng bà đã cùng rơi với Chúa. Và khi rơi, ông đã làm hoà với Ngài.”
Bà vợ vẫn tỏ vẻ không tin:
- “Nhưng thưa cha, làm sao lại có thể như vậy được?”
Cha Vianê trả lời và cắt nghĩa tiếp:
- “Đó là một ơn của Đức Mẹ ban. Vì một hôm, trên đường từ đồng về nhà, chồng bà đã hái một đóa hoa đem chưng trước tượng Đức Mẹ ở bên đường. Đức mẹ có thể quên được cử chỉ tốt đẹp nầy sao?”
125. Sự khiêm nhượng lạ lùng của Đức Giáo Hoàng Piô X
Đức Giáo Hoàng Piô X luôn luôn lắng nghe mọi người phát biểu ý kiến, luôn luôn lắng nghe những nhận xét của họ và xin họ cho mình những lời khuyên bảo.
Ngày kia, trong một cuộc triều yết, một đức ông nói thẳng lên Đức Giáo Hoàng những lời phê bình về một phán quyết của Đức Giáo Hoàng trong một vấn đề rất quan trọng. Đức Giáo Hoàn Piô X lắng nghe. Ngài im lặng suy nghĩ, rồi ngước mắt nhìn đức ông nầy và nói một câu làm cho đức ông vô cùng sửng sốt:
- “Đức ông đã hoàn toàn có lý!”
Đức ông nầy kinh khiếp và hết lòng ca tụng sự khiêm nhượng lạ lùng của một vị giáo hoàng.
126. “Tôi sẽ còn quả tim để yêu thương ông!”
Cha Vianê thành công trong việc làm cho bà vợ của một người Do Thái trở lại.
Chồng bà ta quá tức tối, chạy ngay đến nhà thờ gặp cha Vianê và nói to:
- “Cha đã làm cho gia đình tôi không còn bằng an nữa. Nay tôi đến đây để móc mắt cha.”
Cha Vianê bình tĩnh hỏi:
- “Ông móc con mắt nào?”
Người Do Thái nầy quá ngạc nhiên trước thái độ lễ phép của cha Vianê. Ông do dự một chút rồi nói:
- “Con mắt phải?”
Cha Vianê vui vẻ nói:
- “Vậy thì tôi còn con mắt trái để nhìn ông và yêu thương ông.”
Người Do Thái nầy không chịu thua. Ông nói ngay:
- “Nếu vậy, tôi móc cả hai con mắt của cha.”
Cha Vianê vẫn dịu dàng nói:
- “Tôi sẽ còn quả tim để yêu thương ông.”
Người Do Thái nầy liền quỳ xuống trước mặt cha Vianê và xin trở lại Đạo Công giáo. Bây giờ, ông mới chịu thua!
127. “Ôi, nếu khi nhỏ, con gặp được một linh mục như cha!”
Một thanh niên kia phạm tội sát nhân nặng nề. Anh ta bị lên án xử tử.
Linh mục Cafasso được mời đến gặp anh sát nhân nầy trong tù trước khi anh ta bị điệu đi xử tử.
Gặp được một linh mục lúc sắp chết là một hồng ân lớn lao của Chúa.
Sau buổi gặp gỡ với cha Cafasso nầy, thanh niên sát nhân khóc nức nở, hôn tay cha và thổn thức nói:
- “Ôi, nếu khi nhỏ, con gặp được một linh mục như cha!”
Như vậy, thanh niên sát nhân nầy khi nhỏ đã gặp được nhiều linh mục, nhưng chưa có linh mục nào hiền lành, khiêm nhu, thông cảm và tử tế như linh mục Cafasso nầy.
128. Linh mục đừng quên ơn giáo dân
Tại Ấn Độ, cha Planchard đau dịch tả. Giáo dân Sossai lo cho cha lành.
Cha Planchard tiếp tục mắc bệnh thương hàn. Giáo dân Sossai lo cho cha lành.
Cha Planchard lại mắc bệnh đậu mùa. Giáo dân Sossai lo cho cha lành.
Và giờ đây, giáo dân Sossai bị lây bệnh của cha Planchard.
Trong khi hấp hối sắp lìa đời, giáo dân Sossai sung sướng nói:
- “Cha sống là tuyệt vì cha cần cho các linh hồn.”
Nhiều khi anh em linh mục chúng ta quá nhấn mạnh đến sự chủ chăn hy sinh cho đoàn chiên, mà quên ơn đoàn chiên hy sinh rất nhiều cho chủ chăn.
129. “Khi lớn lên, em muốn trở thành linh mục”.
Cuối thế chiến thứ nhất tại Âu châu, trong một trường tiểu học ở Bỉ, thầy giáo ra đề: “Khi lớn lên, em sẽ làm gì?”
Một em nhỏ trả lời: “Khi lớn lên, em muốn trở thành linh mục.”
Muốn biết vì sao một em tiểu học còn nhỏ lại có một tư tưởng lạ lùng như thế, thầy giáo hỏi em lý do và em đơn sơ cho biết như sau: “ Khi cha em đi lính, mẹ ở nhà không có gì ăn. Một ngày kia, mẹ em, em và em em quá đói. Cha sở già đến thăm nhà em, mang tặng mấy ổ bánh mì. Nhờ đó, mẹ em, em và em em khỏi chết đói. Vậy khi lớn lên, em cũng muốn làm linh mục để mang bánh lại cho những ai đói.”
130. Phép lạ sông Marne
Cầu nguyện luôn luôn là sức mạnh mang lại hy vọng cho những người con của Chúa và làm cho họ đứng vững được trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Tháng 9 năm 1914, khi trận đệ nhất thế chiến bắt đầu thì “Phép lạ sông Marne” cũng xảy đến.
Số là lúc đó, quân Đức tràn xuống phía bắc nước Pháp. Quân Pháp rút lui hổn loạn. Quân Đức sắp tràn qua sông Marne. Thống chế Joffre than:
- “Chúng ta mất hết rồi!”
Nhưng tướng Castelnau cải chính:
- “Thưa thống chế, chúng ta chưa mất hết vì chúng ta còn hy vọng vào lời cầu nguyện.”
Thống chế Joffre tức tối, ngắt lời ngay:
- “Ông hãy cầu nguyện đi.”
Tướng Castelnau không chịu thua, ra lệnh:
“Thống chế hãy cùng tôi cầu nguyện.”
Thế rồi hai vị tướng chắp ta cầu nguyện trong hoàn cảnh tuyệt vọng.
Cầu nguyện xong, thống chế Joffre ra lệnh phản công: quân Pháp lên tinh thần, vùng dậy phản công mãnh liệt: quân Đức bị chận lại bên kia bờ sống Marne, phải rút lui, không tràn xuống được phía bắc nước Pháp.
Sự kiện lịch sử nầy, những ai có đức tin, đều công nhận “Phép lạ sông Marne”.
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
(tuần 23-29 tháng 12 năm 2007)
121. Chúa Giêsu ban sự bình an cho chúng ta
Khi giáng sinh trong hang đá Bêlem, Chúa Giêsu cho thiên thần phát thanh chương trình bình an cho những ai có lòng ngay chính, cho những ai yêu Chúa và được Chúa yêu.
Khi bắt đầu rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Chúa Giêsu tuyên bố tám mối phước thật, tám điều đem lại bình an thật cho con người.
Khi ra hành đạo công khai, Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng cho các thành thị,làng mạc, gia đình và căn dặn họ khi bước vào nhà nào, hãy mở đầu câu truyện bằng cách chúc bằng an: “Bằng an cho nhà nầy!”
Khi sắp bước chân vào vòng tử nạn, Chúa Giêsu nhấn mạnh vào hai chữ bình an chân chính mà Ngài muốn trối lại cho môn đệ mình: “Thầy ban bình an của Thầy cho các con”.
Khi sống lại, Chúa Giêsu chúc bình an ngay cho các môn đệ: “Bình an cho các con.”
Và giờ đây, Chúa Giêsu luôn luôn dùng miệng các linh mục để chúc bình an của Ngài cho chúng ta.
122. Một tu sĩ đầy tràn bình an của Chúa, làm cho thánh Anphongsô cảm phục
Thánh Anphongsô kể câu chuyện sau đây để nói lên việc ngài hết sức cảm phục một tu sĩ đầy tràn bình an của Chúa, có đời sống nội tâm sâu xa. Ngài thuật.
Cha bề trên hỏi thầy:
- “Thầy chú ý làm việc đạo đức nào nhất?”
- “Dạ thưa cha bề trên, con không làm gì khác người ta. Con chỉ luôn luôn cố ý muốn điều Chúa muốn, và Chúa đã cho con được ơn đặc biệt nầy là: cho ý con hoàn toàn theo thánh ý Chúa. Giàu sang không đưa con lên, khổ cực không đè con xuống, vì cái gì, con cũng nhận do bàn tay của Chúa. Trong tất cả mọi lời cầu xin của con, con chỉ xin ý Chúa được thực hiện trong con mà thôi.”
Cha bề trên lại hỏi:
- “Mấy ngày nay, kẻ xấu đã làm thiệt hại dòng chúng ta. Họ đốt cháy trang trại của chúng ta, làm tiêu tan mùa màng và súc vật của chúng ta, thầy có buồn không?”
- “Lạy cha bề trên, con không buồn, trái lại, con cám ơn Chúa vì con đã nhiều lần cám ơn Chúa trong những tai họa như vậy rôi. Con biết Chúa chỉ cho xảy ra những gì làm vinh danh Chúa và đem lại ích lợi lớn lao cho chúng ta. Vì thế, con luôn luôn bằng an, cho dù việc gì xảy ra đi nữa.”
Và thánh Anphongsô góp ý thán phục:
- “Đây thật là sự bình an thẳm sâu mà các thánh hưởng được.”
123. Đệ nhất thi sĩ nước Italia đi tìm bằng an
Có một người đi lang thang giữa trời đông tuyết lạnh. Ông là đệ nhất thi sĩ nước Italia lúc bấy giờ, danh tiếng lừng vang. Tên ông: Le Dante (đọc theo tiếng Italia: Lê Đăng Tê).
Tâm hồn đệ nhất thí sĩ nầy đầy rối loạn vì thời ông sống đang trãi qua những tai họa lớn lao.
Đang đi, bỗng ông nghe tiếng chuông ngân lên từ xa. Ông tưởng đó là tiếng của người bạn đang an ủi ông. Ông đi lần theo tiếng chuông. Ông đến trước một tu viện. Ông gõ cửa. Một tu sĩ mở cửa, chào ông:
- “Chào ngài, xin chúc ngài được bằng an. Ngài muốn tìm gì?”
Sửng sốt vì thấy vị tu sĩ hỏi trúng tim, đệ nhất thi sĩ nầy liền trả lời:
- “Tôi tìm gì à? Tôi đang đi tìm chính sự bằng an mà thầy mới chúc cho tôi, sự bình an mà tôi không tìm được ở đâu cả.”
124. Đức Mẹ nhớ ơn.
Một ngày nọ, thánh Gioan Maria Vianê, cha sở họ Ars, gặp trong nhà thờ một người đàn bà có vẻ đang đau khổ nhiều. Bà ta vừa trở thành quả phụ. Ông chồng đã rơi từ cầu xuống sông và bị chết đuối. Ông ta chết khi chưa kịp ăn năn thống hối, trở về với Chúa. Do đó, đối với bà, ông chồng chắc chắn đã mất linh hồn.
Được Chúa soi sáng, cha Vianê nhẹ nhàng đến gần bà và nói:
- “Chồng bà đã được cứu thoát.”
Quá ngạc nhiên và tỏ vẻ không tin, bà ta lại hỏi:
- “Thưa cha, làm sao có thể như vậy được?”
Cha Vianê cắt nghĩa:
- “Có Chúa ở giữa chiếc cầu và giòng sông. Chồng bà đã cùng rơi với Chúa. Và khi rơi, ông đã làm hoà với Ngài.”
Bà vợ vẫn tỏ vẻ không tin:
- “Nhưng thưa cha, làm sao lại có thể như vậy được?”
Cha Vianê trả lời và cắt nghĩa tiếp:
- “Đó là một ơn của Đức Mẹ ban. Vì một hôm, trên đường từ đồng về nhà, chồng bà đã hái một đóa hoa đem chưng trước tượng Đức Mẹ ở bên đường. Đức mẹ có thể quên được cử chỉ tốt đẹp nầy sao?”
125. Sự khiêm nhượng lạ lùng của Đức Giáo Hoàng Piô X
Đức Giáo Hoàng Piô X luôn luôn lắng nghe mọi người phát biểu ý kiến, luôn luôn lắng nghe những nhận xét của họ và xin họ cho mình những lời khuyên bảo.
Ngày kia, trong một cuộc triều yết, một đức ông nói thẳng lên Đức Giáo Hoàng những lời phê bình về một phán quyết của Đức Giáo Hoàng trong một vấn đề rất quan trọng. Đức Giáo Hoàn Piô X lắng nghe. Ngài im lặng suy nghĩ, rồi ngước mắt nhìn đức ông nầy và nói một câu làm cho đức ông vô cùng sửng sốt:
- “Đức ông đã hoàn toàn có lý!”
Đức ông nầy kinh khiếp và hết lòng ca tụng sự khiêm nhượng lạ lùng của một vị giáo hoàng.
126. “Tôi sẽ còn quả tim để yêu thương ông!”
Cha Vianê thành công trong việc làm cho bà vợ của một người Do Thái trở lại.
Chồng bà ta quá tức tối, chạy ngay đến nhà thờ gặp cha Vianê và nói to:
- “Cha đã làm cho gia đình tôi không còn bằng an nữa. Nay tôi đến đây để móc mắt cha.”
Cha Vianê bình tĩnh hỏi:
- “Ông móc con mắt nào?”
Người Do Thái nầy quá ngạc nhiên trước thái độ lễ phép của cha Vianê. Ông do dự một chút rồi nói:
- “Con mắt phải?”
Cha Vianê vui vẻ nói:
- “Vậy thì tôi còn con mắt trái để nhìn ông và yêu thương ông.”
Người Do Thái nầy không chịu thua. Ông nói ngay:
- “Nếu vậy, tôi móc cả hai con mắt của cha.”
Cha Vianê vẫn dịu dàng nói:
- “Tôi sẽ còn quả tim để yêu thương ông.”
Người Do Thái nầy liền quỳ xuống trước mặt cha Vianê và xin trở lại Đạo Công giáo. Bây giờ, ông mới chịu thua!
127. “Ôi, nếu khi nhỏ, con gặp được một linh mục như cha!”
Một thanh niên kia phạm tội sát nhân nặng nề. Anh ta bị lên án xử tử.
Linh mục Cafasso được mời đến gặp anh sát nhân nầy trong tù trước khi anh ta bị điệu đi xử tử.
Gặp được một linh mục lúc sắp chết là một hồng ân lớn lao của Chúa.
Sau buổi gặp gỡ với cha Cafasso nầy, thanh niên sát nhân khóc nức nở, hôn tay cha và thổn thức nói:
- “Ôi, nếu khi nhỏ, con gặp được một linh mục như cha!”
Như vậy, thanh niên sát nhân nầy khi nhỏ đã gặp được nhiều linh mục, nhưng chưa có linh mục nào hiền lành, khiêm nhu, thông cảm và tử tế như linh mục Cafasso nầy.
128. Linh mục đừng quên ơn giáo dân
Tại Ấn Độ, cha Planchard đau dịch tả. Giáo dân Sossai lo cho cha lành.
Cha Planchard tiếp tục mắc bệnh thương hàn. Giáo dân Sossai lo cho cha lành.
Cha Planchard lại mắc bệnh đậu mùa. Giáo dân Sossai lo cho cha lành.
Và giờ đây, giáo dân Sossai bị lây bệnh của cha Planchard.
Trong khi hấp hối sắp lìa đời, giáo dân Sossai sung sướng nói:
- “Cha sống là tuyệt vì cha cần cho các linh hồn.”
Nhiều khi anh em linh mục chúng ta quá nhấn mạnh đến sự chủ chăn hy sinh cho đoàn chiên, mà quên ơn đoàn chiên hy sinh rất nhiều cho chủ chăn.
129. “Khi lớn lên, em muốn trở thành linh mục”.
Cuối thế chiến thứ nhất tại Âu châu, trong một trường tiểu học ở Bỉ, thầy giáo ra đề: “Khi lớn lên, em sẽ làm gì?”
Một em nhỏ trả lời: “Khi lớn lên, em muốn trở thành linh mục.”
Muốn biết vì sao một em tiểu học còn nhỏ lại có một tư tưởng lạ lùng như thế, thầy giáo hỏi em lý do và em đơn sơ cho biết như sau: “ Khi cha em đi lính, mẹ ở nhà không có gì ăn. Một ngày kia, mẹ em, em và em em quá đói. Cha sở già đến thăm nhà em, mang tặng mấy ổ bánh mì. Nhờ đó, mẹ em, em và em em khỏi chết đói. Vậy khi lớn lên, em cũng muốn làm linh mục để mang bánh lại cho những ai đói.”
130. Phép lạ sông Marne
Cầu nguyện luôn luôn là sức mạnh mang lại hy vọng cho những người con của Chúa và làm cho họ đứng vững được trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Tháng 9 năm 1914, khi trận đệ nhất thế chiến bắt đầu thì “Phép lạ sông Marne” cũng xảy đến.
Số là lúc đó, quân Đức tràn xuống phía bắc nước Pháp. Quân Pháp rút lui hổn loạn. Quân Đức sắp tràn qua sông Marne. Thống chế Joffre than:
- “Chúng ta mất hết rồi!”
Nhưng tướng Castelnau cải chính:
- “Thưa thống chế, chúng ta chưa mất hết vì chúng ta còn hy vọng vào lời cầu nguyện.”
Thống chế Joffre tức tối, ngắt lời ngay:
- “Ông hãy cầu nguyện đi.”
Tướng Castelnau không chịu thua, ra lệnh:
“Thống chế hãy cùng tôi cầu nguyện.”
Thế rồi hai vị tướng chắp ta cầu nguyện trong hoàn cảnh tuyệt vọng.
Cầu nguyện xong, thống chế Joffre ra lệnh phản công: quân Pháp lên tinh thần, vùng dậy phản công mãnh liệt: quân Đức bị chận lại bên kia bờ sống Marne, phải rút lui, không tràn xuống được phía bắc nước Pháp.
Sự kiện lịch sử nầy, những ai có đức tin, đều công nhận “Phép lạ sông Marne”.
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang