Dan Lee
12-19-2007, 08:39 AM
ĐƯỜNG CHÚA ĐI QUA
http://www.vietcatholic.net/pics/Bishop-JeanCassaigne.jpg
Đức Cha Jean Cassaigne
Câu chuyện ngắn gọn tôi muốn kể lại đây không có ý định nhìn về quá khứ mà những gì một người cha rất nhân lành là Đức Cha Cassaigne đã làm và hy sinh cả cuộc đời cho những anh chị em người Thượng bị bệnh phong cùi. Báo chí Việt ngữ và những cơ quan truyền thông to lớn trên thế giới nhiều khi đã không đủ giấy mực để tán tụng công đức của một người cha hết lòng hết sức vì những đứa con bất hạnh nhất trong những đứa con nghèo khó bệnh tật của Đức Cha.
Người công giáo Việt Nam chắc hẳn nhiều ít đã dược nghe nói về Đức Cha Cát-Sanh. Đặc biệt là những anh chị em người Thượng ở vùng Di Linh thì lại rất thân quen với hình ảnh và những công việc truyền giáo và bác ái của Đức Cha Cát-Sanh. Người đã hy sinh và dâng hiến trọn cuộc đời cho những con cái đáng thương nhất bị xua đuổi họ ra khỏi xã hội. Ngừơi đã sống và chết giữa vòng tay và lòng yêu thương vô hạn của những anh chị em bị bệnh phong cùi vì lòng yêu thương không bờ bến của Người đối với họ. Đức Cha Cát-Sanh đã bị lây bệnh phong cùi từ đám con cái mà gần như ngày nào Người cũng tự tay chăm sóc những phần cơ thể bị lở lóet của họ. Người đã từ chối không về Pháp để chữa trị và Ngừơi đã trở về Nước Chúa trong tiếng khóc nức nở vật vã của đám con cái mà Người hết mực yêu thương chăm sóc. Thân xác Người cũng ở lại với những anh chị em khốn khổ nhất trong đòan con cái đông đảo hiền lành nghèo khó.
Kỷ niệm duy nhất của tôi với Đức Cha Cát-Sanh vào những ngày chiến tranh chưa đến độ tàn khốc. Một ngày Chúa nhật xa xưa, tôi đã được ngồi trên chiếc xe Land Rover của Đức Cha từ thị xã Đà Lạt về làng phong cùi và cũng là nơi sinh sống của Đức Cha ở quận Di Linh. Đức Cha lái xe, tôi ngồi bên cạnh. Trên xe chỉ có hai cha con và Đức Cha lúc nào cũng ngậm tẩu thuốc thơm ngào ngạt. Thỉnh thỏang Đức Cha nhìn sang bên cạnh con đường nhỏ hẹp và nói về những tàng cây suối nước là tặng vật của Thiên Chúa cho nhân lọai. Đức Cha yêu thích phong cảnh thiên nhiên và nói rằng những anh chị em bị bệnh phong cùi cũng là những tạo vật thiên nhiên mà Chúa trao phó cho Đức Cha. Lúc xuống xe ngay bên cạnh nhà thờ, mấy người Thượng trông có vẻ lành lặn chạy đến nói với Đức Cha những gì mà tôi không hiểu. Khi Đức Cha trả lời lại bằng tiếng Thượng thì thấy người nào cũng cười ngặt nghẽo có vẻ vui sướng lắm. Đức Cha quay lại nói với tôi rằng bà già này tin và cảm tạ Chúa đã làm phép lạ vì hôm nay có một con gà đẻ tới hai trứng. Đức Cha vào văn phòng lấy một xấp giấy tờ rồi hai cha con lên xe trở về Đà Lạt.
Mấy ngày trước đây trên VietCatholic tôi được nhìn những tấm hình Đức Cha Nguyễn Chí Linh đi thăm trại phong cùi ở tỉnh Thanh Hóa. Tấm hình Đức Cha cầm khúc bánh mì ăn trông có vẻ ngon lành lắm bên cạnh những bệnh nhân phong cùi mà đa số không phải là tín hữu công giáo. Tôi đóan chừng rằng đó là những khúc bánh mì Đức Cha mang đến cho những bệnh nhân phong cùi. Ngài đã vui vẻ hội nhập vào đời sống rất đau thương của những người khốn cùng nhất bằng một chia sẻ rất yêu thương. Tôi chợt nhạt nhòa nghĩ rằng nếu Đức Cha có bị lây bệnh thì Ngài cũng sẽ vui vẻ chịu đựng như Đức Cha Cát-Sanh đã trọn vẹn dâng hiến những ngày tháng bệnh tật đau đớn lên Chúa. Tôi mù tịt về thánh kinh. Nhìn những đọan trích từ kinh thánh có tên tác giả và vài con số tôi cũng không biết những con số đó là gì? Nhưng qua những bài thánh kinh trong các thánh lễ Chúa nhật thì tôi nhận thức rằng Chúa rất gần gũi những người phong cùi, câm điếc và Chúa cũng rất gần gũi với những người bị xã hội kết án là tội lỗi.
Những ngày trong mùa Giáng Sinh với một trời đèn mầu và những ca khúc mừng vui nhộn nhịp đã khơi lại trong tôi một kỷ niệm duy nhất với Đức Cha Cát-Sanh và bây giờ được nhìn thấy những tấm hình Đức Cha Chí-Linh với các bệnh nhân phong cùi. Tôi nghĩ và tin rằng ở vào không gian và thời điểm nào cũng vẫn có những đấng bậc đến với thế gian bằng một con đường chông gai hiểm nghèo như con đường Chúa đã đi qua.
Trương Phú Thứ
http://www.vietcatholic.net/pics/Bishop-JeanCassaigne.jpg
Đức Cha Jean Cassaigne
Câu chuyện ngắn gọn tôi muốn kể lại đây không có ý định nhìn về quá khứ mà những gì một người cha rất nhân lành là Đức Cha Cassaigne đã làm và hy sinh cả cuộc đời cho những anh chị em người Thượng bị bệnh phong cùi. Báo chí Việt ngữ và những cơ quan truyền thông to lớn trên thế giới nhiều khi đã không đủ giấy mực để tán tụng công đức của một người cha hết lòng hết sức vì những đứa con bất hạnh nhất trong những đứa con nghèo khó bệnh tật của Đức Cha.
Người công giáo Việt Nam chắc hẳn nhiều ít đã dược nghe nói về Đức Cha Cát-Sanh. Đặc biệt là những anh chị em người Thượng ở vùng Di Linh thì lại rất thân quen với hình ảnh và những công việc truyền giáo và bác ái của Đức Cha Cát-Sanh. Người đã hy sinh và dâng hiến trọn cuộc đời cho những con cái đáng thương nhất bị xua đuổi họ ra khỏi xã hội. Ngừơi đã sống và chết giữa vòng tay và lòng yêu thương vô hạn của những anh chị em bị bệnh phong cùi vì lòng yêu thương không bờ bến của Người đối với họ. Đức Cha Cát-Sanh đã bị lây bệnh phong cùi từ đám con cái mà gần như ngày nào Người cũng tự tay chăm sóc những phần cơ thể bị lở lóet của họ. Người đã từ chối không về Pháp để chữa trị và Ngừơi đã trở về Nước Chúa trong tiếng khóc nức nở vật vã của đám con cái mà Người hết mực yêu thương chăm sóc. Thân xác Người cũng ở lại với những anh chị em khốn khổ nhất trong đòan con cái đông đảo hiền lành nghèo khó.
Kỷ niệm duy nhất của tôi với Đức Cha Cát-Sanh vào những ngày chiến tranh chưa đến độ tàn khốc. Một ngày Chúa nhật xa xưa, tôi đã được ngồi trên chiếc xe Land Rover của Đức Cha từ thị xã Đà Lạt về làng phong cùi và cũng là nơi sinh sống của Đức Cha ở quận Di Linh. Đức Cha lái xe, tôi ngồi bên cạnh. Trên xe chỉ có hai cha con và Đức Cha lúc nào cũng ngậm tẩu thuốc thơm ngào ngạt. Thỉnh thỏang Đức Cha nhìn sang bên cạnh con đường nhỏ hẹp và nói về những tàng cây suối nước là tặng vật của Thiên Chúa cho nhân lọai. Đức Cha yêu thích phong cảnh thiên nhiên và nói rằng những anh chị em bị bệnh phong cùi cũng là những tạo vật thiên nhiên mà Chúa trao phó cho Đức Cha. Lúc xuống xe ngay bên cạnh nhà thờ, mấy người Thượng trông có vẻ lành lặn chạy đến nói với Đức Cha những gì mà tôi không hiểu. Khi Đức Cha trả lời lại bằng tiếng Thượng thì thấy người nào cũng cười ngặt nghẽo có vẻ vui sướng lắm. Đức Cha quay lại nói với tôi rằng bà già này tin và cảm tạ Chúa đã làm phép lạ vì hôm nay có một con gà đẻ tới hai trứng. Đức Cha vào văn phòng lấy một xấp giấy tờ rồi hai cha con lên xe trở về Đà Lạt.
Mấy ngày trước đây trên VietCatholic tôi được nhìn những tấm hình Đức Cha Nguyễn Chí Linh đi thăm trại phong cùi ở tỉnh Thanh Hóa. Tấm hình Đức Cha cầm khúc bánh mì ăn trông có vẻ ngon lành lắm bên cạnh những bệnh nhân phong cùi mà đa số không phải là tín hữu công giáo. Tôi đóan chừng rằng đó là những khúc bánh mì Đức Cha mang đến cho những bệnh nhân phong cùi. Ngài đã vui vẻ hội nhập vào đời sống rất đau thương của những người khốn cùng nhất bằng một chia sẻ rất yêu thương. Tôi chợt nhạt nhòa nghĩ rằng nếu Đức Cha có bị lây bệnh thì Ngài cũng sẽ vui vẻ chịu đựng như Đức Cha Cát-Sanh đã trọn vẹn dâng hiến những ngày tháng bệnh tật đau đớn lên Chúa. Tôi mù tịt về thánh kinh. Nhìn những đọan trích từ kinh thánh có tên tác giả và vài con số tôi cũng không biết những con số đó là gì? Nhưng qua những bài thánh kinh trong các thánh lễ Chúa nhật thì tôi nhận thức rằng Chúa rất gần gũi những người phong cùi, câm điếc và Chúa cũng rất gần gũi với những người bị xã hội kết án là tội lỗi.
Những ngày trong mùa Giáng Sinh với một trời đèn mầu và những ca khúc mừng vui nhộn nhịp đã khơi lại trong tôi một kỷ niệm duy nhất với Đức Cha Cát-Sanh và bây giờ được nhìn thấy những tấm hình Đức Cha Chí-Linh với các bệnh nhân phong cùi. Tôi nghĩ và tin rằng ở vào không gian và thời điểm nào cũng vẫn có những đấng bậc đến với thế gian bằng một con đường chông gai hiểm nghèo như con đường Chúa đã đi qua.
Trương Phú Thứ