Dan Lee
12-21-2007, 11:50 PM
Lễ Giáng Sinh và Năm Mới 2008 đã gần đến. Nhân dịp này xin gởi đến bạn lời nguyện chúc chân thành : Nguyện xin Chúa Giêsu là Vua Hoà Bình ban xuống trên bạn và gia đình niềm vui và sự bình an, vi Ngài Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Khi có Chúa ở cùng, chắc chắn mọi ngày trong đời sống đều là thời gian của ân sủng và tình thương.
MỘT HÀI NHI ĐÃ SINH RA CHO CHÚNG TA
(Is 9,1-6) Trong các trình thuật ngôn sứ của Cựu Ước, Is 9,1-6 là lời sấm thích hợp rõ ràng đã khơi lên mầu nhiệm Giàng Sinh. Vào năm 734-732, các đạo quân Assyrie đánh chiếm vùng rộng lớn của vương quốc Miền Bắc, đất nước rơi vào ách nô lệ lầm than (x.2V15,29). Vương quốc Giuđa Miền Nam bé nhỏ chỉ giữ được một phần độc lập nhờ chấp nhận quyền bảo hộ của vương quốc Assyrie. Dân chúng phải nếm nhục nhằn của cảnh tôi đòi (Is 8,23). Sự tang tóc và cảnh tôi mọi làm cho những miền này trở thành “miền tăm tối”. Gợi lại hình ảnh “một dân đi trong tối tăm” (Is 9,1), ngôn sứ nghĩ đến một đoàn người bị phát lưu đang tiến về miền đất lưu đày. Nhưng Thiên Chúa sẽ ra tay cứu thoát Dân Người, sẽ ban tặng “một quyền bính rộng lớn” và “một nền hoà bình vô tận trên ngai Đavit và vương quốc của Người” (Is 9,6). Niềm hy vọng của dân tộc về một vương quốc lý tưởng được thực hiện bởi một Hài Nhi “ vì một trẻ thơ chào đời để cứu ta, một người con đã ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người cha muôn thửơ. Thủ Lãnh hoà bình.” (Is 9,5).
Lời sấm trên đây là một ám chỉ về việc sinh ra của một vị thừa kế ngai báu và sự thực hiện “dấu Emmanuel” đã được nói đến trong (Is 7,14). Đối với ngôn sứ, việc Đấng sinh ra này đã là một biểu lộ quan phòng về sự vững bền của lời hứa cho triều đại Đavit (x. 2Sm 16). Giữa những thảm cảnh và nổi khắc khoải của quốc gia, Isaia đã tuyên xưng niềm tin của mình vào việc xuất hiện của vị vua lý tưởng. Niềm tín thác của ngôn sứ vào lòng trung tín của Yahvê thật lớn lao. Trái với những kẻ chán chường, những kẻ hoài nghi hay những người chỉ muốn tìm sự trợ lực nơi những liên minh trần thế, vị ngôn sứ nhắc lại tính hiện thực trường tồn của sự lựa chọn : bất chấp những nổi thăng trầm hiện tại, niềm tin của Isaia vào Thiên Chúa Giao Ước đã làm cho ông dự đoán thấy sự viên mãn đáng mong ước của quốc gia.
Bài thơ Is 9,1-6 được linh hứng nên đã được đem vào dòng liên tục của truyền thống Kinh Thánh; nó chuẩn bị cho những mạc khải sau này và soi sáng cho niềm hy vọng của Dân Chúa về Đấng Thiên Sai. Bài thơ loan báo sự xuất hiện của Chúa Giêsu và vương quốc thiêng liêng của Người. ( theo Joseph Ponthot “Un enfant nous est né”). Phụng vụ ngày lễ Giáng sinh đã ưu tiên chọn lựa bài thơ Isaia nhằm hướng cộng đoàn về Tin mừng trọng đại : Hôm nay Đấng Cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành Vua Đavit, Người là Đấng Kitô Đức Chúa (Lc 2,11). Dấu chỉ để nhận ra Người là : Một trẻ sơ sinh bọc tả, nằm trong máng cỏ (Lc 2,12). Từ nay,Thiên Chúa không còn đến với con người qua trung gian, giai đoạn ông chủ vườn nho không còn sai đầy tớ hay người giúp việc đi kêu mời, nhưng là sai người con duy nhất (Lc 19,10-15), giai đoạn Con Một Thiên Chúa được tặng ban cho nhân loại. Tình yêu Thiên Chúa không chỉ là lời hứa mà bằng chính nghĩa cử cao đẹp “Giêsu-Đấng Cứu Thế” nhập thể theo thánh ý Chúa Cha và vì yêu thương nhân loại. Từ nay, lời hứa cứu độ đã được thực hiện nơi Một Hài Nhi đã sinh ra. Lời hứa ngọt ngào từ thưở địa đàng khi Nguyên Tổ sa ngã đánh rơi khỏi tầm tay trái táo hạnh phúc (St 3,15). Rồi trải qua hàng ngàn năm bằng sự loan báo của các Ngôn sứ, Thiên Chúa vẫn mãi lời hứa tình yêu cứu độ. Một Hài Nhi đã sinh ra là điểm nhấn vĩ đại đành dấu lịch sử Tình Yêu Thiên Chúa.
Đứng trước hang đá máng cỏ, nơi có Hài Nhi, Đức Mẹ, Thánh Giuse, các mục đồng, các bò lừa, chắc hẳn mỗi người luôn tự hỏi :
-Tại sao Thiên Chúa lại chọn sinh ra bởi Maria, một thôn nữ vô danh tiểu tốt mà không chọn sinh ra bởi một công chúa thuộc hoàng tộc giàu sang phú quý?
-Tại sao lại chọn Giuse làm cha nuôi, một bác thợ mộc quá đỗi tầm thường ?
-Tại sao Chúa lại không chọn sinh ra nơi cung điện nhà vua lầu son gác tía mà lại chọn sinh ra nơi hang bò lừa ?
-Tại sao Chúa lại không chọn sinh ra ở thủ đô Giêrusalem huy hoàng tráng lệ mà lại chọn sinh ra ở làng Bêlem bé nhỏ ?
-Tại sao Thiên Chúa làm người và làm một trẻ thơ ? Và còn nhiều câu hỏi tại sao trước Một Hài Nhi đã sinh ra. Tìm cách giải đáp là tìm cách tiếp cận mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm Giáng Sinh. Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, Thiên Chúa siêu việt muốn tự bộc lộ mình là một Thiên Chúa yếu ớt, bé nhỏ, mong manh, không quyền lực, không sức mạnh trong tay, cần được che chở, bảo vệ cũng như cần được chăm sóc dưỡng nuôi. Thiên Chúa làm người và làm một trẻ thơ chính là để yêu thương và hoà đồng, trở nên dễ gần gũi, ai cũng có thể gặp Ngài, ai cũng có thể tìm thấy niềm vui và bình an nơi Ngài.
Theo Thánh Kinh, biến cố lớn nhất đánh dấu lịch sử nhân loại là Thiên Chùa làm người vì tình yêu. Bởi đó : “Nếu bạn đi tìm những bài học luân lý, tìm cách đối nhân xử thế, tìm thầy dạy luân thường đạo nghĩa, tìm định giá cho đời sống nhân bản, bạn hãy đến học cùng Đức Khổng Tử. Nếu bạn tìm một hệ thống triết học vững chắc nhằm cải đổi thế giới hay một chuỗi suy tư có thứ tự lớp lang, mời bạn tìm học nơi triết gia Platon. Nếu bạn tìm con đường tu vĩ đại để thành chánh quả, xin giới thiệu bạn tìm đến Đức Phật. Còn nơi thầy Giêsu Chí Ái, bạn sẽ tìm thấy một tình yêu chân chính, tình yêu của một Thiên Chúa hoá thân làm người, sống như con người để chia sẽ và thông cảm với con người, “tình yêu của người hy sinh tính mạng vì người mình yêu”. Tình yêu ấy là cuộc “cách mạng tình thương” đã canh tân thế giới Hy-La, đã biến đổi tận gốc rễ và lột xác những con người cũ, đã đem đến cho con người một thang giá trị mới, một xã hội mới. Tình yêu ấy làm triển nở, sung mãn và làm cho sống vĩnh hằng”. (x. Nội san liên tu sĩ, số 24, trang 32). Một Hài Nhi đã sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn, dưới mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những hài nhi khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi này lại là một niềm vui cao cả, một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh. Một Hài Nhi đã sinh ra mang một ý nghĩa hiện sinh sâu sắc : Thiên Chúa trở nên một trẻ thơ. Ngắm nhìn trẻ thơ Giêsu trong máng cỏ nghèo hèn, chúng ta nghĩ tới bao trẻ thơ sinh ra hôm nay đang chịu cảnh đói nghèo thiếu thốn. Thiếu thốn vật chất, thiếu thốn tình thương. Thiếu thốn nhà cửa, thiếu thốn một mái gia đình. Giá lạnh của rét mướt và giá lạnh bởi thiếu vòng tay ôm ấp vỗ về. Hài Nhi Giêsu ấm áp trong tình thương của cha mẹ, bàn tay nâng niu của Đức Mẹ, ánh mắt âu yếm của Thánh Giuse. Đó là bầu khí gia đình đầm ấm. Gia đình là chiếc nôi êm ái vỗ về giấc ngũ trẻ thơ. Gia đình là lương thực bồi bổ, là thành trì bảo vệ tuổi thơ. Không có cảnh nghèo nào khốn cùng hơn cảnh trẻ thơ thiếu tình thương. Không có mái nhà nào rách nát hơn cảnh gia đình tan vỡ. Không có mùa đông nào lạnh giá hơn mùa đông của trái tim. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gặp gỡ các gia đình – Năm Thánh với các Gia Đình diễn ra tại Roma ngày 14-15/10 năm 2000, trong khung cảnh Năm Toàn Xá. Chủ đề được Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Gia Đình đưa ra trao đổi suy tư là “Con cái là mùa xuân của gia đình và xã hội”. Vào buổi bình minh của ơn cứu độ, sự ra đời của một Hài Nhi – Đấng Cứu Độ được công bố như một tin mừng trọng đại (Lc 2,10-11). Niềm vui gắn liền với sự ra đời của Đấng Thiên Sai như vậy đã trở nên như nền tảng và sự viên mãn của niềm vui đi kèm theo sự ra đời của bất cứ trẻ em nào (x.Ga 16,21). Nếu đúng thực một em bé là niềm vui không những cho cha mẹ mà cũng là niềm vui cho Hội Thánh và cho toàn thể xã hội nữa, thì cũng đúng thực, vào thời đại chúng ta, tiếc thay, có nhiều trẻ em ở những miền khác nhau trên thế giới, đang phải chịu đau khổ và bị đày đoạ : các em chịu đói và khổ cực, phải chết vì bệnh tật và thiếu dinh dưỡng, các em ngã xuống vì là nạn nhân của cuộc chiến tranh, các em bị cha mẹ bỏ rơi và bị kết án sống màn trời chiếu đất, bị tước mất sự ấm cúng của gia đình, các em phải chịu nhiều hình thức bạo hành và áp bức do người lớn gây nên. Vì thế, Đức Thánh Cha mời gọi các gia đình hãy hướng về Thánh Gia : gia đình Nazareth cũng chiếu toả một ánh sáng hy vọng trên thực tế của gia đình ngày nay. Tại Nazareth đã sinh ra mùa xuân đời sống nhân loại của Con Thiên Chúa, ngay lúc Người đã chịu thai bởi công trình của Chúa Thánh Thần trong cung lòng trinh khiết của Đức Maria. Giữa những bức tường của ngôi nhà Nazareth luôn mở rộng tiếp đón mọi người, tuổi thơ của Đức Giêsu đã diễn ra trong niềm vui như thế, mầu nhiệm này dạy cho mỗi gia đình hãy sinh sản và giáo dục con cái mình bằng cách cộng tác cách kỳ diệu vào công trình của Đấng Tạo Hoá và đem lại cho thế giới, nơi mỗi người con một nụ cười mới. ( x. phần dẫn nhập).
Một Hài Nhi đã sinh ra là Đấng Cứu Thế, là Tin mừng trọng đại cho nhân loại. Nguyện xin Hài Nhi Giêsu giúp chúng con được ơn đón nhận Tin mừng sự sống như một hồng ân luôn mới mẻ, niềm vui cử hành hồng ân ấy với lòng biết ơn trong suốt cả cuộc đời; xin cho chúng con lòng can đảm làm chứng cho Tin mừng sự sống cách bền bỉ và tích cực, để cùng với tất cả mọi người thiện chí xây dựng nền văn minh chân lý và tình thương, hầu chúc tụng và tôn vinh Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá hằng yêu thương sự sống. Amen ( Lời cầu nguyện trong Thông điệp Tin mừng sự sống).
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
MỘT HÀI NHI ĐÃ SINH RA CHO CHÚNG TA
(Is 9,1-6) Trong các trình thuật ngôn sứ của Cựu Ước, Is 9,1-6 là lời sấm thích hợp rõ ràng đã khơi lên mầu nhiệm Giàng Sinh. Vào năm 734-732, các đạo quân Assyrie đánh chiếm vùng rộng lớn của vương quốc Miền Bắc, đất nước rơi vào ách nô lệ lầm than (x.2V15,29). Vương quốc Giuđa Miền Nam bé nhỏ chỉ giữ được một phần độc lập nhờ chấp nhận quyền bảo hộ của vương quốc Assyrie. Dân chúng phải nếm nhục nhằn của cảnh tôi đòi (Is 8,23). Sự tang tóc và cảnh tôi mọi làm cho những miền này trở thành “miền tăm tối”. Gợi lại hình ảnh “một dân đi trong tối tăm” (Is 9,1), ngôn sứ nghĩ đến một đoàn người bị phát lưu đang tiến về miền đất lưu đày. Nhưng Thiên Chúa sẽ ra tay cứu thoát Dân Người, sẽ ban tặng “một quyền bính rộng lớn” và “một nền hoà bình vô tận trên ngai Đavit và vương quốc của Người” (Is 9,6). Niềm hy vọng của dân tộc về một vương quốc lý tưởng được thực hiện bởi một Hài Nhi “ vì một trẻ thơ chào đời để cứu ta, một người con đã ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người cha muôn thửơ. Thủ Lãnh hoà bình.” (Is 9,5).
Lời sấm trên đây là một ám chỉ về việc sinh ra của một vị thừa kế ngai báu và sự thực hiện “dấu Emmanuel” đã được nói đến trong (Is 7,14). Đối với ngôn sứ, việc Đấng sinh ra này đã là một biểu lộ quan phòng về sự vững bền của lời hứa cho triều đại Đavit (x. 2Sm 16). Giữa những thảm cảnh và nổi khắc khoải của quốc gia, Isaia đã tuyên xưng niềm tin của mình vào việc xuất hiện của vị vua lý tưởng. Niềm tín thác của ngôn sứ vào lòng trung tín của Yahvê thật lớn lao. Trái với những kẻ chán chường, những kẻ hoài nghi hay những người chỉ muốn tìm sự trợ lực nơi những liên minh trần thế, vị ngôn sứ nhắc lại tính hiện thực trường tồn của sự lựa chọn : bất chấp những nổi thăng trầm hiện tại, niềm tin của Isaia vào Thiên Chúa Giao Ước đã làm cho ông dự đoán thấy sự viên mãn đáng mong ước của quốc gia.
Bài thơ Is 9,1-6 được linh hứng nên đã được đem vào dòng liên tục của truyền thống Kinh Thánh; nó chuẩn bị cho những mạc khải sau này và soi sáng cho niềm hy vọng của Dân Chúa về Đấng Thiên Sai. Bài thơ loan báo sự xuất hiện của Chúa Giêsu và vương quốc thiêng liêng của Người. ( theo Joseph Ponthot “Un enfant nous est né”). Phụng vụ ngày lễ Giáng sinh đã ưu tiên chọn lựa bài thơ Isaia nhằm hướng cộng đoàn về Tin mừng trọng đại : Hôm nay Đấng Cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành Vua Đavit, Người là Đấng Kitô Đức Chúa (Lc 2,11). Dấu chỉ để nhận ra Người là : Một trẻ sơ sinh bọc tả, nằm trong máng cỏ (Lc 2,12). Từ nay,Thiên Chúa không còn đến với con người qua trung gian, giai đoạn ông chủ vườn nho không còn sai đầy tớ hay người giúp việc đi kêu mời, nhưng là sai người con duy nhất (Lc 19,10-15), giai đoạn Con Một Thiên Chúa được tặng ban cho nhân loại. Tình yêu Thiên Chúa không chỉ là lời hứa mà bằng chính nghĩa cử cao đẹp “Giêsu-Đấng Cứu Thế” nhập thể theo thánh ý Chúa Cha và vì yêu thương nhân loại. Từ nay, lời hứa cứu độ đã được thực hiện nơi Một Hài Nhi đã sinh ra. Lời hứa ngọt ngào từ thưở địa đàng khi Nguyên Tổ sa ngã đánh rơi khỏi tầm tay trái táo hạnh phúc (St 3,15). Rồi trải qua hàng ngàn năm bằng sự loan báo của các Ngôn sứ, Thiên Chúa vẫn mãi lời hứa tình yêu cứu độ. Một Hài Nhi đã sinh ra là điểm nhấn vĩ đại đành dấu lịch sử Tình Yêu Thiên Chúa.
Đứng trước hang đá máng cỏ, nơi có Hài Nhi, Đức Mẹ, Thánh Giuse, các mục đồng, các bò lừa, chắc hẳn mỗi người luôn tự hỏi :
-Tại sao Thiên Chúa lại chọn sinh ra bởi Maria, một thôn nữ vô danh tiểu tốt mà không chọn sinh ra bởi một công chúa thuộc hoàng tộc giàu sang phú quý?
-Tại sao lại chọn Giuse làm cha nuôi, một bác thợ mộc quá đỗi tầm thường ?
-Tại sao Chúa lại không chọn sinh ra nơi cung điện nhà vua lầu son gác tía mà lại chọn sinh ra nơi hang bò lừa ?
-Tại sao Chúa lại không chọn sinh ra ở thủ đô Giêrusalem huy hoàng tráng lệ mà lại chọn sinh ra ở làng Bêlem bé nhỏ ?
-Tại sao Thiên Chúa làm người và làm một trẻ thơ ? Và còn nhiều câu hỏi tại sao trước Một Hài Nhi đã sinh ra. Tìm cách giải đáp là tìm cách tiếp cận mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm Giáng Sinh. Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, Thiên Chúa siêu việt muốn tự bộc lộ mình là một Thiên Chúa yếu ớt, bé nhỏ, mong manh, không quyền lực, không sức mạnh trong tay, cần được che chở, bảo vệ cũng như cần được chăm sóc dưỡng nuôi. Thiên Chúa làm người và làm một trẻ thơ chính là để yêu thương và hoà đồng, trở nên dễ gần gũi, ai cũng có thể gặp Ngài, ai cũng có thể tìm thấy niềm vui và bình an nơi Ngài.
Theo Thánh Kinh, biến cố lớn nhất đánh dấu lịch sử nhân loại là Thiên Chùa làm người vì tình yêu. Bởi đó : “Nếu bạn đi tìm những bài học luân lý, tìm cách đối nhân xử thế, tìm thầy dạy luân thường đạo nghĩa, tìm định giá cho đời sống nhân bản, bạn hãy đến học cùng Đức Khổng Tử. Nếu bạn tìm một hệ thống triết học vững chắc nhằm cải đổi thế giới hay một chuỗi suy tư có thứ tự lớp lang, mời bạn tìm học nơi triết gia Platon. Nếu bạn tìm con đường tu vĩ đại để thành chánh quả, xin giới thiệu bạn tìm đến Đức Phật. Còn nơi thầy Giêsu Chí Ái, bạn sẽ tìm thấy một tình yêu chân chính, tình yêu của một Thiên Chúa hoá thân làm người, sống như con người để chia sẽ và thông cảm với con người, “tình yêu của người hy sinh tính mạng vì người mình yêu”. Tình yêu ấy là cuộc “cách mạng tình thương” đã canh tân thế giới Hy-La, đã biến đổi tận gốc rễ và lột xác những con người cũ, đã đem đến cho con người một thang giá trị mới, một xã hội mới. Tình yêu ấy làm triển nở, sung mãn và làm cho sống vĩnh hằng”. (x. Nội san liên tu sĩ, số 24, trang 32). Một Hài Nhi đã sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn, dưới mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những hài nhi khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi này lại là một niềm vui cao cả, một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh. Một Hài Nhi đã sinh ra mang một ý nghĩa hiện sinh sâu sắc : Thiên Chúa trở nên một trẻ thơ. Ngắm nhìn trẻ thơ Giêsu trong máng cỏ nghèo hèn, chúng ta nghĩ tới bao trẻ thơ sinh ra hôm nay đang chịu cảnh đói nghèo thiếu thốn. Thiếu thốn vật chất, thiếu thốn tình thương. Thiếu thốn nhà cửa, thiếu thốn một mái gia đình. Giá lạnh của rét mướt và giá lạnh bởi thiếu vòng tay ôm ấp vỗ về. Hài Nhi Giêsu ấm áp trong tình thương của cha mẹ, bàn tay nâng niu của Đức Mẹ, ánh mắt âu yếm của Thánh Giuse. Đó là bầu khí gia đình đầm ấm. Gia đình là chiếc nôi êm ái vỗ về giấc ngũ trẻ thơ. Gia đình là lương thực bồi bổ, là thành trì bảo vệ tuổi thơ. Không có cảnh nghèo nào khốn cùng hơn cảnh trẻ thơ thiếu tình thương. Không có mái nhà nào rách nát hơn cảnh gia đình tan vỡ. Không có mùa đông nào lạnh giá hơn mùa đông của trái tim. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gặp gỡ các gia đình – Năm Thánh với các Gia Đình diễn ra tại Roma ngày 14-15/10 năm 2000, trong khung cảnh Năm Toàn Xá. Chủ đề được Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Gia Đình đưa ra trao đổi suy tư là “Con cái là mùa xuân của gia đình và xã hội”. Vào buổi bình minh của ơn cứu độ, sự ra đời của một Hài Nhi – Đấng Cứu Độ được công bố như một tin mừng trọng đại (Lc 2,10-11). Niềm vui gắn liền với sự ra đời của Đấng Thiên Sai như vậy đã trở nên như nền tảng và sự viên mãn của niềm vui đi kèm theo sự ra đời của bất cứ trẻ em nào (x.Ga 16,21). Nếu đúng thực một em bé là niềm vui không những cho cha mẹ mà cũng là niềm vui cho Hội Thánh và cho toàn thể xã hội nữa, thì cũng đúng thực, vào thời đại chúng ta, tiếc thay, có nhiều trẻ em ở những miền khác nhau trên thế giới, đang phải chịu đau khổ và bị đày đoạ : các em chịu đói và khổ cực, phải chết vì bệnh tật và thiếu dinh dưỡng, các em ngã xuống vì là nạn nhân của cuộc chiến tranh, các em bị cha mẹ bỏ rơi và bị kết án sống màn trời chiếu đất, bị tước mất sự ấm cúng của gia đình, các em phải chịu nhiều hình thức bạo hành và áp bức do người lớn gây nên. Vì thế, Đức Thánh Cha mời gọi các gia đình hãy hướng về Thánh Gia : gia đình Nazareth cũng chiếu toả một ánh sáng hy vọng trên thực tế của gia đình ngày nay. Tại Nazareth đã sinh ra mùa xuân đời sống nhân loại của Con Thiên Chúa, ngay lúc Người đã chịu thai bởi công trình của Chúa Thánh Thần trong cung lòng trinh khiết của Đức Maria. Giữa những bức tường của ngôi nhà Nazareth luôn mở rộng tiếp đón mọi người, tuổi thơ của Đức Giêsu đã diễn ra trong niềm vui như thế, mầu nhiệm này dạy cho mỗi gia đình hãy sinh sản và giáo dục con cái mình bằng cách cộng tác cách kỳ diệu vào công trình của Đấng Tạo Hoá và đem lại cho thế giới, nơi mỗi người con một nụ cười mới. ( x. phần dẫn nhập).
Một Hài Nhi đã sinh ra là Đấng Cứu Thế, là Tin mừng trọng đại cho nhân loại. Nguyện xin Hài Nhi Giêsu giúp chúng con được ơn đón nhận Tin mừng sự sống như một hồng ân luôn mới mẻ, niềm vui cử hành hồng ân ấy với lòng biết ơn trong suốt cả cuộc đời; xin cho chúng con lòng can đảm làm chứng cho Tin mừng sự sống cách bền bỉ và tích cực, để cùng với tất cả mọi người thiện chí xây dựng nền văn minh chân lý và tình thương, hầu chúc tụng và tôn vinh Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá hằng yêu thương sự sống. Amen ( Lời cầu nguyện trong Thông điệp Tin mừng sự sống).
LM. Giuse Nguyễn Hữu An