Dan Lee
12-22-2007, 01:52 PM
Chúa Nhật 4 Mùa Vọng Năm A
Ðọc Tin Mừng Mt 1,18-21
18 Sau đây là gốc tích Ðức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. 19 Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. 20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giuse, là con cháu Ðavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. 21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ."
Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Ðức Giêsu là ai?
Người phụ nữ Hoa Kỳ gốc Do thái Ðỗ Thị Mai (Ross Price). Năm 1940, bé Mai mới 13 tuổi, đã bị lính Ðức Quốc Xã bắt giam ở trại Ðỗ Bình Cang (Robincaz) sau được chuyển về Ða Khánh (Darkham) của Ba Lan. Năm 1945, khi quân đội đồng minh tới giải phóng Aⵍ Châu, cô Mai khi ấy lên 18 tuổi, may mắn được sống sót và được định cư tại Hoa Kỳ. Ðiều bà Ðỗ Thị Mai không thể nào quên được là những năm kinh hoàng nơi trại tập trung Ðức Quốc Xã.
Ðêm Noen ấy, bà không thể tưởng được rằng chính những người lính Ðức và quản giáo đã họp nhau mừng lễ Giáng sinh với những bài hát để tung hô vị Cứu Tinh mà người Do thái hằng mong đợi qua nhiều thế kỷ. Bà tự hỏi Vị Cứu Tin Thiên Chúa đã hứa cho dân tộc bà nay ở đâu? Sao Ngài không đến tiêu diệt bọn dã man ấy đi để chúng khỏi tiếp tục hành hạ dân tộc bà?
Xảy ra vào năm 1980 bà Mai được mời phát biểu tại một cuộc họp để lên án Ðức Quốc Xã ở thành phố Bá Linh. Bà đã quỳ cầu nguyện lâu giờ trước khi nhận lời mời. Năm 1981, bà đã có mặt tại sân vận động Bá Linh của nước Ðức. Trước mặt cử tọa gồm 40 ngàn người, bà Mai đã kể lại chuỗi ngày đen tối của bà nơi các trại tập trung. Ðể kết thúc, bà Mai đã trích lời ngôn sứ Isaia nói rằng: "Ðẹp thay những bước chân người sứ giả đã loan báo Tin Mừng ? Chính những nỗi khổ đau của chúng tôi Người đã gánh chịu và Người đã bị đâm thâu qua vì tội lỗi chúng tôi; Người đã hiến thân chịu chết và đã bầu cử cho những tội nhân" (Is 52,7).
Bà Mai thuật lại rằng khi bà trở về chỗ ngồi, thì có một số người tiến lại bên cạnh bà. Họ van xin với một giọng rất cảm động khi nói: "Chúng tôi chính là những người canh tù tại các trại tập trung nơi bà bị nhốt. Vậy bà có sẵn sàng tha thứ cho chúng tôi không?" Bà Mai đã trả lời giữa hai dòng lệ: "Nếu Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi nhờ nỗi chết của Con Ngài, thì tại sao tôi lại không tha thứ cho các ông?" Một người đàn ông đã quỳ khóc dưới chân bà Mai. Từ đó bà Mai không còn nghi ngờ gì về Chúa Kitô nữa.
Người cứu dân Người khỏi tội khởi đi từ hoàn cảnh nào?
Câu chuyện kể trên cho thấy ý nghĩa của danh xưng Giêsu là Ðấng Thiên Chúa cứu dân Ngài khỏi tội lỗi của họ (c.21). Toàn bộ Tin Mừng Matthêu (1,1-25) một đàng định vị Ðức Giêsu vững vàng giữa dân Thiên Chúa; đàng khác nó còn cho thấy địa vị ngoại thường của Người vượt trên mọi nhân vật được đề cập trong bản gia phả của Matthêu (Mt 1,2-16). Ngay trong bản gia phả này điều nổi bật là sự có mặt của bốn phụ nữ (Tama, Rakháp, Urigia và Rút) mà hoàn cảnh làm mẹ chẳng được coi là thánh thiện theo luật Do thái giáo. Nhưng chính giữa hoàn cảnh đó, Ðức Giêsu đã đến cứu dân Ngài khỏi tội lỗi của họ (c.21).
Nếu muốn thực tế, người Kitô hữu cũng phải khởi đi từ cái thế giới mình đang sống. Ðó là một thế giới chẳng thánh thiện gì; ngược lại, còn có nhiều đổ vỡ cần được hàn gắn.
Quả thật, con người được dựng nên để tán dương tôn kính và phụng sự Thiên Chúa, nhờ đó hưởng được hạnh phúc vĩnh viễn ở bên Chúa. Nhưng cái thế giới ta đang sống không nghiêng theo chiều hướng tốt lành đó. Ðúng là có khó khăn để con người trung thành với ơn tạo dựng là tán dương, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa nơi bản thân, trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Không thiếu những tội ác xảy ra như cơm bữa. Tệ nạn xã hội, như ma túy chẳng hạn, đang đe dọa giới trẻ cách khủng khiếp. Trầm trọng hơn nữa là nội tâm con người như chính Ðức Giêsu đã vạch ra khi nói: "Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả các điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế" (Mc 7,21-23).
Vậy tội là gì?
Tội thường được quan niệm là hành vi lỗi luật Thiên Chúa. Ðúng như vậy. Nhưng quan niệm đó có tính cá nhân và luật định, chưa nói hết được bản chất của tội.
Ðúng hơn, nên hiểu tội là từ khước tình yêu, từ khước chính kế hoạch của Thiên Chúa. Thiên Chúa không chỉ là Ðấng ban luật buộc ta phải giữ để được hạnh phúc. Ðúng hơn, Thiên Chúa là Tình Yêu: Người luôn bao bọc và săn sóc ta. Chính Tình Yêu Thiên Chúa phải lôi kéo ta đến với Ngài hơn là luật đòi buộc ta.
Cần nhìn tội dưới cái nhìn của Phúc Âm cho thấy đó là sức phá hoại đã thấm nhuần vào thế giới ta đang sống, khiến con người bị lệch lạc ngay nơi tiềm thức của mình. Khi sức phá hoại của tội thấm sâu nơi lòng con người, nó phát sinh ra ác ý và hình thành nên những cơ cấu xã hội, chính trị, kinh tế, khiến xã hội cứ vậy đi xuống thay vì đi lên theo lý tưởng cao đẹp. Con người trở nên chai lì trong sự tự mãn, bất kể tới Thiên Chúa là Ðấng sinh thành nên mình, và bất kể tới đồng loại lẽ ra phải được xử đối như anh chị em một nhà.
Vì phạm tội, con người tách rời mình khỏi Thiên Chúa là nguồn suối của tình yêu và mọi ơn lành. Ðó là tình trạng cách ly từ tận gốc rễ do tội gây nên. Con người tự phá vỡ kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, tự đặt mình làm mục đích cho đời mình, kể mình là trung tâm cho sự sống nơi mình và trung tâm cho mọi hành động của mình.
Nếu Ðức Giêsu đến cứu dân Người khỏi tội, Người cho ta biết tội là gì dưới cái nhìn của Người. Tin Mừng Matthêu ghi lại lời Ðức Giêsu quở trách giới lãnh đạo Do thái giáo, trong đó ta đọc được ý của Ðức Giêsu về tội. Thành Giêrusalem là biểu tượng của những người có trách nhiệm lãnh đạo dân.
Tội dưới cái nhìn của Chúa Giêsu
Ðức Giêsu nói: "Giêrusalem, Giêrusalem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Ðã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu. Thì này, nhà các ngươi sẽ bị bỏ hoang mặc cho các ngươi. Thật vậy, ta nói cho các ngươi hay, từ nay các ngươi sẽ không còn thấy Ta nữa, cho đến khi các ngươi nói: "Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Ðức Chúa!" Khi Ðức Giêsu từ trong Ðền Thờ đi ra, thì các môn đệ của Người lại gần chỉ cho Người xem công trình Ðền Thờ. Nhưng Người nói: "Anh em nhìn thấy tất cả những cái đó, phải không? Thầy bảo thật anh em: Tại đây sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ" (Mt 23,37-24,2).
Tội chống lại Tình Yêu Thiên Chúa. Ðức Giêsu mô tả tình yêu ấy bằng hình ảnh rất dễ thương của gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh.
Tội chính là từ khước tình yêu Thiên Chúa, như Ðức Giêsu trách giới lãnh đạo Do thái giáo và còn trách qua lương tâm mọi Kitô hữu vì không chịu nghe tiếng nói của Tình Yêu Thiên Chúa.
Thì đây nhà các ngươi sẽ bị bỏ hoang - Trong thực tế, thành Giêrusalem sẽ bị phá hủy. Cuộc tàn phá ấy tượng trưng một sự phá sản do tội gây nên. Với người Do thái, gốc gác của tội là do họ không tin. "Ai không tin thì đã bị kết án rồi" (Ga 3,18). Riêng với các Kitô hữu, họ cần khám phá ra bộ mặt thực của tội họ từng phạm. Thiên Chúa ban cho ta tự do. Người tôn trọng tự do chính Người ban. Người chờ đợi ta chọn con đường yêu mến. Ðó là con đường danh dự và trách nhiệm. Cần chọn giữa sự sống và sự chết (Ðệ Nhị Luật 30,15).
Ý hướng cơ bản là Tán Dương,
tôn kính và phụng sự Thiên Chúa
Không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. - Ðền thờ vẫn đứng vững. Nó vẫn huy hoàng, rực rỡ khiến các môn đệ tắc lưỡi ngợi khen. Nhưng Ðức Giêsu đã thấy rõ số phận của Ðền Thờ ấy. Người Kitô hữu cũng cần nhìn thấu hiện trạng của mình dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Bề ngoài cho dầu ta có thành đạt mấy đi nữa, giá trị thực chất của đời Kitô hữu của ta vẫn là ý hướng cơ bản mà ta cần theo đuổi. Thử hỏi ý hướng ấy có phải để tán dương, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa chăng?
Một số câu hỏi gợi ý
1. Bà Ðỗ Thị Mai gốc Do thái, tin Ðức Giêsu là ai? Tại sao bà tha thứ cho những người đã từng bách hại bà?
2. Mục đích trọn cuộc sống bình an nhằm điều gì? Tội phá hoại đời bạn như thế nào?
Linh Mục Augustine, SJ
Ðọc Tin Mừng Mt 1,18-21
18 Sau đây là gốc tích Ðức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. 19 Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. 20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giuse, là con cháu Ðavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. 21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ."
Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Ðức Giêsu là ai?
Người phụ nữ Hoa Kỳ gốc Do thái Ðỗ Thị Mai (Ross Price). Năm 1940, bé Mai mới 13 tuổi, đã bị lính Ðức Quốc Xã bắt giam ở trại Ðỗ Bình Cang (Robincaz) sau được chuyển về Ða Khánh (Darkham) của Ba Lan. Năm 1945, khi quân đội đồng minh tới giải phóng Aⵍ Châu, cô Mai khi ấy lên 18 tuổi, may mắn được sống sót và được định cư tại Hoa Kỳ. Ðiều bà Ðỗ Thị Mai không thể nào quên được là những năm kinh hoàng nơi trại tập trung Ðức Quốc Xã.
Ðêm Noen ấy, bà không thể tưởng được rằng chính những người lính Ðức và quản giáo đã họp nhau mừng lễ Giáng sinh với những bài hát để tung hô vị Cứu Tinh mà người Do thái hằng mong đợi qua nhiều thế kỷ. Bà tự hỏi Vị Cứu Tin Thiên Chúa đã hứa cho dân tộc bà nay ở đâu? Sao Ngài không đến tiêu diệt bọn dã man ấy đi để chúng khỏi tiếp tục hành hạ dân tộc bà?
Xảy ra vào năm 1980 bà Mai được mời phát biểu tại một cuộc họp để lên án Ðức Quốc Xã ở thành phố Bá Linh. Bà đã quỳ cầu nguyện lâu giờ trước khi nhận lời mời. Năm 1981, bà đã có mặt tại sân vận động Bá Linh của nước Ðức. Trước mặt cử tọa gồm 40 ngàn người, bà Mai đã kể lại chuỗi ngày đen tối của bà nơi các trại tập trung. Ðể kết thúc, bà Mai đã trích lời ngôn sứ Isaia nói rằng: "Ðẹp thay những bước chân người sứ giả đã loan báo Tin Mừng ? Chính những nỗi khổ đau của chúng tôi Người đã gánh chịu và Người đã bị đâm thâu qua vì tội lỗi chúng tôi; Người đã hiến thân chịu chết và đã bầu cử cho những tội nhân" (Is 52,7).
Bà Mai thuật lại rằng khi bà trở về chỗ ngồi, thì có một số người tiến lại bên cạnh bà. Họ van xin với một giọng rất cảm động khi nói: "Chúng tôi chính là những người canh tù tại các trại tập trung nơi bà bị nhốt. Vậy bà có sẵn sàng tha thứ cho chúng tôi không?" Bà Mai đã trả lời giữa hai dòng lệ: "Nếu Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi nhờ nỗi chết của Con Ngài, thì tại sao tôi lại không tha thứ cho các ông?" Một người đàn ông đã quỳ khóc dưới chân bà Mai. Từ đó bà Mai không còn nghi ngờ gì về Chúa Kitô nữa.
Người cứu dân Người khỏi tội khởi đi từ hoàn cảnh nào?
Câu chuyện kể trên cho thấy ý nghĩa của danh xưng Giêsu là Ðấng Thiên Chúa cứu dân Ngài khỏi tội lỗi của họ (c.21). Toàn bộ Tin Mừng Matthêu (1,1-25) một đàng định vị Ðức Giêsu vững vàng giữa dân Thiên Chúa; đàng khác nó còn cho thấy địa vị ngoại thường của Người vượt trên mọi nhân vật được đề cập trong bản gia phả của Matthêu (Mt 1,2-16). Ngay trong bản gia phả này điều nổi bật là sự có mặt của bốn phụ nữ (Tama, Rakháp, Urigia và Rút) mà hoàn cảnh làm mẹ chẳng được coi là thánh thiện theo luật Do thái giáo. Nhưng chính giữa hoàn cảnh đó, Ðức Giêsu đã đến cứu dân Ngài khỏi tội lỗi của họ (c.21).
Nếu muốn thực tế, người Kitô hữu cũng phải khởi đi từ cái thế giới mình đang sống. Ðó là một thế giới chẳng thánh thiện gì; ngược lại, còn có nhiều đổ vỡ cần được hàn gắn.
Quả thật, con người được dựng nên để tán dương tôn kính và phụng sự Thiên Chúa, nhờ đó hưởng được hạnh phúc vĩnh viễn ở bên Chúa. Nhưng cái thế giới ta đang sống không nghiêng theo chiều hướng tốt lành đó. Ðúng là có khó khăn để con người trung thành với ơn tạo dựng là tán dương, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa nơi bản thân, trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Không thiếu những tội ác xảy ra như cơm bữa. Tệ nạn xã hội, như ma túy chẳng hạn, đang đe dọa giới trẻ cách khủng khiếp. Trầm trọng hơn nữa là nội tâm con người như chính Ðức Giêsu đã vạch ra khi nói: "Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả các điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế" (Mc 7,21-23).
Vậy tội là gì?
Tội thường được quan niệm là hành vi lỗi luật Thiên Chúa. Ðúng như vậy. Nhưng quan niệm đó có tính cá nhân và luật định, chưa nói hết được bản chất của tội.
Ðúng hơn, nên hiểu tội là từ khước tình yêu, từ khước chính kế hoạch của Thiên Chúa. Thiên Chúa không chỉ là Ðấng ban luật buộc ta phải giữ để được hạnh phúc. Ðúng hơn, Thiên Chúa là Tình Yêu: Người luôn bao bọc và săn sóc ta. Chính Tình Yêu Thiên Chúa phải lôi kéo ta đến với Ngài hơn là luật đòi buộc ta.
Cần nhìn tội dưới cái nhìn của Phúc Âm cho thấy đó là sức phá hoại đã thấm nhuần vào thế giới ta đang sống, khiến con người bị lệch lạc ngay nơi tiềm thức của mình. Khi sức phá hoại của tội thấm sâu nơi lòng con người, nó phát sinh ra ác ý và hình thành nên những cơ cấu xã hội, chính trị, kinh tế, khiến xã hội cứ vậy đi xuống thay vì đi lên theo lý tưởng cao đẹp. Con người trở nên chai lì trong sự tự mãn, bất kể tới Thiên Chúa là Ðấng sinh thành nên mình, và bất kể tới đồng loại lẽ ra phải được xử đối như anh chị em một nhà.
Vì phạm tội, con người tách rời mình khỏi Thiên Chúa là nguồn suối của tình yêu và mọi ơn lành. Ðó là tình trạng cách ly từ tận gốc rễ do tội gây nên. Con người tự phá vỡ kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, tự đặt mình làm mục đích cho đời mình, kể mình là trung tâm cho sự sống nơi mình và trung tâm cho mọi hành động của mình.
Nếu Ðức Giêsu đến cứu dân Người khỏi tội, Người cho ta biết tội là gì dưới cái nhìn của Người. Tin Mừng Matthêu ghi lại lời Ðức Giêsu quở trách giới lãnh đạo Do thái giáo, trong đó ta đọc được ý của Ðức Giêsu về tội. Thành Giêrusalem là biểu tượng của những người có trách nhiệm lãnh đạo dân.
Tội dưới cái nhìn của Chúa Giêsu
Ðức Giêsu nói: "Giêrusalem, Giêrusalem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Ðã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu. Thì này, nhà các ngươi sẽ bị bỏ hoang mặc cho các ngươi. Thật vậy, ta nói cho các ngươi hay, từ nay các ngươi sẽ không còn thấy Ta nữa, cho đến khi các ngươi nói: "Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Ðức Chúa!" Khi Ðức Giêsu từ trong Ðền Thờ đi ra, thì các môn đệ của Người lại gần chỉ cho Người xem công trình Ðền Thờ. Nhưng Người nói: "Anh em nhìn thấy tất cả những cái đó, phải không? Thầy bảo thật anh em: Tại đây sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ" (Mt 23,37-24,2).
Tội chống lại Tình Yêu Thiên Chúa. Ðức Giêsu mô tả tình yêu ấy bằng hình ảnh rất dễ thương của gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh.
Tội chính là từ khước tình yêu Thiên Chúa, như Ðức Giêsu trách giới lãnh đạo Do thái giáo và còn trách qua lương tâm mọi Kitô hữu vì không chịu nghe tiếng nói của Tình Yêu Thiên Chúa.
Thì đây nhà các ngươi sẽ bị bỏ hoang - Trong thực tế, thành Giêrusalem sẽ bị phá hủy. Cuộc tàn phá ấy tượng trưng một sự phá sản do tội gây nên. Với người Do thái, gốc gác của tội là do họ không tin. "Ai không tin thì đã bị kết án rồi" (Ga 3,18). Riêng với các Kitô hữu, họ cần khám phá ra bộ mặt thực của tội họ từng phạm. Thiên Chúa ban cho ta tự do. Người tôn trọng tự do chính Người ban. Người chờ đợi ta chọn con đường yêu mến. Ðó là con đường danh dự và trách nhiệm. Cần chọn giữa sự sống và sự chết (Ðệ Nhị Luật 30,15).
Ý hướng cơ bản là Tán Dương,
tôn kính và phụng sự Thiên Chúa
Không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. - Ðền thờ vẫn đứng vững. Nó vẫn huy hoàng, rực rỡ khiến các môn đệ tắc lưỡi ngợi khen. Nhưng Ðức Giêsu đã thấy rõ số phận của Ðền Thờ ấy. Người Kitô hữu cũng cần nhìn thấu hiện trạng của mình dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Bề ngoài cho dầu ta có thành đạt mấy đi nữa, giá trị thực chất của đời Kitô hữu của ta vẫn là ý hướng cơ bản mà ta cần theo đuổi. Thử hỏi ý hướng ấy có phải để tán dương, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa chăng?
Một số câu hỏi gợi ý
1. Bà Ðỗ Thị Mai gốc Do thái, tin Ðức Giêsu là ai? Tại sao bà tha thứ cho những người đã từng bách hại bà?
2. Mục đích trọn cuộc sống bình an nhằm điều gì? Tội phá hoại đời bạn như thế nào?
Linh Mục Augustine, SJ