Dan Lee
12-22-2007, 02:13 PM
TIN VUI GIỮA GIỜ TUYỆT VỌNG
(Mt 1:18-24)
Năm nay sẽ không có cảnh máng cỏ hay hang bò lừa tại Công Trường Thánh Phêrô. Cảnh Giáng sinh sẽ trưng bày gia đình Thánh Giuse, phản ánh chuyện Chúa Kitô Giáng Sinh trong Tin Mừng Mathêu, thay vì đoạn văn đặc biệt của thánh Luca. “Cảnh Giáng Sinh này không cắt đứt với truyền thống lắm, nhưng trình bày một khía cạnh mới và một bộ mặt mới của lễ Giáng Sinh. Cảnh Giáng Sinh cố gắng trình bày Thánh Giuse đầy kinh nghiệm và mơ mộng về những gì sẽ xảy ra, khi biết Chúa Giêsu sắp giáng sinh và Ðức Maria sống bên người con thơ. Thánh nhân không hiểu tường tận tất cả những việc đó sẽ xảy ra như thế nào, khi ông chuẩn bị đảm nhận công tác được Thiên Chúa trao phó cho ông qua một sứ thần. Ðó là những gì ông tưởng tượng nơi tư riêng, giữa những công việc bề bộn trước khi sự việc xảy đến. Thánh Giuse không bao giờ là ngôi sao nổi bật trong đêm Giáng sinh, nhưng vai trò của ông rất quan trọng.”[1]
Thật vậy, nếu không có Thánh Giuse, không biết Ðức Maria xoay sở làm sao trong việc dưỡng dục Ðức Giêsu và hướng dẫn Thánh Gia vượt qua bao sóng gió trong cuộc đời. Trước khi trở thành nghĩa phụ của Chúa và gia trưởng gương mẫu, Thánh Giuse đã phải trải qua một thử thách rất lớn. Không những thế, Thánh Nhân còn là một người dọn đường âm thầm nhất cho Con Chúa giáng trần, đem lại niềm vui cho muôn dân. Vậy chúng ta có thể học hỏi gì nơi Thánh Giuse cho cuộc sống hôn nhân và gia đình hôm nay?
ÐỜI CHỈ ÐẸP ...
Hai Chúa Nhật vừa qua trình bày ông Gioan như một sứ giả loan báo và chuẩn bị bước đường Ðức Kitô đến cứu nhân loại. Thiên hạ tới tấp kéo đến nghe lời giảng và xin chịu phép rửa tại sông Giođan. Ông nổi tiếng. Dù đang bị nhốt trong tù, ông cũng vẫn được Chúa ca ngợi là sứ giả, trổi vượt hơn mọi phàm nhân (x. Mt 11:10-11).
Giữa thanh thiên bạch nhật, ông Gioan đã mở đường cho muôn dân đến với Chúa. Nhưng đó không phải là con đường độc đạo. Chúa còn một đường lối khác. Con đường này chìm sâu trong bóng tối và vắng lặng, nhưng rất gần gũi và thân thương. Con đường đó chỉ Thánh Giuse mới có thể khai mở cho nhân loại đi vào chiều sâu huyền nhiệm cứu độ. Ông không xuất hiện công khai như Gioan Tẩy Giả. Không ai biết Thánh Giuse đã phải vật lộn với chính mình như thế nào. Có thể ông sẽ rơi vào tuyệt vọng. Bởi đó, dù yêu Ðức Maria tới mấy, ông cũng “định tâm bỏ bà cách kín đáo.”(Mt 1:19)
Ông đứng trước một thách đố lớn lao, có tính cách quyết định cho Con Chúa nhập thể vào trần gian. Nếu không có ông, chắc chắn Chúa Giêsu không có cách nào đi vào dòng họ Ðavít để hoàn thành lời hứa cứu độ. Ai trong nhân loại được vinh dự lớn lao “đặt tên cho con trẻ là Giêsu” (Mt 1:25)? Một đặc ân quá sức lớn lao cho ông! Nếu Gioan Tẩy Giả chỉ mới dọn đường và giới thiệu về sứ mạng của Chúa như “con chiên Thiên Chúa,” thì Thánh Giuse có thể gọi tên đích xác hồng ân cứu độ ấy là gì. Như vậy, việc đặt tên như chạm tới bản chất vượt xa việc giới thiệu sứ mạng chỉ nói về vai trò của Ðấng Cứu thế trong lịch sử cứu độ mà thôi. Quả thế, Chúa Giêsu “là hiện thân của Thiên Chúa trên trần gian. Emmanuen, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta. Ðây là một cách nhắc nhớ mầu nhiệm bản thân Người.”[2]
Dù đạt tới vinh dự lớn lao như thế, Thánh Giuse vẫn cảm thấy bất xứng, không dám sánh vai với Ðức Maria dấn thân vào công cuộc lớn lao của Thiên Chúa. Tuy âm thầm kín đáo toan tính thực hiện ý định riêng, Thánh Giuse cũng không thể qua mặt Thiên Chúa. Một sứ thần được sai đến trong giấc mơ để cản bước chân ông bằng những lý lẽ đầy tính thuyết phục. Nhiều người tưởng giấc mơ không quan trọng. Thiết tưởng giấc mơ cực kỳ quan trọng, vì Thiên Chúa có thể nói với chúng ta trong giấc mơ. Trong giấc mơ đặc biệt, Thánh Giuse nhìn thấy một thiên thần. Thiên thần nói ông phải bước tới trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Ông không được trừu lại quyết định đính hôn với Maria. Trái lại, ông phải can đảm cưới Maria về nhà. Nếu chấp nhận, ông sẽ trở thành một thành phần của một cái gì lớn lao và mãnh liệt hơn ông. Ông chấp nhận cho Thiên Chúa đi vào cuộc đời và Thánh Linh hoạt động nơi mình. Nhờ đó, ông có thể nghe thấy lời Chúa hứa về ơn cứu độ.
Tuy nhiên, nếu không có lòng tin tuyệt đối vào quyền năng Thiên Chúa, chưa chắc ông đã dễ dàng rời bỏ ý định của mình. Ông tin Thiên Chúa có thể làm được mọi sự. Bởi đó, ông hiểu tại sao phải ở lại cưới Maria, vì “bà có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần,” (Mt 1:18.20) chứ không tầm thường như mọi người có thể nghi ngờ.
Từ đó, Thánh Giuse yên tâm. Ông càng tin vào sự trung thành và thánh thiện của người vợ sắp cưới. Hơn nữa, ông còn sung sướng vô cùng vì người con sắp sinh ra sẽ là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” và “sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” (c.21) Cuối cùng, “khi tỉnh giấc, Thánh Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.” (c. 24)
Thánh Giuse quả thực là một tấm gương khiêm tốn và vâng phục. Ông làm được tất cả vì đã tin tưởng tuyệt đối vào lời Chúa. Chính niềm tin này đã khiến Thánh Giuse xứng đáng được gọi “là người công chính.” (c.19) Niềm tin đó cũng sẽ giúp ông tìm ra lối thoát trong mọi nghịch cảnh và chu toàn bổn phận của một gia trưởng gương mẫu.
Nhưng vâng phục như thế, Thánh Giuse có còn tự do trong việc hôn nhân của mình không? Nếu không còn tự do, liệu hôn nhân của ông với Ðức Maria có thành sự không?
NẺO ÐƯỜNG NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Con người phải hoàn toàn tự do, hôn nhân mới có giá trị. Quả thực, “nền tảng gia đình là sự tự do lựa chọn của các người phối ngẫu kết hợp với nhau trong hôn nhân, mà vẫn tôn trọng ý nghĩa và giá trị của cơ chế này không tùy thuộc con người, nhưng thuộc chính Thiên Chúa: ‘Vì ích lợi của những người phối ngẫu và con cái cũng như của xã hội, thánh ước này không còn tùy thuộc quyết định của con người mà thôi. Vì chính Thiên Chúa là tác giả tạo nên hôn nhân và ban cho hôn nhân những lợi ích và mục đích khác nhau.’”[3]
Như thế, người công chính như Thánh Giuse chắc chắn phải thấy được vai trò vô cùng quan trọng của Thiên Chúa trong cuộc hôn nhân với Ðức Maria. Chấp nhận sự can thiệp của Thiên Chúa vào cuộc hôn nhân, ông đã tăng cường và mở rộng giới hạn của tự do con người. Vì chỉ Thiên Chúa mới có tự do tuyệt đối và đưa ông vào bầu trời hồng ân kỳ diệu giữa Thánh Gia Nadarét. Trong khung cảnh chật hẹp đó, con người cũng có thể thấy một chiều kích lớn lao trong những đóng góp hàng ngày của mình vào công trình của Thiên Chúa. Chỉ cần sống trong ân sủng và sự công chính của Thiên Chúa, con người có thể thấy ngay vai trò lớn lao và quan trọng đó.
Gia đình quả là “thao trường đổ mồ hôi” để lớn lên trong sự công chính. Ðúng như Khổng Tử nói : “Tu thân, tề gia, quốc trị, thiên hạ bình.” Chỉ khi nào con người sống trong sự công chính, nghĩa là biết thực sự tôn trọng quyền con người và trung thành thi hành bổn phận tương ứng, đời sống con người trong xã hội mới có trật tự, sinh hiệu quả tốt và tương xứng với nhân phẩm.[4] Nếu không sống công chính, chắc chắn Thánh Giuse đã không đủ tư cách huấn luyện con trẻ Giêsu và không thể kết hôn với Ðức Trinh Nữ Maria. Chúa Giêsu đã học gì nơi Thánh Giuse, nếu không phải là nếp sống công chính? Nhờ đó, Người có đủ khả năng biến đổi cả thế giới.
Tại sao sự công chính lại quan trọng và cần thiết cho con người từ trong khung cảnh gia đình đến ngoài xã hội? Thưa, vì sự công chính cần thiết để tạo một nền tảng vững chắc cho công đoàn. Không có sự công chính, không thể nâng cao nhân vị và cổ võ cho công ích. “Con người là một nhân vị, chứ không phải chỉ là cá thể. Bởi đó, con người vượt xa thực tại chủ thể quanh quẩn với những nhu cầu vật chất mà thôi. Thực vậy, mặc dù tham gia tích cực vào các kế hoạch nhằm thỏa mãn những nhu cầu trong gia đình và xã hội dân chính, con người chỉ thấy hoàn toàn thỏa mãn khi vượt ra bên ngoài não trạng nhu cầu vật chất và bước vào nguồn hồng ân nhưng không, hoàn toàn tương xứng với yếu tính và ơn gọi cộng đồng của họ.”[5]
Trong khung cảnh gia đình Nadarét, tuy rất vất vả vì kế sinh nhai, Thánh Giuse đã vượt qua những giới hạn vật chất để nhìn thấy tất cả phẩm vị con người nơi Chúa Giêsu và Ðức Maria. Nếu không, ông đã rơi vào cảnh tầm thường và nhàm chán của cuộc đời lao động nơi xóm nghèo. Nhờ có ánh mắt người công chính, Thánh Giuse có thể nhìn thấy rõ lý do sống và có cả một động lực lớn để phục vụ. Vì cương quyết giữ sự công chính, nên ông đã dự định bỏ trốn. Nếu không được Chúa đoái thương, chắc chắn ông không bao giờ còn được vinh dự làm nghĩa phụ của Chúa Giêsu và làm bạn đời của Ðức Maria nữa. Nhờ sự hướng dẫn của sứ thần, ông sớm nhận ra sự công chính của Thiên Chúa gấp ngàn lần sự công chính của con người. Bởi thế, ông mới có đủ can đảm chấp nhận hy sinh danh dự trước mặt người đời để cưới một phụ nữ đã có thai về nhà mình. Cuối cùng chỉ có một mình ông mới biết lý do tại sao ông hành động như vậy. Ông hoàn toàn ý thức việc mình làm. Từ khi âm thầm nhưng cương quyết bảo vệ danh dự mình đến lúc ngoan ngoãn vâng nghe thiên sứ để cưới Maria, ông đều lặng lẽ một mình trong cõi riêng. Có ai biết một thay đổi lớn lao đã xảy ra trong cuộc đời ông? Ông thà chọn làm vui lòng Thiên Chúa hơn lấy tiếng thơm giữa đồng loại. Danh dự của Thiên Chúa lớn hơn danh tiếng trước mặt người đời gấp bội. Tất cả chỉ vì yêu mến Thiên Chúa!
BÓNG DÁNG NGƯỜI CHA TRONG GIA ÐÌNH
Trong gia đình, không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của người cha. Hình ảnh Thánh Giuse nêu cao mẫu gương gia trưởng cho mọi gia đình. Không thể hướng dẫn gia đình và giáo dục con cái thành công, nếu không sống công chính và vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Quả thực, “trong các tường thuật về Giáng sinh, bao giờ cũng có hình ảnh người mẹ, nhưng cảnh Giáng Sinh năm nay tại Công Trường Thánh Phêrô làm nổi bật tầm quan trọng của hình ảnh người cha. Thực tế, ông rất quan trọng. Cảnh Giáng Sinh nhắc nhớ mọi người biết Chúa không chỉ sinh ra cho một người mẹ, nhưng còn cung ứng cho chúng ta một nguồn tài liệu phong phú để suy tư giữa một thời đại phải đối phó với những chống đối về hôn nhân và gia đình. Ðó là cách tốt nhất giúp chúng ta có kiến thức cơ bản về gia đình qua Thánh Gia. Thay vì đưa ra các nhân vật tùy thích, năm nay lại trưng bày các hình ảnh giúp chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa quan trọng của việc giáng sinh, về hoàn cảnh Chúa Giêsu sinh ra, nhưng cũng nhắc chúng ta nhớ đến vai trò trọng yếu của Thánh Giuse.”[6] Rõ ràng trong khung cảnh gia đình, Thánh Giuse đã tìm được một vị trí và vai trò quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Người đã chu toàn sứ mệnh cao cả nhờ tình yêu và lòng trung tín trong đời sống hôn nhân.
Nếu cuộc sống hôn nhân và gia đình Nadarét không thành công, chắc chắn Ðức Maria và Thánh Giuse đã không thể vui sướng thấy Con mình “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.”(Lc 2:52) Bởi đâu Chúa có môi trường tốt đẹp như thế, nếu không do nỗ lực lao động của Thánh Giuse và tài nội trợ của Mẹ Maria? Cảm nhận được tất cả giá trị hôn nhân và gia đình giữa khung cảnh Nadarét, Chúa đã nâng hôn nhân lên đúng địa vị trong chương trình tạo dựng và cứu độ. Quả thực, “Chúa Giêsu đã sinh ra và sống trong một gia đình cụ thể, chấp nhận mọi nét đặc thù của gia đình và đã ban cho thể chế hôn nhân phẩm vị cao cả nhất, khiến hôn nhân thành một bí tích của giao ước mới (x. M6 19:3-9).”[7]
Chính vì thế, “Giáo hội coi gia đình là xã hội đầu tiên trong thiên nhiên, với những quyền riêng biệt và bất chuyển hóa. Giáo hội đặt gia đình vào trung tâm của cuộc sống xã hội.”[8] Từ đó, Chúa Giêsu đã vươn tới chiều kích nhân phẩm trọn vẹn và có đủ sức hướng dẫn nhân loại về Nhà Cha. Thực vậy, dưới mái nhà Nadarét, Chúa đã học cách hiệp thông với tha nhân và xả thân vì người khác, nhờ những gương sáng của Ðức Maria và thánh cả Giuse. Từ trong khung cảnh chật hẹp đó, Người rút tỉa kinh nghiệm để đóng góp vào công ích xã hội một cách hữu hiệu nhất. Mặc dù hằng ngày phải vất vả tìm kế sinh nhai, các phần tử trong Thánh Gia không bao giờ coi nhau như những phương tiện sản xuất. Trái lại, con người trong đó luôn được tôn trọng như cứu cánh thu hút sức chú ý của người khác. Lý tưởng đó chỉ có thể đạt tới, nếu mọi phần tử trong gia đình biết giữ lời cam kết và sống hiệp thông với nhau.
Nhìn vào gia đình Việt Nam hôm nay, trong nước cũng như ở hải ngoại, chúng ta thấy gì? Con người có đang thực sự hạnh phúc không? Con cái có lớn lên theo chiều kích như Chúa Kitô trong gia đình Nadarét không? Người gia trưởng có đủ cương nghị và sáng suốt để chọn sống theo lẽ phải và lương tâm hơn dư luận và áp lực xã hội không? Ðó là những câu hỏi đang làm nhức nhối nhiều người. Nếu muốn tìm được phương hướng giải quyết, thiết tưởng nên nhìn vào Thánh Gia Nadarét xưa.
Tóm lại, trước những bế tắc và ngã rẽ cuộc đời, Thánh Giuse đã được Thiên Chúa thương soi sáng tìm ra con đương đúng nhất và vinh dự nhất, vì Người là đấng công chính. Nhờ Người, không những Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, mà còn có một danh xưng xứng đáng trong dòng họ Ðavít. Nhờ đó, Thiên Chúa thực hiện tất cả lời hứa cứu độ chỉ vì yêu thương nhân loại một cách vô điều kiện.
Lạy Chúa, Chúa đã soi sáng và chọn Thánh Giuse làm dưỡng phụ Chúa Giêsu và làm bạn trăm năm của Ðức Maria. Xin Chúa thương đến những người gia trưởng và ban cho họ đủ khôn ngoan sáng suốt trong những giai đoạn đầy thử thách hôm nay. Amen.
Lm. Đỗ Vân Lực, op. 23.12.2007
[1] http://www.zenit.org/article-21335?l=english
[2] Lời Chúa Cho Mọi Người, tr.30.
[3] Toát Yếu Học Thuyết Xã hội của Giáo Hội, 215.
[4] x. ibid., 205.
[5] ibid., 391.
[6] http://www.zenit.org/article-21335?l=english
[7] Toát Yếu Học Thuyết Xã hội của Giáo Hội, 210.
[8] ibid., 211.
(Mt 1:18-24)
Năm nay sẽ không có cảnh máng cỏ hay hang bò lừa tại Công Trường Thánh Phêrô. Cảnh Giáng sinh sẽ trưng bày gia đình Thánh Giuse, phản ánh chuyện Chúa Kitô Giáng Sinh trong Tin Mừng Mathêu, thay vì đoạn văn đặc biệt của thánh Luca. “Cảnh Giáng Sinh này không cắt đứt với truyền thống lắm, nhưng trình bày một khía cạnh mới và một bộ mặt mới của lễ Giáng Sinh. Cảnh Giáng Sinh cố gắng trình bày Thánh Giuse đầy kinh nghiệm và mơ mộng về những gì sẽ xảy ra, khi biết Chúa Giêsu sắp giáng sinh và Ðức Maria sống bên người con thơ. Thánh nhân không hiểu tường tận tất cả những việc đó sẽ xảy ra như thế nào, khi ông chuẩn bị đảm nhận công tác được Thiên Chúa trao phó cho ông qua một sứ thần. Ðó là những gì ông tưởng tượng nơi tư riêng, giữa những công việc bề bộn trước khi sự việc xảy đến. Thánh Giuse không bao giờ là ngôi sao nổi bật trong đêm Giáng sinh, nhưng vai trò của ông rất quan trọng.”[1]
Thật vậy, nếu không có Thánh Giuse, không biết Ðức Maria xoay sở làm sao trong việc dưỡng dục Ðức Giêsu và hướng dẫn Thánh Gia vượt qua bao sóng gió trong cuộc đời. Trước khi trở thành nghĩa phụ của Chúa và gia trưởng gương mẫu, Thánh Giuse đã phải trải qua một thử thách rất lớn. Không những thế, Thánh Nhân còn là một người dọn đường âm thầm nhất cho Con Chúa giáng trần, đem lại niềm vui cho muôn dân. Vậy chúng ta có thể học hỏi gì nơi Thánh Giuse cho cuộc sống hôn nhân và gia đình hôm nay?
ÐỜI CHỈ ÐẸP ...
Hai Chúa Nhật vừa qua trình bày ông Gioan như một sứ giả loan báo và chuẩn bị bước đường Ðức Kitô đến cứu nhân loại. Thiên hạ tới tấp kéo đến nghe lời giảng và xin chịu phép rửa tại sông Giođan. Ông nổi tiếng. Dù đang bị nhốt trong tù, ông cũng vẫn được Chúa ca ngợi là sứ giả, trổi vượt hơn mọi phàm nhân (x. Mt 11:10-11).
Giữa thanh thiên bạch nhật, ông Gioan đã mở đường cho muôn dân đến với Chúa. Nhưng đó không phải là con đường độc đạo. Chúa còn một đường lối khác. Con đường này chìm sâu trong bóng tối và vắng lặng, nhưng rất gần gũi và thân thương. Con đường đó chỉ Thánh Giuse mới có thể khai mở cho nhân loại đi vào chiều sâu huyền nhiệm cứu độ. Ông không xuất hiện công khai như Gioan Tẩy Giả. Không ai biết Thánh Giuse đã phải vật lộn với chính mình như thế nào. Có thể ông sẽ rơi vào tuyệt vọng. Bởi đó, dù yêu Ðức Maria tới mấy, ông cũng “định tâm bỏ bà cách kín đáo.”(Mt 1:19)
Ông đứng trước một thách đố lớn lao, có tính cách quyết định cho Con Chúa nhập thể vào trần gian. Nếu không có ông, chắc chắn Chúa Giêsu không có cách nào đi vào dòng họ Ðavít để hoàn thành lời hứa cứu độ. Ai trong nhân loại được vinh dự lớn lao “đặt tên cho con trẻ là Giêsu” (Mt 1:25)? Một đặc ân quá sức lớn lao cho ông! Nếu Gioan Tẩy Giả chỉ mới dọn đường và giới thiệu về sứ mạng của Chúa như “con chiên Thiên Chúa,” thì Thánh Giuse có thể gọi tên đích xác hồng ân cứu độ ấy là gì. Như vậy, việc đặt tên như chạm tới bản chất vượt xa việc giới thiệu sứ mạng chỉ nói về vai trò của Ðấng Cứu thế trong lịch sử cứu độ mà thôi. Quả thế, Chúa Giêsu “là hiện thân của Thiên Chúa trên trần gian. Emmanuen, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta. Ðây là một cách nhắc nhớ mầu nhiệm bản thân Người.”[2]
Dù đạt tới vinh dự lớn lao như thế, Thánh Giuse vẫn cảm thấy bất xứng, không dám sánh vai với Ðức Maria dấn thân vào công cuộc lớn lao của Thiên Chúa. Tuy âm thầm kín đáo toan tính thực hiện ý định riêng, Thánh Giuse cũng không thể qua mặt Thiên Chúa. Một sứ thần được sai đến trong giấc mơ để cản bước chân ông bằng những lý lẽ đầy tính thuyết phục. Nhiều người tưởng giấc mơ không quan trọng. Thiết tưởng giấc mơ cực kỳ quan trọng, vì Thiên Chúa có thể nói với chúng ta trong giấc mơ. Trong giấc mơ đặc biệt, Thánh Giuse nhìn thấy một thiên thần. Thiên thần nói ông phải bước tới trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Ông không được trừu lại quyết định đính hôn với Maria. Trái lại, ông phải can đảm cưới Maria về nhà. Nếu chấp nhận, ông sẽ trở thành một thành phần của một cái gì lớn lao và mãnh liệt hơn ông. Ông chấp nhận cho Thiên Chúa đi vào cuộc đời và Thánh Linh hoạt động nơi mình. Nhờ đó, ông có thể nghe thấy lời Chúa hứa về ơn cứu độ.
Tuy nhiên, nếu không có lòng tin tuyệt đối vào quyền năng Thiên Chúa, chưa chắc ông đã dễ dàng rời bỏ ý định của mình. Ông tin Thiên Chúa có thể làm được mọi sự. Bởi đó, ông hiểu tại sao phải ở lại cưới Maria, vì “bà có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần,” (Mt 1:18.20) chứ không tầm thường như mọi người có thể nghi ngờ.
Từ đó, Thánh Giuse yên tâm. Ông càng tin vào sự trung thành và thánh thiện của người vợ sắp cưới. Hơn nữa, ông còn sung sướng vô cùng vì người con sắp sinh ra sẽ là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” và “sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” (c.21) Cuối cùng, “khi tỉnh giấc, Thánh Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.” (c. 24)
Thánh Giuse quả thực là một tấm gương khiêm tốn và vâng phục. Ông làm được tất cả vì đã tin tưởng tuyệt đối vào lời Chúa. Chính niềm tin này đã khiến Thánh Giuse xứng đáng được gọi “là người công chính.” (c.19) Niềm tin đó cũng sẽ giúp ông tìm ra lối thoát trong mọi nghịch cảnh và chu toàn bổn phận của một gia trưởng gương mẫu.
Nhưng vâng phục như thế, Thánh Giuse có còn tự do trong việc hôn nhân của mình không? Nếu không còn tự do, liệu hôn nhân của ông với Ðức Maria có thành sự không?
NẺO ÐƯỜNG NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Con người phải hoàn toàn tự do, hôn nhân mới có giá trị. Quả thực, “nền tảng gia đình là sự tự do lựa chọn của các người phối ngẫu kết hợp với nhau trong hôn nhân, mà vẫn tôn trọng ý nghĩa và giá trị của cơ chế này không tùy thuộc con người, nhưng thuộc chính Thiên Chúa: ‘Vì ích lợi của những người phối ngẫu và con cái cũng như của xã hội, thánh ước này không còn tùy thuộc quyết định của con người mà thôi. Vì chính Thiên Chúa là tác giả tạo nên hôn nhân và ban cho hôn nhân những lợi ích và mục đích khác nhau.’”[3]
Như thế, người công chính như Thánh Giuse chắc chắn phải thấy được vai trò vô cùng quan trọng của Thiên Chúa trong cuộc hôn nhân với Ðức Maria. Chấp nhận sự can thiệp của Thiên Chúa vào cuộc hôn nhân, ông đã tăng cường và mở rộng giới hạn của tự do con người. Vì chỉ Thiên Chúa mới có tự do tuyệt đối và đưa ông vào bầu trời hồng ân kỳ diệu giữa Thánh Gia Nadarét. Trong khung cảnh chật hẹp đó, con người cũng có thể thấy một chiều kích lớn lao trong những đóng góp hàng ngày của mình vào công trình của Thiên Chúa. Chỉ cần sống trong ân sủng và sự công chính của Thiên Chúa, con người có thể thấy ngay vai trò lớn lao và quan trọng đó.
Gia đình quả là “thao trường đổ mồ hôi” để lớn lên trong sự công chính. Ðúng như Khổng Tử nói : “Tu thân, tề gia, quốc trị, thiên hạ bình.” Chỉ khi nào con người sống trong sự công chính, nghĩa là biết thực sự tôn trọng quyền con người và trung thành thi hành bổn phận tương ứng, đời sống con người trong xã hội mới có trật tự, sinh hiệu quả tốt và tương xứng với nhân phẩm.[4] Nếu không sống công chính, chắc chắn Thánh Giuse đã không đủ tư cách huấn luyện con trẻ Giêsu và không thể kết hôn với Ðức Trinh Nữ Maria. Chúa Giêsu đã học gì nơi Thánh Giuse, nếu không phải là nếp sống công chính? Nhờ đó, Người có đủ khả năng biến đổi cả thế giới.
Tại sao sự công chính lại quan trọng và cần thiết cho con người từ trong khung cảnh gia đình đến ngoài xã hội? Thưa, vì sự công chính cần thiết để tạo một nền tảng vững chắc cho công đoàn. Không có sự công chính, không thể nâng cao nhân vị và cổ võ cho công ích. “Con người là một nhân vị, chứ không phải chỉ là cá thể. Bởi đó, con người vượt xa thực tại chủ thể quanh quẩn với những nhu cầu vật chất mà thôi. Thực vậy, mặc dù tham gia tích cực vào các kế hoạch nhằm thỏa mãn những nhu cầu trong gia đình và xã hội dân chính, con người chỉ thấy hoàn toàn thỏa mãn khi vượt ra bên ngoài não trạng nhu cầu vật chất và bước vào nguồn hồng ân nhưng không, hoàn toàn tương xứng với yếu tính và ơn gọi cộng đồng của họ.”[5]
Trong khung cảnh gia đình Nadarét, tuy rất vất vả vì kế sinh nhai, Thánh Giuse đã vượt qua những giới hạn vật chất để nhìn thấy tất cả phẩm vị con người nơi Chúa Giêsu và Ðức Maria. Nếu không, ông đã rơi vào cảnh tầm thường và nhàm chán của cuộc đời lao động nơi xóm nghèo. Nhờ có ánh mắt người công chính, Thánh Giuse có thể nhìn thấy rõ lý do sống và có cả một động lực lớn để phục vụ. Vì cương quyết giữ sự công chính, nên ông đã dự định bỏ trốn. Nếu không được Chúa đoái thương, chắc chắn ông không bao giờ còn được vinh dự làm nghĩa phụ của Chúa Giêsu và làm bạn đời của Ðức Maria nữa. Nhờ sự hướng dẫn của sứ thần, ông sớm nhận ra sự công chính của Thiên Chúa gấp ngàn lần sự công chính của con người. Bởi thế, ông mới có đủ can đảm chấp nhận hy sinh danh dự trước mặt người đời để cưới một phụ nữ đã có thai về nhà mình. Cuối cùng chỉ có một mình ông mới biết lý do tại sao ông hành động như vậy. Ông hoàn toàn ý thức việc mình làm. Từ khi âm thầm nhưng cương quyết bảo vệ danh dự mình đến lúc ngoan ngoãn vâng nghe thiên sứ để cưới Maria, ông đều lặng lẽ một mình trong cõi riêng. Có ai biết một thay đổi lớn lao đã xảy ra trong cuộc đời ông? Ông thà chọn làm vui lòng Thiên Chúa hơn lấy tiếng thơm giữa đồng loại. Danh dự của Thiên Chúa lớn hơn danh tiếng trước mặt người đời gấp bội. Tất cả chỉ vì yêu mến Thiên Chúa!
BÓNG DÁNG NGƯỜI CHA TRONG GIA ÐÌNH
Trong gia đình, không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của người cha. Hình ảnh Thánh Giuse nêu cao mẫu gương gia trưởng cho mọi gia đình. Không thể hướng dẫn gia đình và giáo dục con cái thành công, nếu không sống công chính và vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Quả thực, “trong các tường thuật về Giáng sinh, bao giờ cũng có hình ảnh người mẹ, nhưng cảnh Giáng Sinh năm nay tại Công Trường Thánh Phêrô làm nổi bật tầm quan trọng của hình ảnh người cha. Thực tế, ông rất quan trọng. Cảnh Giáng Sinh nhắc nhớ mọi người biết Chúa không chỉ sinh ra cho một người mẹ, nhưng còn cung ứng cho chúng ta một nguồn tài liệu phong phú để suy tư giữa một thời đại phải đối phó với những chống đối về hôn nhân và gia đình. Ðó là cách tốt nhất giúp chúng ta có kiến thức cơ bản về gia đình qua Thánh Gia. Thay vì đưa ra các nhân vật tùy thích, năm nay lại trưng bày các hình ảnh giúp chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa quan trọng của việc giáng sinh, về hoàn cảnh Chúa Giêsu sinh ra, nhưng cũng nhắc chúng ta nhớ đến vai trò trọng yếu của Thánh Giuse.”[6] Rõ ràng trong khung cảnh gia đình, Thánh Giuse đã tìm được một vị trí và vai trò quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Người đã chu toàn sứ mệnh cao cả nhờ tình yêu và lòng trung tín trong đời sống hôn nhân.
Nếu cuộc sống hôn nhân và gia đình Nadarét không thành công, chắc chắn Ðức Maria và Thánh Giuse đã không thể vui sướng thấy Con mình “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.”(Lc 2:52) Bởi đâu Chúa có môi trường tốt đẹp như thế, nếu không do nỗ lực lao động của Thánh Giuse và tài nội trợ của Mẹ Maria? Cảm nhận được tất cả giá trị hôn nhân và gia đình giữa khung cảnh Nadarét, Chúa đã nâng hôn nhân lên đúng địa vị trong chương trình tạo dựng và cứu độ. Quả thực, “Chúa Giêsu đã sinh ra và sống trong một gia đình cụ thể, chấp nhận mọi nét đặc thù của gia đình và đã ban cho thể chế hôn nhân phẩm vị cao cả nhất, khiến hôn nhân thành một bí tích của giao ước mới (x. M6 19:3-9).”[7]
Chính vì thế, “Giáo hội coi gia đình là xã hội đầu tiên trong thiên nhiên, với những quyền riêng biệt và bất chuyển hóa. Giáo hội đặt gia đình vào trung tâm của cuộc sống xã hội.”[8] Từ đó, Chúa Giêsu đã vươn tới chiều kích nhân phẩm trọn vẹn và có đủ sức hướng dẫn nhân loại về Nhà Cha. Thực vậy, dưới mái nhà Nadarét, Chúa đã học cách hiệp thông với tha nhân và xả thân vì người khác, nhờ những gương sáng của Ðức Maria và thánh cả Giuse. Từ trong khung cảnh chật hẹp đó, Người rút tỉa kinh nghiệm để đóng góp vào công ích xã hội một cách hữu hiệu nhất. Mặc dù hằng ngày phải vất vả tìm kế sinh nhai, các phần tử trong Thánh Gia không bao giờ coi nhau như những phương tiện sản xuất. Trái lại, con người trong đó luôn được tôn trọng như cứu cánh thu hút sức chú ý của người khác. Lý tưởng đó chỉ có thể đạt tới, nếu mọi phần tử trong gia đình biết giữ lời cam kết và sống hiệp thông với nhau.
Nhìn vào gia đình Việt Nam hôm nay, trong nước cũng như ở hải ngoại, chúng ta thấy gì? Con người có đang thực sự hạnh phúc không? Con cái có lớn lên theo chiều kích như Chúa Kitô trong gia đình Nadarét không? Người gia trưởng có đủ cương nghị và sáng suốt để chọn sống theo lẽ phải và lương tâm hơn dư luận và áp lực xã hội không? Ðó là những câu hỏi đang làm nhức nhối nhiều người. Nếu muốn tìm được phương hướng giải quyết, thiết tưởng nên nhìn vào Thánh Gia Nadarét xưa.
Tóm lại, trước những bế tắc và ngã rẽ cuộc đời, Thánh Giuse đã được Thiên Chúa thương soi sáng tìm ra con đương đúng nhất và vinh dự nhất, vì Người là đấng công chính. Nhờ Người, không những Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, mà còn có một danh xưng xứng đáng trong dòng họ Ðavít. Nhờ đó, Thiên Chúa thực hiện tất cả lời hứa cứu độ chỉ vì yêu thương nhân loại một cách vô điều kiện.
Lạy Chúa, Chúa đã soi sáng và chọn Thánh Giuse làm dưỡng phụ Chúa Giêsu và làm bạn trăm năm của Ðức Maria. Xin Chúa thương đến những người gia trưởng và ban cho họ đủ khôn ngoan sáng suốt trong những giai đoạn đầy thử thách hôm nay. Amen.
Lm. Đỗ Vân Lực, op. 23.12.2007
[1] http://www.zenit.org/article-21335?l=english
[2] Lời Chúa Cho Mọi Người, tr.30.
[3] Toát Yếu Học Thuyết Xã hội của Giáo Hội, 215.
[4] x. ibid., 205.
[5] ibid., 391.
[6] http://www.zenit.org/article-21335?l=english
[7] Toát Yếu Học Thuyết Xã hội của Giáo Hội, 210.
[8] ibid., 211.