Dan Lee
12-24-2007, 06:40 PM
Chúa Giáng sinh làm người là vì yêu con người
Gần một tháng nay chúng ta thấy bầu khí Lễ Chúa Giáng sinh giăng mắc khắp nơi. Đặc biệt là trong mấy ngày này. Chúng ta thấy màu sắc Giáng sinh được thể hiện, hình ảnh Giáng sinh được trưng bày. Ở thành phố Hà Nội chúng ta, bên ngoài dù không tràn ngập các hình ảnh Giáng sinh và không có những phố hang đá như thành phố Miền Nam, nhưng tôi thấy bên cạnh các nhà thờ và tu viện, nhiều nhà hàng khách sạn, siêu thị, trụ sở các công ty và nhà tư cũng trang trí Giáng sinh. Chúng ta thấy ngôn ngữ và âm nhạc về Chúa Giáng sinh được loan truyền. Đó là những tin tức, những bài viết, những bản nhạc về Chúa Giáng sinh hay liên quan đến Chúa Giáng sinh được phát sóng hoặc đăng tải trên các phương tin truyền thông. Nhiều gia đình Công giáo trang hoàng nhà cửa. Nhiều anh chị em xưng tội sửa soạn tâm hồn để dọn cho Chúa Hài Đồng một chỗ trong lòng mình. Chúng ta thấy tự sâu thẳm cõi lòng mình dâng lên một niềm vui hân hoan và một sự bình an thiêng liêng khôn tả. Niềm vui và sự bình an ấy lan toả đến những người xung quanh.
Tại sao Lễ Chúa giáng sinh lại mang đến cho thế giới, cho con người một niềm vui sâu xa, tràn đầy và một sự bình an kỳ diệu đến vậy? Tại sao lễ Giáng sinh lại trở thành một lễ mà chúng ta có thể nói rằng chẳng phải của riêng ai? Câu trả lời chỉ có thể là Tình Yêu và Ơn Cứu Độ.
Trước nhất chúng ta thấy vui vì chúng ta hiểu biết và cảm nhận rõ ràng rằng: Chúa Giáng sinh làm người là vì yêu con người.
Chúng ta biết rằng con người sống không chỉ nhờ cơm bánh mà còn nhờ tình yêu. Tình yêu là nhân tố quyết định làm nên ý nghĩa và hạnh phúc của con người. Chúng ta biết mình được cha mẹ, anh em, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp yêu thương. Tất nhiên rồi. Nhưng trước hết và trên hết chúng ta còn được Thiên Chúa yêu thương. Mà yêu nhau thì luôn muốn nên một với nhau. Yêu nhau thì luôn muốn mình với ta tuy hai mà một. Yêu nhau thì không thể ở yên. Tình yêu thúc bách người ta phải mở ra và đi đến với người khác, trao ban và hiến dâng cho người khác. Chúa là tình yêu. Chúa yêu con người, vì vậy Chúa muốn nên một với con người trong thân phận con người. Vì vậy, Chúa muốn bỏ cõi Trời mà xuống cõi nhân gian. Bỏ cõi vô biên mà mang lấy kiếp hữu hạn. Ca dao nước mình nói: Yêu nhau mọi sự chẳng nề/ Dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng. Chúng ta thấy Chúa Trời và con người lệch nhau biết mấy. Vậy mà, bằng việc sinh ra làm người Chúa đã kê cho bằng chỗ lệch giữa con người và Thiên Chúa. Chúa đã làm cho chúng ta được nên một với Chúa, Chúa đã xoá đi khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người. Chúa đã nối liền hữu hạn với vô hạn. Cái đi xuống của Chúa là cái đi lên của tình yêu. Ngày Chúa giáng sinh làm người là ngày tình yêu lên ngôi. Chúng ta vui mừng hạnh phúc vì chúng ta được Trời yêu và chúng ta được yêu trời. Khát vọng hợp nhất với Trời của con người bắt đầu được thành sự.
Thứ đến, chúng ta cũng biết chúng ta vui mừng hân hoan vì Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa bắt đầu được ban cho chúng ta qua biến cố Chúa Giáng sinh làm người.
Con người chúng ta ai cũng mong mỏi để được cứu độ. Lòng chúng ta mong ước những điều tốt đẹp, thánh thiện, mong muốn chân lý, hạnh phúc và thành công và tình yêu, hoà bình và công lý, chân lý và tình yêu. Thế nhưng kinh nghiệm nhân sinh cho chúng ta thấy rằng giữa mong muốn và thực tế có một khoảng cách xa vời vợi. Thân phận con người chúng ta xét kỹ thật chẳng khác chẳng phận Ngưu lang-Chức Nữ. Ngưu Lang và Chức Nữ phạm tội nên Trời đày kẻ bên này sông Ngân, người bên kia sông Ngân. Yêu nhau mà phải xa nhau nên suốt cả năm hai người khổ khổ vì thương nhớ nhau. Trời thương gia ân mỗi năm một lần bắc cầu Ô Thước nối đôi bờ sông Ngân cho hai người gặp nhau một ngày. Ngày hội ngộ ấy tưởng là ngày hạnh phúc nhưng hoá ra vẫn là ngày đầy nước mắt. Những giọt nước mắt của hai người nhỏ xuống làm thành mùa mưa ngâu. Một mùa u ám khiến nhân gian cũng buồn lây và muốn khóc theo.
Tội lỗi và hậu quả của tội lỗi đã làm cho Ngưu Lang và Chức Nữ chẳng còn bao giờ có hạnh phúc. Thân phận con người chúng ta cũng tương tự như vậy. Tội lỗi cũng làm cho chúng ta bất hạnh. Chúng ta sống trong biển đời đầy nước mắt, vất vưởng bơ vơ tàn tạ trong tội lỗi của mình. Tự sức mình chúng ta không đủ sức mang lại hạnh phúc mình. Chúng ta kinh nghiệm về yếu đuối và giới hạn của mình. Chúng ta kinh nghiệm về gánh nặng nề và vòng cương toả của tội lỗi trên bản thân chúng ta. Như thánh Phaolô chúng ta thấy: Điều tốt tôi muốn làm cho tôi tôi không làm được. Điều xấu tôi không muốn làm cho tôi nhưng tôi lại cứ làm. Tắt một lời, tự sức mình chúng ta kinh nghiệm về sự bất lực trong việc tác tạo hạnh phúc và ơn cứu độ cho chúng ta. Từ đó, chúng ta thấy rõ rằng phải có Thiên Chúa cúi xuống con người thì con ngừơi mới có cơ may được cứu độ.
Hơn 10 năm trước Tạp chí TGM có tổ chức một cuộc thi viết truyện ngắn. Số 75 ra tháng 11 năm 1993 của Tạp chí này có đăng ở trang 93-94 một truyện dự thi mã số 75 B có tựa đề là Đường Tăng. Tác giả mô tả tâm trạng Đường Tăng trong đêm cuối của cuộc hành trình đầy gian khổ như sau: ( Chúng tôi xin tóm tắt): Ngày mai Đường Tăng vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật, Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Đường Tăng day dứt. Đường Tăng trở mình. Đường Tăng thở dài. Đường Tăng chợt nhói trong tim. Đường Tăng thở hắt. Đường Tăng rùng mình. Đường Tăng lắc đầu. Đường Tăng nằm hồi lâu. Hai tay vẫn còn ôm lên tim. Mắt vẫn nhắm. Nước mắt trào ra. Đường Tăng như là bị hấp hối và sắp bị chết đến nơi. Vì sao vậy? Thưa bởi vì Đường Tăng nhận ra trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, nước mắt mình ngày càng lạnh giá. Mình đã dần dần xa lạ với con người. Và nhất là bởi vì ông sắp gia nhập cõi Phật, sắp thành Phật. Phật thì không phải là người. Cõi Phật thì không thì phải cõi người. Khi thành Phật thì ông không còn là người. Không còn là người, không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người.”
Mỗi dòng chữ trong truyện ngắn Đường Tăng theo Tạp chí TGM đều ấm nóng tình yêu dành cho quê xứ con người của chúng ta. Đặc biệt là lời Đường Tăng nói: Không còn là người, không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người?.
Chúa Trời là tình yêu. Chúa hiểu biết chân lý ấy. Không phải là người thì làm sao mà đòi khai sáng và cứu vớt con người. Vì vậy, Chúa đã làm người-mà như lời thánh Phaolô nói-Người phận là phận của một vị Thiên Chúa/ Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang/ Mặc lấy thân phận xác phàm/ Trở nên giống hẳn người ta. Chúa đã nên một với con người trong xác phàm, trong cõi nhân gian để đồng cảm, để khai sáng, để cứu độ con người.
Noel Amstrong, nhà du hành vũ trụ đầu tiên đặt chân lên mặt trăng đã nói với các phóng viên khi trở về trái đất rằng: Cái vĩ đại không phải là con người đã lên được trên trời nhưng điều vĩ đại là Thiên Chúa đã đi xuống thế gian làm người.
Tôi tin vào sự vĩ đại của biến cố ngôi lời thành xác phàm. Đó là sự vĩ đại của một tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Tôi tin Chúa giáng sinh hôm nay là cơ may cứu rỗi cho chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi vòng cương toả của tội lỗi và sự chết, mang lại cho chúng ta hạnh phúc và bình an. Amen.
LM Phêrô Nguyễn Văn Khải, DCCT
Gần một tháng nay chúng ta thấy bầu khí Lễ Chúa Giáng sinh giăng mắc khắp nơi. Đặc biệt là trong mấy ngày này. Chúng ta thấy màu sắc Giáng sinh được thể hiện, hình ảnh Giáng sinh được trưng bày. Ở thành phố Hà Nội chúng ta, bên ngoài dù không tràn ngập các hình ảnh Giáng sinh và không có những phố hang đá như thành phố Miền Nam, nhưng tôi thấy bên cạnh các nhà thờ và tu viện, nhiều nhà hàng khách sạn, siêu thị, trụ sở các công ty và nhà tư cũng trang trí Giáng sinh. Chúng ta thấy ngôn ngữ và âm nhạc về Chúa Giáng sinh được loan truyền. Đó là những tin tức, những bài viết, những bản nhạc về Chúa Giáng sinh hay liên quan đến Chúa Giáng sinh được phát sóng hoặc đăng tải trên các phương tin truyền thông. Nhiều gia đình Công giáo trang hoàng nhà cửa. Nhiều anh chị em xưng tội sửa soạn tâm hồn để dọn cho Chúa Hài Đồng một chỗ trong lòng mình. Chúng ta thấy tự sâu thẳm cõi lòng mình dâng lên một niềm vui hân hoan và một sự bình an thiêng liêng khôn tả. Niềm vui và sự bình an ấy lan toả đến những người xung quanh.
Tại sao Lễ Chúa giáng sinh lại mang đến cho thế giới, cho con người một niềm vui sâu xa, tràn đầy và một sự bình an kỳ diệu đến vậy? Tại sao lễ Giáng sinh lại trở thành một lễ mà chúng ta có thể nói rằng chẳng phải của riêng ai? Câu trả lời chỉ có thể là Tình Yêu và Ơn Cứu Độ.
Trước nhất chúng ta thấy vui vì chúng ta hiểu biết và cảm nhận rõ ràng rằng: Chúa Giáng sinh làm người là vì yêu con người.
Chúng ta biết rằng con người sống không chỉ nhờ cơm bánh mà còn nhờ tình yêu. Tình yêu là nhân tố quyết định làm nên ý nghĩa và hạnh phúc của con người. Chúng ta biết mình được cha mẹ, anh em, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp yêu thương. Tất nhiên rồi. Nhưng trước hết và trên hết chúng ta còn được Thiên Chúa yêu thương. Mà yêu nhau thì luôn muốn nên một với nhau. Yêu nhau thì luôn muốn mình với ta tuy hai mà một. Yêu nhau thì không thể ở yên. Tình yêu thúc bách người ta phải mở ra và đi đến với người khác, trao ban và hiến dâng cho người khác. Chúa là tình yêu. Chúa yêu con người, vì vậy Chúa muốn nên một với con người trong thân phận con người. Vì vậy, Chúa muốn bỏ cõi Trời mà xuống cõi nhân gian. Bỏ cõi vô biên mà mang lấy kiếp hữu hạn. Ca dao nước mình nói: Yêu nhau mọi sự chẳng nề/ Dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng. Chúng ta thấy Chúa Trời và con người lệch nhau biết mấy. Vậy mà, bằng việc sinh ra làm người Chúa đã kê cho bằng chỗ lệch giữa con người và Thiên Chúa. Chúa đã làm cho chúng ta được nên một với Chúa, Chúa đã xoá đi khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người. Chúa đã nối liền hữu hạn với vô hạn. Cái đi xuống của Chúa là cái đi lên của tình yêu. Ngày Chúa giáng sinh làm người là ngày tình yêu lên ngôi. Chúng ta vui mừng hạnh phúc vì chúng ta được Trời yêu và chúng ta được yêu trời. Khát vọng hợp nhất với Trời của con người bắt đầu được thành sự.
Thứ đến, chúng ta cũng biết chúng ta vui mừng hân hoan vì Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa bắt đầu được ban cho chúng ta qua biến cố Chúa Giáng sinh làm người.
Con người chúng ta ai cũng mong mỏi để được cứu độ. Lòng chúng ta mong ước những điều tốt đẹp, thánh thiện, mong muốn chân lý, hạnh phúc và thành công và tình yêu, hoà bình và công lý, chân lý và tình yêu. Thế nhưng kinh nghiệm nhân sinh cho chúng ta thấy rằng giữa mong muốn và thực tế có một khoảng cách xa vời vợi. Thân phận con người chúng ta xét kỹ thật chẳng khác chẳng phận Ngưu lang-Chức Nữ. Ngưu Lang và Chức Nữ phạm tội nên Trời đày kẻ bên này sông Ngân, người bên kia sông Ngân. Yêu nhau mà phải xa nhau nên suốt cả năm hai người khổ khổ vì thương nhớ nhau. Trời thương gia ân mỗi năm một lần bắc cầu Ô Thước nối đôi bờ sông Ngân cho hai người gặp nhau một ngày. Ngày hội ngộ ấy tưởng là ngày hạnh phúc nhưng hoá ra vẫn là ngày đầy nước mắt. Những giọt nước mắt của hai người nhỏ xuống làm thành mùa mưa ngâu. Một mùa u ám khiến nhân gian cũng buồn lây và muốn khóc theo.
Tội lỗi và hậu quả của tội lỗi đã làm cho Ngưu Lang và Chức Nữ chẳng còn bao giờ có hạnh phúc. Thân phận con người chúng ta cũng tương tự như vậy. Tội lỗi cũng làm cho chúng ta bất hạnh. Chúng ta sống trong biển đời đầy nước mắt, vất vưởng bơ vơ tàn tạ trong tội lỗi của mình. Tự sức mình chúng ta không đủ sức mang lại hạnh phúc mình. Chúng ta kinh nghiệm về yếu đuối và giới hạn của mình. Chúng ta kinh nghiệm về gánh nặng nề và vòng cương toả của tội lỗi trên bản thân chúng ta. Như thánh Phaolô chúng ta thấy: Điều tốt tôi muốn làm cho tôi tôi không làm được. Điều xấu tôi không muốn làm cho tôi nhưng tôi lại cứ làm. Tắt một lời, tự sức mình chúng ta kinh nghiệm về sự bất lực trong việc tác tạo hạnh phúc và ơn cứu độ cho chúng ta. Từ đó, chúng ta thấy rõ rằng phải có Thiên Chúa cúi xuống con người thì con ngừơi mới có cơ may được cứu độ.
Hơn 10 năm trước Tạp chí TGM có tổ chức một cuộc thi viết truyện ngắn. Số 75 ra tháng 11 năm 1993 của Tạp chí này có đăng ở trang 93-94 một truyện dự thi mã số 75 B có tựa đề là Đường Tăng. Tác giả mô tả tâm trạng Đường Tăng trong đêm cuối của cuộc hành trình đầy gian khổ như sau: ( Chúng tôi xin tóm tắt): Ngày mai Đường Tăng vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật, Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Đường Tăng day dứt. Đường Tăng trở mình. Đường Tăng thở dài. Đường Tăng chợt nhói trong tim. Đường Tăng thở hắt. Đường Tăng rùng mình. Đường Tăng lắc đầu. Đường Tăng nằm hồi lâu. Hai tay vẫn còn ôm lên tim. Mắt vẫn nhắm. Nước mắt trào ra. Đường Tăng như là bị hấp hối và sắp bị chết đến nơi. Vì sao vậy? Thưa bởi vì Đường Tăng nhận ra trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, nước mắt mình ngày càng lạnh giá. Mình đã dần dần xa lạ với con người. Và nhất là bởi vì ông sắp gia nhập cõi Phật, sắp thành Phật. Phật thì không phải là người. Cõi Phật thì không thì phải cõi người. Khi thành Phật thì ông không còn là người. Không còn là người, không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người.”
Mỗi dòng chữ trong truyện ngắn Đường Tăng theo Tạp chí TGM đều ấm nóng tình yêu dành cho quê xứ con người của chúng ta. Đặc biệt là lời Đường Tăng nói: Không còn là người, không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người?.
Chúa Trời là tình yêu. Chúa hiểu biết chân lý ấy. Không phải là người thì làm sao mà đòi khai sáng và cứu vớt con người. Vì vậy, Chúa đã làm người-mà như lời thánh Phaolô nói-Người phận là phận của một vị Thiên Chúa/ Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang/ Mặc lấy thân phận xác phàm/ Trở nên giống hẳn người ta. Chúa đã nên một với con người trong xác phàm, trong cõi nhân gian để đồng cảm, để khai sáng, để cứu độ con người.
Noel Amstrong, nhà du hành vũ trụ đầu tiên đặt chân lên mặt trăng đã nói với các phóng viên khi trở về trái đất rằng: Cái vĩ đại không phải là con người đã lên được trên trời nhưng điều vĩ đại là Thiên Chúa đã đi xuống thế gian làm người.
Tôi tin vào sự vĩ đại của biến cố ngôi lời thành xác phàm. Đó là sự vĩ đại của một tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Tôi tin Chúa giáng sinh hôm nay là cơ may cứu rỗi cho chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi vòng cương toả của tội lỗi và sự chết, mang lại cho chúng ta hạnh phúc và bình an. Amen.
LM Phêrô Nguyễn Văn Khải, DCCT