Dan Lee
12-24-2007, 06:47 PM
"Ngôi Hai đã cắm lều ở giữa chúng ta"
(Bài giảng Lễ Giáng Sinh năm 2007 của Đức Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Sang)
Trái đất tròn, quay chung quanh Mặt trời, nên chúng ta hằng năm mừng lễ Thiên Chúa Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12, và theo tính toán tương đối nhân loại đã có 2007 năm kỷ niệm ngày Chúa giáng thế.
Trái đất tròn nhưng hôm nay trái đất như đi trật ra khỏi quỹ đạo, vì quang cảnh hoành tráng của đêm Giáng Sinh, vượt trội tất cả các hành tinh khác và đang bay trong vũ trụ. Đêm nay, muôn vàn cây thông làm tăng thêm mầu xanh cho trái đất và triệu triệu cây đèn lung linh sáng, triệu triệu câu ca trầm bổng được cất lên ca ngợi tình thương của Thiên Chúa. Mặc dù trên trái đất còn đây đó bùng lên ngọn lửa chiến tranh chết chóc, con người còn gian tham lừa lọc với mình và với nhau; đất trời, sóng bể, núi non còn chìm trong các tai nạn, cướp đi mạng sống của nhiều người, song chúng ta đa số nhân loại trong các tôn giáo Kitô và hữu thần vẫn tự hào ca lên bài hát ước mơ nhất và thực tế nhất của muôn loài:
”Sáng Danh Thiên Chúa trên trời Bình An dưới thế cho người Chúa thương”.
Chúng ta và muôn loài muôn vật vẫn được sưởi ấm bằng Tình yêu cao cả của “Thiên Chúa xuống thế làm Người và ở cùng chúng ta”. Lễ Giáng Sinh năm nay, tôi muốn chia sẻ với mọi người ý nghĩa thâm sâu của Tin Mừng ấy.
Thật ra, theo Phúc Âm thánh Gioan, để diễn tả Mầu nhiệm Nhập thể, từ sau đây được xử dụng: shekinath - cắm lều, và cả câu có thể dịch sát nguyên văn: “Ngôi Hai đã cắm lều ở giữa chúng ta”. Hình ảnh Chiếc Lều, gợi cho chúng ta hình ảnh người mục tử chân chính trong Cựu Ước và Tân Ước, với phong tục tập quán của dân du mục Cận Đông, lùa đoàn chiên tới đồng cỏ xanh tươi và các dòng suối mát, ban đêm quy tụ đoàn chiên lại cắm lều ở giữa chúng, ngón chân cái được buộc vào một đầu giây và đầu kia buộc vào chân con chiên đầu đàn, đêm hôm có động đậy gì nguy hiểm, nó dựt giây làm người chăn chiên thức giấc, anh dũng đối phó để bảo vệ đoàn chiên.
Trong đêm tăm tối, tiếng chó sói gầm rú, tiếng gió lạnh thét gào, nhưng đoàn chiên vẫn an tâm không lo sợ vì thấy chiếc lều mục tử vẫn cắm chặt xuống nơi hoang địa ở với đoàn chiên, mặc dù đôi lúc vài cơn gió lộng thổi mạnh muốn làm tung bay căn lều lên chốn thinh không, song những giây chằng vững chắc buộc chặt ghì xuống những chiếc cọc chôn sâu vào lòng đất.
Đó là hình ảnh tốt đẹp của Chúa xuống thế làm người. Ngài chỉ Cắm Lều ở giữa loài người, chung chia số phận, kiếp sống long đong của nhân loại với Thánh gia 33 năm chóng qua mau hết, rồi lại bỏ cuộc đời thế tạm mà về trời vinh hiển. Song trong cuộc sống thế trần Người gắn bó với thân phận con người, đến nỗi như lời Thánh Phaolô: Thiên Chúa mặc lấy sự yếu hèn của con người, ngoại trừ sự tội, Ngài không thẹn gọi con người là anh em. Vốn dĩ là thân thế Thiên Chúa, Ngài đã hạ mình xuống vâng lời cho đến chết, chung chia hạnh phúc dồi dào sung mãn trong bản tính duy nhất là Thiên Chúa. Nên dù có xuống thế mặc lấy xác thịt con người, Ngài vẫn luôn kết hợp với Thiên Chúa Cha là hạnh phúc dồi dào sung mãn trong biển cả mênh mông của tình yêu Ba Ngôi. Đôi lúc “Tình yêu nồng nàn không thể diễn tả, đã sản sinh ra (ad extra) cả vũ trụ mọi loài tươi đẹp hiện nay”. Văn hào Pháp Phăng-xoa đờ Mo-ri-ac đã góp ý về vấn đền này rằng: Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa luôn phải làm phép lạ để thiên tính nơi Giêsu không được thể hiện, khiến cho Chúa Giêsu sống Người hơn trong cuộc sống, trừ khi Chúa làm các phép lạ, nhất là Chúa biến hình trên núi Taborê.
Nói theo kiểu ý nghĩa trong bài giảng này, Chúa Giêsu cắm xuống lòng đất, luôn được Gió Thánh Linh thổi lồng lộng muốn đưa lên cao, song tình thương của Ngôi Hai Thiên Chúa vẫn ghìm chặt xuống và cột chặt chiếc lều vẫn cắm sâu trong lòng đất... cho tới khi thời giờ đã định. Trên núi Calvario, trên Thập giá, nơi Tình yêu thương đạt tới tuyệt đỉnh thì căn Lều sụp đổ, Thiên Chúa rút hơi thở của Chúa lại, Chúa Giêsu tắt hơi trên thập giá. Mầu nhiệm Nhập thể đến chỗ tận tuyệt, khi Chúa xuống Ngục Tổ tông, nơi chót hết của vũ trụ mọi loài. Và từ nơi thẳm sâu ấy, Thiên Chúa đỡ nâng con người lên. Như thư của Thánh Phaolô tông đồ gửi Philipphê:
”Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: ”Đức Giêsu Kitô là Chúa”. (Phil 2,6-11)
Đức Kitô sống lại, căn lều được bốc lên nhờ Gió Thánh Linh và mang theo những người được sống lại nhờ Ngài ở hết mọi nơi mọi thời.
Cao cả thay Mầu nhiệm Nhập thể. Ý nghĩa cao trọng đó có thể áp dụng cho cuộc sống của mọi tín hữu Kitô. Theo Đức tin, cuộc sống của chúng ta nơi thế trần chỉ là cuộc sống tạm, như căn Lều mục tử của Ngôi Hai xuống thế, sau 33 năm làm con Người sống kiếp sống trần gian, Ngài đã chịu nạn chịu chết, sống lại rồi lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha, mở đường cho nhân loại được vào cuộc sống trường sinh.
Chúng ta cũng đọc lại bản văn của Công đồng chung Vaticano II trong Hiến chế Mục vụ: “Giáo Hội trong thế giới ngày nay”:
”Quả thực, Ngôi Lời Thiên Chúa, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, đã làm người, là Con Người hoàn hảo, Người cứu rỗi mọi người và kết thâu vạn vật nơi Người. Chúa là cùng đích của lịch sử nhân loại, là điểm qui tụ mọi ước vọng của lịch sử và văn minh, là trung tâm của nhân loại, là niềm vui của tâm hồn và đáp ứng mọi niềm khao khát. Chính Người là Đấng Chúa Cha đã phục sinh từ kẻ chết, đã tôn vinh và cho ngự bên hữu, đặt làm thẩm phán kẻ sống và kẻ chết. Được sống động và tụ họp trong Thánh Thần Ngài, chúng ta đang hành trình hướng về chung cục lịch sử nhân loại, phù hợp với ý định yêu thương của Ngài: “kết thân tất cả trong Chúa Kitô: mọi sự trên trời dưới đất” (Eph. 1,10).
Chính Chúa đã nói; “Vậy tiền công của ta sẵn đây rồi, này ta đến gấp mà trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm. Ta là alpha và omgea, thứ nhất và sau chót, nguyên thủy và cứu cánh” (Kh 22,12-13). (trang 924, số 45b).
Nói như vậy, không có nghĩa người Kitô sao lãng mọi sự thế trần, bỏ qua những bổn phận tốt đẹp của con người, của xã hội, trái lại căn lều vẫn bị gắn chặt vào đất bằng những giây liên kết kiên cố, có thể lớn hơn những anh em khác ngoài tôn giáo. Bởi vì dưới ánh sáng Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến, chúng ta hiểu về các giá trị của thực tại thế trần đích thực. Ngay trong Hiến chế “Mục vụ và Giáo Hội trong thế giới ngày nay” đã viết:
”Vui mừng và Hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được quy tụ trong Chúa Ktô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại ” (trang 841, số 1).
Do đó người Kitô một mặt như con Diều No gió. Căn Lều đang lồng lộn nhờ gió bay cao lên, tượng trưng cho lòng mong ngóng đêm ngày về với Chúa, mong muốn kết hợp với Chúa đến muôn đời, trong Hạnh phúc vô biên bất diệt, tình yêu với nhân loại, với mảnh đất, xã hội, chúng ta đang sinh sống, cột chặt chúng ta vào trái đất bằng những sợi dây liên hệ chặt chẽ. Chúng ta có những bổn phận cao cả đối với cõi đời, phục vụ anh em, và chia sẻ hạnh phúc với mọi người.
Trong bối cảnh sống đôi co, giằng xé đó, còn biết bao đấu tranh gian khổ, còn biết bao nước mắt, mồ hôi, kể cả máu (ba thứ nước rất cần cho cuộc sống con người).
Song “Ơn Chúa đủ cho chúng ta” Chúa Thánh Linh sẽ ban sức mạnh cho chúng ta làm tròn trách nhiệm Nhập thể giữa thế gian như Chúa Kitô; bằng 3 nhân đức quý giá cho mọi người, như 4 đoạn thơ tôi đã sáng tác gửi anh chị em dịp Giáng sinh này: Giáng sinh: Đây Ngôi Lời đã xuống thế gian Cắm Lều chia sẻ đời gian nan Kiếp sống Phù Du 33 tuổi Vượt nơi Tạm Thế tới thiên đàng. Đức Tin: Giữa biển mênh mông trái núi cao Đức Tin đá tảng con bám vào Dù cho sóng gió hoặc giông bão Lòng tin sắt đá chẳng xem sao. Đức Cậy: Con thuyền Hội Thánh đã ra khơi Cây Neo đồ sộ Gió thảnh thơi Bỏ Neo trông Cậy khi cần thiết Bềnh bồng nhưng Vững chẳng buông trôi. Đức Mến: Dòng máu hy sinh chảy dòng dòng Đêm ngày tuôn xuống đoàn con đông Tình yêu chân chính là thế đó Hi sinh mạng sống như ước mong. Nhân dịp lễ Giáng sinh và Năm mới Dương lịch 2008 sắp tới, tôi xin gửi tới mọi người trong cộng đoàn giáo phận lời kính chúc Giáng sinh vui tươi Bình an, một năm mới sống tích cực mầu nhiệm Nhập Thể nơi trần gian, lòng mong ngóng về trời sống cuộc đời kết hợp với Chúa muôn đời, nhưng cũng tích cực chu toàn mọi nghĩa vụ của con người Kitô với xã hội và thế giới chung quanh.
Xin anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi là Đức Giám mục của anh thị em.
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
(Bài giảng Lễ Giáng Sinh năm 2007 của Đức Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Sang)
Trái đất tròn, quay chung quanh Mặt trời, nên chúng ta hằng năm mừng lễ Thiên Chúa Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12, và theo tính toán tương đối nhân loại đã có 2007 năm kỷ niệm ngày Chúa giáng thế.
Trái đất tròn nhưng hôm nay trái đất như đi trật ra khỏi quỹ đạo, vì quang cảnh hoành tráng của đêm Giáng Sinh, vượt trội tất cả các hành tinh khác và đang bay trong vũ trụ. Đêm nay, muôn vàn cây thông làm tăng thêm mầu xanh cho trái đất và triệu triệu cây đèn lung linh sáng, triệu triệu câu ca trầm bổng được cất lên ca ngợi tình thương của Thiên Chúa. Mặc dù trên trái đất còn đây đó bùng lên ngọn lửa chiến tranh chết chóc, con người còn gian tham lừa lọc với mình và với nhau; đất trời, sóng bể, núi non còn chìm trong các tai nạn, cướp đi mạng sống của nhiều người, song chúng ta đa số nhân loại trong các tôn giáo Kitô và hữu thần vẫn tự hào ca lên bài hát ước mơ nhất và thực tế nhất của muôn loài:
”Sáng Danh Thiên Chúa trên trời Bình An dưới thế cho người Chúa thương”.
Chúng ta và muôn loài muôn vật vẫn được sưởi ấm bằng Tình yêu cao cả của “Thiên Chúa xuống thế làm Người và ở cùng chúng ta”. Lễ Giáng Sinh năm nay, tôi muốn chia sẻ với mọi người ý nghĩa thâm sâu của Tin Mừng ấy.
Thật ra, theo Phúc Âm thánh Gioan, để diễn tả Mầu nhiệm Nhập thể, từ sau đây được xử dụng: shekinath - cắm lều, và cả câu có thể dịch sát nguyên văn: “Ngôi Hai đã cắm lều ở giữa chúng ta”. Hình ảnh Chiếc Lều, gợi cho chúng ta hình ảnh người mục tử chân chính trong Cựu Ước và Tân Ước, với phong tục tập quán của dân du mục Cận Đông, lùa đoàn chiên tới đồng cỏ xanh tươi và các dòng suối mát, ban đêm quy tụ đoàn chiên lại cắm lều ở giữa chúng, ngón chân cái được buộc vào một đầu giây và đầu kia buộc vào chân con chiên đầu đàn, đêm hôm có động đậy gì nguy hiểm, nó dựt giây làm người chăn chiên thức giấc, anh dũng đối phó để bảo vệ đoàn chiên.
Trong đêm tăm tối, tiếng chó sói gầm rú, tiếng gió lạnh thét gào, nhưng đoàn chiên vẫn an tâm không lo sợ vì thấy chiếc lều mục tử vẫn cắm chặt xuống nơi hoang địa ở với đoàn chiên, mặc dù đôi lúc vài cơn gió lộng thổi mạnh muốn làm tung bay căn lều lên chốn thinh không, song những giây chằng vững chắc buộc chặt ghì xuống những chiếc cọc chôn sâu vào lòng đất.
Đó là hình ảnh tốt đẹp của Chúa xuống thế làm người. Ngài chỉ Cắm Lều ở giữa loài người, chung chia số phận, kiếp sống long đong của nhân loại với Thánh gia 33 năm chóng qua mau hết, rồi lại bỏ cuộc đời thế tạm mà về trời vinh hiển. Song trong cuộc sống thế trần Người gắn bó với thân phận con người, đến nỗi như lời Thánh Phaolô: Thiên Chúa mặc lấy sự yếu hèn của con người, ngoại trừ sự tội, Ngài không thẹn gọi con người là anh em. Vốn dĩ là thân thế Thiên Chúa, Ngài đã hạ mình xuống vâng lời cho đến chết, chung chia hạnh phúc dồi dào sung mãn trong bản tính duy nhất là Thiên Chúa. Nên dù có xuống thế mặc lấy xác thịt con người, Ngài vẫn luôn kết hợp với Thiên Chúa Cha là hạnh phúc dồi dào sung mãn trong biển cả mênh mông của tình yêu Ba Ngôi. Đôi lúc “Tình yêu nồng nàn không thể diễn tả, đã sản sinh ra (ad extra) cả vũ trụ mọi loài tươi đẹp hiện nay”. Văn hào Pháp Phăng-xoa đờ Mo-ri-ac đã góp ý về vấn đền này rằng: Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa luôn phải làm phép lạ để thiên tính nơi Giêsu không được thể hiện, khiến cho Chúa Giêsu sống Người hơn trong cuộc sống, trừ khi Chúa làm các phép lạ, nhất là Chúa biến hình trên núi Taborê.
Nói theo kiểu ý nghĩa trong bài giảng này, Chúa Giêsu cắm xuống lòng đất, luôn được Gió Thánh Linh thổi lồng lộng muốn đưa lên cao, song tình thương của Ngôi Hai Thiên Chúa vẫn ghìm chặt xuống và cột chặt chiếc lều vẫn cắm sâu trong lòng đất... cho tới khi thời giờ đã định. Trên núi Calvario, trên Thập giá, nơi Tình yêu thương đạt tới tuyệt đỉnh thì căn Lều sụp đổ, Thiên Chúa rút hơi thở của Chúa lại, Chúa Giêsu tắt hơi trên thập giá. Mầu nhiệm Nhập thể đến chỗ tận tuyệt, khi Chúa xuống Ngục Tổ tông, nơi chót hết của vũ trụ mọi loài. Và từ nơi thẳm sâu ấy, Thiên Chúa đỡ nâng con người lên. Như thư của Thánh Phaolô tông đồ gửi Philipphê:
”Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: ”Đức Giêsu Kitô là Chúa”. (Phil 2,6-11)
Đức Kitô sống lại, căn lều được bốc lên nhờ Gió Thánh Linh và mang theo những người được sống lại nhờ Ngài ở hết mọi nơi mọi thời.
Cao cả thay Mầu nhiệm Nhập thể. Ý nghĩa cao trọng đó có thể áp dụng cho cuộc sống của mọi tín hữu Kitô. Theo Đức tin, cuộc sống của chúng ta nơi thế trần chỉ là cuộc sống tạm, như căn Lều mục tử của Ngôi Hai xuống thế, sau 33 năm làm con Người sống kiếp sống trần gian, Ngài đã chịu nạn chịu chết, sống lại rồi lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha, mở đường cho nhân loại được vào cuộc sống trường sinh.
Chúng ta cũng đọc lại bản văn của Công đồng chung Vaticano II trong Hiến chế Mục vụ: “Giáo Hội trong thế giới ngày nay”:
”Quả thực, Ngôi Lời Thiên Chúa, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, đã làm người, là Con Người hoàn hảo, Người cứu rỗi mọi người và kết thâu vạn vật nơi Người. Chúa là cùng đích của lịch sử nhân loại, là điểm qui tụ mọi ước vọng của lịch sử và văn minh, là trung tâm của nhân loại, là niềm vui của tâm hồn và đáp ứng mọi niềm khao khát. Chính Người là Đấng Chúa Cha đã phục sinh từ kẻ chết, đã tôn vinh và cho ngự bên hữu, đặt làm thẩm phán kẻ sống và kẻ chết. Được sống động và tụ họp trong Thánh Thần Ngài, chúng ta đang hành trình hướng về chung cục lịch sử nhân loại, phù hợp với ý định yêu thương của Ngài: “kết thân tất cả trong Chúa Kitô: mọi sự trên trời dưới đất” (Eph. 1,10).
Chính Chúa đã nói; “Vậy tiền công của ta sẵn đây rồi, này ta đến gấp mà trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm. Ta là alpha và omgea, thứ nhất và sau chót, nguyên thủy và cứu cánh” (Kh 22,12-13). (trang 924, số 45b).
Nói như vậy, không có nghĩa người Kitô sao lãng mọi sự thế trần, bỏ qua những bổn phận tốt đẹp của con người, của xã hội, trái lại căn lều vẫn bị gắn chặt vào đất bằng những giây liên kết kiên cố, có thể lớn hơn những anh em khác ngoài tôn giáo. Bởi vì dưới ánh sáng Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến, chúng ta hiểu về các giá trị của thực tại thế trần đích thực. Ngay trong Hiến chế “Mục vụ và Giáo Hội trong thế giới ngày nay” đã viết:
”Vui mừng và Hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được quy tụ trong Chúa Ktô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại ” (trang 841, số 1).
Do đó người Kitô một mặt như con Diều No gió. Căn Lều đang lồng lộn nhờ gió bay cao lên, tượng trưng cho lòng mong ngóng đêm ngày về với Chúa, mong muốn kết hợp với Chúa đến muôn đời, trong Hạnh phúc vô biên bất diệt, tình yêu với nhân loại, với mảnh đất, xã hội, chúng ta đang sinh sống, cột chặt chúng ta vào trái đất bằng những sợi dây liên hệ chặt chẽ. Chúng ta có những bổn phận cao cả đối với cõi đời, phục vụ anh em, và chia sẻ hạnh phúc với mọi người.
Trong bối cảnh sống đôi co, giằng xé đó, còn biết bao đấu tranh gian khổ, còn biết bao nước mắt, mồ hôi, kể cả máu (ba thứ nước rất cần cho cuộc sống con người).
Song “Ơn Chúa đủ cho chúng ta” Chúa Thánh Linh sẽ ban sức mạnh cho chúng ta làm tròn trách nhiệm Nhập thể giữa thế gian như Chúa Kitô; bằng 3 nhân đức quý giá cho mọi người, như 4 đoạn thơ tôi đã sáng tác gửi anh chị em dịp Giáng sinh này: Giáng sinh: Đây Ngôi Lời đã xuống thế gian Cắm Lều chia sẻ đời gian nan Kiếp sống Phù Du 33 tuổi Vượt nơi Tạm Thế tới thiên đàng. Đức Tin: Giữa biển mênh mông trái núi cao Đức Tin đá tảng con bám vào Dù cho sóng gió hoặc giông bão Lòng tin sắt đá chẳng xem sao. Đức Cậy: Con thuyền Hội Thánh đã ra khơi Cây Neo đồ sộ Gió thảnh thơi Bỏ Neo trông Cậy khi cần thiết Bềnh bồng nhưng Vững chẳng buông trôi. Đức Mến: Dòng máu hy sinh chảy dòng dòng Đêm ngày tuôn xuống đoàn con đông Tình yêu chân chính là thế đó Hi sinh mạng sống như ước mong. Nhân dịp lễ Giáng sinh và Năm mới Dương lịch 2008 sắp tới, tôi xin gửi tới mọi người trong cộng đoàn giáo phận lời kính chúc Giáng sinh vui tươi Bình an, một năm mới sống tích cực mầu nhiệm Nhập Thể nơi trần gian, lòng mong ngóng về trời sống cuộc đời kết hợp với Chúa muôn đời, nhưng cũng tích cực chu toàn mọi nghĩa vụ của con người Kitô với xã hội và thế giới chung quanh.
Xin anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi là Đức Giám mục của anh thị em.
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang