Dan Lee
12-25-2007, 11:01 AM
Cặp Kính Lão
Tại một viện dưỡng lão nọ, ai ai cũng cảm thấy vui, vì ngày Giáng Sinh sắp đến. Lễ Giáng Sinh không những là lễ của nhận quà, mà còn là của tặng quà nữa. Cho nên, dù không dư dả, các lão ông lão bà cũng cặm cụi suốt ngày để chuẩn bị một món quà gửi tặng cho thân nhân, người quen.
Duy chỉ có một bà lão xem chừng như dửng dưng trước những rộn rịp xung quanh. Bà ngồi trong một góc nhà, gặm nhấm từng nỗi cô đơn của mình. Bà không còn một người thân nào trên trần gian này. Kỳ thực, bà còn một người con trai, nhưng người con ấy kể như đã chết với bà. Từ lâu, anh đã bị giam trong một trại khổ sai chung thân.
Dù vậy, đối với trái tim của một người mẹ, một đứa con, cho dù có đốn mạt đến đâu, vẫn là một người con. Cũng như những lão ông lão bà khác, người đàn bà đáng thương cũng đã có ý nghĩ gửi một món quà cho đứa con bạc phước của mình. Nhưng bà không có một đồng xu dính túi. Tất cả tài sản của bà chỉ là cặp kính lão còn đeo trên mắt... Người đàn bà ước ao được gửi cho người con của mình một gói thuốc lá. Một gói thuốc không là bao, nhưng gói trọn tình thương mà bà vẫn dành cho anh.
Bà đi trao đổi với các cụ già, nhưng không ai có gì để trao tặng bà. Cuối cùng, có một ông lão còn một gói thuốc lá, loại thuốc mà có lẽ con trai bà ưa thích. Nhưng trong viện dưỡng lão này, dường như ai cũng sống theo nguyên tắc "có qua có lại". Lão ông chỉ trao cho bà gói thuốc với điều kiện bà cũng trao tặng cho ông một món quà nào đó.
Người đàn bà đành lấy cặp kính khỏi đôi mắt và trao cho ông lão. Gương mặt người đàn ông sáng rỡ lên vì ông đã có thể đọc được tỏ tường. Cuộc trao đổi chấm dứt. Người đàn bà gói bao thuốc lá lại thành một món quà Giáng Sinh quý giá để gửi tặng cho con.
Trở lại góc phòng của mình, người đàn bà làm một cử chỉ máy móc: bà đưa tay lên mắt để để sửa lại cặp kính lão. Nhưng cặp kính không còn nữa. Dù vậy, người đàn bà cảm thấy vui hơn bao giờ hết: bởi vì người con trai của bà nơi trại khổ sai sẽ vui vì nhận được quà Giáng Sinh, bởi vì lão ông trong viện dưỡng lão sẽ đọc được báo trong những ngày Giáng Sinh.
Quà tặng chỉ có ý nghĩa khi nó là biểu tượng của người tặng. Người tặng quà không chỉ gửi đi một cánh thiệp, một cái áo, một chiếc bánh, một món đồ chơi, mà gói ghém tất cả tình cảm, sự biết ơn, lòng ngưỡng mộ, tâm tình thương mến của mình. Một cách nào đó, khi tặng quà, chúng ta muốn trao tặng chính bản thân mình.
Do đó, sự trao tặng nào cũng là một mất mát: mất mát một chút tiền của, mất mát một ít thì giờ. Sự mất mát càng lớn, thì quà tặng càng có giá trị. Bà cụ trong viện dưỡng lão trên đây quả thực đã mất mát nhiều: bà đã mất đi một phần ánh sáng của mình. Nhưng bù lại, niềm vui của người con và niềm vui của người đồng viện của bà sẽ lớn hơn. Mất đi một chút ánh sáng để cho người khác được thấy, chấp nhận một chút đau khổ để cho người khác được vui, thua thiệt một phần để cho người khác được cười: đó là tất cả ý nghĩa của sự tặng quà đích thực.
Nhưng đó cũng là niềm vui đích thực, bởi vì niềm vui của người chính là niềm vui của ta. Mục đích của quà tặng là làm cho người khác được vui. Do đó, niềm vui của người khác phải là quà tặng đích thực mang lại niềm vui cho ta.
Ðó chính là nghịch lý của Kitô Giáo chúng ta. Càng trao ban, càng mất mát, chúng ta càng được nhận lãnh.
Chúng ta sẽ khám phá được nghịch lý ấy trong những ngày mừng lễ Giáng Sinh. Niềm vui của Thiên Chúa, Vinh Danh của Ngài, quà tặng cao cả nhất mà Ngài đã trao tặng cho chúng ta: đó là Người Con Một của Ngài. Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài.
Chúng ta đón nhận qùa tặng của Thiên Chúa với tất cả cảm mến tri ân. Nhưng mùa Giáng Sinh không chỉ là mùa của nhận quà, mà còn là mùa của tặng quà nữa. Chúng ta hãy dâng tặng Thiên Chúa tất cả con người của chúng ta.
Của Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu
Tại một viện dưỡng lão nọ, ai ai cũng cảm thấy vui, vì ngày Giáng Sinh sắp đến. Lễ Giáng Sinh không những là lễ của nhận quà, mà còn là của tặng quà nữa. Cho nên, dù không dư dả, các lão ông lão bà cũng cặm cụi suốt ngày để chuẩn bị một món quà gửi tặng cho thân nhân, người quen.
Duy chỉ có một bà lão xem chừng như dửng dưng trước những rộn rịp xung quanh. Bà ngồi trong một góc nhà, gặm nhấm từng nỗi cô đơn của mình. Bà không còn một người thân nào trên trần gian này. Kỳ thực, bà còn một người con trai, nhưng người con ấy kể như đã chết với bà. Từ lâu, anh đã bị giam trong một trại khổ sai chung thân.
Dù vậy, đối với trái tim của một người mẹ, một đứa con, cho dù có đốn mạt đến đâu, vẫn là một người con. Cũng như những lão ông lão bà khác, người đàn bà đáng thương cũng đã có ý nghĩ gửi một món quà cho đứa con bạc phước của mình. Nhưng bà không có một đồng xu dính túi. Tất cả tài sản của bà chỉ là cặp kính lão còn đeo trên mắt... Người đàn bà ước ao được gửi cho người con của mình một gói thuốc lá. Một gói thuốc không là bao, nhưng gói trọn tình thương mà bà vẫn dành cho anh.
Bà đi trao đổi với các cụ già, nhưng không ai có gì để trao tặng bà. Cuối cùng, có một ông lão còn một gói thuốc lá, loại thuốc mà có lẽ con trai bà ưa thích. Nhưng trong viện dưỡng lão này, dường như ai cũng sống theo nguyên tắc "có qua có lại". Lão ông chỉ trao cho bà gói thuốc với điều kiện bà cũng trao tặng cho ông một món quà nào đó.
Người đàn bà đành lấy cặp kính khỏi đôi mắt và trao cho ông lão. Gương mặt người đàn ông sáng rỡ lên vì ông đã có thể đọc được tỏ tường. Cuộc trao đổi chấm dứt. Người đàn bà gói bao thuốc lá lại thành một món quà Giáng Sinh quý giá để gửi tặng cho con.
Trở lại góc phòng của mình, người đàn bà làm một cử chỉ máy móc: bà đưa tay lên mắt để để sửa lại cặp kính lão. Nhưng cặp kính không còn nữa. Dù vậy, người đàn bà cảm thấy vui hơn bao giờ hết: bởi vì người con trai của bà nơi trại khổ sai sẽ vui vì nhận được quà Giáng Sinh, bởi vì lão ông trong viện dưỡng lão sẽ đọc được báo trong những ngày Giáng Sinh.
Quà tặng chỉ có ý nghĩa khi nó là biểu tượng của người tặng. Người tặng quà không chỉ gửi đi một cánh thiệp, một cái áo, một chiếc bánh, một món đồ chơi, mà gói ghém tất cả tình cảm, sự biết ơn, lòng ngưỡng mộ, tâm tình thương mến của mình. Một cách nào đó, khi tặng quà, chúng ta muốn trao tặng chính bản thân mình.
Do đó, sự trao tặng nào cũng là một mất mát: mất mát một chút tiền của, mất mát một ít thì giờ. Sự mất mát càng lớn, thì quà tặng càng có giá trị. Bà cụ trong viện dưỡng lão trên đây quả thực đã mất mát nhiều: bà đã mất đi một phần ánh sáng của mình. Nhưng bù lại, niềm vui của người con và niềm vui của người đồng viện của bà sẽ lớn hơn. Mất đi một chút ánh sáng để cho người khác được thấy, chấp nhận một chút đau khổ để cho người khác được vui, thua thiệt một phần để cho người khác được cười: đó là tất cả ý nghĩa của sự tặng quà đích thực.
Nhưng đó cũng là niềm vui đích thực, bởi vì niềm vui của người chính là niềm vui của ta. Mục đích của quà tặng là làm cho người khác được vui. Do đó, niềm vui của người khác phải là quà tặng đích thực mang lại niềm vui cho ta.
Ðó chính là nghịch lý của Kitô Giáo chúng ta. Càng trao ban, càng mất mát, chúng ta càng được nhận lãnh.
Chúng ta sẽ khám phá được nghịch lý ấy trong những ngày mừng lễ Giáng Sinh. Niềm vui của Thiên Chúa, Vinh Danh của Ngài, quà tặng cao cả nhất mà Ngài đã trao tặng cho chúng ta: đó là Người Con Một của Ngài. Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài.
Chúng ta đón nhận qùa tặng của Thiên Chúa với tất cả cảm mến tri ân. Nhưng mùa Giáng Sinh không chỉ là mùa của nhận quà, mà còn là mùa của tặng quà nữa. Chúng ta hãy dâng tặng Thiên Chúa tất cả con người của chúng ta.
Của Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu