Dan Lee
12-25-2007, 12:03 PM
Saigòn: Lễ hội Giáng Sinh của người có hoàn cảnh đặc biệt: Nơi sẻ chia tình người
SAIGÒN -- Hơn 3.000 người có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ mồ côi, người khuyết tật, bệnh nhân Phong, người nhiễm HIV/AIDS…đến từ 72 đơn vị đã có một ngày Lễ hội Giáng Sinh thật ấm áp tại Trung tâm Mục Vụ giáo phận TP.HCM (số 6bis Tôn Đức Thắng, quận 1).
http://www.vietcatholic.net/pics/Hangngannguoithamdulehoi.jpg
Hàng ngàn người tham dự Lễ Giáng Sinh dành cho họ
Đây không phải là lần đầu tiên những người có hoàn cảnh đặc biệt ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận có một ngày Lễ hội ấm áp như thế vào dịp Noel. Lễ hội Giáng Sinh của người có hoàn cảnh đặc biệt đã được nhóm Đức Tin & Văn hoá khởi xướng từ Giáng Sinh 2001. Linh mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp – linh hướng của nhóm Đức Tin & Văn hoá cho biết:” Nhóm ĐT&VH được thành lập từ giữa năm 2001, quy tụ những người có tâm huyết với việc phục vụ tha nhân, đặc biệt phục vụ những người kém may mắn trong xã hội. Chính bởi thế, ngay từ năm mới thành lập, các thành viên trong nhóm đã thao thức muốn mang lại chút niềm vui ấm áp cho những người kém may mắn vào dịp lễ Giáng Sinh. Thế là năm ấy, nhóm quyết định mở một dạ hội với tên gọi:”Dạ hội Giáng Sinh cho người kém may mắn”. Từ đấy, dạ hội được tổ chức định kỳ mỗi năm và ngày một phát triển. Số lượng người tham dự ngày một gia tăng, các hoạt động phục vụ người kém may mắn cũng phong phú hơn. Ngoài chương trình văn nghệ, còn có thêm trò chơi dân gian có thưởng cho các em thiếu nhi, các gian hàng ẩm thực và giới thiệu sản phẩm của các đơn vị đến từ các mái ấm, nhà mở, các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật. Năm 2004, “Dạ hội Giáng Sinh của người kém may mắn” được đổi thành “Lễ hội Giáng Sinh của người có hoàn cảnh đặc biệt”…”
http://www.vietcatholic.net/pics/Quangcanhcacgianhangtronglehoi.jpg
Quang cảnh các gian hàng trong Lễ Hội
Lễ hội Giáng Sinh của người có hoàn cảnh đặc biệt năm nay diễn ra từ 14 giờ chiều ngày 22/12 và bế mạc vào 21 giờ cùng ngày. Theo đánh giá của nhiều người đã từng tham dự Lễ hội những năm trước thì Lễ hội năm nay có vẻ quy mô và hoành tráng hơn. Nữ tu Mai Phương – đại diện Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An đến từ Tỉnh Bình Dương phát biểu:” Năm nay, tôi thấy các đơn vị rất hồ hởi khi nhận gian hàng, các gian hàng được trình bày đẹp và trang nhã, Ban tổ chức đã chuẩn bị rất chu đáo…”. Trong gian hàng của Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An trưng bày các tranh ghép gỗ nhỏ và vừa, các tranh thêu tay do chính các em khuyết tật của Trung tâm thực hiện. Soeur Phương chỉ cho chúng tôi xem các tranh ghép gỗ nhỏ và vừa rồi bảo:” Loại sản phẩm này bán được nhiều nhất ở đây vì giá cả vừa phải, phù hợp với túi tiền của nhiều người, các trẻ em mua tặng nhau và người lớn mua làm quà cho trẻ…”. Theo Ban tổ chức thì tất cả các đơn vị tham gia gian hàng đều không phải tốn một khoản phí nào về mặt bằng, mỗi đơn vị đến đây còn được hỗ trợ tiền xe tuỳ theo nhu cầu. Ngoài ra, những người có hoàn cảnh đặc biệt tham dự lễ hội đều được tặng quà. Mỗi phần quà trị giá khoảng 25.000 đồng, trong đó gồm bánh, trái cây, nước uống, tiền mặt và tem phiếu có giá trị như tiền có thể trao đổi, mua bán ngay trong lễ hội. (Sau khi kết thúc lễ hội, các đơn vị sẽ tập trung tem phiếu về cho Ban tổ chức để được đổi ra tiền tuỳ theo mệnh giá ghi trên tem phiếu). Trong lúc rảo qua các gian hàng, chúng tôi ghi nhận được một hình ảnh thật đẹp: một chàng thanh niên bị khuyết tật tay đã dùng số tiền và tem phiếu được phát trong lễ hội mua bình hoa hồng nhỏ tặng cho một cô gái khuyết tật chân. Cô gái cười thẹn thùng:”Anh mới gặp em có lần đầu mà đã tặng hoa thế này, ngại quá…, em hổng dám nhận đâu!...”. Ở một góc sân, chúng tôi lại thấy một số bạn thanh niên khuyết tật thuộc Câu lạc bộ Hướng nghiệp khuyết tật trẻ (Sài Gòn) đang cười nói rôm rả. Dường như không khí vui nhộn của lễ hội đã làm họ quên đi mất những khiếm khuyết của cơ thể. Anh Trần Văn Trung – chủ nhiệm Câu lạc bộ Hướng nghiệp khuyết tật trẻ ngồi trên xe lăn ở một góc hành lang đang đưa máy chụp hình hướng về phía sân khấu để ghi lại những hình ảnh của lễ hội. Anh cho biết Câu lạc bộ của anh cũng tham gia trong chương trình giao lưu văn nghệ và thi hoá trang Ông già Noel.
http://www.vietcatholic.net/pics/thi%20HoatrangOnggiaNoel.jpg
Thi hóa trang Ông Già Noel
Trong khi chương trình văn nghệ diễn ra trên sân khấu, chúng tôi bất chợt nhìn qua những hàng ghế gần cuối và được dịp chứng kiến những gương mặt dõi mắt về phía sân khấu một cách say mê. Thoạt nhìn, cứ ngỡ họ là những người khuyết tật tay, chân bình thường nhưng nhìn kỹ thì đó là những bệnh nhân Phong mà bàn tay, bàn chân của họ đã không còn nguyên vẹn. Họ là những người của Trại Phong Bến Sắn (Bình Dương) đến tham dự lễ hội. Ông Điểu Bôm, 68 tuổi – một bệnh nhân Phong người dân tộc thiểu số cho biết, ông và vợ đi theo đoàn của Trại đến đây và cảm thấy rất vui trước không khí tưng bừng của lễ hội.
http://www.vietcatholic.net/pics/Motnguoikhuyettattaycamquataycamhoa.jpg
Một người khuyết tật, tay cầm quả tay cầm hoa
Một nữ tu phụ trách đoàn kể:” Khi được thông báo đi dự Lễ hội Giáng Sinh này, các anh chị em ở Bến Sắn đều rất hồ hởi, từ 2 tuần trước mọi người đã nôn nao chờ đến ngày đi. 13 giờ xe bắt đầu khởi hành nhưng 12 giờ họ đã chuẩn bị xong và rất háo hức. Có lẽ vì chẳng mấy khi họ được dịp đi đâu chơi nên có cơ hội được đi là ai nấy đều sốt sắng…”.
Trong khuôn viên của Trung tâm Mục Vụ TPHCM vào giờ cao điểm ước tính có khoảng trên 5.000 người. Trong đó, con số những người có hoàn cảnh đặc biệt chính thức đăng ký tham dự lễ hội là gần 3.000 người, chưa kể những người phụ trách các đơn vị. Để có một lễ hội “hoành tráng” như thế, các thành viên của nhóm ĐT&VH đã phải chuẩn bị từ hai tháng trước đó, từ việc lên kế hoạch, dàn dựng chương trình, phân chia từng ban phục vụ lễ hội cho đến việc tìm nguồn tài trợ… Tất cả đều được làm từ tấm lòng của những người thiện nguyện. Họ là những người Công giáo đã và đang sống đúng với tinh thần bác ái của Chúa Giêsu.
Liên Giang
SAIGÒN -- Hơn 3.000 người có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ mồ côi, người khuyết tật, bệnh nhân Phong, người nhiễm HIV/AIDS…đến từ 72 đơn vị đã có một ngày Lễ hội Giáng Sinh thật ấm áp tại Trung tâm Mục Vụ giáo phận TP.HCM (số 6bis Tôn Đức Thắng, quận 1).
http://www.vietcatholic.net/pics/Hangngannguoithamdulehoi.jpg
Hàng ngàn người tham dự Lễ Giáng Sinh dành cho họ
Đây không phải là lần đầu tiên những người có hoàn cảnh đặc biệt ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận có một ngày Lễ hội ấm áp như thế vào dịp Noel. Lễ hội Giáng Sinh của người có hoàn cảnh đặc biệt đã được nhóm Đức Tin & Văn hoá khởi xướng từ Giáng Sinh 2001. Linh mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp – linh hướng của nhóm Đức Tin & Văn hoá cho biết:” Nhóm ĐT&VH được thành lập từ giữa năm 2001, quy tụ những người có tâm huyết với việc phục vụ tha nhân, đặc biệt phục vụ những người kém may mắn trong xã hội. Chính bởi thế, ngay từ năm mới thành lập, các thành viên trong nhóm đã thao thức muốn mang lại chút niềm vui ấm áp cho những người kém may mắn vào dịp lễ Giáng Sinh. Thế là năm ấy, nhóm quyết định mở một dạ hội với tên gọi:”Dạ hội Giáng Sinh cho người kém may mắn”. Từ đấy, dạ hội được tổ chức định kỳ mỗi năm và ngày một phát triển. Số lượng người tham dự ngày một gia tăng, các hoạt động phục vụ người kém may mắn cũng phong phú hơn. Ngoài chương trình văn nghệ, còn có thêm trò chơi dân gian có thưởng cho các em thiếu nhi, các gian hàng ẩm thực và giới thiệu sản phẩm của các đơn vị đến từ các mái ấm, nhà mở, các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật. Năm 2004, “Dạ hội Giáng Sinh của người kém may mắn” được đổi thành “Lễ hội Giáng Sinh của người có hoàn cảnh đặc biệt”…”
http://www.vietcatholic.net/pics/Quangcanhcacgianhangtronglehoi.jpg
Quang cảnh các gian hàng trong Lễ Hội
Lễ hội Giáng Sinh của người có hoàn cảnh đặc biệt năm nay diễn ra từ 14 giờ chiều ngày 22/12 và bế mạc vào 21 giờ cùng ngày. Theo đánh giá của nhiều người đã từng tham dự Lễ hội những năm trước thì Lễ hội năm nay có vẻ quy mô và hoành tráng hơn. Nữ tu Mai Phương – đại diện Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An đến từ Tỉnh Bình Dương phát biểu:” Năm nay, tôi thấy các đơn vị rất hồ hởi khi nhận gian hàng, các gian hàng được trình bày đẹp và trang nhã, Ban tổ chức đã chuẩn bị rất chu đáo…”. Trong gian hàng của Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An trưng bày các tranh ghép gỗ nhỏ và vừa, các tranh thêu tay do chính các em khuyết tật của Trung tâm thực hiện. Soeur Phương chỉ cho chúng tôi xem các tranh ghép gỗ nhỏ và vừa rồi bảo:” Loại sản phẩm này bán được nhiều nhất ở đây vì giá cả vừa phải, phù hợp với túi tiền của nhiều người, các trẻ em mua tặng nhau và người lớn mua làm quà cho trẻ…”. Theo Ban tổ chức thì tất cả các đơn vị tham gia gian hàng đều không phải tốn một khoản phí nào về mặt bằng, mỗi đơn vị đến đây còn được hỗ trợ tiền xe tuỳ theo nhu cầu. Ngoài ra, những người có hoàn cảnh đặc biệt tham dự lễ hội đều được tặng quà. Mỗi phần quà trị giá khoảng 25.000 đồng, trong đó gồm bánh, trái cây, nước uống, tiền mặt và tem phiếu có giá trị như tiền có thể trao đổi, mua bán ngay trong lễ hội. (Sau khi kết thúc lễ hội, các đơn vị sẽ tập trung tem phiếu về cho Ban tổ chức để được đổi ra tiền tuỳ theo mệnh giá ghi trên tem phiếu). Trong lúc rảo qua các gian hàng, chúng tôi ghi nhận được một hình ảnh thật đẹp: một chàng thanh niên bị khuyết tật tay đã dùng số tiền và tem phiếu được phát trong lễ hội mua bình hoa hồng nhỏ tặng cho một cô gái khuyết tật chân. Cô gái cười thẹn thùng:”Anh mới gặp em có lần đầu mà đã tặng hoa thế này, ngại quá…, em hổng dám nhận đâu!...”. Ở một góc sân, chúng tôi lại thấy một số bạn thanh niên khuyết tật thuộc Câu lạc bộ Hướng nghiệp khuyết tật trẻ (Sài Gòn) đang cười nói rôm rả. Dường như không khí vui nhộn của lễ hội đã làm họ quên đi mất những khiếm khuyết của cơ thể. Anh Trần Văn Trung – chủ nhiệm Câu lạc bộ Hướng nghiệp khuyết tật trẻ ngồi trên xe lăn ở một góc hành lang đang đưa máy chụp hình hướng về phía sân khấu để ghi lại những hình ảnh của lễ hội. Anh cho biết Câu lạc bộ của anh cũng tham gia trong chương trình giao lưu văn nghệ và thi hoá trang Ông già Noel.
http://www.vietcatholic.net/pics/thi%20HoatrangOnggiaNoel.jpg
Thi hóa trang Ông Già Noel
Trong khi chương trình văn nghệ diễn ra trên sân khấu, chúng tôi bất chợt nhìn qua những hàng ghế gần cuối và được dịp chứng kiến những gương mặt dõi mắt về phía sân khấu một cách say mê. Thoạt nhìn, cứ ngỡ họ là những người khuyết tật tay, chân bình thường nhưng nhìn kỹ thì đó là những bệnh nhân Phong mà bàn tay, bàn chân của họ đã không còn nguyên vẹn. Họ là những người của Trại Phong Bến Sắn (Bình Dương) đến tham dự lễ hội. Ông Điểu Bôm, 68 tuổi – một bệnh nhân Phong người dân tộc thiểu số cho biết, ông và vợ đi theo đoàn của Trại đến đây và cảm thấy rất vui trước không khí tưng bừng của lễ hội.
http://www.vietcatholic.net/pics/Motnguoikhuyettattaycamquataycamhoa.jpg
Một người khuyết tật, tay cầm quả tay cầm hoa
Một nữ tu phụ trách đoàn kể:” Khi được thông báo đi dự Lễ hội Giáng Sinh này, các anh chị em ở Bến Sắn đều rất hồ hởi, từ 2 tuần trước mọi người đã nôn nao chờ đến ngày đi. 13 giờ xe bắt đầu khởi hành nhưng 12 giờ họ đã chuẩn bị xong và rất háo hức. Có lẽ vì chẳng mấy khi họ được dịp đi đâu chơi nên có cơ hội được đi là ai nấy đều sốt sắng…”.
Trong khuôn viên của Trung tâm Mục Vụ TPHCM vào giờ cao điểm ước tính có khoảng trên 5.000 người. Trong đó, con số những người có hoàn cảnh đặc biệt chính thức đăng ký tham dự lễ hội là gần 3.000 người, chưa kể những người phụ trách các đơn vị. Để có một lễ hội “hoành tráng” như thế, các thành viên của nhóm ĐT&VH đã phải chuẩn bị từ hai tháng trước đó, từ việc lên kế hoạch, dàn dựng chương trình, phân chia từng ban phục vụ lễ hội cho đến việc tìm nguồn tài trợ… Tất cả đều được làm từ tấm lòng của những người thiện nguyện. Họ là những người Công giáo đã và đang sống đúng với tinh thần bác ái của Chúa Giêsu.
Liên Giang