delta
12-27-2007, 05:05 PM
Bà Triệu
Triệu Thị Trinh nhớ mãi lần chạy giặc hồi còn nhỏ vào trong núi Nưa. Buổi chiều hôm ấy, trời mù ảm đạm. Tiếng ngựa hí, quân reo vừa nghe vọng lại từ mạn xa thì đã thấy khi làng bên phát hỏa và lẫn với tiếng lửa réo ù ù là tiếsng người kêu vật rống kinh hoàng. Tin dữ từ đấy theo với tàn lửa cháy làng bay về: Thứ sử Lữ Đại dẫn đại quân nhà Ngô tiến đánh dư đảng của thái Thú Sĩ Huy, hiên đang cho binh lính làm cỏ đất Cửu Chân. Khu làng đông đúc ba nghìn dân ở bên cạnh dễ không còn được mấy người chạy thoát.
Vạ lớn ập đến thật bất ngờ! Miền đất Cửu Chân này đang rên xiết dưới ách giặc, thế là một lần nữa lại chịu cảnh binh hỏa tàn phá! Chỉ còn cách mau chạy vào núi hiểm để cứu lấy tính mạng...
Lần nguy khốn năm ấy, núi Nưa đã cứu thoát những người cùng làng với Triệu Thị Trinh chạy vào núi. Ngọn núi hùng vĩ sừng sững một vùng trời đất, cây cối điệp trùng, suối khe hiểm trở, từ đấy ghi mãi bóng hình của nó trong đầu óc cô gái họ Triệu. Ông già bà cả, cũng như trai gái, và trẻ nhỏ trong làng nữa, ai cũng từ đấy, coi núi Nưu là đất thiêng của dân mình. Những ngày đẹp trời, nhìn lên núi Nưa, thấy rõ từng thớ đá gốc cây; những ngày mưa gió, núi Nưa chỉ còn là một vệt thẩm chông chênh giữa trời ngày nào thì người làng cũng chẳng bao giờ quên để mắt tới ngọn núi thiêng. Thề bồi, phán xử, núi Nưa là nhân chứng. Tế lễ, hội hè, núi Nưa là thần linh...
Dân làng nghiêng nghé, lắng nghe tiếng cồng vọng rền vang từ trên núi Nưa đưa về. Đám trẻ nhỏ nhảy lên:
- Cồng bà Triệu đó!
Lại thêm những tiếng kim thanh nhẹ lanh canh chen lẫn với tiếng cồng đổ dồn.
- Lệnh của ông Quốc Đạt đó!
Các cụ già sửa lại vòng khăn trên đầu, khẽ bảo nhau.
Tất cả kéo nhau ra đầu làng, ngóng về phía núi Nưa. Sương núi tím tím đã từ rừng cây bò lan trên ruộng rẫy, vườn tược. Dựa theo màn sương, những bóng người lô nhô tiến về làng. Giáo mác, tên nỏ, dựng mũi nhọn, rậm rịch trong rừng. Những khuôn mặt lầm lì, mệt mỏi, chỉ có cặp mắt lấp lánh sáng một thứ ánh sáng dữ dội.
Các dân binh suốt một ngày lên núi Nưa tập trận, luyện võ, giờ đã được cha mẹ, vợ con chực sẵn ở đầu làng, đưa về nhà. Các chú bé đón lấy những binh khí nhớp nháp mồ hôi và nóng hổi hơi tay của cha anh mình, hớn hở chạy tỏa vào trong các ngõ xóm. Mãi sau mới thấy Triệu Thị Trinh và Triệu Quốc Đạt từ ngan Nưa tiến về làng. Hai anh em đi sóng đôi, nhưng chiếc bóng cao lớn của cô gái át hẳng dáng hình mảnh dẻ của người anh. Hai gia nhân, xách một chiếc cồng và một chiếc lệnh nổi hiệu thu quân, đi theo sau bén gót. Chiếc cồng đồng thau nặng trĩu gân guốc của Triệu Thị Trinh cũng vượt hẳn chiếc lệnh mỏng manh của Triệu Quốc Đạt.
Cô gái họ Triệu đang tuổi bẻ gảy sừng trâu, bước sầm sập lên chiếc thang tre, vừa vào ngăn trong cùng của chiếc nhà sàn rộng thênh thang, chưa kịp rũ chiếc khăn đẫm sương, thì đã nghe tiếng người chị dâu cật vấn anh mình ở gian nhà ngoài:
- Ông bỏ nhà đi đâu biền biệt suốt ngày?
Giọng nói chanh chua của người vợ vấp phải sự im lìm cố hữu của người chồng, không vì thế mà bớt gay gắt:
- Này tôi bảo cho mà biết, đừng có sinh sự! Trên quận trị có người về đấy...
- Ông có nghe thấy không? Quận trị cho người về thúc cống phẩm đấy.
Lúc này mới nghe thấy Quốc Đạt chậm rãi:
- Nó bảo gì?
- Còn bảo gì? Quan thái thú đã khoán cho huyện này nộp thêm ba trăm con công lớn còn số phu phen tô thuế thường kỳ, thì cứ thế mà làm?
Không nghe thấy anh mình nói gì thêm, Triệu Thị Trinh vươn người nhìn qua tấm liếp ngăn nhà, trông ra gian ngoài. Triệu Quốc Đạt đang lui hui cúi người trên một chồng lá gồi, chăm chú viết lách. Nhìn cái dáng nhẫn nhục, chịu đựng đủ bề của anh ruột, Triệu Thị Trinh bỗng thấy nao nao trong dạ. Cô gái đi thẳng ra nhà ngoài. Những bước chân rung chuyển sàn nhà của cô gái khiến người chị dâu vừa toan sấn đến bên chồng, vội vã lảng ra bếp lửa đang mù mịt bốc khói. Nhưng vẫn không quên ném lại một cái nguýt lệch nhà!
Triệu Thị Trinh không nhớ được gì nhiều về cha mình. Chỉ thỉnh thoảng nghe mẹ nói rằng anh Triệu Quốc Đạt giống cha như hệt. Cha con nối thay nhận chức huyện lệnh của nhà Ngô mà chẳng bao giờ thi thố được điều gì giúp dân như thuở xưa, khi chưa có lũ giặc ngoại bang xâm lược, dòng họ này đời đời nối nhau làm tù trưởng đứng đầu các làng chạ quanh miền, Triệu Thị Trinh biết lắm, lũ giặc chưa thể phái hẳn người của chúng xuống cai trị huyện nầy, nên vẫn cứ phải tiện dùng kẻ cầm đầu cũ của người Việt để phục dịch chúng, thúc ép dân lành đấy thôi.
Chỉ thương cho anh Triệu Quốc Đạt. Thay cha giữ việc cai quản hàng huyện từ ngày em gái mới đứng chưa đến vai anh cho tới bây giờ, khi Triệu Thị Trinh đã lớn vượt anh rồi mà vẫn chẳng thấy anh có được lấy một ngày vui trong cuộc đời làm huyện lệnh. Lại thêm việc chẳng may lấy phải người vợ không ra gì. Chẳng qua là, bởi mẹ lại cũng theo cha sớm mất, chưa kịp chọn lựa nơi gửi gắm cho anh...
Càng thương anh, Triệu Thị Trinh càng nhớ mẹ, người mẹ giống hệt cô con gái ai cũng bảo vậy. Chính mẹ là người ngày đêm rèn đúc cho con gái, chí quật cường và tài thao lược. Những câu chuyện đời xưa mẹ kể cho con nghe mới cuốn hút lòng người làm sao! Quê mẹ ở tận ngoài Bồ Điền. Chuyện hai năm trăm năm trước ở ngay sát quê mẹ: Năm mẹ con bà Mai Thị Hoa đều cùng là gái cả, mà nổi lên dũng mãnh như tướng nhà trời, theo Hai Bà Trưng đánh cho lũ giặc nhà Hán tả tơi không còn mảnh giáp. Và còn chuyện Trưng nữ vương nữa! Chuyện các nữ tướng của Hai Bà nữa! Cũng đều là phận gái như mẹ con ta cả, nhưng nhờ đánh giặc cứu dân mà tiếng dậy non sông...
Những lời của mẹ cứ thế rót vào tim óc con gái. Mẹ lại còn một lần vượt đường đất đưa con về tận quê mình. Ông già họ Lý, người cầm đầu đất quê ngoại, nhìn ngắm đứa cháu gái mà hởi lòng hởi dạ. Cô bé mới bắt đầu lớn mà đã có dáng con nhà tướng: Lưng beo, tay vượn và cặp mắt xếch, sáng như sao! Đến lúc được xem đứa cháu nhỏ biểu diễn tài năng võ nghệ, được nghe những lời tâm huyết tự nhiên từ cửa miệng còn thơ ngây, ông già Lý sung sướng đến mức đem cả báu vật gia truyền trao lại cho cháu gái vào lúc Triệu Thị Trinh chia tay ông để trở về núi Nưa. Đó là một thanh đoản kiếm hai lưỡi bằng đồng thau vàng chói. Và điều làm cô gái nhỏ thích thú nhất là hình tượng một vị nữ thủ lĩnh trang nghiêm, xiêm áo chỉnh tề, được tạc rất khéo thành ngay chiếc chuôi kiếm cầm gọn trong tay. "Đấy là tổ mẫu của dòng họ nhà ta" Ông già họ Lý nói với đứa cháu "Để xem về sau cháu có được như bà hay không..."
Ông già Lý nói thêm:
- Ngày xưa, khi giặc xâm lăng mới phạm vào đất đai, chính bà là người có công lớn đánh giặc giúp dân giúp nước. Dân chúng muốn ghi ơn, mới theo hình bà mà tạc đúc nên tượng như vậy đấy...
Chuyến đi thăm quê ngoại năm ấy đã khắc sâu vào tâm khảm Triệu Thị Trinh, cũng như thanh đoản kiếm sáng rực màu đồng thau từ đấy không bao giờ rời người nữ chủ trẻ tuổi. Cô gái họ Triệu càng ham luyện tập võ nghệ, lôi kéo cả người anh vốn tính tình trầm mặc, cũng như cả đinh tráng trong làng theo mình. Chưa ai rõ việc rèn binh luyện võ rồi đây sẽ ứng dụng vào đâu. Nhưng mang máng như sắp có việc lớn đổi đời đến nơi, tất cả đều say theo cái bản năng thượng võ của dân mình, và đều cuốn theo cái vẻ hăm hở sục sôi của người nữ chủ trẻ tuổi.
Núi Nưa đang ngày ngày ấp ủ trong các vạt cây vách đá và suối khe của mình cả một đạo quân mà sức mạnh lay trời chuyển đất đã bắt đầu được người nữ tướng mười chín tuổi luyện rèn, nhen nhóm.
Tiếng đồn bà Triệu thu phục được voi dữ cứ như có cánh bay nhanh đi khắp đất Cửu Chân. Người ta kể rằng đấy là một con voi trắng, lớn chưa từng thấy, và chỉ có một ngà. Voi một ngà mà gặp trong rừng thì chỉ có chết. Nhưng nó lại từ ngàn Nưa xốc ra ngoài làng phá vườn chuối kiếm ăn...
Một đồn mười, mười đồn trăm. Các cụ già đêm đêm ngồi bên bếp lửa, kể dần dần thành vần điệu cho con cháu nghe rằng, hôm ấy, dân làng vội vã nổi cồng Bà Triệu, khua lệnh ông Quốc Đạt, hò la náo động để đuổi voi. Con vật khổng lồ đâm đầu chạy ra sau làng, và sa ngay xuống một bãi lầy. Nó vẫy vùng gầm rống như điên mà không sao nhắc nổi mình lên khỏi lớp bùn dẻo quánh. Các tay cung nỏ thiện xạ trong làng đã lăm lăm những mũi tên độc, toan nhằm chỗ hiểm mà kết liễu đời con vật hung dữ. Nhưng chính Bà Triệu đã ra lệnh bắt sống!
Những cuộn thừng chão lớn chung đôi chung ba lại, quăng ra, thít dần lấy chân voi. Cả làng tời dần con vậy lên khỏi bãi lầy. Rồi đóng thừng chảo, cứ thế mà cột chéo hai chân nó vào hai gốc đại thụ. Con voi chịu phép đứng cứng tại chỗ, nhưng vẫn làm dữ, không chịu để cho một ai tới gần. Ấy thế mà vừa thấy Bà Triệu tiến đến, chính nó đã quỳ phục ngay xuống...
Câu chuyện Bà Triệu được voi một ngà lễ sống vừa từ núi Nưa truyền đi, thì đã dội về từ núi Quan Yên lời đồn kinh dị về hòn đá biết nói. Người ta kể rằng có một đêm, núi Quan Yên bỗng sụt lở dữ dội. Rồi một giọng nói ầm vang cất lên, át cả tiếng đá lăn. Giữa đêm đen thanh vắng, khắp quanh núi đều nghe rõ tiếng đá nói thơ. Thơ rằng:
"Có Bà Triệu tướng
Vâng lệnh trời ra
Trị voi một ngà..."
Những câu chuyện lạ cứ thế mà truyền đi, mỗi ngày, mỗi nơi lại thêm thắt vào những nét mới. Người dân Cửu Chân đêm đêm ngồi bên bếp lửa, nghe kể chuyện mà thấy trong lòng phấp phỏng, rạo rực một niềm vui kính cẩn bồn chồn: Cứu tinh đất nước đã nổi lên rồi đây chăng?
Trong khi ấy, ngày ngày, Triệu Thị Trinh vẫn ra tầu voi mới dựng sau nhà, chăm sóc con thú rừng đã thuần phục và trở nên ngoan ngoãn một cách không ngờ. Có vẻ như nó cũng chỉ mến riêng cô gái thật! Tung vòi đón lấy những gốc mía mật từ tay người nữ chủ, con vật nheo mắt ăn uống thật hả hê.
Vừa đăm đăm nhìn con voi cuốn mía, Triệu Thị Trinh vừa miên man suy nghĩ... Đạo dân binh núi Nưa bây giờ đã ngày càng đông thêm người gia nhập. Và càng năng luyện tập thì càng thấy thiếu binh khí. Lâu nay, quận trị Cửu Chân vẫn ráo riết nhắc lệnh cấm rền đúc giáo gươm, khiến những tay thợ giỏi hầu như chỉ còn nước bỏ nghề. Thế rồi, mới đây lại có lệnh cho các làng phải mua nộp tất cả thợ khéo để đưa sang Ngô triều xây dựng kinh đô ở Kiến Nghiệp Thái thú Cửu Chân còn ngăn đe sẽ trị tội cả làng, nếu nơi nào có ý chậm trễ hoặc giấu giếm thợ giở trong dân...
Đến nước nầy thì không thể nín nhịn được nữa rồi. Nếu không sống mái với giặc thì chúng sẽ chặt hết chân tay rồi làm cỏ cả dân ta mất thôi. Một cơn giận dữ trào lên khiến Triệu Thị Trinh đỏ bừng khuôn mặt, Ta đang cần thợ giỏi để rèn đúc binh khí cho nghĩa quân. Phải mau bàn với anh Quốc Đạt cự lại lệnh giặc, chứ không để chúng lấn lướt mãi nữa...
Triệu Thị Trinh nhớ mãi lần chạy giặc hồi còn nhỏ vào trong núi Nưa. Buổi chiều hôm ấy, trời mù ảm đạm. Tiếng ngựa hí, quân reo vừa nghe vọng lại từ mạn xa thì đã thấy khi làng bên phát hỏa và lẫn với tiếng lửa réo ù ù là tiếsng người kêu vật rống kinh hoàng. Tin dữ từ đấy theo với tàn lửa cháy làng bay về: Thứ sử Lữ Đại dẫn đại quân nhà Ngô tiến đánh dư đảng của thái Thú Sĩ Huy, hiên đang cho binh lính làm cỏ đất Cửu Chân. Khu làng đông đúc ba nghìn dân ở bên cạnh dễ không còn được mấy người chạy thoát.
Vạ lớn ập đến thật bất ngờ! Miền đất Cửu Chân này đang rên xiết dưới ách giặc, thế là một lần nữa lại chịu cảnh binh hỏa tàn phá! Chỉ còn cách mau chạy vào núi hiểm để cứu lấy tính mạng...
Lần nguy khốn năm ấy, núi Nưa đã cứu thoát những người cùng làng với Triệu Thị Trinh chạy vào núi. Ngọn núi hùng vĩ sừng sững một vùng trời đất, cây cối điệp trùng, suối khe hiểm trở, từ đấy ghi mãi bóng hình của nó trong đầu óc cô gái họ Triệu. Ông già bà cả, cũng như trai gái, và trẻ nhỏ trong làng nữa, ai cũng từ đấy, coi núi Nưu là đất thiêng của dân mình. Những ngày đẹp trời, nhìn lên núi Nưa, thấy rõ từng thớ đá gốc cây; những ngày mưa gió, núi Nưa chỉ còn là một vệt thẩm chông chênh giữa trời ngày nào thì người làng cũng chẳng bao giờ quên để mắt tới ngọn núi thiêng. Thề bồi, phán xử, núi Nưa là nhân chứng. Tế lễ, hội hè, núi Nưa là thần linh...
Dân làng nghiêng nghé, lắng nghe tiếng cồng vọng rền vang từ trên núi Nưa đưa về. Đám trẻ nhỏ nhảy lên:
- Cồng bà Triệu đó!
Lại thêm những tiếng kim thanh nhẹ lanh canh chen lẫn với tiếng cồng đổ dồn.
- Lệnh của ông Quốc Đạt đó!
Các cụ già sửa lại vòng khăn trên đầu, khẽ bảo nhau.
Tất cả kéo nhau ra đầu làng, ngóng về phía núi Nưa. Sương núi tím tím đã từ rừng cây bò lan trên ruộng rẫy, vườn tược. Dựa theo màn sương, những bóng người lô nhô tiến về làng. Giáo mác, tên nỏ, dựng mũi nhọn, rậm rịch trong rừng. Những khuôn mặt lầm lì, mệt mỏi, chỉ có cặp mắt lấp lánh sáng một thứ ánh sáng dữ dội.
Các dân binh suốt một ngày lên núi Nưa tập trận, luyện võ, giờ đã được cha mẹ, vợ con chực sẵn ở đầu làng, đưa về nhà. Các chú bé đón lấy những binh khí nhớp nháp mồ hôi và nóng hổi hơi tay của cha anh mình, hớn hở chạy tỏa vào trong các ngõ xóm. Mãi sau mới thấy Triệu Thị Trinh và Triệu Quốc Đạt từ ngan Nưa tiến về làng. Hai anh em đi sóng đôi, nhưng chiếc bóng cao lớn của cô gái át hẳng dáng hình mảnh dẻ của người anh. Hai gia nhân, xách một chiếc cồng và một chiếc lệnh nổi hiệu thu quân, đi theo sau bén gót. Chiếc cồng đồng thau nặng trĩu gân guốc của Triệu Thị Trinh cũng vượt hẳn chiếc lệnh mỏng manh của Triệu Quốc Đạt.
Cô gái họ Triệu đang tuổi bẻ gảy sừng trâu, bước sầm sập lên chiếc thang tre, vừa vào ngăn trong cùng của chiếc nhà sàn rộng thênh thang, chưa kịp rũ chiếc khăn đẫm sương, thì đã nghe tiếng người chị dâu cật vấn anh mình ở gian nhà ngoài:
- Ông bỏ nhà đi đâu biền biệt suốt ngày?
Giọng nói chanh chua của người vợ vấp phải sự im lìm cố hữu của người chồng, không vì thế mà bớt gay gắt:
- Này tôi bảo cho mà biết, đừng có sinh sự! Trên quận trị có người về đấy...
- Ông có nghe thấy không? Quận trị cho người về thúc cống phẩm đấy.
Lúc này mới nghe thấy Quốc Đạt chậm rãi:
- Nó bảo gì?
- Còn bảo gì? Quan thái thú đã khoán cho huyện này nộp thêm ba trăm con công lớn còn số phu phen tô thuế thường kỳ, thì cứ thế mà làm?
Không nghe thấy anh mình nói gì thêm, Triệu Thị Trinh vươn người nhìn qua tấm liếp ngăn nhà, trông ra gian ngoài. Triệu Quốc Đạt đang lui hui cúi người trên một chồng lá gồi, chăm chú viết lách. Nhìn cái dáng nhẫn nhục, chịu đựng đủ bề của anh ruột, Triệu Thị Trinh bỗng thấy nao nao trong dạ. Cô gái đi thẳng ra nhà ngoài. Những bước chân rung chuyển sàn nhà của cô gái khiến người chị dâu vừa toan sấn đến bên chồng, vội vã lảng ra bếp lửa đang mù mịt bốc khói. Nhưng vẫn không quên ném lại một cái nguýt lệch nhà!
Triệu Thị Trinh không nhớ được gì nhiều về cha mình. Chỉ thỉnh thoảng nghe mẹ nói rằng anh Triệu Quốc Đạt giống cha như hệt. Cha con nối thay nhận chức huyện lệnh của nhà Ngô mà chẳng bao giờ thi thố được điều gì giúp dân như thuở xưa, khi chưa có lũ giặc ngoại bang xâm lược, dòng họ này đời đời nối nhau làm tù trưởng đứng đầu các làng chạ quanh miền, Triệu Thị Trinh biết lắm, lũ giặc chưa thể phái hẳn người của chúng xuống cai trị huyện nầy, nên vẫn cứ phải tiện dùng kẻ cầm đầu cũ của người Việt để phục dịch chúng, thúc ép dân lành đấy thôi.
Chỉ thương cho anh Triệu Quốc Đạt. Thay cha giữ việc cai quản hàng huyện từ ngày em gái mới đứng chưa đến vai anh cho tới bây giờ, khi Triệu Thị Trinh đã lớn vượt anh rồi mà vẫn chẳng thấy anh có được lấy một ngày vui trong cuộc đời làm huyện lệnh. Lại thêm việc chẳng may lấy phải người vợ không ra gì. Chẳng qua là, bởi mẹ lại cũng theo cha sớm mất, chưa kịp chọn lựa nơi gửi gắm cho anh...
Càng thương anh, Triệu Thị Trinh càng nhớ mẹ, người mẹ giống hệt cô con gái ai cũng bảo vậy. Chính mẹ là người ngày đêm rèn đúc cho con gái, chí quật cường và tài thao lược. Những câu chuyện đời xưa mẹ kể cho con nghe mới cuốn hút lòng người làm sao! Quê mẹ ở tận ngoài Bồ Điền. Chuyện hai năm trăm năm trước ở ngay sát quê mẹ: Năm mẹ con bà Mai Thị Hoa đều cùng là gái cả, mà nổi lên dũng mãnh như tướng nhà trời, theo Hai Bà Trưng đánh cho lũ giặc nhà Hán tả tơi không còn mảnh giáp. Và còn chuyện Trưng nữ vương nữa! Chuyện các nữ tướng của Hai Bà nữa! Cũng đều là phận gái như mẹ con ta cả, nhưng nhờ đánh giặc cứu dân mà tiếng dậy non sông...
Những lời của mẹ cứ thế rót vào tim óc con gái. Mẹ lại còn một lần vượt đường đất đưa con về tận quê mình. Ông già họ Lý, người cầm đầu đất quê ngoại, nhìn ngắm đứa cháu gái mà hởi lòng hởi dạ. Cô bé mới bắt đầu lớn mà đã có dáng con nhà tướng: Lưng beo, tay vượn và cặp mắt xếch, sáng như sao! Đến lúc được xem đứa cháu nhỏ biểu diễn tài năng võ nghệ, được nghe những lời tâm huyết tự nhiên từ cửa miệng còn thơ ngây, ông già Lý sung sướng đến mức đem cả báu vật gia truyền trao lại cho cháu gái vào lúc Triệu Thị Trinh chia tay ông để trở về núi Nưa. Đó là một thanh đoản kiếm hai lưỡi bằng đồng thau vàng chói. Và điều làm cô gái nhỏ thích thú nhất là hình tượng một vị nữ thủ lĩnh trang nghiêm, xiêm áo chỉnh tề, được tạc rất khéo thành ngay chiếc chuôi kiếm cầm gọn trong tay. "Đấy là tổ mẫu của dòng họ nhà ta" Ông già họ Lý nói với đứa cháu "Để xem về sau cháu có được như bà hay không..."
Ông già Lý nói thêm:
- Ngày xưa, khi giặc xâm lăng mới phạm vào đất đai, chính bà là người có công lớn đánh giặc giúp dân giúp nước. Dân chúng muốn ghi ơn, mới theo hình bà mà tạc đúc nên tượng như vậy đấy...
Chuyến đi thăm quê ngoại năm ấy đã khắc sâu vào tâm khảm Triệu Thị Trinh, cũng như thanh đoản kiếm sáng rực màu đồng thau từ đấy không bao giờ rời người nữ chủ trẻ tuổi. Cô gái họ Triệu càng ham luyện tập võ nghệ, lôi kéo cả người anh vốn tính tình trầm mặc, cũng như cả đinh tráng trong làng theo mình. Chưa ai rõ việc rèn binh luyện võ rồi đây sẽ ứng dụng vào đâu. Nhưng mang máng như sắp có việc lớn đổi đời đến nơi, tất cả đều say theo cái bản năng thượng võ của dân mình, và đều cuốn theo cái vẻ hăm hở sục sôi của người nữ chủ trẻ tuổi.
Núi Nưa đang ngày ngày ấp ủ trong các vạt cây vách đá và suối khe của mình cả một đạo quân mà sức mạnh lay trời chuyển đất đã bắt đầu được người nữ tướng mười chín tuổi luyện rèn, nhen nhóm.
Tiếng đồn bà Triệu thu phục được voi dữ cứ như có cánh bay nhanh đi khắp đất Cửu Chân. Người ta kể rằng đấy là một con voi trắng, lớn chưa từng thấy, và chỉ có một ngà. Voi một ngà mà gặp trong rừng thì chỉ có chết. Nhưng nó lại từ ngàn Nưa xốc ra ngoài làng phá vườn chuối kiếm ăn...
Một đồn mười, mười đồn trăm. Các cụ già đêm đêm ngồi bên bếp lửa, kể dần dần thành vần điệu cho con cháu nghe rằng, hôm ấy, dân làng vội vã nổi cồng Bà Triệu, khua lệnh ông Quốc Đạt, hò la náo động để đuổi voi. Con vật khổng lồ đâm đầu chạy ra sau làng, và sa ngay xuống một bãi lầy. Nó vẫy vùng gầm rống như điên mà không sao nhắc nổi mình lên khỏi lớp bùn dẻo quánh. Các tay cung nỏ thiện xạ trong làng đã lăm lăm những mũi tên độc, toan nhằm chỗ hiểm mà kết liễu đời con vật hung dữ. Nhưng chính Bà Triệu đã ra lệnh bắt sống!
Những cuộn thừng chão lớn chung đôi chung ba lại, quăng ra, thít dần lấy chân voi. Cả làng tời dần con vậy lên khỏi bãi lầy. Rồi đóng thừng chảo, cứ thế mà cột chéo hai chân nó vào hai gốc đại thụ. Con voi chịu phép đứng cứng tại chỗ, nhưng vẫn làm dữ, không chịu để cho một ai tới gần. Ấy thế mà vừa thấy Bà Triệu tiến đến, chính nó đã quỳ phục ngay xuống...
Câu chuyện Bà Triệu được voi một ngà lễ sống vừa từ núi Nưa truyền đi, thì đã dội về từ núi Quan Yên lời đồn kinh dị về hòn đá biết nói. Người ta kể rằng có một đêm, núi Quan Yên bỗng sụt lở dữ dội. Rồi một giọng nói ầm vang cất lên, át cả tiếng đá lăn. Giữa đêm đen thanh vắng, khắp quanh núi đều nghe rõ tiếng đá nói thơ. Thơ rằng:
"Có Bà Triệu tướng
Vâng lệnh trời ra
Trị voi một ngà..."
Những câu chuyện lạ cứ thế mà truyền đi, mỗi ngày, mỗi nơi lại thêm thắt vào những nét mới. Người dân Cửu Chân đêm đêm ngồi bên bếp lửa, nghe kể chuyện mà thấy trong lòng phấp phỏng, rạo rực một niềm vui kính cẩn bồn chồn: Cứu tinh đất nước đã nổi lên rồi đây chăng?
Trong khi ấy, ngày ngày, Triệu Thị Trinh vẫn ra tầu voi mới dựng sau nhà, chăm sóc con thú rừng đã thuần phục và trở nên ngoan ngoãn một cách không ngờ. Có vẻ như nó cũng chỉ mến riêng cô gái thật! Tung vòi đón lấy những gốc mía mật từ tay người nữ chủ, con vật nheo mắt ăn uống thật hả hê.
Vừa đăm đăm nhìn con voi cuốn mía, Triệu Thị Trinh vừa miên man suy nghĩ... Đạo dân binh núi Nưa bây giờ đã ngày càng đông thêm người gia nhập. Và càng năng luyện tập thì càng thấy thiếu binh khí. Lâu nay, quận trị Cửu Chân vẫn ráo riết nhắc lệnh cấm rền đúc giáo gươm, khiến những tay thợ giỏi hầu như chỉ còn nước bỏ nghề. Thế rồi, mới đây lại có lệnh cho các làng phải mua nộp tất cả thợ khéo để đưa sang Ngô triều xây dựng kinh đô ở Kiến Nghiệp Thái thú Cửu Chân còn ngăn đe sẽ trị tội cả làng, nếu nơi nào có ý chậm trễ hoặc giấu giếm thợ giở trong dân...
Đến nước nầy thì không thể nín nhịn được nữa rồi. Nếu không sống mái với giặc thì chúng sẽ chặt hết chân tay rồi làm cỏ cả dân ta mất thôi. Một cơn giận dữ trào lên khiến Triệu Thị Trinh đỏ bừng khuôn mặt, Ta đang cần thợ giỏi để rèn đúc binh khí cho nghĩa quân. Phải mau bàn với anh Quốc Đạt cự lại lệnh giặc, chứ không để chúng lấn lướt mãi nữa...