delta
12-27-2007, 05:16 PM
Mai Thúc Loan
Danh Nhân Đất Việt
Xa xôi vạn dặm về phương Bắc là kinh thành Trường An của nhà Đường. Giữa hoàng cung thâm nghiêm có tòa Phù Lệ cung ngói vàng ngói bạc ẩn hiện qua những lùm cây quả quý hiếm cùa phương Nam. Những giống thảo mộc kỳ la đối với người Bắc phương nàyï, là do An Nam độ hộ phủ đôn đốc dân phu, lính tráng, đêm ngày lần đường chuyển về. Những người mắc nạn lao dịch chuyên chở ấy, vất vả cực nhọc vì đủ thứ cỏ cây cồng kềnh phải mang theo, ngày đêm hối nhau lê bước trên các ngả đường cái quan hun hút dẩn về kinh đô, vậy mà tòa Phù lệ cung nguy nga vẫn luôn luôn thiếu cây gây đẹp. Bởi giống thảo mộc phương Nam không quen với khí hậu phương Bắc nên thật chóng héo tàn. Cho nên cứ phải không ngớt thay cây.
Ở Trường An, vua Đường có một nàng ái phi, nhan sắc thật là kim sa cá lặn, mà tính tình thì cũng thật nắng mưa nóng lạnh thất thường. Lầu son gác tía mọc san sát ở khắp nơi, nhưng chỉ riêng có tòa Phù lệ cung là được gót sen nàng tìm đến. Bởi chỉ ở đó có thứ cây, đúng hơn là thứ quả mà nàng quý phi của vua Đường hằng khao khát khôn nguôi. Ôi, cái thứ quả xinh xắn như trái trứng gà đỏ rực ấy, lớp cùi mọng nước trắng trong, giòn dai mà mềm mại, thơm tho thanh khiết, chua đấy mà ngọt đấy, thật kỳ lạ! Nhưng nếu người đẹp của vua Đường thường ứa nước miếng mỗi khi nghĩ đến thứ quả tuyệt diệu nọ, thì vua Đường đã cao tuổi, lại chỉ thích thú khi lim dim nhìn ngắm những ngón tay nuột nà lần bóc lớp cùi ngà ngọc, vẫn vơ so sánh khuôn miệng của mỹ nữ và vị ngọt của trái cây kỳ thú kia, chẳng biết thứ nào hơn thứ nào...
Tóm lại, đây là một thứ quả mà những người đang nắm giữ trong tay cả một nước Trung Hoa trung cổ, đã mênh mông đông đúc, lại còn cộng thêm cả những miền đất đai đô hộ trù phú, chạy suốt từ An Bắc, An Đông, An Tây đến An Nam hằng ước muốn. Và, chính từ nỗi thèm khát thứ quả lạ ấy đã nấy sinh một cái tên gọi rất đổi hoa mỹ là lệ chi.
Quả "Lệ chi" đó, ai cũng biết là chỉ có ở An Nam. Và ở An Nam thì ngon nhất lại là "Lệ chi" của Hoan Châu, mà người dân ở đấy vẫn chỉ quen gọi nôm na là quả vải.
Từ thuở còn nhỏ, Mai Thúc Loan đã được nghe kể như thế về những quả vải ở quê hương mình. Thứ trái cây dân dã, khiêm tốn và vô tội ấy, ngờ đâu lại trở thành tai vạ cho đất Hoan Châu! Liệt quả vải vào hàng cống phẩm đặc biệt, Phủ đô hộ An Nam đã đặt hẳn một chức Tu quan để chuyên lo việc đốc thúc dân chúng trong miền cung tiến vải quả và vải cây. Một cây vải về được đến Phù Lệ cung ở Trường An là cả trăm cây chết hỏng dọc đường. Một chục quả dâng được tới tay vợ chồng vua Đường là nghìn vạn quả vải rải ra từ châu tới phủ và triều đình đô hộ.
"Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon"
Câu hát thở than vụng trộm của dân làng, Mai Thúc Loan nghe một lần rồi không để lọt đi nữa. Chú bé chỉ còn ngờ ngợ một điều và thì thào hỏi ngay me:
- Tại sao ngựa hồng trần lại phải héo hon, hả mẹ?
Người mẹ trẻ giật mình ôm lấy con trong gian nhà dột nát vắng vẻ ở nơi chân núi ven làng:
- Đấy là ngựa chạy trạm phi đến kiệt sức để kịp chuyến vải tươi về Trường An. Nhưng con đừng nhắc đến chuyện ấy kẻo mất đầu, nghe con!
Người mẹ đẩy con ra, nhìn ngắm hồi lâu rồi lại tần ngần ôm lấy con. Đứa bé vẫn thỉnh thoảng lại hỏi những câu làm người mẹ giật mình:
- Người ở động Bằng Sơn xuống biển tìm mua muối. Họ nói ở trên núi, quan đô hộ định giá một đầu muối ngang một con trâu. Sao bắt người ta mua đắt quá vậy mẹ?
Người mẹ chỉ còn biết sợ hãi ngăn con trai không được nhắc đến những chuyện tầy trời như thế nữa, mà không có cách nào giảng giải cho đứa trẻ thật đã sớm nhận ra nỗi khổ cực của kẻ mất nước là như thế nào. Nhưng rồi bà cũng không tránh nổi một câu hỏi tự nhiên khác, vào một ngày mà cả hai mẹ con hẳn sẽ không bao giờ có thể quên được...
Hôm ấy, người mẹ vào rừng trở về muộn. Khi gánh gánh củi nặng oằn vai về tới nhà thì trời đã chạng vạng. Người mẹ chờ đứa con reo hò vồ vập mừng đón như thường ngày, nhưng chỉ thấy Mai Thúc Loan ngồi lặng lẽ ở bậu cửa, khuôn mặt đen xạm tối sẩm trong bóng chiều và quanh mắt còn rõ ngấn nước. Biết có chuyện khác thường mới làm cho đứa bé hiếu động và rắn rỏi phải khổ sở đến thế kia, người mẹ vội vã quẳng gánh ôm lấy con. Nhưng bà chưa kịp cất tiếng hỏi thì đứa bé đã đẩy mẹ ra. Và kỳ lạ hơn nữa là câu hỏi đột ngột:
- Mẹ! Bố con đâu? Tại sao chúng nó chửi con là thằng không cha?
Đến lượt người mẹ rụng rời ngồi xệp xuống cạnh con. Những giọt nước mắt bỗng trào ra trong khi đứa bé chằm chằm nhìn vào cặp mắt bà mẹ chờ câu trả lời. Nhưng người me lại chỉ thấy mù mờ qua làn nước mắt, hiện dần lên một vùng biển xa xôi với những cánh đồng muối chói chang đang ngùn ngụt bốc hơi trước cơn gió nam cào của nơi quê cũ, đã từ lâu chìm sâu trong ký ức mẹ...
Miền đồng muối ấy, khi chưa thành ruộng, mới chỉ có một gò đất cao, chính là nơi tổ tiên của mẹ tìm đến cắm đất dựng nhà. Đời này qua đời khác, một làng muối đã dần dần mọc lên, đều do con cháu của người đầu tiên khai phá đất biển trộn vị mặn của mồ hôi người với sức mặn của biển mà dựng nên. Đấy là nơi mà đầu muối làm ra đã bị lũ quan đô hộ cướp lên núi rừng, đổi không lấy bò trâu hàng đàn, trong khi người làm ra muối vẫn trần trụi trước nắng gió ác nghiệt, vật lộn với biển cát kiếm sống.
Cả làng chỉ có một họ, là họ Mai của cụ tổ. Tên làng cũng được gọi nôm na là Gò họ Mai, cho đến khi có kẻ sính thứ chữ lạ lẫm của nhà Đường mà cầu kỳ gọi là Mai Phụ. Và mẹ cũng chỉ qua được một tuổi con gái ngắn ngủi giữa những người cùng họ cùng làng ấy, rồi phải rời bỏ ngay làng quê. Mẹ sẽ mãi mãi chỉ trở về làng được trong giấc mơ buồn: Một chuyện bất hạnh với đời người con gái đã không cho mẹ còn mặt mũi nào ở lại làng được nữa. Mẹ đã một mình, mang hình hài Thúc Loan trong dạ ra đi. Trăm dặm đường dài đã bỏ lại phía sau, chân mẹ mới dừng lại. Mẹ trở thành dân ngụ cư ở làng Ngọc Trừng từ đấy.
Người mẹ trẻ nhẫn nại chịu đựng nhục nhằn vất vả để chờ ngày sinh con ở nơi quê mới. Và một đứa trẻ bụ bẫm, cúng cát, nước da đen như đồng hun ra đời, đã xóa quang nỗi khổ đau của mẹ. Niềm vui của người từ đấy phơi phới lên theo sức lớn nhanh như thổi của đứa con. Mẹ cặm cụi làm để nuôi mình, nuôi con, và chắc sẽ trọn vẹn nỗi vui bình dị, nếu thỉnh thoảng không có những câu hỏi đáng sợ của đứa trẻ sớm khôn. Và nếu không có câu hỏi bất ngờ như chiều nay...
Người mẹ, nước mắt lưng tròng, tránh cái nhìn chờ đợi của đứa con. Và lúng túng lặng im.
Mẹ lấy tên làng mình và họ mình đặt cho Thúc Loan. Chú bé họ Mai phân biệt hẳn với những đứa trẻ cùng tuổi trong làng bởi vóc dáng bậm bạp ẩn tàng một sức khỏe phi thường, bởi sự tinh khôn sáng ý kỳ lạ, và còn bởi màu da đen sạm đặc biệt của chú. Sức khỏe và trí khôn khiến cho chúng bạn Thúc Loan phải nể sợ bao nhiêu, thì màu da đen lại giúp bọn chúng tìm ngay ra chỗ yếu của chú để trả miếng mỗi khi xảy ra xô xát, hơn thua. Và bây giờ thì lại thêm cả chuyện con không cha mà chẳng biết kẻ độc miệng nào đã khơi ra cho lũ trẻ. Chỉ biết từ đấy, Mai Thúc Loan bỗng đổi hẳn tính tình. Chú bé hồn nhiên, tinh nghịch trở nên già dặn trước tuổi. Xa dần các trò chơi vô bổ, Mai Thúc Loan lặng lẽ theo bên mẹ như bóng với hình, làm lụng cất nhắc giúp mẹ đủ việc. Ngày mùa, chú cùng mẹ đi làm mướn, gánh gồng gặt hái cho các nhà hào phú trong làng. Buổi giáp hạt, chú bé theo mẹ vào rừng kiếm củi, chạy chợ. Người mẹ còn bao nhiêu tình cảm đã trút hết vào lòng yêu con, bây giờ lại càng thương con đến xót ruột cháy lòng. Thằng bé đen đủi này của mẹ, ai đổi vàng mười cũng chẳng được.
Vậy mà người mẹ chẳng ở với con được lâu. Tai nạn khủng khiếp xảy ra nhanh như chớp. Giữa buổi kiếm củi trưa hè, Mai Thúc Loan cùng mẹ nghỉ tay lần nắm cơm trong bọc chia nhau ăn rồi chú bé để mẹ ngồi nghỉ ở gốc cây giữa rừng, một mình lần đường xuống suối kiếm nước uống. Đúng lúc ấy, chợt có tiếng mẹ kêu thét và tiếng hổ gầm dữ dội. Giật bắn người, chú bé lập tức xé rừng phóng ngược trở lại như bay. Nhưng không kịp nữa rồi! Trước mắt chú bé là một cảnh tượng thê thảm: Người mẹ đã ngã gục bên vũng mái và một con hổ vằn đang gầm dừ quần đảo cắn xé man rợ. Thét lên một tiếng long óc, Mai Thúc Loan vồ ngay lấy chiếc đòn xóc, lao vào cọp dữ. Một đòn sấm sét bất ngờ nện như trời gián trúng lưng cọp. Cùng với tiếng hò la, phèng la ầm ĩ của nhiều người, khiến thú dữ đau đớn hoảng hốt, gầm lên một tiếng rồi cuống cuồn bỏ mối, đâm bổ vào rừng sâu. Mai Thúc Loan vội vã vực mẹ dậy, xốc lên vai, hộc tốc chạy một mạch về làng. Nhưng người mẹ ngoắc ngoải đã chết ngay trên lưng con, trước khi về tới nhà.
Khóc mẹ hết nước mắt, Mai Thúc Loan lùi lũi đem xác mẹ đi chôn ở ngay sau nhà. Từ đó, chú bé mồ côi lầm lì sống cuộc đời độc thân, cày thuê ở mướn cho khắp các hộ trong làng làm kế sinh nhai.
Mai Thúc Loan vươn mình đứng dậy, dang rộng cánh tay nâng cả chồng mấy chiếc mâm đồng lớn, bước rảo về phía dãy nhà kho. Khu vườn hoang dùng làm nơi dựng lò đúc đồng của chủ nhà vẫn còn ngổn ngang những khuôn, giá, gáo, nồi, chờ chú bé đi ở thuê quay về thu dọn. Từ ít lâu nay, Mai Thúc Loan đến làm mướn cho một nhà giàu, có lò đúc mâm đồng ở trong làng. Những chiếc mâm đồng cỡ lớn ngót sải tay, nổi tiếng khắp miền, đúc ra ở đây, đã được đem đi đổi chác bán mua tới tận Lâm Ấp ở phía Nam, Chân Lạp ở phía Tây.
Thúc Loan tất bật vất vả và phục dịch cả một hiệp thợ đúc mà vẫn thấy hào hứng. Cái nghề đúc đồng đầy bí ẩn, với hàng trăm loại công việc kỳ thú, có sức hấp dẫn lớn đối với chú bé đang tuổi lớn khôn. Và những bác thợ tài hoa, vui tính, thấy chú bé háo hức với nghề thì cũng không đến nỗi quá khắt khe, nghiệt ngã trong việc đối xử. Từ chân sai vặt. Thúc Loan đã dần dần học được những bí quyết nhập môn của nghề đúc đồng mà sản phẩm kết thúc một mẻ đúc thành công hiện đang nằm trong tay người thợ học việc để chuyển vào dãy nhà kho kia.
Mai Thúc Loang thoăn thoát bước dọc theo vách tường sau khu nhà ngang của tòa dinh cơ đồ sộ. Một giọng sang sảng giảng sách từ trong nhà vọng ra, khiến bước chân chú bé làm thuê cứ chậm dần rồi dừng hẳn lại. Đội chồng mâm nặng lên đầu, Mai Thúc Loan lặng lẽ đứng nấp ở đầu hồi nhà, lắng nghe. Lại thêm những chuyện cổ kim trong sách vở lạ lùng và thú vị mà chú bé nhà nghèo thích mê đi, nhưng không được quyền học hỏi. Chỉ còn cách, như đã nhiều phen rồi, lặng lẽ lần đến sau nhà giảng, nghe trộm. Và trí óc thông sáng của Thúc Loan đã nhanh chóng thấm lấy không sót một điều nào học hỏi được của thầy.
Mai Thúc Loan đội chồng mâm đồng, ngây người lắng nghe tiếng giảng sách cho đến khi có tiếng bác thợ cả quát gọi ở ngoài vườn. Thì ra chú bé mải học đã quên mất cả việc tới kho. Và lúc ấy mới chợt nhận ra cả đỉnh đầu và gót chân mình đều đã tê dại mời rời.
Đàn voi thồ của lái buôn Chân Lạp từ Văn Đan đến Hoan Châu cất hàng ghé qua làng đúc đồng mua mâm. Khách buôn chọn hàng rất kỹ, và sau khi mua xong, cứ lắc đầu hoài vì chủ nhà không còn chiếc mâm nào có đúc nổi một bông hoa lạ kèm với một chữ Mai bay bướm mà họ rất chuộng nữa.
Khách hàng tiếc rẻ ra đi rồi, chủ nhà khi ấy mới ngây người nhớ đến Mai Thúc Loan. Quả là có một lần, giữa chồng mâm đúc đem bán, chủ nhà thấy có một chiếc mâm như khách xa vừa mô tả. Ấy là do Mai Thúc Loan, không hiểu sao, đã dám tiện tay vẽ ngay chữ đầu họ mình cùng với bông hoa trùng tên vào lòng khuôn trước khi đổ đồng. Chiếc mâm đúc xong, vàng chóe, lồ lộ nguyên hình những đường vân lạ mà chủ nhà vừa chợt nhận ra, đã nổi ngay cơn lôi đình, bắt lỗi chú bé đi ở thuê và lập tức đuổi đi mặc những lời can ngăn của cả hiệp thợ đúc, lúc này đã coi Thúc Loan như bè bạn trong nghề.
Nhưng chủ nhà biết rằng bây giờ dù có muốn tìm Mai Thúc Loan trở về thì cũng không được nữa. Chú bé đã nhập bọn với một phường săn ở trong miền. Và nghề làm ăn mới này, với những thử thách sôi động, căng thẳng, đã tron vẹn cuốn hút chú thiếu niên đang thừa ứ sức khỏe và tinh nhanh để sắp trở thành một chàng trai tráng kiệt.
Theo phường săn ngang dọc, luồn lách hết cánh rừng này sang cánh rừng khóc, Mai Thúc Loan đã rất nhanh chóng nắm được những miếng nghề bí hiểm. Trải nhiều phen đương đầu với đủ loại thú rừng, vấp phải những mánh khóe tinh ranh, quỷ quyệt và cả sức mạnh khủng khiếp, dữ dội của chúng, Mai Thúc Loan cũng biết được rất nhanh các cách chế ngự khắp bầy lũ, bằng ngay trí lực, nghị lược và sức lực của con người. Còn phường săn thì từ chỗ kinh ngạc về khả năng kỳ lạ ấy, đã dần đà tỏ ý kiêng nể con người nhỏ tuổi đáng gờm đó.
Duy có một điều vẫn còn làm các bạn phường ngạc nhiên, ấy là việc chú thiếu niên dường như có máu khắc kỵ quá đỗi với chúa rừng. Nghe tin ở đâu có cọp về hay chỉ vừa lần ra được dấu cọp, là lập tức Thúc Loan không còn thể nào rời ra được nữa. Bất kể ngày đêm, mưa nắng, người thợ săn trẻ, tuổi ấy nghiêm chặt hàm rằng, mắt long sòng sọc, lầm lũi sục sạo, bám riết chúa sơn lâm. Nhiều lần tai họa hiểm nghèo đã xảy ra: Thú dữ bất ngờ vồ chụp hoặc cùng đường, giương nanh vuốt xông đến cắn xé, và có lần, trước khi bị hạ sát, một con cọp vằn khổng lồ còn cào nát cả một bên vai người thợ săn nhỏ tuổi. Nhưng bao giờ cũng thế, Mai Thúc Loan chỉ quay trở về khi đã tự tay giết tươi chúa rừng!
Trong phường săn, duy có hai anh em họ Nguyễn làm trùm phường là biết được nguyên ủy mối thù ghê gớm của Mai Thúc Loan đối với cọp dự.
Tiếng trống đồng rung lên dồn dập. Hội vật đang ở vào thời điểm gay go nhất. Ông độ già của làng, mấy năm liền giữ giải, ở kỳ hội làng năm nay cũng mới chỉ gặp toàn những đối thủ vào loại học trò, đàn em. Xem chừng giải thưởng của làng tấm vải quý bằng tơ chuối trong suốt, mỏng manh như cánh ve sầu, may áo mặc mùa hè thì không gì bằng lại về tay người cũ mất thôi dân chúng dự hội, ai cũng nghĩ vậy. Và ông đô, ngồi xếp chân bằng tròn, ung dung nhai trầu chờ người phá giải, cũng nghĩ như vậy. Nhưng giữa lúc ông già đầu làng, thân đứng ra cầm trịch cuộc đấu, sắp đánh trống hạ giải thì bỗng thấy từ rừng xa chạy về một bóng người trần trụi, rẽ vạt đám đông nhảy vào sới vật: Mai Thúc Loan!
Dân làng ồ cả lên một lượt. Chàng thanh niên đen trùi trũi, lực lưỡng như con trâu mộng, đứng sừng sững giữa bãi tựa trời trồng. Ông đô già không dám coi thường địch thủ nữa, vờn múa thăm dò xung quanh, vặn tay giậm chân, gân cốt nổi lên cuồn cuộn. Cả đám hội nín thở theo dõi keo vật hiếm có. Trống đồng thúc liên hồi. Mai Thúc Loan đã mấy lần phá các miếng đánh hóc hiểm của ông đô già. Và cặp mắt thợ săn của chàng trai đảo lộn tìm chỗ sơ hở của tay vật lão luyện. Đây rồi! Nhanh như chớp, Mai Thúc Loan lăn xả vào đối thủ, nhân một thế đứng xảy chân của ông đô mà vận người nghiêng vai, dùng sức mạnh toàn thân, vật đô lão vô địch.
Tiếng hò reo vang như sấm động cùng với tiếng trống đồng đổ dồn. Mai Thúc Loan cúi người đỡ ông già đậy. Chàng trai thắng cuộc sải chân vươn người đi nhận giải. Nhưng mọi người đều nhạc nhiên và thán phục thấy Mai Thúc Loan quay lại, trao tấm vải quý cho ông đô già. Và nở nụ cười hiền lành, chàng trai xoa bộ ngực nở nang của mình mà nói rằng sức trẻ chẳng cần đến thứ áo vải tơ làm gì.
Ngay trong hôm mở hội vật ấy, Mai Thúc Loan được mọi người cử ra làm chức đầu phu của làng.
Chàng trai nghèo tốt bụng, tài trí, sức lực, vượt qua một tuổi thơ đầy sóng gió, giờ đây bắt đầu ra cáng đáng việc làng.
Công việc không đơn giản. Đất Hoàn Châu địa đầu này luôn năm bị giặc Chà Và, Côn Lôn cướp phá. Người Chân Lạp và Lâm Ấp cũng qua lại mua bán rầm rập. Và đè nặng trên tất cả là lũ quan quân đô hộ nhà Đường. Chiếm đất cướp ruộng đã là việc thường, mà tô thuế lại càng tham bạo. Còn nạn cống nạp thì không còn hạn độ gì nữa.
Mùa cống vải đã đến. Quan binh, lính tráng nhà Đường rầm rập kép đến các làng chạ, tha hồ làm tình làm tội dân lành. Thôi thì đủ các ngón ăn sống nuốt tươi, kén chọn lọc lừa, hoạnh học bắt bẻ. Xóm thôn xáo xác náo động cả lên vì những tiếng quát tháo chửi rủa và thở than kêu khóc.
Chức đầu phu làng Ngọc Trừng là Mai Thúc Loan được lệnh phải dẫn một đoàn tráng đinh gánh những gánh vải mà bọn đô hộ đã lựa tuyển xong trong các vườn làng để mang đi nộp quan. Nhìn cảnh ngang ngược bạo tàn của giặc Đường và niềm khổ cực của dân lành, một nỗi đau uất bỗng nẩy lên dữ dội trong lòng chàng trai, hệt như nỗi đau chứng kiến cảnh cọp dữ cắn xé mẹ ngày nào. Bậm môi nghiến răng trong khi lòng đã giận sôi sùng sục, Mai Thúc Loan đi cùng đoàn dân phu giữa đường cái quan mà như thấy mình đang băng người giữa gai góc của rừng rậm, lúc sắp vào cuộc quần đảo với thú dữ thuở còn đi theo phường săn của anh em họ Nguyễn. Nhưng con thú đang cắn xé xứ sở và dân làng bây giờ, Mai Thúc Loan còn chưa biết hết được sức nó để mà lượng sức mình. Cho nên còn phải chịu để nó dắt theo vài vòng nữa, như ở trên sới vật, phải bám theo địch thủ để dò miếng của nó trong thế bá tay tư...
Mùa vải năm Nhâm Tuất đến với cái nóng chưa từng thấy. Và cũng chưa từng thấy mùa vải nào tốt đến như thế. Các vường vải Hoan Châu đỏ ối những chùm quả lúc lỉu. Nhưng lũ quan quân nhà Đường càng hể hả chiếm vải bao nhiêu thì những người dân mất vải càng căm uất bấy nhiều.
Đoàn dân phu gánh vải nộp lên Châu Trị do chức đầu phu Mai Thúc Loan dẫn đi, năm nay phải tha những gánh quả oằn vai. Mặt trời mùa hạ rang cháy con đường cái quan lầm bụi. Đoàn người gánh vải tưới mồ hôi trên đường mà đi.
Gần trưa, một chiếc quán hoang bên đường, Mai Thúc Loan cho mọi người ghé chân nghỉ lại. Dồn những gánh vải vào chật một bên quán, những người dân phu chen chúc nhau tìm chỗ đứng ngồi, và vừa quạt thốc tháo, vừa hổn hển. Bấy giờ cái khát cháy cổ mới dội lên mà nhìn quanh quất, chẳng tìm ra một khe nước nhỏ nào. Một người phu đã có tuổi, chợt trông thấy ló ra qua mắt nan đan sọt một quả vải đỏ hồng. Liếm cặp môi khô, người đó đảo mắt nhìn quanh rồi thò tay bứt vội lấy trái cây mọng nước, thủ vào bọc. Lần tay bóc nhanh quả vải, người phu vừa toan đưa vào miệng thì chát, một sống mã tấu đã giáng ngay vào cánh tay. Quả vải quăng ra giữa quán và người phu nhăn nhó ôm lấy vết thương. Một tên lính Đường đi áp tải đã tách khỏi bọn, nhón chân đến rình sau lưng người phu khốn khổ. Và bây giờ thì lăm lăm cây mã tấu chỉ vào mặt người phu, nó ngoạc mồm chửi mắng om sòm.
Những đứa đồng bọn của tên lính Đường chứng kiến cảnh ấy, vừa ngửa cổ tu nước trong các bình vò mang theo, vừa phá ra cười sằng sặc. Thấy trò ác độc của mình được tán thưởng, tên giặc cầm mã tấu càng hăng hái làm già. Mắm môi mắm lợi, nó lại giơ sống dao, toan đánh tiếp đòn nữa vào người phu. Nhưng cây dao chưa kịp hạ xuống thì một cánh tay cứng như sắt đã vung tới, gạt rung, và tiếp ngay đó là một trái đấm như búa bổ nện thẳng vào mặt kẻ hung đồ. Ngã bất ngửa về phía sau, cây mã tấu văng ra một phía, máu mồm máu mũi đổ ròng ròng, tên lính Đường rống lên như lợn bị cắt tiết.
Sự việc xảy ra nhanh như chớp. Mai Thúc Loan không nén nhịn nỗi nữa, đã phải ra tay. Trợn ngược cặp mắt trên khuôn mặt xạm đen dữ dội, chàng trai trừng trừng nhìn bọn lính Đường đang hò hét vung đao kiếm xô tới. Nhưng những người dân phu cũng đã lập tức đứng về phía thủ lĩnh của mình. Rút nhanh những chiếc đòn càn làm vũ khí xung trận, tất cả đều hè nhau cùng Mai Thúc Loan xông vào đám giặc. Cuộc loạn đả ác liệt kết thúc, thật chóng vánh: Lũ lính Đường vỡ đầu toạc trán, nằm ngổn ngang trong quán, giữa đường chỉ còn mấy tên sống sót cắm đầu chạy thục mạng.
Ngày còn đi kiếm củi với mẹ cũng như khi đi theo phường săn của anh em họ Nguyễn, Mai Thúc Loan đã nhiền lần tìm đến thung lũng Rú Đụn cách làng chỉ bốn dặm đường rừng. Một trái núi cao lớn, vuông vức như một đụn thóc khổng lồ, từ trong dãy núi Đại Hoạch chạy ra, đột khởi hùng vĩ giữa một vùng núi rừng trùng điệp, giấu trong lòng nó một thung lũng rộng hàng chục mẫu đất. Dòng sông Cương ở phía Bắc, sông Lam ở phía Nam, bao bọc quanh núi như một con hào thiên tạo lợi hại. Quả là một nơi dụng võ không đâu sánh bằng Mai Thúc Loan đã từng đứng ngây người trên núi, nhìn sang khe Bò Đái từ ngọn Cô Sơn bên kia bờ sông Làm rót nước ầm ầm xuống vực mà nghĩ ngợi tính toán như vậy.
Bây giờ thì chàng trai lại đứng yên lặng trên Rú Đụn, nhưng không phải chỉ để mở một thế trận tưởng tượng giữa một vùng hoang sơ như ngày nào, mà là để xem xét lại công sức của mình và những người đi theo mình đã đổ ra ở đây từ ít lâu nay:
Ẩn mình dưới thung lũng một dãy kho đụn đã dựng xong. Đấy là nơi chất chứa quân lương từ khắp miền gần xa gửi về. Áp chân núi, những cột khói xám cuồn cuộn vào khe đá, vòm cây: Các lò đúc vũ khí của nghĩa quân đang nổi lửa. Và xa xa, phía ngoài cửa thung, những mái đồn trại mọc lên như bát úp: Những người đã thề quyên sinh tử vì nghĩa lớn cùng Mai Thúc Loan đang tụ hội ở đó.
Chẳng mấy ai ngờ được tình thế lại xoay chuyển nhanh đến như vậy. Đánh tan được lũ quan quân cướp vải của giặc Đường trong một cơn phẫn nộ bất ngờ Mai Thúc Loan lập tức thổi bùng khí thế của vụ bạo động thành một cuộc dấy nghĩa. Đem ngay một gánh vải tiến cống chia cho cả đoàn dân phu làm việc khao quân, rồi đó, dẫn nhóm người khởi nghĩa trở về làng, trả lại số của đã mất cho xóm thôn, Mai Thúc Loan đã được khắp làng trọng vọng như một anh hùng. Cuộc đổi đời được quyết định từ đấy. Và lập tức ùn ùn dồn tới tay vị thủ lĩnh trẻ tuổi cả một loạt công việc trọng đại: Phải cấp tốc tìm nơi thủ hiểm đề phòng quân Đường kéo đến trả thù, phải mau chiêu mộ lực lượng để đối phó với giặc, phải tích trữ lương thảo, rèn đúc vũ khí để tính kế lâu dài...
Mai Thúc Loan xắn tay áo nhận lĩnh trách nhiệm dân trao, và nhớ ngay đến Rú Đụn vào lúc ấy. Đã sẵn đội nghĩa binh thân cận là những người trong đoàn dân phu vừa theo mình đánh giặc trận đầu, Mai Thúc Loan lập tức tính thêm đến một lực lượng đã dày dạn nắng mưa hiểm nghèo là phường thợ săn của anh em họ Nguyễn ở trong miền. Một lời mời gọi tham gia việc nghĩa đã khiến tụ hội ngay về cả trăm con người tài trí này dưới cờ của Mai Thúc Loan. Rồi đó, hiệp thợ đúc đã từng là chỗ quen thuộc từ ngày nào, cũng trở thành ngay lực lượng tạo rèn giáo mác gươm đao cho nghĩa quân của ông tướng Đen như danh xưng thân thuộc đã bắt đầu được truyền tụng trong miền. Và Ông tướng Đen đã kéo ngay tất cả lực lượng mới nhóm họp của mình đi xây dựng Rú Đụn thành một căn cứ lợi hại theo điều đã mơ ước từ xưa của mình. Để rồi từ đấy tấp nập đón nhận thêm đủ các hạng người ứng nghĩa dồn dập gần xa tìm về.
Lực lượng vừa đủ mạnh, viên tướng trẻ đã sớm tỏ cho mọi người thấy tài ba và chí lớn của mình. Không để cho giặc kịp rảnh tay đối với phó, Mai Thúc Loan quyết định ra quân trước, đánh thẳng vào châu trị, mở địa bàn Hoan Châu cho cuộc khởi nghĩa nhân dân!
San phẳng tòa châu trị, đánh đuổi bọn quan quân đô hộ Hoan Châu ôm đầu chạy biệt, tiếng tăm Mai Thúc Loan nổi dậy như sóng cồn. Tờ hịch của Mai Thúc Loan kể tội giặc Đường và kêu gọi người Việt đứng dậy lấy lại non sông, truyền đi bốn phương, làm dấy lên một cơn bão táp khởi nghĩa thật dữ dội. Tin tức thắng giặc từ khắp nơi bay về Rú Đụn. Lương thực, tiền của cùng với nghĩa quyên tứ xứ kéo đến như nước chảy.
Căn cứ Hùng Sơn không đủ chứa đựng những lực lượng ngày càng hùng hậu như thế nữa, trong khi từ hai dặm xa xa, ngọn Vệ Sơn um tùm rậm rạp bên một khúc sông Lam sâu hiểm lại làm nảy ra trong đầu óc vị chủ tướng nghĩa quân ngày ngày vẫn lên Rú Đụn ngắm xem địa thế quanh miền những ý định mới. Cân nhắc hồi lâu, Mai Thúc Loan quyết định chọn Vệ Sơn để lập thêm một đại doanh nữa. Ông tướng Đen thân đứng ra chỉ huy việc cắm đất, xây phủ điện, dựng tầu voi, đắp chiến lũy ở Vê Sơn với quy mô của một kinh thành có sức trường cửu đến muôn đời.
Thành Vạn An đã xây dựng xong. Người, của, từ thiên hạ tiếp tục dồn về. Nhưng Mai Thúc Loan vẫn bận lòng tính toán đến một lực lượng đủ để làm nên việc lớn nhất: Quét sạch giặc Đường ra khỏi bờ cõi. Bộ óc của vị thủ lĩnh nghĩa quân bấy nay vẫn nghĩ đến các nước Chân Lạp, Lâm Ấp láng giềng. Cùng là anh em bầu bạn trên một dải đất chung, Hoàn Châu từ lâu vẫn đón tiếp Chân Lạp, Lâm Ấp trong việc đổi trao, mua bán, tại sao lại không thể tiếp nhận luôn sức mạnh của nhau trong việc nghĩa lớn: Chống kẻ thù chung?
Từ Hoan Châu, hai phái bộ lập tức được phải đi hai ngả: Vượt đèo Ngang về Nam và qua Vụ Ôn sang Tây, tìm đến quốc đô Lâm ấp và Chân Lạp, trao như kết nghĩa của Ông tướng Đen cho quốc vương các nước láng giềng, chẳng có gì ngăn cách những người thân thuộc giúp nhau vì đại nghĩa: đi cùng với các phái bộ trở về Hoan Châu là sứ giả của Lâm Ấp và Chấn Lạp. Các nước láng giềng sẵn sàng cùng Mai Thúc Loan liên kết chống giặc Đường.
Sau lễ hoan tiếp các sứ giả Lâm Ấp và Chân Lạp ít lâu thì thấy một cụ già khoác chiếc áo thung xanh của đạo sĩ, chống gậy nhập vào đoàn người viễn phương tìm đến gặp Mai Thúc Loan, chàng trai trẻ lúc này đang choàng lên người tấm chiến bào võ tướng, khuôn mặt càng đen sạm vì nắng gió, chống gươm cùng tả hữu bàn việc xuất quân tiến đánh Phủ đô hộ ở ngài Giao Châu. Ông già đạo sĩ làm lễ bái yết viên tướng trẻ, đoạn vuốt bộ râu dài bạc trắng như cước, gật gù nhìn ngắm Mai Thúc Loan hồi lâu rồi thủng thẳng buông một câu nói chữ:
- Địa dự thiên lý dĩ túc vương giã!
Câu nói kỳ lạ ấy lập tức truyền lan ngay trong hàng ngũ tướng sĩ bạt ngàn trùng điệp của Ông tướng Đen. Tiếng bàn tán nổi lên khắp ngả: Mảnh đất nghìn dặm đã đủ để làm vua huống hồ đất ta vạn dặm rộng dài, tại sao không tôn phù chủ trương lên ngôi hoàng đế cho sáng rõ chủ quyền của người Việt trên Đất Việt?
Tiếng reo hò hưởng ứng nối nhau vang dội khắp đất trời.
Ông vua Đen của chúng ta! Vua Đen họ Mai của chúng ta! Mai Hắc Đế của chúng ta!
Những tiếng gọi thân yêu ấy vọng lên khắp đất Hoan Châu vào lúc người anh hùng trẻ tuổi của nhân dân đã từ Hoan Châu đưa đại quân ra Bắc tấn công phủ đô hộ, quyết đánh trốc tận rễ nền thống trị của nhà Đường trên đất Việt.
Chẳng bao lâu đã có tin vui thắng trận tuyền về: Mai Hắc Đế chiếm được phủ thành Tổng Bình. đuổi tên trùm đô hộ Quang Sở Khách chạy tháo về nước, lấy lại cả giang sơn của người Việt về cho người Việt!
Niền hân hoan tuôn tràn tới tận các hang cùng ngõ hẻm. Đền thờ sống Mai Hắc Đế được dựng lên ở khắp nơi, khói hương nghi ngút. Và cá cụ già ngồi bên bếp lửa, lim dim mắt ôn lại chuyện cũ:
Nhớ khi nội thuộc Đường triều
Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai"...
Câu chuyện vợ chồng vua Đường với tòa Phù lê cung và quả lệ chi kỳ ảo, nỗi khổ cống vải quả, vải cây, cùng với lũ quan quân đô hộ nhà Đường nhân đấy cũng được các cụ già kể cho con cháu nghe như một kỷ niệm buồn đã chìm vào quá khứ. Để cho sảng khoái cất lên lời thơ ca ngợi anh hùng trẻ tuổi của nhân dân, ai cũng ngân vang:
"Hùng cứ Châu Hoan đất một vùng
Vạn An thành lũy khói hương xông
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức
Trăm trận Lý Đường phục võ công
Lam thủy trăng in tăm ngạc lặn
Hùng sơn gió lặng khói lang không..."
Người người nghe thơ, làm thơ và trông ngóng một mùa vải mới. Trải bao đời rồi, bây giờ mới sắp có một mùa vải yên lành của người trồng cây gây quả. Thắng giặc rồi ta sẽ còn gây những mùa quả ngọt ngon cho muôn đời. Lời thơ lại cất lên:
"Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng phúc chung".
Danh Nhân Đất Việt
Xa xôi vạn dặm về phương Bắc là kinh thành Trường An của nhà Đường. Giữa hoàng cung thâm nghiêm có tòa Phù Lệ cung ngói vàng ngói bạc ẩn hiện qua những lùm cây quả quý hiếm cùa phương Nam. Những giống thảo mộc kỳ la đối với người Bắc phương nàyï, là do An Nam độ hộ phủ đôn đốc dân phu, lính tráng, đêm ngày lần đường chuyển về. Những người mắc nạn lao dịch chuyên chở ấy, vất vả cực nhọc vì đủ thứ cỏ cây cồng kềnh phải mang theo, ngày đêm hối nhau lê bước trên các ngả đường cái quan hun hút dẩn về kinh đô, vậy mà tòa Phù lệ cung nguy nga vẫn luôn luôn thiếu cây gây đẹp. Bởi giống thảo mộc phương Nam không quen với khí hậu phương Bắc nên thật chóng héo tàn. Cho nên cứ phải không ngớt thay cây.
Ở Trường An, vua Đường có một nàng ái phi, nhan sắc thật là kim sa cá lặn, mà tính tình thì cũng thật nắng mưa nóng lạnh thất thường. Lầu son gác tía mọc san sát ở khắp nơi, nhưng chỉ riêng có tòa Phù lệ cung là được gót sen nàng tìm đến. Bởi chỉ ở đó có thứ cây, đúng hơn là thứ quả mà nàng quý phi của vua Đường hằng khao khát khôn nguôi. Ôi, cái thứ quả xinh xắn như trái trứng gà đỏ rực ấy, lớp cùi mọng nước trắng trong, giòn dai mà mềm mại, thơm tho thanh khiết, chua đấy mà ngọt đấy, thật kỳ lạ! Nhưng nếu người đẹp của vua Đường thường ứa nước miếng mỗi khi nghĩ đến thứ quả tuyệt diệu nọ, thì vua Đường đã cao tuổi, lại chỉ thích thú khi lim dim nhìn ngắm những ngón tay nuột nà lần bóc lớp cùi ngà ngọc, vẫn vơ so sánh khuôn miệng của mỹ nữ và vị ngọt của trái cây kỳ thú kia, chẳng biết thứ nào hơn thứ nào...
Tóm lại, đây là một thứ quả mà những người đang nắm giữ trong tay cả một nước Trung Hoa trung cổ, đã mênh mông đông đúc, lại còn cộng thêm cả những miền đất đai đô hộ trù phú, chạy suốt từ An Bắc, An Đông, An Tây đến An Nam hằng ước muốn. Và, chính từ nỗi thèm khát thứ quả lạ ấy đã nấy sinh một cái tên gọi rất đổi hoa mỹ là lệ chi.
Quả "Lệ chi" đó, ai cũng biết là chỉ có ở An Nam. Và ở An Nam thì ngon nhất lại là "Lệ chi" của Hoan Châu, mà người dân ở đấy vẫn chỉ quen gọi nôm na là quả vải.
Từ thuở còn nhỏ, Mai Thúc Loan đã được nghe kể như thế về những quả vải ở quê hương mình. Thứ trái cây dân dã, khiêm tốn và vô tội ấy, ngờ đâu lại trở thành tai vạ cho đất Hoan Châu! Liệt quả vải vào hàng cống phẩm đặc biệt, Phủ đô hộ An Nam đã đặt hẳn một chức Tu quan để chuyên lo việc đốc thúc dân chúng trong miền cung tiến vải quả và vải cây. Một cây vải về được đến Phù Lệ cung ở Trường An là cả trăm cây chết hỏng dọc đường. Một chục quả dâng được tới tay vợ chồng vua Đường là nghìn vạn quả vải rải ra từ châu tới phủ và triều đình đô hộ.
"Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon"
Câu hát thở than vụng trộm của dân làng, Mai Thúc Loan nghe một lần rồi không để lọt đi nữa. Chú bé chỉ còn ngờ ngợ một điều và thì thào hỏi ngay me:
- Tại sao ngựa hồng trần lại phải héo hon, hả mẹ?
Người mẹ trẻ giật mình ôm lấy con trong gian nhà dột nát vắng vẻ ở nơi chân núi ven làng:
- Đấy là ngựa chạy trạm phi đến kiệt sức để kịp chuyến vải tươi về Trường An. Nhưng con đừng nhắc đến chuyện ấy kẻo mất đầu, nghe con!
Người mẹ đẩy con ra, nhìn ngắm hồi lâu rồi lại tần ngần ôm lấy con. Đứa bé vẫn thỉnh thoảng lại hỏi những câu làm người mẹ giật mình:
- Người ở động Bằng Sơn xuống biển tìm mua muối. Họ nói ở trên núi, quan đô hộ định giá một đầu muối ngang một con trâu. Sao bắt người ta mua đắt quá vậy mẹ?
Người mẹ chỉ còn biết sợ hãi ngăn con trai không được nhắc đến những chuyện tầy trời như thế nữa, mà không có cách nào giảng giải cho đứa trẻ thật đã sớm nhận ra nỗi khổ cực của kẻ mất nước là như thế nào. Nhưng rồi bà cũng không tránh nổi một câu hỏi tự nhiên khác, vào một ngày mà cả hai mẹ con hẳn sẽ không bao giờ có thể quên được...
Hôm ấy, người mẹ vào rừng trở về muộn. Khi gánh gánh củi nặng oằn vai về tới nhà thì trời đã chạng vạng. Người mẹ chờ đứa con reo hò vồ vập mừng đón như thường ngày, nhưng chỉ thấy Mai Thúc Loan ngồi lặng lẽ ở bậu cửa, khuôn mặt đen xạm tối sẩm trong bóng chiều và quanh mắt còn rõ ngấn nước. Biết có chuyện khác thường mới làm cho đứa bé hiếu động và rắn rỏi phải khổ sở đến thế kia, người mẹ vội vã quẳng gánh ôm lấy con. Nhưng bà chưa kịp cất tiếng hỏi thì đứa bé đã đẩy mẹ ra. Và kỳ lạ hơn nữa là câu hỏi đột ngột:
- Mẹ! Bố con đâu? Tại sao chúng nó chửi con là thằng không cha?
Đến lượt người mẹ rụng rời ngồi xệp xuống cạnh con. Những giọt nước mắt bỗng trào ra trong khi đứa bé chằm chằm nhìn vào cặp mắt bà mẹ chờ câu trả lời. Nhưng người me lại chỉ thấy mù mờ qua làn nước mắt, hiện dần lên một vùng biển xa xôi với những cánh đồng muối chói chang đang ngùn ngụt bốc hơi trước cơn gió nam cào của nơi quê cũ, đã từ lâu chìm sâu trong ký ức mẹ...
Miền đồng muối ấy, khi chưa thành ruộng, mới chỉ có một gò đất cao, chính là nơi tổ tiên của mẹ tìm đến cắm đất dựng nhà. Đời này qua đời khác, một làng muối đã dần dần mọc lên, đều do con cháu của người đầu tiên khai phá đất biển trộn vị mặn của mồ hôi người với sức mặn của biển mà dựng nên. Đấy là nơi mà đầu muối làm ra đã bị lũ quan đô hộ cướp lên núi rừng, đổi không lấy bò trâu hàng đàn, trong khi người làm ra muối vẫn trần trụi trước nắng gió ác nghiệt, vật lộn với biển cát kiếm sống.
Cả làng chỉ có một họ, là họ Mai của cụ tổ. Tên làng cũng được gọi nôm na là Gò họ Mai, cho đến khi có kẻ sính thứ chữ lạ lẫm của nhà Đường mà cầu kỳ gọi là Mai Phụ. Và mẹ cũng chỉ qua được một tuổi con gái ngắn ngủi giữa những người cùng họ cùng làng ấy, rồi phải rời bỏ ngay làng quê. Mẹ sẽ mãi mãi chỉ trở về làng được trong giấc mơ buồn: Một chuyện bất hạnh với đời người con gái đã không cho mẹ còn mặt mũi nào ở lại làng được nữa. Mẹ đã một mình, mang hình hài Thúc Loan trong dạ ra đi. Trăm dặm đường dài đã bỏ lại phía sau, chân mẹ mới dừng lại. Mẹ trở thành dân ngụ cư ở làng Ngọc Trừng từ đấy.
Người mẹ trẻ nhẫn nại chịu đựng nhục nhằn vất vả để chờ ngày sinh con ở nơi quê mới. Và một đứa trẻ bụ bẫm, cúng cát, nước da đen như đồng hun ra đời, đã xóa quang nỗi khổ đau của mẹ. Niềm vui của người từ đấy phơi phới lên theo sức lớn nhanh như thổi của đứa con. Mẹ cặm cụi làm để nuôi mình, nuôi con, và chắc sẽ trọn vẹn nỗi vui bình dị, nếu thỉnh thoảng không có những câu hỏi đáng sợ của đứa trẻ sớm khôn. Và nếu không có câu hỏi bất ngờ như chiều nay...
Người mẹ, nước mắt lưng tròng, tránh cái nhìn chờ đợi của đứa con. Và lúng túng lặng im.
Mẹ lấy tên làng mình và họ mình đặt cho Thúc Loan. Chú bé họ Mai phân biệt hẳn với những đứa trẻ cùng tuổi trong làng bởi vóc dáng bậm bạp ẩn tàng một sức khỏe phi thường, bởi sự tinh khôn sáng ý kỳ lạ, và còn bởi màu da đen sạm đặc biệt của chú. Sức khỏe và trí khôn khiến cho chúng bạn Thúc Loan phải nể sợ bao nhiêu, thì màu da đen lại giúp bọn chúng tìm ngay ra chỗ yếu của chú để trả miếng mỗi khi xảy ra xô xát, hơn thua. Và bây giờ thì lại thêm cả chuyện con không cha mà chẳng biết kẻ độc miệng nào đã khơi ra cho lũ trẻ. Chỉ biết từ đấy, Mai Thúc Loan bỗng đổi hẳn tính tình. Chú bé hồn nhiên, tinh nghịch trở nên già dặn trước tuổi. Xa dần các trò chơi vô bổ, Mai Thúc Loan lặng lẽ theo bên mẹ như bóng với hình, làm lụng cất nhắc giúp mẹ đủ việc. Ngày mùa, chú cùng mẹ đi làm mướn, gánh gồng gặt hái cho các nhà hào phú trong làng. Buổi giáp hạt, chú bé theo mẹ vào rừng kiếm củi, chạy chợ. Người mẹ còn bao nhiêu tình cảm đã trút hết vào lòng yêu con, bây giờ lại càng thương con đến xót ruột cháy lòng. Thằng bé đen đủi này của mẹ, ai đổi vàng mười cũng chẳng được.
Vậy mà người mẹ chẳng ở với con được lâu. Tai nạn khủng khiếp xảy ra nhanh như chớp. Giữa buổi kiếm củi trưa hè, Mai Thúc Loan cùng mẹ nghỉ tay lần nắm cơm trong bọc chia nhau ăn rồi chú bé để mẹ ngồi nghỉ ở gốc cây giữa rừng, một mình lần đường xuống suối kiếm nước uống. Đúng lúc ấy, chợt có tiếng mẹ kêu thét và tiếng hổ gầm dữ dội. Giật bắn người, chú bé lập tức xé rừng phóng ngược trở lại như bay. Nhưng không kịp nữa rồi! Trước mắt chú bé là một cảnh tượng thê thảm: Người mẹ đã ngã gục bên vũng mái và một con hổ vằn đang gầm dừ quần đảo cắn xé man rợ. Thét lên một tiếng long óc, Mai Thúc Loan vồ ngay lấy chiếc đòn xóc, lao vào cọp dữ. Một đòn sấm sét bất ngờ nện như trời gián trúng lưng cọp. Cùng với tiếng hò la, phèng la ầm ĩ của nhiều người, khiến thú dữ đau đớn hoảng hốt, gầm lên một tiếng rồi cuống cuồn bỏ mối, đâm bổ vào rừng sâu. Mai Thúc Loan vội vã vực mẹ dậy, xốc lên vai, hộc tốc chạy một mạch về làng. Nhưng người mẹ ngoắc ngoải đã chết ngay trên lưng con, trước khi về tới nhà.
Khóc mẹ hết nước mắt, Mai Thúc Loan lùi lũi đem xác mẹ đi chôn ở ngay sau nhà. Từ đó, chú bé mồ côi lầm lì sống cuộc đời độc thân, cày thuê ở mướn cho khắp các hộ trong làng làm kế sinh nhai.
Mai Thúc Loan vươn mình đứng dậy, dang rộng cánh tay nâng cả chồng mấy chiếc mâm đồng lớn, bước rảo về phía dãy nhà kho. Khu vườn hoang dùng làm nơi dựng lò đúc đồng của chủ nhà vẫn còn ngổn ngang những khuôn, giá, gáo, nồi, chờ chú bé đi ở thuê quay về thu dọn. Từ ít lâu nay, Mai Thúc Loan đến làm mướn cho một nhà giàu, có lò đúc mâm đồng ở trong làng. Những chiếc mâm đồng cỡ lớn ngót sải tay, nổi tiếng khắp miền, đúc ra ở đây, đã được đem đi đổi chác bán mua tới tận Lâm Ấp ở phía Nam, Chân Lạp ở phía Tây.
Thúc Loan tất bật vất vả và phục dịch cả một hiệp thợ đúc mà vẫn thấy hào hứng. Cái nghề đúc đồng đầy bí ẩn, với hàng trăm loại công việc kỳ thú, có sức hấp dẫn lớn đối với chú bé đang tuổi lớn khôn. Và những bác thợ tài hoa, vui tính, thấy chú bé háo hức với nghề thì cũng không đến nỗi quá khắt khe, nghiệt ngã trong việc đối xử. Từ chân sai vặt. Thúc Loan đã dần dần học được những bí quyết nhập môn của nghề đúc đồng mà sản phẩm kết thúc một mẻ đúc thành công hiện đang nằm trong tay người thợ học việc để chuyển vào dãy nhà kho kia.
Mai Thúc Loang thoăn thoát bước dọc theo vách tường sau khu nhà ngang của tòa dinh cơ đồ sộ. Một giọng sang sảng giảng sách từ trong nhà vọng ra, khiến bước chân chú bé làm thuê cứ chậm dần rồi dừng hẳn lại. Đội chồng mâm nặng lên đầu, Mai Thúc Loan lặng lẽ đứng nấp ở đầu hồi nhà, lắng nghe. Lại thêm những chuyện cổ kim trong sách vở lạ lùng và thú vị mà chú bé nhà nghèo thích mê đi, nhưng không được quyền học hỏi. Chỉ còn cách, như đã nhiều phen rồi, lặng lẽ lần đến sau nhà giảng, nghe trộm. Và trí óc thông sáng của Thúc Loan đã nhanh chóng thấm lấy không sót một điều nào học hỏi được của thầy.
Mai Thúc Loan đội chồng mâm đồng, ngây người lắng nghe tiếng giảng sách cho đến khi có tiếng bác thợ cả quát gọi ở ngoài vườn. Thì ra chú bé mải học đã quên mất cả việc tới kho. Và lúc ấy mới chợt nhận ra cả đỉnh đầu và gót chân mình đều đã tê dại mời rời.
Đàn voi thồ của lái buôn Chân Lạp từ Văn Đan đến Hoan Châu cất hàng ghé qua làng đúc đồng mua mâm. Khách buôn chọn hàng rất kỹ, và sau khi mua xong, cứ lắc đầu hoài vì chủ nhà không còn chiếc mâm nào có đúc nổi một bông hoa lạ kèm với một chữ Mai bay bướm mà họ rất chuộng nữa.
Khách hàng tiếc rẻ ra đi rồi, chủ nhà khi ấy mới ngây người nhớ đến Mai Thúc Loan. Quả là có một lần, giữa chồng mâm đúc đem bán, chủ nhà thấy có một chiếc mâm như khách xa vừa mô tả. Ấy là do Mai Thúc Loan, không hiểu sao, đã dám tiện tay vẽ ngay chữ đầu họ mình cùng với bông hoa trùng tên vào lòng khuôn trước khi đổ đồng. Chiếc mâm đúc xong, vàng chóe, lồ lộ nguyên hình những đường vân lạ mà chủ nhà vừa chợt nhận ra, đã nổi ngay cơn lôi đình, bắt lỗi chú bé đi ở thuê và lập tức đuổi đi mặc những lời can ngăn của cả hiệp thợ đúc, lúc này đã coi Thúc Loan như bè bạn trong nghề.
Nhưng chủ nhà biết rằng bây giờ dù có muốn tìm Mai Thúc Loan trở về thì cũng không được nữa. Chú bé đã nhập bọn với một phường săn ở trong miền. Và nghề làm ăn mới này, với những thử thách sôi động, căng thẳng, đã tron vẹn cuốn hút chú thiếu niên đang thừa ứ sức khỏe và tinh nhanh để sắp trở thành một chàng trai tráng kiệt.
Theo phường săn ngang dọc, luồn lách hết cánh rừng này sang cánh rừng khóc, Mai Thúc Loan đã rất nhanh chóng nắm được những miếng nghề bí hiểm. Trải nhiều phen đương đầu với đủ loại thú rừng, vấp phải những mánh khóe tinh ranh, quỷ quyệt và cả sức mạnh khủng khiếp, dữ dội của chúng, Mai Thúc Loan cũng biết được rất nhanh các cách chế ngự khắp bầy lũ, bằng ngay trí lực, nghị lược và sức lực của con người. Còn phường săn thì từ chỗ kinh ngạc về khả năng kỳ lạ ấy, đã dần đà tỏ ý kiêng nể con người nhỏ tuổi đáng gờm đó.
Duy có một điều vẫn còn làm các bạn phường ngạc nhiên, ấy là việc chú thiếu niên dường như có máu khắc kỵ quá đỗi với chúa rừng. Nghe tin ở đâu có cọp về hay chỉ vừa lần ra được dấu cọp, là lập tức Thúc Loan không còn thể nào rời ra được nữa. Bất kể ngày đêm, mưa nắng, người thợ săn trẻ, tuổi ấy nghiêm chặt hàm rằng, mắt long sòng sọc, lầm lũi sục sạo, bám riết chúa sơn lâm. Nhiều lần tai họa hiểm nghèo đã xảy ra: Thú dữ bất ngờ vồ chụp hoặc cùng đường, giương nanh vuốt xông đến cắn xé, và có lần, trước khi bị hạ sát, một con cọp vằn khổng lồ còn cào nát cả một bên vai người thợ săn nhỏ tuổi. Nhưng bao giờ cũng thế, Mai Thúc Loan chỉ quay trở về khi đã tự tay giết tươi chúa rừng!
Trong phường săn, duy có hai anh em họ Nguyễn làm trùm phường là biết được nguyên ủy mối thù ghê gớm của Mai Thúc Loan đối với cọp dự.
Tiếng trống đồng rung lên dồn dập. Hội vật đang ở vào thời điểm gay go nhất. Ông độ già của làng, mấy năm liền giữ giải, ở kỳ hội làng năm nay cũng mới chỉ gặp toàn những đối thủ vào loại học trò, đàn em. Xem chừng giải thưởng của làng tấm vải quý bằng tơ chuối trong suốt, mỏng manh như cánh ve sầu, may áo mặc mùa hè thì không gì bằng lại về tay người cũ mất thôi dân chúng dự hội, ai cũng nghĩ vậy. Và ông đô, ngồi xếp chân bằng tròn, ung dung nhai trầu chờ người phá giải, cũng nghĩ như vậy. Nhưng giữa lúc ông già đầu làng, thân đứng ra cầm trịch cuộc đấu, sắp đánh trống hạ giải thì bỗng thấy từ rừng xa chạy về một bóng người trần trụi, rẽ vạt đám đông nhảy vào sới vật: Mai Thúc Loan!
Dân làng ồ cả lên một lượt. Chàng thanh niên đen trùi trũi, lực lưỡng như con trâu mộng, đứng sừng sững giữa bãi tựa trời trồng. Ông đô già không dám coi thường địch thủ nữa, vờn múa thăm dò xung quanh, vặn tay giậm chân, gân cốt nổi lên cuồn cuộn. Cả đám hội nín thở theo dõi keo vật hiếm có. Trống đồng thúc liên hồi. Mai Thúc Loan đã mấy lần phá các miếng đánh hóc hiểm của ông đô già. Và cặp mắt thợ săn của chàng trai đảo lộn tìm chỗ sơ hở của tay vật lão luyện. Đây rồi! Nhanh như chớp, Mai Thúc Loan lăn xả vào đối thủ, nhân một thế đứng xảy chân của ông đô mà vận người nghiêng vai, dùng sức mạnh toàn thân, vật đô lão vô địch.
Tiếng hò reo vang như sấm động cùng với tiếng trống đồng đổ dồn. Mai Thúc Loan cúi người đỡ ông già đậy. Chàng trai thắng cuộc sải chân vươn người đi nhận giải. Nhưng mọi người đều nhạc nhiên và thán phục thấy Mai Thúc Loan quay lại, trao tấm vải quý cho ông đô già. Và nở nụ cười hiền lành, chàng trai xoa bộ ngực nở nang của mình mà nói rằng sức trẻ chẳng cần đến thứ áo vải tơ làm gì.
Ngay trong hôm mở hội vật ấy, Mai Thúc Loan được mọi người cử ra làm chức đầu phu của làng.
Chàng trai nghèo tốt bụng, tài trí, sức lực, vượt qua một tuổi thơ đầy sóng gió, giờ đây bắt đầu ra cáng đáng việc làng.
Công việc không đơn giản. Đất Hoàn Châu địa đầu này luôn năm bị giặc Chà Và, Côn Lôn cướp phá. Người Chân Lạp và Lâm Ấp cũng qua lại mua bán rầm rập. Và đè nặng trên tất cả là lũ quan quân đô hộ nhà Đường. Chiếm đất cướp ruộng đã là việc thường, mà tô thuế lại càng tham bạo. Còn nạn cống nạp thì không còn hạn độ gì nữa.
Mùa cống vải đã đến. Quan binh, lính tráng nhà Đường rầm rập kép đến các làng chạ, tha hồ làm tình làm tội dân lành. Thôi thì đủ các ngón ăn sống nuốt tươi, kén chọn lọc lừa, hoạnh học bắt bẻ. Xóm thôn xáo xác náo động cả lên vì những tiếng quát tháo chửi rủa và thở than kêu khóc.
Chức đầu phu làng Ngọc Trừng là Mai Thúc Loan được lệnh phải dẫn một đoàn tráng đinh gánh những gánh vải mà bọn đô hộ đã lựa tuyển xong trong các vườn làng để mang đi nộp quan. Nhìn cảnh ngang ngược bạo tàn của giặc Đường và niềm khổ cực của dân lành, một nỗi đau uất bỗng nẩy lên dữ dội trong lòng chàng trai, hệt như nỗi đau chứng kiến cảnh cọp dữ cắn xé mẹ ngày nào. Bậm môi nghiến răng trong khi lòng đã giận sôi sùng sục, Mai Thúc Loan đi cùng đoàn dân phu giữa đường cái quan mà như thấy mình đang băng người giữa gai góc của rừng rậm, lúc sắp vào cuộc quần đảo với thú dữ thuở còn đi theo phường săn của anh em họ Nguyễn. Nhưng con thú đang cắn xé xứ sở và dân làng bây giờ, Mai Thúc Loan còn chưa biết hết được sức nó để mà lượng sức mình. Cho nên còn phải chịu để nó dắt theo vài vòng nữa, như ở trên sới vật, phải bám theo địch thủ để dò miếng của nó trong thế bá tay tư...
Mùa vải năm Nhâm Tuất đến với cái nóng chưa từng thấy. Và cũng chưa từng thấy mùa vải nào tốt đến như thế. Các vường vải Hoan Châu đỏ ối những chùm quả lúc lỉu. Nhưng lũ quan quân nhà Đường càng hể hả chiếm vải bao nhiêu thì những người dân mất vải càng căm uất bấy nhiều.
Đoàn dân phu gánh vải nộp lên Châu Trị do chức đầu phu Mai Thúc Loan dẫn đi, năm nay phải tha những gánh quả oằn vai. Mặt trời mùa hạ rang cháy con đường cái quan lầm bụi. Đoàn người gánh vải tưới mồ hôi trên đường mà đi.
Gần trưa, một chiếc quán hoang bên đường, Mai Thúc Loan cho mọi người ghé chân nghỉ lại. Dồn những gánh vải vào chật một bên quán, những người dân phu chen chúc nhau tìm chỗ đứng ngồi, và vừa quạt thốc tháo, vừa hổn hển. Bấy giờ cái khát cháy cổ mới dội lên mà nhìn quanh quất, chẳng tìm ra một khe nước nhỏ nào. Một người phu đã có tuổi, chợt trông thấy ló ra qua mắt nan đan sọt một quả vải đỏ hồng. Liếm cặp môi khô, người đó đảo mắt nhìn quanh rồi thò tay bứt vội lấy trái cây mọng nước, thủ vào bọc. Lần tay bóc nhanh quả vải, người phu vừa toan đưa vào miệng thì chát, một sống mã tấu đã giáng ngay vào cánh tay. Quả vải quăng ra giữa quán và người phu nhăn nhó ôm lấy vết thương. Một tên lính Đường đi áp tải đã tách khỏi bọn, nhón chân đến rình sau lưng người phu khốn khổ. Và bây giờ thì lăm lăm cây mã tấu chỉ vào mặt người phu, nó ngoạc mồm chửi mắng om sòm.
Những đứa đồng bọn của tên lính Đường chứng kiến cảnh ấy, vừa ngửa cổ tu nước trong các bình vò mang theo, vừa phá ra cười sằng sặc. Thấy trò ác độc của mình được tán thưởng, tên giặc cầm mã tấu càng hăng hái làm già. Mắm môi mắm lợi, nó lại giơ sống dao, toan đánh tiếp đòn nữa vào người phu. Nhưng cây dao chưa kịp hạ xuống thì một cánh tay cứng như sắt đã vung tới, gạt rung, và tiếp ngay đó là một trái đấm như búa bổ nện thẳng vào mặt kẻ hung đồ. Ngã bất ngửa về phía sau, cây mã tấu văng ra một phía, máu mồm máu mũi đổ ròng ròng, tên lính Đường rống lên như lợn bị cắt tiết.
Sự việc xảy ra nhanh như chớp. Mai Thúc Loan không nén nhịn nỗi nữa, đã phải ra tay. Trợn ngược cặp mắt trên khuôn mặt xạm đen dữ dội, chàng trai trừng trừng nhìn bọn lính Đường đang hò hét vung đao kiếm xô tới. Nhưng những người dân phu cũng đã lập tức đứng về phía thủ lĩnh của mình. Rút nhanh những chiếc đòn càn làm vũ khí xung trận, tất cả đều hè nhau cùng Mai Thúc Loan xông vào đám giặc. Cuộc loạn đả ác liệt kết thúc, thật chóng vánh: Lũ lính Đường vỡ đầu toạc trán, nằm ngổn ngang trong quán, giữa đường chỉ còn mấy tên sống sót cắm đầu chạy thục mạng.
Ngày còn đi kiếm củi với mẹ cũng như khi đi theo phường săn của anh em họ Nguyễn, Mai Thúc Loan đã nhiền lần tìm đến thung lũng Rú Đụn cách làng chỉ bốn dặm đường rừng. Một trái núi cao lớn, vuông vức như một đụn thóc khổng lồ, từ trong dãy núi Đại Hoạch chạy ra, đột khởi hùng vĩ giữa một vùng núi rừng trùng điệp, giấu trong lòng nó một thung lũng rộng hàng chục mẫu đất. Dòng sông Cương ở phía Bắc, sông Lam ở phía Nam, bao bọc quanh núi như một con hào thiên tạo lợi hại. Quả là một nơi dụng võ không đâu sánh bằng Mai Thúc Loan đã từng đứng ngây người trên núi, nhìn sang khe Bò Đái từ ngọn Cô Sơn bên kia bờ sông Làm rót nước ầm ầm xuống vực mà nghĩ ngợi tính toán như vậy.
Bây giờ thì chàng trai lại đứng yên lặng trên Rú Đụn, nhưng không phải chỉ để mở một thế trận tưởng tượng giữa một vùng hoang sơ như ngày nào, mà là để xem xét lại công sức của mình và những người đi theo mình đã đổ ra ở đây từ ít lâu nay:
Ẩn mình dưới thung lũng một dãy kho đụn đã dựng xong. Đấy là nơi chất chứa quân lương từ khắp miền gần xa gửi về. Áp chân núi, những cột khói xám cuồn cuộn vào khe đá, vòm cây: Các lò đúc vũ khí của nghĩa quân đang nổi lửa. Và xa xa, phía ngoài cửa thung, những mái đồn trại mọc lên như bát úp: Những người đã thề quyên sinh tử vì nghĩa lớn cùng Mai Thúc Loan đang tụ hội ở đó.
Chẳng mấy ai ngờ được tình thế lại xoay chuyển nhanh đến như vậy. Đánh tan được lũ quan quân cướp vải của giặc Đường trong một cơn phẫn nộ bất ngờ Mai Thúc Loan lập tức thổi bùng khí thế của vụ bạo động thành một cuộc dấy nghĩa. Đem ngay một gánh vải tiến cống chia cho cả đoàn dân phu làm việc khao quân, rồi đó, dẫn nhóm người khởi nghĩa trở về làng, trả lại số của đã mất cho xóm thôn, Mai Thúc Loan đã được khắp làng trọng vọng như một anh hùng. Cuộc đổi đời được quyết định từ đấy. Và lập tức ùn ùn dồn tới tay vị thủ lĩnh trẻ tuổi cả một loạt công việc trọng đại: Phải cấp tốc tìm nơi thủ hiểm đề phòng quân Đường kéo đến trả thù, phải mau chiêu mộ lực lượng để đối phó với giặc, phải tích trữ lương thảo, rèn đúc vũ khí để tính kế lâu dài...
Mai Thúc Loan xắn tay áo nhận lĩnh trách nhiệm dân trao, và nhớ ngay đến Rú Đụn vào lúc ấy. Đã sẵn đội nghĩa binh thân cận là những người trong đoàn dân phu vừa theo mình đánh giặc trận đầu, Mai Thúc Loan lập tức tính thêm đến một lực lượng đã dày dạn nắng mưa hiểm nghèo là phường thợ săn của anh em họ Nguyễn ở trong miền. Một lời mời gọi tham gia việc nghĩa đã khiến tụ hội ngay về cả trăm con người tài trí này dưới cờ của Mai Thúc Loan. Rồi đó, hiệp thợ đúc đã từng là chỗ quen thuộc từ ngày nào, cũng trở thành ngay lực lượng tạo rèn giáo mác gươm đao cho nghĩa quân của ông tướng Đen như danh xưng thân thuộc đã bắt đầu được truyền tụng trong miền. Và Ông tướng Đen đã kéo ngay tất cả lực lượng mới nhóm họp của mình đi xây dựng Rú Đụn thành một căn cứ lợi hại theo điều đã mơ ước từ xưa của mình. Để rồi từ đấy tấp nập đón nhận thêm đủ các hạng người ứng nghĩa dồn dập gần xa tìm về.
Lực lượng vừa đủ mạnh, viên tướng trẻ đã sớm tỏ cho mọi người thấy tài ba và chí lớn của mình. Không để cho giặc kịp rảnh tay đối với phó, Mai Thúc Loan quyết định ra quân trước, đánh thẳng vào châu trị, mở địa bàn Hoan Châu cho cuộc khởi nghĩa nhân dân!
San phẳng tòa châu trị, đánh đuổi bọn quan quân đô hộ Hoan Châu ôm đầu chạy biệt, tiếng tăm Mai Thúc Loan nổi dậy như sóng cồn. Tờ hịch của Mai Thúc Loan kể tội giặc Đường và kêu gọi người Việt đứng dậy lấy lại non sông, truyền đi bốn phương, làm dấy lên một cơn bão táp khởi nghĩa thật dữ dội. Tin tức thắng giặc từ khắp nơi bay về Rú Đụn. Lương thực, tiền của cùng với nghĩa quyên tứ xứ kéo đến như nước chảy.
Căn cứ Hùng Sơn không đủ chứa đựng những lực lượng ngày càng hùng hậu như thế nữa, trong khi từ hai dặm xa xa, ngọn Vệ Sơn um tùm rậm rạp bên một khúc sông Lam sâu hiểm lại làm nảy ra trong đầu óc vị chủ tướng nghĩa quân ngày ngày vẫn lên Rú Đụn ngắm xem địa thế quanh miền những ý định mới. Cân nhắc hồi lâu, Mai Thúc Loan quyết định chọn Vệ Sơn để lập thêm một đại doanh nữa. Ông tướng Đen thân đứng ra chỉ huy việc cắm đất, xây phủ điện, dựng tầu voi, đắp chiến lũy ở Vê Sơn với quy mô của một kinh thành có sức trường cửu đến muôn đời.
Thành Vạn An đã xây dựng xong. Người, của, từ thiên hạ tiếp tục dồn về. Nhưng Mai Thúc Loan vẫn bận lòng tính toán đến một lực lượng đủ để làm nên việc lớn nhất: Quét sạch giặc Đường ra khỏi bờ cõi. Bộ óc của vị thủ lĩnh nghĩa quân bấy nay vẫn nghĩ đến các nước Chân Lạp, Lâm Ấp láng giềng. Cùng là anh em bầu bạn trên một dải đất chung, Hoàn Châu từ lâu vẫn đón tiếp Chân Lạp, Lâm Ấp trong việc đổi trao, mua bán, tại sao lại không thể tiếp nhận luôn sức mạnh của nhau trong việc nghĩa lớn: Chống kẻ thù chung?
Từ Hoan Châu, hai phái bộ lập tức được phải đi hai ngả: Vượt đèo Ngang về Nam và qua Vụ Ôn sang Tây, tìm đến quốc đô Lâm ấp và Chân Lạp, trao như kết nghĩa của Ông tướng Đen cho quốc vương các nước láng giềng, chẳng có gì ngăn cách những người thân thuộc giúp nhau vì đại nghĩa: đi cùng với các phái bộ trở về Hoan Châu là sứ giả của Lâm Ấp và Chấn Lạp. Các nước láng giềng sẵn sàng cùng Mai Thúc Loan liên kết chống giặc Đường.
Sau lễ hoan tiếp các sứ giả Lâm Ấp và Chân Lạp ít lâu thì thấy một cụ già khoác chiếc áo thung xanh của đạo sĩ, chống gậy nhập vào đoàn người viễn phương tìm đến gặp Mai Thúc Loan, chàng trai trẻ lúc này đang choàng lên người tấm chiến bào võ tướng, khuôn mặt càng đen sạm vì nắng gió, chống gươm cùng tả hữu bàn việc xuất quân tiến đánh Phủ đô hộ ở ngài Giao Châu. Ông già đạo sĩ làm lễ bái yết viên tướng trẻ, đoạn vuốt bộ râu dài bạc trắng như cước, gật gù nhìn ngắm Mai Thúc Loan hồi lâu rồi thủng thẳng buông một câu nói chữ:
- Địa dự thiên lý dĩ túc vương giã!
Câu nói kỳ lạ ấy lập tức truyền lan ngay trong hàng ngũ tướng sĩ bạt ngàn trùng điệp của Ông tướng Đen. Tiếng bàn tán nổi lên khắp ngả: Mảnh đất nghìn dặm đã đủ để làm vua huống hồ đất ta vạn dặm rộng dài, tại sao không tôn phù chủ trương lên ngôi hoàng đế cho sáng rõ chủ quyền của người Việt trên Đất Việt?
Tiếng reo hò hưởng ứng nối nhau vang dội khắp đất trời.
Ông vua Đen của chúng ta! Vua Đen họ Mai của chúng ta! Mai Hắc Đế của chúng ta!
Những tiếng gọi thân yêu ấy vọng lên khắp đất Hoan Châu vào lúc người anh hùng trẻ tuổi của nhân dân đã từ Hoan Châu đưa đại quân ra Bắc tấn công phủ đô hộ, quyết đánh trốc tận rễ nền thống trị của nhà Đường trên đất Việt.
Chẳng bao lâu đã có tin vui thắng trận tuyền về: Mai Hắc Đế chiếm được phủ thành Tổng Bình. đuổi tên trùm đô hộ Quang Sở Khách chạy tháo về nước, lấy lại cả giang sơn của người Việt về cho người Việt!
Niền hân hoan tuôn tràn tới tận các hang cùng ngõ hẻm. Đền thờ sống Mai Hắc Đế được dựng lên ở khắp nơi, khói hương nghi ngút. Và cá cụ già ngồi bên bếp lửa, lim dim mắt ôn lại chuyện cũ:
Nhớ khi nội thuộc Đường triều
Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai"...
Câu chuyện vợ chồng vua Đường với tòa Phù lê cung và quả lệ chi kỳ ảo, nỗi khổ cống vải quả, vải cây, cùng với lũ quan quân đô hộ nhà Đường nhân đấy cũng được các cụ già kể cho con cháu nghe như một kỷ niệm buồn đã chìm vào quá khứ. Để cho sảng khoái cất lên lời thơ ca ngợi anh hùng trẻ tuổi của nhân dân, ai cũng ngân vang:
"Hùng cứ Châu Hoan đất một vùng
Vạn An thành lũy khói hương xông
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức
Trăm trận Lý Đường phục võ công
Lam thủy trăng in tăm ngạc lặn
Hùng sơn gió lặng khói lang không..."
Người người nghe thơ, làm thơ và trông ngóng một mùa vải mới. Trải bao đời rồi, bây giờ mới sắp có một mùa vải yên lành của người trồng cây gây quả. Thắng giặc rồi ta sẽ còn gây những mùa quả ngọt ngon cho muôn đời. Lời thơ lại cất lên:
"Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng phúc chung".