delta
12-27-2007, 05:23 PM
Phùng Hưng
Tiếng xôn xao của gia nhân từ ngoài xa vọng vào gian đại sánh đang còn tranh tối tranh sáng, đúng lúc Phùng Hưng bắt đầu uống tuần trà qua lộ buổi sớm. Thứ chè Giao Châu này rất được người hào trưởng đất Đường Lâm ưa thích, bởi cái vị đắng chát rất gắt của nó vậy mà khiến được người lắm công nhiều việc cứ mỗi ngụm trà lại thấy thêm sáng óc tĩnh tâm. Mà điều bận lòng của người hào trưởng bây giờ thì quả là nhiều vô kể. Phùng Hưng còn đang gỡ mãi chưa xong mối lo thuế má phải nộp cho Phủ đô hộ bởi cái lệnh kỳ quái của vua nhà Đường vừa bắt chuyển tất cả số thu tô, điệu, hộ của đất này thành tơ sợi để đưa về kinh đô Trường An cho triều đình Bắc phương tiện dụng, thì lại mới nhận tiếp được lệnh phải nộp thêm cống phẩm bằng đặc sản trong miền là thứ tơ tằm tám lứa! Bọn thống trị ngoại bang muốn gì mà lại cứ lấy mãi chuyện tằm tơ để làm khổ dân đất tơ tằm này?
Nỗi phiền muộn mà Phùng Hưng những mong lấy chén trà sớm làm khuây, bây giờ lại bị những xôn xao khuấy động. Người hào trưởng Đường Lâm vừa đặt chén trà, trừng mắt nhìn ra cửa thì đã thấy mấy kẻ gia nhân cùng hất tấp chạy vào:
- Thưa quan Lang, đêm qua chúa rừng lại về cõng mất con hươu sao ở ngoài trại hươu rồi!
Cơn giận của người hào trưởng Đường Lâm lập tức bùng ra. Con nghiệt súc này thật đã quá đỗi lộng hành, chẳng khác gì lũ giặc đô hộ! Mấy hôm trước, tin cọp dữ từ rừng về làng bắt lợn, giết trâu đã đến tai Phùng Hưng. Nhưng chưa tính được chuyện đối phó thì nó đã lần đến tận cơ ngơi của viên quan lang mà thách thức! Suýt làm đổ khay trà, Phùng Hưng chồm dậy, bước vội ra ngoài, đi như chạy đến khu trại hươu.
Đàn hươu nuôi lấy lộc, nép cả vào nhau bên hàng rào cao ở chân đồi, mở to những cặp mắt hiền lành còn nguyên vẻ khiếp sợ, nhìn người chủ của chúng đang vượt con dốc sau nhà, xăm xăm bước tới. Khu đất nuôi hươu này do chính tay quang lang Phùng Hạp Khanh cha của Phùng Hưng gầy dựng nên, truyền đến đời người chủ hiện nay của đất Đường Lâm thì đã trở thành một trại hươu bề thế, cùng với các trại gấu, trại khỉ, trại rắn, trại rùa... Làm nên vẻ thịnh vượng và tiếng tăm cho đất Đường Lâm.
Hào trưởng Đường Lâm chau mày cắn môi nhìn vạt rào đổ gãy và những vết chận cọp to như chiếc bát hằn sâu trên mặt đất. Con thú rừng này ắt phải lớn kinh khủng! Phùng Hưng nhướn dõi theo những giọt máu thẫm màu vương dài theo dấu cọp. Đột nhiên, khoát tay cho lũ gia nhân ngơ ngác dừng lại, Phùng Hưng nghiến răng trèo trẹo, khom người lần theo con đường cướp mồi mang đi của chúa rừng. Những vết chân cọp và từng giọt máu hươu cứ thế dẫn hào trưởng Đường Lâm ngoằn ngoèo lượn theo những vạt đồi tranh mênh mông hoang dại, lên cao xuống thấp, rồi mất hút vào dãy rừng đại ngàn phía Tây.
Lầm lũi trở về gian đại sảnh giữa làng, cả ngày hôm ấy, Phùng Hưng có dáng đăm chiêu suy nghĩ. Còn đang canh cánh việc tác yêu tác quái của lẽ quan quân đô hộ nhà Đường thì lại thêm nạn cọp dữ! Nhưng không thể để yên cho chúa rừng hoành hành được! Mà biết đâu, trừ được nạn cọp lại chẳng phải là điềm trừ được nạn giặc? Phùng Hưng loay hoay xoay tấm lưng rộng bè như cánh phản trên chiếc kỷ. Con đường mòn dẫn cọp rừng về làng với những dấu chân tròn to như chiếc bát và những giọt máu thẫm màu cứ ám ảnh mãi trong đầu. Chấm tay vào khay nước, vô tình, Phùng Hưng ngoằn ngoèo đưa ngón tay vẽ đi vẽ lại vệt đường từ rừng về trại thú, cho đến khi chợt ngước lên nhìn ra vườn, thấy đập vào mắt mình hình một thằng bù nhìn rơm đang lắc lư đuổi chim bên luống đỗ. Sáng bừng cặp mắt, Phùng Hưng chấm vội ngón tay vào chỗ ngoặt của con đường mòn vòng quanh một tảng đá gốc, mọc xù xì giữa vạt đồi tranh, vẽ trên mặt kỷ. Thế là, chiều hôm ấy, gia nhân được lệnh bện gấp một thằng bù nhìn rơm ro bằng người thật, đem vào cửa rừng, đặt ngay cạnh tảng đá ở khúc đường ngoặt ấy. Và một mặt, rào lấp thật kỹ các trại thú cùng các chuồng gia súc trong làng.
Đêm hôm ấy, cả vùng Đường Lâm đều nghe tiếng hổ gầm dữ dội ở cửa rừng. Và đến sáng ngày, khi Phùng Hưng dẫn gia nhân vượt mấy con dốc xa, ra đến chỗ ngoặt của lối đường mòn, thì đã thấy bù nhìn bị cắn xé tan tành. Rơm ra tung tóe một vùng cùng với những dấu chân cọp quần đảo. Chúa rừng quen đường về trại hươu, thấy bóng người ở giữa lối, đã chồm lên vồ xé thật dữ dội rồi chuồn mất!
Thoáng một vẻ đắc ý, Phùng Hưng hạ lệnh cho gia nhân làm tiếp một thằng bù nhìn rơm nữa, đặt đúng vào chỗ cũ. Thế là đêm ấy và cả mấy đêm sau nữa, bù nhìn rơm đều bị hổ dữ xé nát. Cho đến một sáng, gia nhân chạy vào báo tin: Cọp dữ không chạm đến bù nhìn nữa, và quanh trại hươu thì thấy đầy dấu cọp lượn vòng rình mò, nhưng may sao, chưa mất thêm con hươu nào! Phùng Hưng lại thoáng một vẻ đắc ý, truyền cho bện thêm một chiếc chùy giả, đặt vào tay thằng bù nhìn, rồi hồi hộp chờ. Đêm ấy, chúa rừng lại về quần thảo quanh trại hươu mà bù nhìn rơm cầm chùy vẫn nguyên vẹn! Cọp dữ đã rất háu đói, quên đứt mất hình người vẫn đứng vô hại trên lối mòn dẫn đến chỗ những con mồi ngon lành, mấy hôm liền đã khiếp nhược đến đờ đẫn trước tai vạ khủng khiếp đêm đêm vẫn đến lượn quanh hàng rào...
Chiều hôm đó, bầy gia nhân kinh ngạc thấy người hào trưởng Đường Lâm lặng lẽ lấy ra chùy đồng khổng lồ của cha mình, từ mấy chục năm nay vẫn cất kỹ trong rương. Đấy là cây chùy đã cùng Phùng Hạp Khanh đi theo Mai Hắc Đế dấy nghĩa năm Khai Nguyên. Người hào trưởng Đường Lâm làm lễ cúng tổ tiên, khấn vái anh linh cha mình rất lâu. Đám gia nhân càng kinh ngạc hơn nữa, khi thấy sau đấy, vào lúc trời chạng vạng, Phùng Hưng mình trần trùng trục, vớt bùn ao trát kín người, rồi vươn mình, xách cây chùy nặng, xua mọi người trở về, lẳng lặng đi thẳng về phía ngàn Tây.
Đã biết tiếng vị quan lang nghiêm nghị nên không một ai dám ngăn hỏi. Nhưng ai cũng biết là Phùng Hưng một mình đi đánh cọp. Rất nhanh, tin tức bay ngay đi khắp trong miền. Và đêm ấy, cả vùng Đường Lâm không ai dám chợp mắt.
Tất cả những trái tìm đều bỗng giật thót lên khi nghe một tiếng gầm khiếp đảm của chúa rừng từ xa vọng về. Sau đấy là một lúc yên lặng như tờ. Rồi tiếng hổ lại rống lên dữ dội.
Thế là, không ai bảo ai, từ những gian nhà rải rác khắp làng, tiếng hú hét ầm ĩ nối nhau truyền đi. Rồi những bó đuốc bật sáng rùng rùng túa ra đầu làng. Người Đường Lâm, vừa hò la, vừa đốt lửa, kéo nhau rầm rập chạy đến chỗ có tiếng hổ gầm.
Ánh đuốc lửa đỏ bập bùng dừng cả lại, soi mờ tỏ một vạt cỏ gianh nát như bên con đường mòn dẫn từ rừng về làng. Chúa Sơn lâm, soải chân nằm quị ở đấy, lù lù như một con bò mộng đã hết thở. Và trên tảng đá xù xì, Phùng Hưng trần trùng trục, chống cây chùy khổng lồ, ngồi yên lặng như tượng đồng.
- Bố cái ơi, May mắn quá chừng!
Những tiếng kêu thảng thốt bật lên. Dân chúng đã hiểu rõ chuyện! Người hào trưởng của họ vừa tự tay giết chết cọp dữ bằng cách dầm bùn cho nhạt hết hơi người, đứng thay vào chỗ con bù nhìn rơm mà chúa rừng đã quen coi thường, bất ngờ đón đường đi qua của cọp dữ để giáng cho nó những quả chùy sấm sét! Những tiếng reo hò mừng rỡ dậy cả một vùng bãi vắng trong đêm khuya. Lập tức, Phùng Hưng được mọi người rầm rộ rước về làng, cùng với thân xác cồng kềnh của chúa rừng đã bị hạ thủ.
Tin vui từ đấy đồn xa mãi. Người khắp nơi không ngớt kéo tới xem thây chúa rừng và trầm trồ chúc tụng người anh hùng đánh cọp. Cho đến hôm có một người khách mảnh mai nhỏ nhắn, khăn áo còn phủ đầy bụi đường trường, mệt mỏi mà vẫn lanh lợi, từ ngoài ngõ bước thoăn thoát vào sảnh đường.
- Đỗ Anh Hàn tiên sinh! Phùng Hưng vừa nhận ra khách đã hồ hởi reo to Lâu nay tiên sinh ngao du tận những đâu mà hình bóng vắng bặt trong làng?
- Xin chúc mừng, quan lang vừa trừ được cọp dữ Đỗ Anh Hàn vui vẻ đáp lời Phùng Hưng và ghé tai hạ giáng tiếp ngay Tôi có tin mới ở Phủ đô hộ mang về cho quan lang đây!
Phùng Hưng đổi nét mặt, nắm tay Đỗ Anh Hàn, kéo đến bên bàn trà. Và cuộc chuyện trò kín đáo diễn ra ngay giữa những chén qua lộ đắng chát.
- Núi sông chìm đắm, tôi đã đi đủ miền đất nước mà đâu đâu cũng thấy tiếng than vãn vì nỗi giặc lấn lướt Đỗ Anh Hàn theo cặp mắt tinh nhanh, trầm giọng mở đầu cây chuyện Lũ quan quân đô hộ càng già tay vơ vét, càng khiến lòng người căm giận. Mà bề ngoài thì giặc có vẻ hùng hổ như thế nhưng bên trong lòng dạ cũng đã thấy run. Kinh lược sứ Trương Bá Nghi đang ráo riết vét gỗ bắt phu xây đắp lại tòa phủ thành Tống Bình. Việc thổ mộc xem ra quy mô rất lớn, nên việc nhiễu dân cũng vô kể. Chẳng phải đấy là dấu hiệu lo sợ bị đánh úp đó sao?
Người hào trưởng Đường Lâm yên lặng lắng nghe lời kể thầm thì của Đỗ Anh Hàn và nhận ra ngay cái ý sâu kín của con người nổi tiếng trí lưcï trong miền. Đỗ Anh Hàn muốn nhắc nhở, thúc giục ta! Chí hướng của ta hẳn là người đã rõ. Bấy lâu nay theo ý cha ta, ra sức gầy dựng miền đất này, nén chịu sự thúc bách của bọn đô hộ, ta đâu có lúc nào nhãng việc tìm lựa thời cơ... Phải chăng thời cơ bây giờ đã đến? "
Thấy Phùng Hưng nín lặng nhưng cặp mắt thì đảo lộn, long lanh, Đỗ Anh Hàn sôi nổi tiếp ngay:
- Nghe tin quan lang khổ công tìm ra kế lạ để tự tay giết được cọp dữ, trừ hại cho dân, đâu đâu cũng lấy làm khâm phục. Tôi đi khắp chốn đều thấy dấu hiệu lòng người hướng về quan lang mà trông đợi. Người ta ai cũng muốn quan lang làm sao trừ luôn được nốt cho dân cái nạn cọp dữ mặt người đang tàn hại sinh linh đất nước kia!
"Thật là khéo lời! Mà cũng hiểu đúng ý ta muốn lấy việc tự tay giết cọp để gây thêm thanh thế" Phùng Hưng nhìn Đỗ Anh Hàn, xúc động nghĩ nhanh "Con người này xứng tài quân sư một khi ta xướng lên việc nghĩa!"
Và để thay lời đáp, Phùng Hưng tin cẩn đặt bàn tay to bè của mình lên bàn tay thon nhỏ của Đỗ Anh Hàn, nắm chặt.
Từng đoàn người chạy loạn bế bồng dắt díu nhau từ các làng Giao Châu chạy lên Phong Châu, ghé qua hoặc xin trú chân lại ở Đường Lâm. Những vẻ mặt đã u ám, võ vàng vì lo thuế, lo ăn, bây giờ lại nhớn nhác, xác xớn vì nỗi sợ giặc biển. Các cụ già run tay hơ trên ngọn lửa củi rừng, đảo mắt nhìn quanh rồi mới dám nói đến những cái tên kinh hoàng: Giặc Chà Và, Côn Luân!
Giống người khác lạ này đây ở mãi xa ngoài biển khơi. Da đen như đồng hun, tóc quăn như râu ngô, chúng ùn ùn cưỡi những chiếc thuyền buồm khổng lồ ập vào đất liền như những cơn bão lốc. Bọn quan quân đô hộ nhà Đường ngày thường hùng hổ bao nhiêu, thì bây giờ lại khiếp nhược bấy nhiêu. Quân nào tướng ấy, hấp tấp hãi hùng rúc cả vào trong các thành lũy cố thủ, để mặc cho dân chúng các làng đồng bằng, ven biển rơi vào cảnh tai ương chết chóc. Tang tóc long ra trên các làng Giao Châu, mà rồi phủ thành Tống Binh cũng không tránh khỏi bị vây hãm. Quân Chà Và, Côn Luân tập hợp đội ngũ, tiến đánh Tóng Bình dữ dội đến mức Kinh lược sứ Trương Bá nghi phải cuống cuồng viết thư cầu cứu Hiệu úy châu Vũ Định Cao Chính Bình mau mau đem quân về tiếp viện. Từ mạn trên, có tin Cao Chính Bình sắp đưa quân Đường về đánh quân Chà Và, Côn Luân ở đồng bằng Giao Châu. Tai họa chém giết giữa các bọn giặc cướp còn chưa biết đâu mà lường hết được!
Vừa nghe tin náo loạn ấy, hào trưởng Đường Lâm đã vội cho vời ngay Đỗ Anh Hàn. Thì cũng vừa đúng lúc con người đa mưu túc trí ấy đang trên đường tìm đến tòa sảnh đường của Phùng Hưng.
Trên vách sảnh đường, bộ da vần vèo của chúa rừng bị hạ bữa trước căng rộng bốn chân, chúc đầu xuống đất. Đỗ Anh Hàn lẳng lặng nhìn ngắm con thú hồi lâu rồi nhếch mép cười với Phùng Hưng:
- Lũ cọp dữ mặt người bây giờ cũng đang có cái thế chui đầu vướng chân như thế này rồi đấy. Không nhân lúc này mà khởi sự thì còn chờ lúc nào nữa?
- Quân sư nói rất hợp ý ta!
Lần đầu tiên, Phùng Hưng xưng hô với Đỗ Anh Hàn theo cách ấy. Và họ Đỗ hiểu rằng đó là một lời chính thức tặng phong cho mình. Cảm kích, Đỗ Anh Hàn vòng tay nói với Phùng Hưng:
- Dấy nghĩa không thể không có quân đội. Gia nhân và trai tráng trong làng, xin hãy cho họp lại làm cái vốn đầu tiên. Sau đấy, việc chiêu một quân sĩ sẽ trong vào việc huy động dân binh trong các làng chạ quanh miền. Muốn thế, phải trước hết có người đứng đầu quân ngũ. Xin quan lang từ nay nhận cho chức Đô quân.
Lá cờ nghĩa lập tức đước kéo trên tòa sảnh đường. Tung bay cùng bóng cờ là những âm vang của chiếc trống đồng khổng lồ báu vật truyền đời của dòng họ Phùng ở Đường Lâm mà sau cuộc ứng nghĩa không thành của Phùng Hạo Khanh, đã phải bí mật đem chôn giấu để tránh giặc đến cướp. Chính báu vật ấy, bây giờ lại vừa được Đô quân Phùng Hưng cho lệnh đào lên, để nổi lại những hồi trống dấy binh hào hùng của cha ông. Đám gia nhân đông đúc của hào trưởng Đường Lâm bấy lâu nay đã được lệnh của vị quan lang tài trí, bí mật luyện rèn võ nghệ, bây giờ nhanh chóng tập hợp thành đội ngũ. Làng Đường Lâm, cũng như trăm ngàn làng chạ người Việt khác, từ cổ vẫn có lực lượng dân binh kén lựa trong số tráng đinh của làng. Quan quân nhà Đường, từng coi việc ấy như cái gai trước mắt, rắp tâm nhổ đi cho bằng được. Nhưng, không thể bỏ cổ lệ lấy cớ giữ mình để chống cự trộm cướp, các làng xã vẫn cứ tìm mọi cách duy trì lực lượng dân binh của mình. Và bây giờ thì những tay gậy gộc cung nỏ ấy, thấy nổi lên hiệu cờ và tiếng trống của người Đô quân mà họ vẫn hằng ngưỡng mộ, lập tức tụ hội về Đường Lâm như mây trời trước bão lớn.
Tiếng xôn xao của gia nhân từ ngoài xa vọng vào gian đại sánh đang còn tranh tối tranh sáng, đúng lúc Phùng Hưng bắt đầu uống tuần trà qua lộ buổi sớm. Thứ chè Giao Châu này rất được người hào trưởng đất Đường Lâm ưa thích, bởi cái vị đắng chát rất gắt của nó vậy mà khiến được người lắm công nhiều việc cứ mỗi ngụm trà lại thấy thêm sáng óc tĩnh tâm. Mà điều bận lòng của người hào trưởng bây giờ thì quả là nhiều vô kể. Phùng Hưng còn đang gỡ mãi chưa xong mối lo thuế má phải nộp cho Phủ đô hộ bởi cái lệnh kỳ quái của vua nhà Đường vừa bắt chuyển tất cả số thu tô, điệu, hộ của đất này thành tơ sợi để đưa về kinh đô Trường An cho triều đình Bắc phương tiện dụng, thì lại mới nhận tiếp được lệnh phải nộp thêm cống phẩm bằng đặc sản trong miền là thứ tơ tằm tám lứa! Bọn thống trị ngoại bang muốn gì mà lại cứ lấy mãi chuyện tằm tơ để làm khổ dân đất tơ tằm này?
Nỗi phiền muộn mà Phùng Hưng những mong lấy chén trà sớm làm khuây, bây giờ lại bị những xôn xao khuấy động. Người hào trưởng Đường Lâm vừa đặt chén trà, trừng mắt nhìn ra cửa thì đã thấy mấy kẻ gia nhân cùng hất tấp chạy vào:
- Thưa quan Lang, đêm qua chúa rừng lại về cõng mất con hươu sao ở ngoài trại hươu rồi!
Cơn giận của người hào trưởng Đường Lâm lập tức bùng ra. Con nghiệt súc này thật đã quá đỗi lộng hành, chẳng khác gì lũ giặc đô hộ! Mấy hôm trước, tin cọp dữ từ rừng về làng bắt lợn, giết trâu đã đến tai Phùng Hưng. Nhưng chưa tính được chuyện đối phó thì nó đã lần đến tận cơ ngơi của viên quan lang mà thách thức! Suýt làm đổ khay trà, Phùng Hưng chồm dậy, bước vội ra ngoài, đi như chạy đến khu trại hươu.
Đàn hươu nuôi lấy lộc, nép cả vào nhau bên hàng rào cao ở chân đồi, mở to những cặp mắt hiền lành còn nguyên vẻ khiếp sợ, nhìn người chủ của chúng đang vượt con dốc sau nhà, xăm xăm bước tới. Khu đất nuôi hươu này do chính tay quang lang Phùng Hạp Khanh cha của Phùng Hưng gầy dựng nên, truyền đến đời người chủ hiện nay của đất Đường Lâm thì đã trở thành một trại hươu bề thế, cùng với các trại gấu, trại khỉ, trại rắn, trại rùa... Làm nên vẻ thịnh vượng và tiếng tăm cho đất Đường Lâm.
Hào trưởng Đường Lâm chau mày cắn môi nhìn vạt rào đổ gãy và những vết chận cọp to như chiếc bát hằn sâu trên mặt đất. Con thú rừng này ắt phải lớn kinh khủng! Phùng Hưng nhướn dõi theo những giọt máu thẫm màu vương dài theo dấu cọp. Đột nhiên, khoát tay cho lũ gia nhân ngơ ngác dừng lại, Phùng Hưng nghiến răng trèo trẹo, khom người lần theo con đường cướp mồi mang đi của chúa rừng. Những vết chân cọp và từng giọt máu hươu cứ thế dẫn hào trưởng Đường Lâm ngoằn ngoèo lượn theo những vạt đồi tranh mênh mông hoang dại, lên cao xuống thấp, rồi mất hút vào dãy rừng đại ngàn phía Tây.
Lầm lũi trở về gian đại sảnh giữa làng, cả ngày hôm ấy, Phùng Hưng có dáng đăm chiêu suy nghĩ. Còn đang canh cánh việc tác yêu tác quái của lẽ quan quân đô hộ nhà Đường thì lại thêm nạn cọp dữ! Nhưng không thể để yên cho chúa rừng hoành hành được! Mà biết đâu, trừ được nạn cọp lại chẳng phải là điềm trừ được nạn giặc? Phùng Hưng loay hoay xoay tấm lưng rộng bè như cánh phản trên chiếc kỷ. Con đường mòn dẫn cọp rừng về làng với những dấu chân tròn to như chiếc bát và những giọt máu thẫm màu cứ ám ảnh mãi trong đầu. Chấm tay vào khay nước, vô tình, Phùng Hưng ngoằn ngoèo đưa ngón tay vẽ đi vẽ lại vệt đường từ rừng về trại thú, cho đến khi chợt ngước lên nhìn ra vườn, thấy đập vào mắt mình hình một thằng bù nhìn rơm đang lắc lư đuổi chim bên luống đỗ. Sáng bừng cặp mắt, Phùng Hưng chấm vội ngón tay vào chỗ ngoặt của con đường mòn vòng quanh một tảng đá gốc, mọc xù xì giữa vạt đồi tranh, vẽ trên mặt kỷ. Thế là, chiều hôm ấy, gia nhân được lệnh bện gấp một thằng bù nhìn rơm ro bằng người thật, đem vào cửa rừng, đặt ngay cạnh tảng đá ở khúc đường ngoặt ấy. Và một mặt, rào lấp thật kỹ các trại thú cùng các chuồng gia súc trong làng.
Đêm hôm ấy, cả vùng Đường Lâm đều nghe tiếng hổ gầm dữ dội ở cửa rừng. Và đến sáng ngày, khi Phùng Hưng dẫn gia nhân vượt mấy con dốc xa, ra đến chỗ ngoặt của lối đường mòn, thì đã thấy bù nhìn bị cắn xé tan tành. Rơm ra tung tóe một vùng cùng với những dấu chân cọp quần đảo. Chúa rừng quen đường về trại hươu, thấy bóng người ở giữa lối, đã chồm lên vồ xé thật dữ dội rồi chuồn mất!
Thoáng một vẻ đắc ý, Phùng Hưng hạ lệnh cho gia nhân làm tiếp một thằng bù nhìn rơm nữa, đặt đúng vào chỗ cũ. Thế là đêm ấy và cả mấy đêm sau nữa, bù nhìn rơm đều bị hổ dữ xé nát. Cho đến một sáng, gia nhân chạy vào báo tin: Cọp dữ không chạm đến bù nhìn nữa, và quanh trại hươu thì thấy đầy dấu cọp lượn vòng rình mò, nhưng may sao, chưa mất thêm con hươu nào! Phùng Hưng lại thoáng một vẻ đắc ý, truyền cho bện thêm một chiếc chùy giả, đặt vào tay thằng bù nhìn, rồi hồi hộp chờ. Đêm ấy, chúa rừng lại về quần thảo quanh trại hươu mà bù nhìn rơm cầm chùy vẫn nguyên vẹn! Cọp dữ đã rất háu đói, quên đứt mất hình người vẫn đứng vô hại trên lối mòn dẫn đến chỗ những con mồi ngon lành, mấy hôm liền đã khiếp nhược đến đờ đẫn trước tai vạ khủng khiếp đêm đêm vẫn đến lượn quanh hàng rào...
Chiều hôm đó, bầy gia nhân kinh ngạc thấy người hào trưởng Đường Lâm lặng lẽ lấy ra chùy đồng khổng lồ của cha mình, từ mấy chục năm nay vẫn cất kỹ trong rương. Đấy là cây chùy đã cùng Phùng Hạp Khanh đi theo Mai Hắc Đế dấy nghĩa năm Khai Nguyên. Người hào trưởng Đường Lâm làm lễ cúng tổ tiên, khấn vái anh linh cha mình rất lâu. Đám gia nhân càng kinh ngạc hơn nữa, khi thấy sau đấy, vào lúc trời chạng vạng, Phùng Hưng mình trần trùng trục, vớt bùn ao trát kín người, rồi vươn mình, xách cây chùy nặng, xua mọi người trở về, lẳng lặng đi thẳng về phía ngàn Tây.
Đã biết tiếng vị quan lang nghiêm nghị nên không một ai dám ngăn hỏi. Nhưng ai cũng biết là Phùng Hưng một mình đi đánh cọp. Rất nhanh, tin tức bay ngay đi khắp trong miền. Và đêm ấy, cả vùng Đường Lâm không ai dám chợp mắt.
Tất cả những trái tìm đều bỗng giật thót lên khi nghe một tiếng gầm khiếp đảm của chúa rừng từ xa vọng về. Sau đấy là một lúc yên lặng như tờ. Rồi tiếng hổ lại rống lên dữ dội.
Thế là, không ai bảo ai, từ những gian nhà rải rác khắp làng, tiếng hú hét ầm ĩ nối nhau truyền đi. Rồi những bó đuốc bật sáng rùng rùng túa ra đầu làng. Người Đường Lâm, vừa hò la, vừa đốt lửa, kéo nhau rầm rập chạy đến chỗ có tiếng hổ gầm.
Ánh đuốc lửa đỏ bập bùng dừng cả lại, soi mờ tỏ một vạt cỏ gianh nát như bên con đường mòn dẫn từ rừng về làng. Chúa Sơn lâm, soải chân nằm quị ở đấy, lù lù như một con bò mộng đã hết thở. Và trên tảng đá xù xì, Phùng Hưng trần trùng trục, chống cây chùy khổng lồ, ngồi yên lặng như tượng đồng.
- Bố cái ơi, May mắn quá chừng!
Những tiếng kêu thảng thốt bật lên. Dân chúng đã hiểu rõ chuyện! Người hào trưởng của họ vừa tự tay giết chết cọp dữ bằng cách dầm bùn cho nhạt hết hơi người, đứng thay vào chỗ con bù nhìn rơm mà chúa rừng đã quen coi thường, bất ngờ đón đường đi qua của cọp dữ để giáng cho nó những quả chùy sấm sét! Những tiếng reo hò mừng rỡ dậy cả một vùng bãi vắng trong đêm khuya. Lập tức, Phùng Hưng được mọi người rầm rộ rước về làng, cùng với thân xác cồng kềnh của chúa rừng đã bị hạ thủ.
Tin vui từ đấy đồn xa mãi. Người khắp nơi không ngớt kéo tới xem thây chúa rừng và trầm trồ chúc tụng người anh hùng đánh cọp. Cho đến hôm có một người khách mảnh mai nhỏ nhắn, khăn áo còn phủ đầy bụi đường trường, mệt mỏi mà vẫn lanh lợi, từ ngoài ngõ bước thoăn thoát vào sảnh đường.
- Đỗ Anh Hàn tiên sinh! Phùng Hưng vừa nhận ra khách đã hồ hởi reo to Lâu nay tiên sinh ngao du tận những đâu mà hình bóng vắng bặt trong làng?
- Xin chúc mừng, quan lang vừa trừ được cọp dữ Đỗ Anh Hàn vui vẻ đáp lời Phùng Hưng và ghé tai hạ giáng tiếp ngay Tôi có tin mới ở Phủ đô hộ mang về cho quan lang đây!
Phùng Hưng đổi nét mặt, nắm tay Đỗ Anh Hàn, kéo đến bên bàn trà. Và cuộc chuyện trò kín đáo diễn ra ngay giữa những chén qua lộ đắng chát.
- Núi sông chìm đắm, tôi đã đi đủ miền đất nước mà đâu đâu cũng thấy tiếng than vãn vì nỗi giặc lấn lướt Đỗ Anh Hàn theo cặp mắt tinh nhanh, trầm giọng mở đầu cây chuyện Lũ quan quân đô hộ càng già tay vơ vét, càng khiến lòng người căm giận. Mà bề ngoài thì giặc có vẻ hùng hổ như thế nhưng bên trong lòng dạ cũng đã thấy run. Kinh lược sứ Trương Bá Nghi đang ráo riết vét gỗ bắt phu xây đắp lại tòa phủ thành Tống Bình. Việc thổ mộc xem ra quy mô rất lớn, nên việc nhiễu dân cũng vô kể. Chẳng phải đấy là dấu hiệu lo sợ bị đánh úp đó sao?
Người hào trưởng Đường Lâm yên lặng lắng nghe lời kể thầm thì của Đỗ Anh Hàn và nhận ra ngay cái ý sâu kín của con người nổi tiếng trí lưcï trong miền. Đỗ Anh Hàn muốn nhắc nhở, thúc giục ta! Chí hướng của ta hẳn là người đã rõ. Bấy lâu nay theo ý cha ta, ra sức gầy dựng miền đất này, nén chịu sự thúc bách của bọn đô hộ, ta đâu có lúc nào nhãng việc tìm lựa thời cơ... Phải chăng thời cơ bây giờ đã đến? "
Thấy Phùng Hưng nín lặng nhưng cặp mắt thì đảo lộn, long lanh, Đỗ Anh Hàn sôi nổi tiếp ngay:
- Nghe tin quan lang khổ công tìm ra kế lạ để tự tay giết được cọp dữ, trừ hại cho dân, đâu đâu cũng lấy làm khâm phục. Tôi đi khắp chốn đều thấy dấu hiệu lòng người hướng về quan lang mà trông đợi. Người ta ai cũng muốn quan lang làm sao trừ luôn được nốt cho dân cái nạn cọp dữ mặt người đang tàn hại sinh linh đất nước kia!
"Thật là khéo lời! Mà cũng hiểu đúng ý ta muốn lấy việc tự tay giết cọp để gây thêm thanh thế" Phùng Hưng nhìn Đỗ Anh Hàn, xúc động nghĩ nhanh "Con người này xứng tài quân sư một khi ta xướng lên việc nghĩa!"
Và để thay lời đáp, Phùng Hưng tin cẩn đặt bàn tay to bè của mình lên bàn tay thon nhỏ của Đỗ Anh Hàn, nắm chặt.
Từng đoàn người chạy loạn bế bồng dắt díu nhau từ các làng Giao Châu chạy lên Phong Châu, ghé qua hoặc xin trú chân lại ở Đường Lâm. Những vẻ mặt đã u ám, võ vàng vì lo thuế, lo ăn, bây giờ lại nhớn nhác, xác xớn vì nỗi sợ giặc biển. Các cụ già run tay hơ trên ngọn lửa củi rừng, đảo mắt nhìn quanh rồi mới dám nói đến những cái tên kinh hoàng: Giặc Chà Và, Côn Luân!
Giống người khác lạ này đây ở mãi xa ngoài biển khơi. Da đen như đồng hun, tóc quăn như râu ngô, chúng ùn ùn cưỡi những chiếc thuyền buồm khổng lồ ập vào đất liền như những cơn bão lốc. Bọn quan quân đô hộ nhà Đường ngày thường hùng hổ bao nhiêu, thì bây giờ lại khiếp nhược bấy nhiêu. Quân nào tướng ấy, hấp tấp hãi hùng rúc cả vào trong các thành lũy cố thủ, để mặc cho dân chúng các làng đồng bằng, ven biển rơi vào cảnh tai ương chết chóc. Tang tóc long ra trên các làng Giao Châu, mà rồi phủ thành Tống Binh cũng không tránh khỏi bị vây hãm. Quân Chà Và, Côn Luân tập hợp đội ngũ, tiến đánh Tóng Bình dữ dội đến mức Kinh lược sứ Trương Bá nghi phải cuống cuồng viết thư cầu cứu Hiệu úy châu Vũ Định Cao Chính Bình mau mau đem quân về tiếp viện. Từ mạn trên, có tin Cao Chính Bình sắp đưa quân Đường về đánh quân Chà Và, Côn Luân ở đồng bằng Giao Châu. Tai họa chém giết giữa các bọn giặc cướp còn chưa biết đâu mà lường hết được!
Vừa nghe tin náo loạn ấy, hào trưởng Đường Lâm đã vội cho vời ngay Đỗ Anh Hàn. Thì cũng vừa đúng lúc con người đa mưu túc trí ấy đang trên đường tìm đến tòa sảnh đường của Phùng Hưng.
Trên vách sảnh đường, bộ da vần vèo của chúa rừng bị hạ bữa trước căng rộng bốn chân, chúc đầu xuống đất. Đỗ Anh Hàn lẳng lặng nhìn ngắm con thú hồi lâu rồi nhếch mép cười với Phùng Hưng:
- Lũ cọp dữ mặt người bây giờ cũng đang có cái thế chui đầu vướng chân như thế này rồi đấy. Không nhân lúc này mà khởi sự thì còn chờ lúc nào nữa?
- Quân sư nói rất hợp ý ta!
Lần đầu tiên, Phùng Hưng xưng hô với Đỗ Anh Hàn theo cách ấy. Và họ Đỗ hiểu rằng đó là một lời chính thức tặng phong cho mình. Cảm kích, Đỗ Anh Hàn vòng tay nói với Phùng Hưng:
- Dấy nghĩa không thể không có quân đội. Gia nhân và trai tráng trong làng, xin hãy cho họp lại làm cái vốn đầu tiên. Sau đấy, việc chiêu một quân sĩ sẽ trong vào việc huy động dân binh trong các làng chạ quanh miền. Muốn thế, phải trước hết có người đứng đầu quân ngũ. Xin quan lang từ nay nhận cho chức Đô quân.
Lá cờ nghĩa lập tức đước kéo trên tòa sảnh đường. Tung bay cùng bóng cờ là những âm vang của chiếc trống đồng khổng lồ báu vật truyền đời của dòng họ Phùng ở Đường Lâm mà sau cuộc ứng nghĩa không thành của Phùng Hạo Khanh, đã phải bí mật đem chôn giấu để tránh giặc đến cướp. Chính báu vật ấy, bây giờ lại vừa được Đô quân Phùng Hưng cho lệnh đào lên, để nổi lại những hồi trống dấy binh hào hùng của cha ông. Đám gia nhân đông đúc của hào trưởng Đường Lâm bấy lâu nay đã được lệnh của vị quan lang tài trí, bí mật luyện rèn võ nghệ, bây giờ nhanh chóng tập hợp thành đội ngũ. Làng Đường Lâm, cũng như trăm ngàn làng chạ người Việt khác, từ cổ vẫn có lực lượng dân binh kén lựa trong số tráng đinh của làng. Quan quân nhà Đường, từng coi việc ấy như cái gai trước mắt, rắp tâm nhổ đi cho bằng được. Nhưng, không thể bỏ cổ lệ lấy cớ giữ mình để chống cự trộm cướp, các làng xã vẫn cứ tìm mọi cách duy trì lực lượng dân binh của mình. Và bây giờ thì những tay gậy gộc cung nỏ ấy, thấy nổi lên hiệu cờ và tiếng trống của người Đô quân mà họ vẫn hằng ngưỡng mộ, lập tức tụ hội về Đường Lâm như mây trời trước bão lớn.