Dan Lee
12-29-2007, 02:47 PM
Noel buồn tại Sơn La
(Ghi chép dịp lễ Giáng Sinh 2007 tại Sơn La)
Tin từ Tây Bắc gửi về cận kề ngày Noel: “Thủ tướng vừa có Thông tư gửi Chính quyền Sơn La yêu cầu không được cấm đạo...”. Thông tin ấy khiến tôi “nong nả” lên đường. Người gửi thông tin cho tôi cũng mừng ra mặt. Vậy là sau bao năm cấm cách “vùng trắng”, người ta vẫn gọi thế về Sơn La, nay đã được cởi trói. Vùng đất vốn không có bóng dáng thánh đường nay được phép cầu kinh. Vùng đất vốn bị đàn áp nay được giải thoát. Tôi đi mà lòng không khỏi vui mừng, nhưng cũng ngậm ngùi... mừng cho bà con...
http://www.vietcatholic.net/pics/28122007CHA%20THOAI%20GIUA%20VONG%20NGUOI%20KHI%20VUA%20DUOC%20THA%20D ANG%20O%20GIUA%20CAC%20GIAO%20DAN.jpg
Cha Thoại sau khi được giáo dân giải thoát khỏi Ủy Ban Nhân Dân
Tôi đến huyện Mai Sơn và Sông Mã trước. Đây là vùng đất mà chính sách đàn áp tôn giáo còn để lại những hậu quả nặng nề cho Giáo hội. Tôi đến đây để được kiểm chứng “cái thông tư đề nghị chính quyền Sơn La tôn trọng quyền tự do tôn giáo”. Bản làng đầu tiên tôi đến, trước đây, là một bản Công giáo toàn tòng. Hiện nay, cả bản chỉ còn hai gia đình giữ đạo. Vừa leo hết con dốc tới bản, một tiếng nói đã chặn tôi lại: “Lên đây làm gì?” Tôi đành phải nói dối: “Tao đi mua sắn”. Chẳng là mùa này là mùa thu hoạch sắn. Các con buôn tấp nập lên bản làng. Tôi cũng lên, nhưng với mục đích khác. Họ không biết mục đích ấy của tôi. Nhưng, họ nghi ngờ tôi. Sở dĩ, tôi biết được điều ấy là bởi vì sau khi “lén lút” vào thăm hai gia đình duy nhất trong bản còn giữ đạo, họ đã kể lại cho tôi nghe. Họ còn bảo, mấy ngày này, những ngày gần lễ Noel, bộ đội biên phòng và bên an ninh huyện đổ quân xuống các bản. Họ cử người tới từng nhà đe doạ nếu tổ chức Giáng sinh sẽ bỏ tù. Họ bảo: “Hai hôm trước, có bốn cán bộ vào nhà tao. Nó đe doạ gia đình tao và đòi dỡ bàn thờ xuống.” Tôi hỏi họ: “Không sợ sao?”. Họ bảo: “Không sợ. Hôm nó đòi dỡ bàn thờ, tao nói với bọn nó: ‘chúng mày dỡ bàn thờ xuống thì tao lại đóng lên. Chúng mày không thể dỡ bàn thờ của tao được, bởi nếu bọn mày dỡ bàn thờ này thì tao làm bàn thờ khác... hoặc dù, bọn mày dỡ hết mọi bàn thờ thì còn một bàn thờ khác mà không bao giờ mày dỡ được, đó chính là tâm hồn tao’...” Nước mắt tôi trực trào vì lời nói đanh thép và can đảm ấy. Họ thật can đảm. Họ thật anh hùng. Họ can đảm trong cái nghèo mà Chính quyền huyện Sông Mã, huyện Mai Sơn áp đặt xuống gia đình họ. Đây là hai gia đình duy nhất trong bản bị Chính quyền cắt hết mọi trợ cấp. Ngôi nhà họ ở tuềnh toàng, siêu vẹo trong gió sương và cái lạnh cắt da của vùng Tây Bắc. Họ kể cho chúng tôi nghe về việc họ thường xuyên bị cán bộ đến tận nhà “thăm hỏi”. Họ không được vay vốn xoá đói giảm nghèo. Họ không được trợ cấp theo diện chính sách với một lý do hết sức đơn giản là: “Chúng tao không phải lo cho chúng mày. Chúng mày bỏ đạo, tao sẽ cho vay...”. Thật độc ác hết sức. Thật bất nhân vô cùng. Tôi nghe họ nói mà lòng quặn đau. Chính sách đại đoàn kết dân tộc mà Đảng và Nhà nước cộng sản kêu gào ở đâu! Phải chăng đó chỉ là một khẩu hiệu mị dân!!!
Tôi thất vọng xuống núi, lòng quặn đau như người vừa bị đánh cắp một cái gì. Tôi đâm ra nghi ngờ cái “thông tư của ngài Thủ tướng” mà người bạn tôi đã thông tin cho tôi. Tôi gọi điện hỏi lại cho rõ thì được xác nhận là đã được nhìn “thấy cái thông tư ấy”. Anh bạn tôi nói: “Chắc là thông tư chưa đến được vùng Sông Mã?” Tôi cũng nghĩ vậy với hy vọng và an tâm tiếp tục cuộc hành trình.
Chiều ngày 24, ngày cả thế giới chuẩn bị mừng Chúa Giáng Sinh, tôi ngược đường lên Mường La, một huyện nghèo cách Sơn La 40 cây số, nơi có nhà máy thuỷ điện Sơn La đang tấp nập thi công. Cả một vùng đất nham nhở, ì ục trong tiếng đục khoan của các loại máy móc phục vụ công trình. Tôi đến thăm các gia đình công giáo đang sinh sống tại vùng này. Tôi hỏi họ chuyện mừng lễ Giáng sinh thì được biết mấy ngày này chính quyền bố ráp khắp nơi. Họ gọi các anh em đứng đầu các cộng đoàn tới làm cam kết: “Không tụ tập đông người, không cầu kinh...” Tôi hỏi họ: “Cầu nguyện mà cũng bị cấm sao?” Họ thở dài: “Biết làm sao được”. Họ bảo: “Thế vẫn còn đỡ hơn các anh chị em công giáo H’Mông ở Chiềng Ân, những ngày này người ta “khủng bố dữ lắm”.
Chiềng Ân thuộc huyện Mường La là một bản H’Mông nghèo cách Mường La 42 cây số. Ở đây có khoảng 700 nhân danh. Họ theo đạo cách đây khoảng 20 năm. Từ đó đến nay, họ phải sống trong sự bách hại. Nhiều người đã phải bỏ bản, bỏ làng, vượt núi để giữ được đạo. Có người đã vào tận Thanh Hoá...Tại đây họ cũng đã gầy dựng được một bản công giáo khoảng 300 người. Những người còn ở lại thì chịu khốn khổ tứ bề. Chẳng ai chăm lo cho đời sống kinh tế của họ. Họ bị bỏ đói, bỏ rét. Tiền trợ cấp họ không được nhận. Tiền vay vốn, họ chẳng được vay... Tiền đó đi đâu? Nhiều người bảo, tiền đó vào túi các vị lãnh đạo...
Tối nay, có mấy người H’ Mông “vượt trạm” xuống Mường La mừng lễ với một lý do đơn giản là họ biết dưới Mường La có nhiều người theo đạo. Sự xuất hiện của họ khá bất ngờ khiến ngay cả những người Công giáo cũng ngỡ ngàng. Cả khu phố nhốn nháo. Người ta bất ngờ về sự xuất hiện của họ thì ít bởi hàng tuần họ vẫn về đây buôn bán, nhưng bất ngờ về sự xuất hiện của công an thì nhiều. Rất nhiều nhân viên công lực: bộ đội, an ninh, dân quân, công an giao thông... đồng loạt xuất hiện... Ngay đêm Noel, họ bị buộc trở về bản làng trên một đoạn đường đèo băng rừng dài 42 cây số.
Họ đi rồi, tôi cũng lên đường trở về thị xã Sơn La, thủ phủ của tỉnh Sơn La, nơi có rất đông anh chị em công giáo đang làm ăn sinh sống. Đoạn đường 40 cây số từ Mường La về Sơn La, đêm nay, với tôi, xa vời vợi. Hai bên đường, mọi ngôi nhà đều tắt sáng, không có dấu hiệu của Giáng sinh, không có dấu chỉ của an bình. Ngồi trong xe nhớ lại khuôn mặt của những người anh chị em H’Mông về xuôi mong tìm lại chút hơi ấm tình người, thì lại chỉ gặp thấy cái ác, cái vô tâm của các vị nhân viên công lực, những người được nhân dân giao cho nhiệm vụ đem lại niềm vui và bình an cho mọi người. Tôi tự hỏi tại sao con người lại gian ác với nhau đến thế? Thủ tướng có biết hay không? Giờ này, Thủ tướng đang làm gì? Có cảm xúc gì không hay cũng vô tình, vô tâm như các nhân viên công lực? Tôi mong ngài hãy đọc những lời này để làm một cái gì đó cho những con người nghèo khổ, cho những người bị bách hại, để quốc thái dân an, để mọi người được tôn trọng, được sống đúng giá trị và phẩm giá của mình.
Trên đường về thị xã, chúng tôi nhận được điện từ Sơn La, Mộc Châu và Hát Lót báo lên, năm nay, công an đông hơn mọi năm. Họ chặn mọi nẻo đường. Sắc phục có, thường phục có. Nhiều cán bộ biên phòng còn trang bị cả AK báng gập.
Tại thị xã Sơn La, công an bao vây nhà của người giáo dân bấy lâu nay dành nhà mình làm chỗ cầu kinh cho cộng đoàn. Họ hiện diện khắp nơi. Họ tới đó để nghe tin, để canh chừng... và nhất là để rình xem có ông cha nào tới thì “hốt” về bốt. Khoảng 4giờ sáng ngày 25, sau một đêm dài canh thức trông chừng các linh mục có tới hay không, nhưng không gặp, họ mới chịu rời khỏi khu vực. Sáng ngày 25, các nhân viên công lực trở lại, lần này đem theo cả súng ống. Theo như người ta kể lại thì Chính quyền thị xã và tỉnh Sơn La đã phải huy động một lực lượng cán bộ an ninh hùng hậu, trực chiến suốt đêm Noel. Đó là chưa kể suốt ngày 24, nhiều giáo dân đã được mời lên Uỷ ban để “làm việc” và để “cam kết không được tụ tập đọc kinh”.
Tình hình ở Cò Nòi, huyện Mai Sơn, đêm 24 và nhất là sáng ngày 25, còn căng thẳng hơn. Một số giáo dân bị bắt giữ. Cha xứ vừa tới chưa kịp làm gì thì đã bị đưa về uỷ ban. Ngài bị giữ tại uỷ ban hơn ba tiếng đồng hồ. Khoảng ba trăm giáo dân đã đi bộ 4km tới uỷ ban để “đòi cha”. Sau đó, xe của cảnh sát hộ tống ngài về tận điểm giáp danh giữa hai tỉnh Sơn La và Hoà Bình.
Chứng kiến cảnh bắt bớ, tôi không khỏi ngậm ngùi, thương cho bà con nơi vùng cao, vừa phải đối chọi với cái rét, vừa phải nhận chịu sự đàn áp của công quyền. Cái lạnh tê tái của mùa đông vùng cao, cộng với dòng máu lạnh của nhà chức trách, khiến cho Noel Sơn La năm nay thật buồn.
Tôi trở về mà lòng luôn tự hỏi: “Phải chăng theo Chúa là một cái tội? Tại Sao chính quyền tỉnh Sơn La phải tốn nhiều công sức và tiền của dân như thế để chỉ làm một việc ngăn cản không cho dân sống an bình? Có một nhà nước khác ở Sơn La đang đi ngược lại dòng chảy của thời cuộc, ngược lại hành trình cả một dân tộc, một dân tộc luôn biết tôn trọng phẩm giá con người? Có một Sơn La bất chấp dư luận và bất chấp cả sự chỉ đạo của chính quyền Trung ương? Tự do ở đâu? Hoà bình ở đâu? Hạnh phúc ở đâu? Ở đâu... với người công giáo Sơn La thì không hề có.
Anh bạn tôi, sau khi chứng kiến những cảnh bắt bớ, đàn áp này đã thốt lên: “Ông ơi có lẽ tôi nhìn nhầm! Cái thông tư của Thủ tướng có khi là Thông tư cấm đạo đấy???”
26/12/2007
Hà Thạch
(Ghi chép dịp lễ Giáng Sinh 2007 tại Sơn La)
Tin từ Tây Bắc gửi về cận kề ngày Noel: “Thủ tướng vừa có Thông tư gửi Chính quyền Sơn La yêu cầu không được cấm đạo...”. Thông tin ấy khiến tôi “nong nả” lên đường. Người gửi thông tin cho tôi cũng mừng ra mặt. Vậy là sau bao năm cấm cách “vùng trắng”, người ta vẫn gọi thế về Sơn La, nay đã được cởi trói. Vùng đất vốn không có bóng dáng thánh đường nay được phép cầu kinh. Vùng đất vốn bị đàn áp nay được giải thoát. Tôi đi mà lòng không khỏi vui mừng, nhưng cũng ngậm ngùi... mừng cho bà con...
http://www.vietcatholic.net/pics/28122007CHA%20THOAI%20GIUA%20VONG%20NGUOI%20KHI%20VUA%20DUOC%20THA%20D ANG%20O%20GIUA%20CAC%20GIAO%20DAN.jpg
Cha Thoại sau khi được giáo dân giải thoát khỏi Ủy Ban Nhân Dân
Tôi đến huyện Mai Sơn và Sông Mã trước. Đây là vùng đất mà chính sách đàn áp tôn giáo còn để lại những hậu quả nặng nề cho Giáo hội. Tôi đến đây để được kiểm chứng “cái thông tư đề nghị chính quyền Sơn La tôn trọng quyền tự do tôn giáo”. Bản làng đầu tiên tôi đến, trước đây, là một bản Công giáo toàn tòng. Hiện nay, cả bản chỉ còn hai gia đình giữ đạo. Vừa leo hết con dốc tới bản, một tiếng nói đã chặn tôi lại: “Lên đây làm gì?” Tôi đành phải nói dối: “Tao đi mua sắn”. Chẳng là mùa này là mùa thu hoạch sắn. Các con buôn tấp nập lên bản làng. Tôi cũng lên, nhưng với mục đích khác. Họ không biết mục đích ấy của tôi. Nhưng, họ nghi ngờ tôi. Sở dĩ, tôi biết được điều ấy là bởi vì sau khi “lén lút” vào thăm hai gia đình duy nhất trong bản còn giữ đạo, họ đã kể lại cho tôi nghe. Họ còn bảo, mấy ngày này, những ngày gần lễ Noel, bộ đội biên phòng và bên an ninh huyện đổ quân xuống các bản. Họ cử người tới từng nhà đe doạ nếu tổ chức Giáng sinh sẽ bỏ tù. Họ bảo: “Hai hôm trước, có bốn cán bộ vào nhà tao. Nó đe doạ gia đình tao và đòi dỡ bàn thờ xuống.” Tôi hỏi họ: “Không sợ sao?”. Họ bảo: “Không sợ. Hôm nó đòi dỡ bàn thờ, tao nói với bọn nó: ‘chúng mày dỡ bàn thờ xuống thì tao lại đóng lên. Chúng mày không thể dỡ bàn thờ của tao được, bởi nếu bọn mày dỡ bàn thờ này thì tao làm bàn thờ khác... hoặc dù, bọn mày dỡ hết mọi bàn thờ thì còn một bàn thờ khác mà không bao giờ mày dỡ được, đó chính là tâm hồn tao’...” Nước mắt tôi trực trào vì lời nói đanh thép và can đảm ấy. Họ thật can đảm. Họ thật anh hùng. Họ can đảm trong cái nghèo mà Chính quyền huyện Sông Mã, huyện Mai Sơn áp đặt xuống gia đình họ. Đây là hai gia đình duy nhất trong bản bị Chính quyền cắt hết mọi trợ cấp. Ngôi nhà họ ở tuềnh toàng, siêu vẹo trong gió sương và cái lạnh cắt da của vùng Tây Bắc. Họ kể cho chúng tôi nghe về việc họ thường xuyên bị cán bộ đến tận nhà “thăm hỏi”. Họ không được vay vốn xoá đói giảm nghèo. Họ không được trợ cấp theo diện chính sách với một lý do hết sức đơn giản là: “Chúng tao không phải lo cho chúng mày. Chúng mày bỏ đạo, tao sẽ cho vay...”. Thật độc ác hết sức. Thật bất nhân vô cùng. Tôi nghe họ nói mà lòng quặn đau. Chính sách đại đoàn kết dân tộc mà Đảng và Nhà nước cộng sản kêu gào ở đâu! Phải chăng đó chỉ là một khẩu hiệu mị dân!!!
Tôi thất vọng xuống núi, lòng quặn đau như người vừa bị đánh cắp một cái gì. Tôi đâm ra nghi ngờ cái “thông tư của ngài Thủ tướng” mà người bạn tôi đã thông tin cho tôi. Tôi gọi điện hỏi lại cho rõ thì được xác nhận là đã được nhìn “thấy cái thông tư ấy”. Anh bạn tôi nói: “Chắc là thông tư chưa đến được vùng Sông Mã?” Tôi cũng nghĩ vậy với hy vọng và an tâm tiếp tục cuộc hành trình.
Chiều ngày 24, ngày cả thế giới chuẩn bị mừng Chúa Giáng Sinh, tôi ngược đường lên Mường La, một huyện nghèo cách Sơn La 40 cây số, nơi có nhà máy thuỷ điện Sơn La đang tấp nập thi công. Cả một vùng đất nham nhở, ì ục trong tiếng đục khoan của các loại máy móc phục vụ công trình. Tôi đến thăm các gia đình công giáo đang sinh sống tại vùng này. Tôi hỏi họ chuyện mừng lễ Giáng sinh thì được biết mấy ngày này chính quyền bố ráp khắp nơi. Họ gọi các anh em đứng đầu các cộng đoàn tới làm cam kết: “Không tụ tập đông người, không cầu kinh...” Tôi hỏi họ: “Cầu nguyện mà cũng bị cấm sao?” Họ thở dài: “Biết làm sao được”. Họ bảo: “Thế vẫn còn đỡ hơn các anh chị em công giáo H’Mông ở Chiềng Ân, những ngày này người ta “khủng bố dữ lắm”.
Chiềng Ân thuộc huyện Mường La là một bản H’Mông nghèo cách Mường La 42 cây số. Ở đây có khoảng 700 nhân danh. Họ theo đạo cách đây khoảng 20 năm. Từ đó đến nay, họ phải sống trong sự bách hại. Nhiều người đã phải bỏ bản, bỏ làng, vượt núi để giữ được đạo. Có người đã vào tận Thanh Hoá...Tại đây họ cũng đã gầy dựng được một bản công giáo khoảng 300 người. Những người còn ở lại thì chịu khốn khổ tứ bề. Chẳng ai chăm lo cho đời sống kinh tế của họ. Họ bị bỏ đói, bỏ rét. Tiền trợ cấp họ không được nhận. Tiền vay vốn, họ chẳng được vay... Tiền đó đi đâu? Nhiều người bảo, tiền đó vào túi các vị lãnh đạo...
Tối nay, có mấy người H’ Mông “vượt trạm” xuống Mường La mừng lễ với một lý do đơn giản là họ biết dưới Mường La có nhiều người theo đạo. Sự xuất hiện của họ khá bất ngờ khiến ngay cả những người Công giáo cũng ngỡ ngàng. Cả khu phố nhốn nháo. Người ta bất ngờ về sự xuất hiện của họ thì ít bởi hàng tuần họ vẫn về đây buôn bán, nhưng bất ngờ về sự xuất hiện của công an thì nhiều. Rất nhiều nhân viên công lực: bộ đội, an ninh, dân quân, công an giao thông... đồng loạt xuất hiện... Ngay đêm Noel, họ bị buộc trở về bản làng trên một đoạn đường đèo băng rừng dài 42 cây số.
Họ đi rồi, tôi cũng lên đường trở về thị xã Sơn La, thủ phủ của tỉnh Sơn La, nơi có rất đông anh chị em công giáo đang làm ăn sinh sống. Đoạn đường 40 cây số từ Mường La về Sơn La, đêm nay, với tôi, xa vời vợi. Hai bên đường, mọi ngôi nhà đều tắt sáng, không có dấu hiệu của Giáng sinh, không có dấu chỉ của an bình. Ngồi trong xe nhớ lại khuôn mặt của những người anh chị em H’Mông về xuôi mong tìm lại chút hơi ấm tình người, thì lại chỉ gặp thấy cái ác, cái vô tâm của các vị nhân viên công lực, những người được nhân dân giao cho nhiệm vụ đem lại niềm vui và bình an cho mọi người. Tôi tự hỏi tại sao con người lại gian ác với nhau đến thế? Thủ tướng có biết hay không? Giờ này, Thủ tướng đang làm gì? Có cảm xúc gì không hay cũng vô tình, vô tâm như các nhân viên công lực? Tôi mong ngài hãy đọc những lời này để làm một cái gì đó cho những con người nghèo khổ, cho những người bị bách hại, để quốc thái dân an, để mọi người được tôn trọng, được sống đúng giá trị và phẩm giá của mình.
Trên đường về thị xã, chúng tôi nhận được điện từ Sơn La, Mộc Châu và Hát Lót báo lên, năm nay, công an đông hơn mọi năm. Họ chặn mọi nẻo đường. Sắc phục có, thường phục có. Nhiều cán bộ biên phòng còn trang bị cả AK báng gập.
Tại thị xã Sơn La, công an bao vây nhà của người giáo dân bấy lâu nay dành nhà mình làm chỗ cầu kinh cho cộng đoàn. Họ hiện diện khắp nơi. Họ tới đó để nghe tin, để canh chừng... và nhất là để rình xem có ông cha nào tới thì “hốt” về bốt. Khoảng 4giờ sáng ngày 25, sau một đêm dài canh thức trông chừng các linh mục có tới hay không, nhưng không gặp, họ mới chịu rời khỏi khu vực. Sáng ngày 25, các nhân viên công lực trở lại, lần này đem theo cả súng ống. Theo như người ta kể lại thì Chính quyền thị xã và tỉnh Sơn La đã phải huy động một lực lượng cán bộ an ninh hùng hậu, trực chiến suốt đêm Noel. Đó là chưa kể suốt ngày 24, nhiều giáo dân đã được mời lên Uỷ ban để “làm việc” và để “cam kết không được tụ tập đọc kinh”.
Tình hình ở Cò Nòi, huyện Mai Sơn, đêm 24 và nhất là sáng ngày 25, còn căng thẳng hơn. Một số giáo dân bị bắt giữ. Cha xứ vừa tới chưa kịp làm gì thì đã bị đưa về uỷ ban. Ngài bị giữ tại uỷ ban hơn ba tiếng đồng hồ. Khoảng ba trăm giáo dân đã đi bộ 4km tới uỷ ban để “đòi cha”. Sau đó, xe của cảnh sát hộ tống ngài về tận điểm giáp danh giữa hai tỉnh Sơn La và Hoà Bình.
Chứng kiến cảnh bắt bớ, tôi không khỏi ngậm ngùi, thương cho bà con nơi vùng cao, vừa phải đối chọi với cái rét, vừa phải nhận chịu sự đàn áp của công quyền. Cái lạnh tê tái của mùa đông vùng cao, cộng với dòng máu lạnh của nhà chức trách, khiến cho Noel Sơn La năm nay thật buồn.
Tôi trở về mà lòng luôn tự hỏi: “Phải chăng theo Chúa là một cái tội? Tại Sao chính quyền tỉnh Sơn La phải tốn nhiều công sức và tiền của dân như thế để chỉ làm một việc ngăn cản không cho dân sống an bình? Có một nhà nước khác ở Sơn La đang đi ngược lại dòng chảy của thời cuộc, ngược lại hành trình cả một dân tộc, một dân tộc luôn biết tôn trọng phẩm giá con người? Có một Sơn La bất chấp dư luận và bất chấp cả sự chỉ đạo của chính quyền Trung ương? Tự do ở đâu? Hoà bình ở đâu? Hạnh phúc ở đâu? Ở đâu... với người công giáo Sơn La thì không hề có.
Anh bạn tôi, sau khi chứng kiến những cảnh bắt bớ, đàn áp này đã thốt lên: “Ông ơi có lẽ tôi nhìn nhầm! Cái thông tư của Thủ tướng có khi là Thông tư cấm đạo đấy???”
26/12/2007
Hà Thạch