pasta
01-01-2008, 08:33 PM
Chim Mồi Ngày Ấy
Nguyễn Thị Mây
Thuở đó, quê tôi còn hoang dã và nghèo nàn. Có nhiều rừng cây mà cũng lắm mương xẻo. Đất rộng, người thưa. Âm u, trầm uất đã tô vẽ con đường đến trường của tôi nhiều sắc màu độc đáo.
Tôi học ở một ngôi trường nhỏ nhưng rất đẹp. Muốn đến trường, tôi phải chọn một trong hai lối. Một là đường cái tráng nhựa, dọc theo dãy phố có nhiều hiệu chạp phô của người Hoa. Nhưng tôi sợ cái bót có rào mấy vòng kẻm gai và chông chênh phía trước một chuồng cu cao lêu nghêu. Bên trong, một người lính bồng súng, nhìn ra bốn phía như một vị ác thần canh giữ nơi bí hiểm. Hai là con đường đất ngoằn ngoèo, luồn lỏi giữa rừng cây, rồi tới con xẻo to, có một cây cầu khi mà tay vịn ngả nghiêng về một phía, huốt tầm tay với. Gặp lúc mưa dầm lại nhằm con nước lớn thì lũ học trò chúng tôi đứa nào cũng khiếp. Dưới xẻo, dòng nước đục ngầu chảy xiết sẵn sàng cuốn phăng, nhận chìm mọi thứ. Qua cầu là tới một ngôi chùa cổ kính và uy nghiêm của người Khơme với những ngọn tháp xám xịt, rờn rợn tượng thần bốn mặt, nhiều tay. Tiếp đó là bệnh viện có hàng rào cẩn thận nhưng lại chừa cái nhà xác bên ngoài. Vốn sợ ma, vừa thấy dạng nhà xác, đứa nào cũng lột dép cầm tay, co giò phóng như bay đến trường cách đó không xa.
Con đường vòng xa lắc, đủ thứ rắc rối thế mà chúng tôi lại thích. Bởi vì chúng tôi đã gặp một người bạn đường to con, lớn tuổi hơn đôi chút, là anh Thao. Anh Thao cũng đi dọc con đường ấy để ? nhặt củi khô. Như hẹn trước, tôi và mấy đứa bạn cùng xóm vừa rẽ vào lối mòn thì anh cũng lầm lũi đi tới. Chúng tôi làm quen và thân thiết chóng vánh. Anh cho biết quê mình xa tít ngoài Trung, cha anh đã chết vì bệnh, mẹ con anh trôi dạt đến lúc gặp người cha kế mới ổn. Chúng tôi rủ anh đi học, anh bảo: Nhà nghèo lắm, chưa dám nghĩ tới. Khi nào khá, sẽ đi học ngay.
Anh thường đưa chúng tôi đến tận cổng. Tan học,về đến chỗ nhà xác đã thấy anh đứng đón. Thấy chúng tôi sợ sệt, anh cười bảo: Người chết là hết! Có làm gì được mình đâu mà sợ? Chúng tôi cảm thấy an tâm hẳn. Nhờ anh, chúng tôi thấy được cái tốt ẩn hiện dọc đường. Như khi cùng ghé lại cái khạp nước mưa đặt bên hông chùa, chúng tôi thả dàn uống những bát nước mưa ngọt lịm thì sau đó anh Thao thường chạy vào chùa, rồi khệ nệ khuân một thùng nước đầy, đổ vào khạp. Anh giải thích rằng người lỡ đường đến sau có sẵn nước uống mà không mất công các sư nặng nhọc. Anh còn bày cách cho chúng tôi biết vui khi vất vả nữa. Anh bảo khi vác bao củi nặng, anh tưởng tượng là bao gạo thì cảm thấy nhẹ liền.
Ngày mưa nào anh cũng chờ chúng tôi. Anh cõng từng đứa qua cầu rồi mới vác bao củi qua sau rốt. Một lần, không hiểu vì lạnh hay mệt mà anh té xuống xẻo. Anh bơi được vào bờ nhưng bao củi chìm mất. Từ hôm đó không thấy anh đi nhặt củi khô nữa. Lạ một điều, mỗi khi trời mưa, nhằm lúc tan học thì lại thấy anh tới chỗ cầu khỉ để cõng từng đứa qua. Lúc ấy, dưới cơn gió quật, ôm chặt vai anh, chúng tôi vẫn cảm thấy ấm áp, an toàn.
Một hôm, tôi thay chị đem cơm cho mẹ bán hàng ở nhà lồng chợ. Gần đó có một nhóm cờ bạc. Người đàn ông làm cái có khuôn mặt dữ dằn và xảo trả. Ông ta xào, ném ba lá bài gồm một hình thằng tây và hai lá toàn nút một cách lão luyện, mồm không dứt: "Đặt vô, đặt vô! Bà con ơi!" Có một người đàn bà đang hồi hộp nhìn một cậu bé chơi bài và luôn chọn đúng lá có hình thằng tây. Tôi suýt kêu lên: "Anh Thao!" Thấy anh gom tiền, người đàn bà động lòng tham, cũng ngồi thụp xuống tham gia. Lạ quá! Bây giờ, anh bắt đầu thua. Tiền của anh và bà nọ cứ bị gom vào túi người làm cái. Khi chị ta đứng lên, vét hết số tiền còn lại thì khuôn mặt anh Thao bỗng bừng đỏ. Anh ngần ngừ khi đặt tiền xuống lá bài. Lần này, cả hai được trúng. Chợt người làm cái đứng phắt dậy, kêu lên: "Lính tới!" rồi bỏ chạy. Ngơ ngác nhìn quanh, như hiểu ra điều gì người đàn bà lủi vào đám đông mua bán. Gã làm cái trở lại ngay. Hắn túm lấy anh Thao đánh, đấm túi bụi, miệng hầm hừ: "Phản nè?! Thằng chó đẻ. Bữa nay tao bỏ đói mẹ con mày. Thử xem có ai tội nghiệp không? Đói rả họng mà còn nhân đạo! Hứ?". Hắn phun một bãi nước miếng vào mặt anh, rồi bỏ đi.
Nhìn anh đưa tay quệt nước mắt lẫn nước bọt mồm, tôi bật khóc. Quay sang, thấy tôi, anh thảng thốt mấy giây rồi lẳng lặng bỏ đi. Mẹ tôi nhìn theo, lắc đầu: "Tội nghiệp! Thằng chim mồi ngày nào cũng bị cha ghẻ đánh!" Chạnh nhớ cảnh mình, mẹ vuốt tóc tôi, bảo: "Con thấy chưa! Đâu phải ai mồ côi cha cũng ăn cơm với cá đâu! Phải ráng học nghe con!"
Từ đó, tôi không gặp lại anh nữa. Nhưng không bao giờ tôi quên được anh, người đã khiến cho tâm hồn tôi trở nên phong phú, với những ký ức tuổi thơ thấm đẩm mật ngọt nhân ái, bao dung. Chính anh đã cho tôi một niềm tin: dù nghèo khổ, ta vẫn có thể làm cho người khác nể phục!
:idea:
Nguyễn Thị Mây
Thuở đó, quê tôi còn hoang dã và nghèo nàn. Có nhiều rừng cây mà cũng lắm mương xẻo. Đất rộng, người thưa. Âm u, trầm uất đã tô vẽ con đường đến trường của tôi nhiều sắc màu độc đáo.
Tôi học ở một ngôi trường nhỏ nhưng rất đẹp. Muốn đến trường, tôi phải chọn một trong hai lối. Một là đường cái tráng nhựa, dọc theo dãy phố có nhiều hiệu chạp phô của người Hoa. Nhưng tôi sợ cái bót có rào mấy vòng kẻm gai và chông chênh phía trước một chuồng cu cao lêu nghêu. Bên trong, một người lính bồng súng, nhìn ra bốn phía như một vị ác thần canh giữ nơi bí hiểm. Hai là con đường đất ngoằn ngoèo, luồn lỏi giữa rừng cây, rồi tới con xẻo to, có một cây cầu khi mà tay vịn ngả nghiêng về một phía, huốt tầm tay với. Gặp lúc mưa dầm lại nhằm con nước lớn thì lũ học trò chúng tôi đứa nào cũng khiếp. Dưới xẻo, dòng nước đục ngầu chảy xiết sẵn sàng cuốn phăng, nhận chìm mọi thứ. Qua cầu là tới một ngôi chùa cổ kính và uy nghiêm của người Khơme với những ngọn tháp xám xịt, rờn rợn tượng thần bốn mặt, nhiều tay. Tiếp đó là bệnh viện có hàng rào cẩn thận nhưng lại chừa cái nhà xác bên ngoài. Vốn sợ ma, vừa thấy dạng nhà xác, đứa nào cũng lột dép cầm tay, co giò phóng như bay đến trường cách đó không xa.
Con đường vòng xa lắc, đủ thứ rắc rối thế mà chúng tôi lại thích. Bởi vì chúng tôi đã gặp một người bạn đường to con, lớn tuổi hơn đôi chút, là anh Thao. Anh Thao cũng đi dọc con đường ấy để ? nhặt củi khô. Như hẹn trước, tôi và mấy đứa bạn cùng xóm vừa rẽ vào lối mòn thì anh cũng lầm lũi đi tới. Chúng tôi làm quen và thân thiết chóng vánh. Anh cho biết quê mình xa tít ngoài Trung, cha anh đã chết vì bệnh, mẹ con anh trôi dạt đến lúc gặp người cha kế mới ổn. Chúng tôi rủ anh đi học, anh bảo: Nhà nghèo lắm, chưa dám nghĩ tới. Khi nào khá, sẽ đi học ngay.
Anh thường đưa chúng tôi đến tận cổng. Tan học,về đến chỗ nhà xác đã thấy anh đứng đón. Thấy chúng tôi sợ sệt, anh cười bảo: Người chết là hết! Có làm gì được mình đâu mà sợ? Chúng tôi cảm thấy an tâm hẳn. Nhờ anh, chúng tôi thấy được cái tốt ẩn hiện dọc đường. Như khi cùng ghé lại cái khạp nước mưa đặt bên hông chùa, chúng tôi thả dàn uống những bát nước mưa ngọt lịm thì sau đó anh Thao thường chạy vào chùa, rồi khệ nệ khuân một thùng nước đầy, đổ vào khạp. Anh giải thích rằng người lỡ đường đến sau có sẵn nước uống mà không mất công các sư nặng nhọc. Anh còn bày cách cho chúng tôi biết vui khi vất vả nữa. Anh bảo khi vác bao củi nặng, anh tưởng tượng là bao gạo thì cảm thấy nhẹ liền.
Ngày mưa nào anh cũng chờ chúng tôi. Anh cõng từng đứa qua cầu rồi mới vác bao củi qua sau rốt. Một lần, không hiểu vì lạnh hay mệt mà anh té xuống xẻo. Anh bơi được vào bờ nhưng bao củi chìm mất. Từ hôm đó không thấy anh đi nhặt củi khô nữa. Lạ một điều, mỗi khi trời mưa, nhằm lúc tan học thì lại thấy anh tới chỗ cầu khỉ để cõng từng đứa qua. Lúc ấy, dưới cơn gió quật, ôm chặt vai anh, chúng tôi vẫn cảm thấy ấm áp, an toàn.
Một hôm, tôi thay chị đem cơm cho mẹ bán hàng ở nhà lồng chợ. Gần đó có một nhóm cờ bạc. Người đàn ông làm cái có khuôn mặt dữ dằn và xảo trả. Ông ta xào, ném ba lá bài gồm một hình thằng tây và hai lá toàn nút một cách lão luyện, mồm không dứt: "Đặt vô, đặt vô! Bà con ơi!" Có một người đàn bà đang hồi hộp nhìn một cậu bé chơi bài và luôn chọn đúng lá có hình thằng tây. Tôi suýt kêu lên: "Anh Thao!" Thấy anh gom tiền, người đàn bà động lòng tham, cũng ngồi thụp xuống tham gia. Lạ quá! Bây giờ, anh bắt đầu thua. Tiền của anh và bà nọ cứ bị gom vào túi người làm cái. Khi chị ta đứng lên, vét hết số tiền còn lại thì khuôn mặt anh Thao bỗng bừng đỏ. Anh ngần ngừ khi đặt tiền xuống lá bài. Lần này, cả hai được trúng. Chợt người làm cái đứng phắt dậy, kêu lên: "Lính tới!" rồi bỏ chạy. Ngơ ngác nhìn quanh, như hiểu ra điều gì người đàn bà lủi vào đám đông mua bán. Gã làm cái trở lại ngay. Hắn túm lấy anh Thao đánh, đấm túi bụi, miệng hầm hừ: "Phản nè?! Thằng chó đẻ. Bữa nay tao bỏ đói mẹ con mày. Thử xem có ai tội nghiệp không? Đói rả họng mà còn nhân đạo! Hứ?". Hắn phun một bãi nước miếng vào mặt anh, rồi bỏ đi.
Nhìn anh đưa tay quệt nước mắt lẫn nước bọt mồm, tôi bật khóc. Quay sang, thấy tôi, anh thảng thốt mấy giây rồi lẳng lặng bỏ đi. Mẹ tôi nhìn theo, lắc đầu: "Tội nghiệp! Thằng chim mồi ngày nào cũng bị cha ghẻ đánh!" Chạnh nhớ cảnh mình, mẹ vuốt tóc tôi, bảo: "Con thấy chưa! Đâu phải ai mồ côi cha cũng ăn cơm với cá đâu! Phải ráng học nghe con!"
Từ đó, tôi không gặp lại anh nữa. Nhưng không bao giờ tôi quên được anh, người đã khiến cho tâm hồn tôi trở nên phong phú, với những ký ức tuổi thơ thấm đẩm mật ngọt nhân ái, bao dung. Chính anh đã cho tôi một niềm tin: dù nghèo khổ, ta vẫn có thể làm cho người khác nể phục!
:idea: