delta
01-04-2008, 03:37 PM
Trần Tiến
http://i214.photobucket.com/albums/cc72/delta38_1/TranTien_1.jpg
Sưu Tầm
Tôi gặp anh mấy lần, nhưng thực sự được hầu chuyện cùng anh thì chưa có lần nào. Có thể vì tôi ngại, ngại cái gốc gác của mình, ngại cả cái gốc gác của anh. Đời vẫn thế, vẫn có những chướng ngại ngăn cản con người đến với nhau một cách chân thành...
Nếu ai hỏi tôi có ấn tượng thế nào về anh, chắc tôi phải bật cười vì khó bắt đầu quá. Thôi thì để tôi kể chuyện cho mọi người nghe, rồi từ đó mọi người có thể tự mình rút ra kết luận, vậy đỡ hơn cho tôi.
Ở cái chợ trời chuyên giao dịch đồ "xoáy" đó, người ta dậy sớm lắm. Kẻ thì phải dọn hàng, người vì không ngủ được, còn đám trẻ thì vì ham vui, dậy sớm lăng xăng giúp người lớn dọn dẹp sửa soạn hàng họ cho một ngày mới. Tôi là một trong số đó, giúp chị tôi dọn hàng buổi sớm. Một người đàn ông to khỏe lao vào như một cơn lốc, mang theo cả cái rờn rợn của buổi mai. Rậm râu, khoác áo bộ đội bạc màu, anh hỏi tìm mấy cái mền dù (poncho)cũ, tàn tích của chiến tranh. Chị tôi khèo nhẹ vào tay tôi, "Trần Tiến! " Tôi tự dưng giật mình vì tò mò, và bắt đầu quan sát người đàn ông la. Cái tên của anh đã nổi đình nổi đám từ mấy năm nay, bắt đầu từ sự ra đời của mấy ca khúc "Hứng", và Mặt Trời Bé Con. Tôi cũng đã đi nghe anh hát vài lần, nhưng tuyệt nhiên không nhận ra (hay không tin)người đàn ông trước mặt. Đặc điểm "nổi bật" nhất của Trần Tiến là... hàm răng, xin miễn triển khai vì eo ôi... Kế đến là lối nói chuyện. Giọng Bắc Hà Nội tiêu chuẩn, không có gì đáng nói. Cái đáng nói là cái "phong thái" gây nhiều ngạc nhiên. Không như những ca khúc của anh, nhẹ nhàng, có một chút duyên dáng, tư lự, anh ở ngoài đời ào ào như một người... lính. Mà nghe nói, anh đã từng là một người lính, thảo nào anh chẳng viết thật nhiều về những người lính, bạn anh...
*****
Anh đi rồi, ông anh rể tôi nhìn mặt tôi ngẩn ngơ mà bật cười khùng khục, "bộ thất vọng hở? " "Không hẳn, chỉ có chút ngạc nhiên!" "Ngạc nhiên vì ổng ở dơ quá hở, nghệ sĩ ấy mà, ai mà chẳng có chút quái dị, thành thử mới có cảm hứng. " Tôi ráng chống chế, "đâu có phải, em nghe nói nhiều người sạch sẽ lắm mà. " Ông anh phá ra cười, "vậy anh không biết, những người anh biết, thấy ai cũng có vẻ xơ xác, dơ dáy. Lê Uyên Phương nè, râu cùng tóc, cùng trang phục. Trịnh Công Sơn nè. Còn cái ông Trần Quang Lộc, thấy cái xe đạp là biết, hề hề! " "Anh nói Trịnh Công Sơn không sạch sẽ hở? " "Anh không nói vậy, anh chỉ nói nơi ở của Trịnh Công Sơn chỉ sạch sẽ lên khi có bóng những người phụ nữ tới lui... "
Tôi im lặng, trong đầu bỗng hình thành một ý tưởng mới. Không lâu sau đó, tôi có dịp gặp anh Sơn. Không đến nỗi như tưởng tượng, mà cũng phải, hút thuốc như cái đầu máy xe lửa, uống rượu tì tì, giấy tờ vương vãi, chắc là cuộc sống của một người đàn ông độc thân nên là như vậy! Mà đang nói chuyện Trần Tiến ấy mà, quay trở lại cái đã...
Có một thưở, thiên hạ nói Trần Tiến là người nhạc sĩ của... dòng sông. Hầu hết trong các ca khúc anh viết, lúc nào cũng có bóng dáng một dòng sông. Hồng Hà! Anh sinh ra bên dòng sông Hồng, mang nặng hình ảnh con sông đỏ quạch phù sa mỗi mùa nước lớn. Để trên bước đường du ca của mình, anh vẫn thích viết về những dòng sông. Nhưng con đường "nghệ thuật" của anh cũng không phải được trải thảm đỏ, cho dù có ông anh là một tên tuổi lớn. Lúc đầu, với những "Mùa Xuân Gọi" và "Thành Phố Trẻ", người nghe chỉ đón nhận một cách e dè, cho dù trong nét nhạc của anh có những đột phá mới lạ. Nhưng sau đó, với những "Vết Chân Tròn Trên Cát", "Mặt Trời Bé Con", "Tùy Hứng Lý Qua Cầu", anh đã tự khẳng định mình. Nói rằng nét nhạc Trần Tiến có vương chút dân ca cũng chẳng phải là quá lời. Vì cái âm điệu anh viết, có chút gì đậm đà mà mộc mạc tình quê, có chút gì duyên dáng mà trầm mặc của những bài ca dao, và có những tuồng tích rất gần với người dân nghèo lam lũ. Những chuyện con sáo sang sông, những điệu lý câu hò, những cô Tấm cô Xít, những hàng me qua thành phố, những bến sông quê, và những chiếc cầu lắt lẻo điệu hò, phải ở đâu nếu không từ những mảnh đời thường mà hiện ra.
Một hôm, tôi được vé đi xem anh biểu diễn. Lần đó tôi còn nhớ, anh có hát "Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng". Bài hát phỏng theo thơ Hoàng Cầm, nhưng lại phục vụ mục đích... kế hoạch hóa gia đình. Anh bắt đầu bằng hai câu ca dao "bướm vàng đậu nhánh mù u, lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn" Giọng anh mạnh lắm, lại thích luyến láy, hợp với cái giai điệu của bài hát lắm. "Bướm vàng đã đậu nhánh mù u rồi, lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn... " Chao ơi, cái cách nhấn chữ "làm gì", cọng với cái cách phát âm chữ "gì" rất Bắc, rất Hà Nội, làm tôi không dưng mà rợn người. Rồi anh hát "Mặt Trời Bé Con", kể về một lần đi hát, có em bé leo ngọn cây chui hậu trường xem lén, có cơn mưa đổ trong đêm, để anh ngẫu hứng viết thêm một đoạn thứ ba cho ca khúc vốn đã rất phổ biến vào lúc đó...
"Ngày bé, vé không có, chẳng ai cho
tôi vẫn thường trộm nghe
Nhà bên, có anh lính rời xa quê
vẫn chơi đàn rất khuya...
Trời mưa quá em ơi
bài ca ướt mất rồi
còn đâu
Còn mưa đến bao lâu
mà sao em vẫn chờ
vẫn đợi
Hạnh phúc quá đơn sơ
đời tôi đâu có ngờ
từng đêm em vẫn chờ
vẫn chờ đợi dưới mưa
Hạnh phúc vốn đơn sơ
Đừng quên các em thơ
ngày đêm vẫn ngóng chờ -
Những mặt trời bé thơ "
Người ta yêu cầu anh hát lại, và đến một lúc nào đó, cả mọi người cùng hát theo. Anh huýt sáo miệng, đệm vào những đoạn chuyển, rồi bỗng không thể huýt sáo nữa. Anh cúi đầu dường như muốn khóc. Và từ những đêm như thế, anh tìm ra một hướng đi mới cho riêng mình. Trong mấy năm ròng rã, anh đi hát nhiều nơi, và tiền thu được, anh gởi tặng cho trẻ em trong các trường mồ côi, các đoàn thể từ thiện giúp trẻ em. Tôi đâm ra kính trọng anh từ đó!
Ở giai đoạn này, tìm một người nhạc sĩ có tài, lại phù hợp những "tiêu chuẩn" quan trọng kiểu Trần Tiến, coi bộ hiếm. Nên anh được các đơn vị, các ngành, các tỉnh thành đặt hàng liên tục, thế là cứ tha hồ mà "du ca". Những ca khúc theo nhau ra đời, và trong số đó, anh viết và hát rất nhiều những ca khúc mà ở Mỹ, người ta xếp vào dạng "story teller" Viết mãi về những cảnh đời và những điều tai nghe mắt thấy, anh trở nên "hiện thực" đến lì lợm. Người ta thuê anh viết nhạc cho họ, anh nhận tiền và quay qua viết nhạc châm chích. Những bài hát viết về ngành Đông lạnh, Hải Quan, Đường biển được giới thiệu cho quần chúng, những buổi trình diễn bỏ túi đầy khán giả, anh cùng Lưu Quang Vũ thời đó trở thành hai tên tuổi lớn chuyên châm chích tệ nạn xã hội đương thời. Và người nghe, trong khi không thể làm gì được, nghe anh hát bằng sự thích thú, và đón nhận anh bằng cả tấm lòng.
Rồi Lưu Quang Vũ mất, anh cũng im lặng. Tôi gặp lại anh, bấy giờ đã là một người bạn của anh Sơn. Họ giống nhau ở cái chỗ... uống rượu. Họ kính nhau ở cái nét nhạc, và ở những cảm xúc chỉ dành cho những người dân đen vô tội hơn là cho những nhân vật nắm quyền sinh sát trong tay...
Hôm nay tôi lại nghe anh hát trong cái đĩa nhạc này. Giọng anh trầm hơn, tha thiết hơn, và dễ nhận thấy là yếu hơn rất nhiều. Nghe nói, anh đã phải vào viện chữa bệnh. Người ta còn nói, đó là hậu quả của rượu. Thế là từ anh Sơn, tới anh, ai cũng là tri kỷ và là nạn nhân của rượu. Và tôi cũng hơi rét, nhưng nghĩ lại thì bỗng nghe lòng mình chợt ấm. Cũng có những lúc, người ta muốn nghe lòng mình thơ thới, người ta muốn được sống với chính mình, và quên hết những muộn phiền đang giăng mắc ở đâu đây.
http://i214.photobucket.com/albums/cc72/delta38_1/TranTien_1.jpg
Sưu Tầm
Tôi gặp anh mấy lần, nhưng thực sự được hầu chuyện cùng anh thì chưa có lần nào. Có thể vì tôi ngại, ngại cái gốc gác của mình, ngại cả cái gốc gác của anh. Đời vẫn thế, vẫn có những chướng ngại ngăn cản con người đến với nhau một cách chân thành...
Nếu ai hỏi tôi có ấn tượng thế nào về anh, chắc tôi phải bật cười vì khó bắt đầu quá. Thôi thì để tôi kể chuyện cho mọi người nghe, rồi từ đó mọi người có thể tự mình rút ra kết luận, vậy đỡ hơn cho tôi.
Ở cái chợ trời chuyên giao dịch đồ "xoáy" đó, người ta dậy sớm lắm. Kẻ thì phải dọn hàng, người vì không ngủ được, còn đám trẻ thì vì ham vui, dậy sớm lăng xăng giúp người lớn dọn dẹp sửa soạn hàng họ cho một ngày mới. Tôi là một trong số đó, giúp chị tôi dọn hàng buổi sớm. Một người đàn ông to khỏe lao vào như một cơn lốc, mang theo cả cái rờn rợn của buổi mai. Rậm râu, khoác áo bộ đội bạc màu, anh hỏi tìm mấy cái mền dù (poncho)cũ, tàn tích của chiến tranh. Chị tôi khèo nhẹ vào tay tôi, "Trần Tiến! " Tôi tự dưng giật mình vì tò mò, và bắt đầu quan sát người đàn ông la. Cái tên của anh đã nổi đình nổi đám từ mấy năm nay, bắt đầu từ sự ra đời của mấy ca khúc "Hứng", và Mặt Trời Bé Con. Tôi cũng đã đi nghe anh hát vài lần, nhưng tuyệt nhiên không nhận ra (hay không tin)người đàn ông trước mặt. Đặc điểm "nổi bật" nhất của Trần Tiến là... hàm răng, xin miễn triển khai vì eo ôi... Kế đến là lối nói chuyện. Giọng Bắc Hà Nội tiêu chuẩn, không có gì đáng nói. Cái đáng nói là cái "phong thái" gây nhiều ngạc nhiên. Không như những ca khúc của anh, nhẹ nhàng, có một chút duyên dáng, tư lự, anh ở ngoài đời ào ào như một người... lính. Mà nghe nói, anh đã từng là một người lính, thảo nào anh chẳng viết thật nhiều về những người lính, bạn anh...
*****
Anh đi rồi, ông anh rể tôi nhìn mặt tôi ngẩn ngơ mà bật cười khùng khục, "bộ thất vọng hở? " "Không hẳn, chỉ có chút ngạc nhiên!" "Ngạc nhiên vì ổng ở dơ quá hở, nghệ sĩ ấy mà, ai mà chẳng có chút quái dị, thành thử mới có cảm hứng. " Tôi ráng chống chế, "đâu có phải, em nghe nói nhiều người sạch sẽ lắm mà. " Ông anh phá ra cười, "vậy anh không biết, những người anh biết, thấy ai cũng có vẻ xơ xác, dơ dáy. Lê Uyên Phương nè, râu cùng tóc, cùng trang phục. Trịnh Công Sơn nè. Còn cái ông Trần Quang Lộc, thấy cái xe đạp là biết, hề hề! " "Anh nói Trịnh Công Sơn không sạch sẽ hở? " "Anh không nói vậy, anh chỉ nói nơi ở của Trịnh Công Sơn chỉ sạch sẽ lên khi có bóng những người phụ nữ tới lui... "
Tôi im lặng, trong đầu bỗng hình thành một ý tưởng mới. Không lâu sau đó, tôi có dịp gặp anh Sơn. Không đến nỗi như tưởng tượng, mà cũng phải, hút thuốc như cái đầu máy xe lửa, uống rượu tì tì, giấy tờ vương vãi, chắc là cuộc sống của một người đàn ông độc thân nên là như vậy! Mà đang nói chuyện Trần Tiến ấy mà, quay trở lại cái đã...
Có một thưở, thiên hạ nói Trần Tiến là người nhạc sĩ của... dòng sông. Hầu hết trong các ca khúc anh viết, lúc nào cũng có bóng dáng một dòng sông. Hồng Hà! Anh sinh ra bên dòng sông Hồng, mang nặng hình ảnh con sông đỏ quạch phù sa mỗi mùa nước lớn. Để trên bước đường du ca của mình, anh vẫn thích viết về những dòng sông. Nhưng con đường "nghệ thuật" của anh cũng không phải được trải thảm đỏ, cho dù có ông anh là một tên tuổi lớn. Lúc đầu, với những "Mùa Xuân Gọi" và "Thành Phố Trẻ", người nghe chỉ đón nhận một cách e dè, cho dù trong nét nhạc của anh có những đột phá mới lạ. Nhưng sau đó, với những "Vết Chân Tròn Trên Cát", "Mặt Trời Bé Con", "Tùy Hứng Lý Qua Cầu", anh đã tự khẳng định mình. Nói rằng nét nhạc Trần Tiến có vương chút dân ca cũng chẳng phải là quá lời. Vì cái âm điệu anh viết, có chút gì đậm đà mà mộc mạc tình quê, có chút gì duyên dáng mà trầm mặc của những bài ca dao, và có những tuồng tích rất gần với người dân nghèo lam lũ. Những chuyện con sáo sang sông, những điệu lý câu hò, những cô Tấm cô Xít, những hàng me qua thành phố, những bến sông quê, và những chiếc cầu lắt lẻo điệu hò, phải ở đâu nếu không từ những mảnh đời thường mà hiện ra.
Một hôm, tôi được vé đi xem anh biểu diễn. Lần đó tôi còn nhớ, anh có hát "Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng". Bài hát phỏng theo thơ Hoàng Cầm, nhưng lại phục vụ mục đích... kế hoạch hóa gia đình. Anh bắt đầu bằng hai câu ca dao "bướm vàng đậu nhánh mù u, lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn" Giọng anh mạnh lắm, lại thích luyến láy, hợp với cái giai điệu của bài hát lắm. "Bướm vàng đã đậu nhánh mù u rồi, lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn... " Chao ơi, cái cách nhấn chữ "làm gì", cọng với cái cách phát âm chữ "gì" rất Bắc, rất Hà Nội, làm tôi không dưng mà rợn người. Rồi anh hát "Mặt Trời Bé Con", kể về một lần đi hát, có em bé leo ngọn cây chui hậu trường xem lén, có cơn mưa đổ trong đêm, để anh ngẫu hứng viết thêm một đoạn thứ ba cho ca khúc vốn đã rất phổ biến vào lúc đó...
"Ngày bé, vé không có, chẳng ai cho
tôi vẫn thường trộm nghe
Nhà bên, có anh lính rời xa quê
vẫn chơi đàn rất khuya...
Trời mưa quá em ơi
bài ca ướt mất rồi
còn đâu
Còn mưa đến bao lâu
mà sao em vẫn chờ
vẫn đợi
Hạnh phúc quá đơn sơ
đời tôi đâu có ngờ
từng đêm em vẫn chờ
vẫn chờ đợi dưới mưa
Hạnh phúc vốn đơn sơ
Đừng quên các em thơ
ngày đêm vẫn ngóng chờ -
Những mặt trời bé thơ "
Người ta yêu cầu anh hát lại, và đến một lúc nào đó, cả mọi người cùng hát theo. Anh huýt sáo miệng, đệm vào những đoạn chuyển, rồi bỗng không thể huýt sáo nữa. Anh cúi đầu dường như muốn khóc. Và từ những đêm như thế, anh tìm ra một hướng đi mới cho riêng mình. Trong mấy năm ròng rã, anh đi hát nhiều nơi, và tiền thu được, anh gởi tặng cho trẻ em trong các trường mồ côi, các đoàn thể từ thiện giúp trẻ em. Tôi đâm ra kính trọng anh từ đó!
Ở giai đoạn này, tìm một người nhạc sĩ có tài, lại phù hợp những "tiêu chuẩn" quan trọng kiểu Trần Tiến, coi bộ hiếm. Nên anh được các đơn vị, các ngành, các tỉnh thành đặt hàng liên tục, thế là cứ tha hồ mà "du ca". Những ca khúc theo nhau ra đời, và trong số đó, anh viết và hát rất nhiều những ca khúc mà ở Mỹ, người ta xếp vào dạng "story teller" Viết mãi về những cảnh đời và những điều tai nghe mắt thấy, anh trở nên "hiện thực" đến lì lợm. Người ta thuê anh viết nhạc cho họ, anh nhận tiền và quay qua viết nhạc châm chích. Những bài hát viết về ngành Đông lạnh, Hải Quan, Đường biển được giới thiệu cho quần chúng, những buổi trình diễn bỏ túi đầy khán giả, anh cùng Lưu Quang Vũ thời đó trở thành hai tên tuổi lớn chuyên châm chích tệ nạn xã hội đương thời. Và người nghe, trong khi không thể làm gì được, nghe anh hát bằng sự thích thú, và đón nhận anh bằng cả tấm lòng.
Rồi Lưu Quang Vũ mất, anh cũng im lặng. Tôi gặp lại anh, bấy giờ đã là một người bạn của anh Sơn. Họ giống nhau ở cái chỗ... uống rượu. Họ kính nhau ở cái nét nhạc, và ở những cảm xúc chỉ dành cho những người dân đen vô tội hơn là cho những nhân vật nắm quyền sinh sát trong tay...
Hôm nay tôi lại nghe anh hát trong cái đĩa nhạc này. Giọng anh trầm hơn, tha thiết hơn, và dễ nhận thấy là yếu hơn rất nhiều. Nghe nói, anh đã phải vào viện chữa bệnh. Người ta còn nói, đó là hậu quả của rượu. Thế là từ anh Sơn, tới anh, ai cũng là tri kỷ và là nạn nhân của rượu. Và tôi cũng hơi rét, nhưng nghĩ lại thì bỗng nghe lòng mình chợt ấm. Cũng có những lúc, người ta muốn nghe lòng mình thơ thới, người ta muốn được sống với chính mình, và quên hết những muộn phiền đang giăng mắc ở đâu đây.