Dan Lee
01-06-2008, 02:10 AM
LỄ HIỂN LINH (Bài đọc 1: Is 60, 1-6; Bài đọc 2: Ep 3, 2-3a. 5-6, Tin Mừng: Mt 2, 1-12)
Bài 1: Thiên Chúa tỏ mình
Nếu có dịp làm hay quan sát các hang đá, chúng ta thấy rằng không có hang đá nào giống hang đá nào. Điều làm cho các hang đá này khác nhau là do cách trang trí của những người làm hang đá. Có những hang đá to lớn, với những thác nước nhân tạo cùng với nhiều đèn chớp lộng lẫy, nhưng cũng có những hang đá thật đơn sơ với một vài phiến đá, gốc cây. Tuy nhiên, có một điều mà không một hang đá nào lại không có, đó là các ngôi sao. Và một trong số các ngôi sao ấy lại có một ngôi sao có một cái đuôi sáng hướng về hang đá, nơi Hài Nhi Giêsu được sinh ra. Như thế, một cách mặc nhiên, ngôi sao đã trở nên biểu tượng cho mùa Giáng Sinh, một dấu chỉ cho người ta nhận biết nơi Chúa sinh ra.
Các ngôi sao không những là dấu chỉ cho chúng ta hôm nay biết rằng đã đến mùa Giáng Sinh, nhưng ngay từ đầu, cũng chính các ngôi sao đã báo tin và dẫn đường cho các đạo sĩ đại diện cho muôn dân đến thờ lạy Con Thiên Chúa mới sinh ra đời.
1. Thiên Chúa đến với nhân loại:
Với việc cho Con Thiên Chúa Nhập Thể và Giáng Sinh, Thiên Chúa đã thực hiện trọn vẹn lời Người đã hứa với các tổ phụ. Do đó, đúng ra đây phải là một niềm vui mừng trọng đại cho toàn thể dân Do Thái, và họ phải hân hoan chào đón ngày Đấng Messia đến, vì từ đây niềm hy vọng từ bao đời của họ đã trở thành hiện thực. Con Thiên Chúa đã xuất hiện để giải thoát họ khỏi ách thống trị của tội lỗi, đưa họ đến với ánh sáng ban sự sống. Ánh sáng mà ngôn sứ Isaia đã loan báo trước đó hơn 500 năm: “Hãy đứng lên, hãy toả sáng, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi”. Sự xuất hiện của Chúa sẽ đem lại một ánh sáng rực rỡ phá tan mọi bóng tối của tội lỗi và sự chết, đem lại cho những ai tin tưởng nơi Ngài một sự sống mới, như lời ngôn sứ Isaia: “Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi”.
Thế nhưng, vào ngày Con Chúa ra đời, Ngài đã không được dân Ngài đón tiếp. Họ đã từ chối Ngài, khiến Ngài phải sinh ra trong một nơi ở tồi tàn của súc vật, thật đúng như lời Gioan nói: “Ngài đã đến nơi nhà của Ngài, mà người nhà đã không tiếp nhận Ngài” (Ga 1, 11). Và do bởi sự từ chối của dân Chúa, Tin mừng giờ đây đã được ban cho dân ngoại, mà ba đạo sĩ từ Phương Đông xa xôi là đại diện, như lời báo trước của ngôn sứ Isaia: “Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi”. Thật là trớ trêu, những người dân ngoại lại đến hỏi dân Do thái về vị vua mới sinh của chính dân Do thái, trong khi dân Do Thái lại đang chối từ: “Vua Do Thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông Phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”. Như thế, với sự Giáng Sinh của con Thiên Chúa, ơn cứu độ không còn bị giới hạn bởi một dân tộc, một miền đất nào nữa, nhưng được ban cho hết mọi người. Kể cả những người mà dân Do thái cho là dân ngoại, thì chính họ giờ đây, lại trở thành một trong những người đầu tiên đến để thờ lạy Con Thiên Chúa.
Đây quả thực là một mầu nhiệm của Thiên Chúa, mầu nhiệm của tình yêu, một tình yêu không biên giới, không phân biệt, một tình yêu dành cho hết mọi người, và cho từng người chúng ta. Thánh Phaolô cũng xác tín điều đó trên bước đường rao giảng Tin mừng của Ngài khi nói: “Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mặc khải, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết”.
2. Bước đường con người đến với Thiên Chúa:
Tình yêu của Thiên Chúa thì bao la và không giới hạn đã được ban sẵn cho con người chúng ta. Tuy nhiên, để đón nhận được ơn đó, mỗi người chúng ta cần đóng góp phần của mình. Ơn Chúa cũng giống như trời mưa, nước đã sẵn, nhưng nếu muốn có nước, chúng ta lắp đặt máng xối để hứng thì mới có nước. Chúng ta có thể học được nơi ba vị đạo sĩ trong bài Tin mừng hôm nay bước đường để con người đến với Chúa và nhờ đó, nhận được ơn cứu độ của Ngài.
Điều đầu tiên, chúng ta có thể học được nơi các đạo sĩ là lòng khao khát, tìm kiếm vị Cứu Chúa. Mặc dù ở tận Phương Đông xa xôi, giữa một bầu trời đầy sao, các ông vẫn liên tục tìm tòi, học hỏi để phát hiện vị sao lạ giữa muôn ngàn tinh tú. Tuy nhiên, để nhận ra ngôi sao này là điềm báo “Vua dân Do thái mới sinh”, chắc hẳn các đạo sĩ này đã phải nhớ tới lời loan báo trong sách Dân số mà dân Do Thái đã loan truyền trong thời gian họ bị lưu đày ở Babilon: “Một ngôi sao mọc lên từ Giacóp, một vương trượng xuất từ Israel” (Ds 24, 17).
Thế nhưng, ánh sao dẫn đường cho họ nay đột nhiên biến mất. Một lần nữa, họ phân vân: “nên tiếp tục cuộc hành trình hay trở lại quê nhà?”. Họ đã phải hỏi chính những người Do thái: “Vua người Do thái mới sinh hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”. Và rồi một lần nữa, qua các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân Do thái, các đạo sĩ lại được lời Thánh Kinh soi dẫn: “Tại Bethlehem, thuộc xứ Giuda, vì đó là lời do Đấng tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bethlehem, đất Giuda, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuda, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel, dân tộc của Ta”. Và rồi lòng nhiệt thành của họ đã được đáp ứng cách xứng đáng: “Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Đông phương lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng”.
Điều cuối cùng, chúng ta có thể học được nơi các đạo sĩ là sự lên đường. Lên đường nghĩa là hành động. Họ đã nhìn thấy vì sao lạ. Họ đã nhớ đến lời Kinh thánh, nhưng tất cả những điều đó sẽ không ích lợi gì, nếu họ không lên đường ra đi tìm kiếm.
Tóm lại, nhờ luôn biết khiêm tốn, lắng nghe lời của Thiên Chúa, cùng với việc chăm chú nhìn xem các dấu chỉ trong cuộc sống hàng ngày và sẵn sàng lên đường, các đạo sĩ đã được diễm phúc là một trong số những người đầu tiên được chiêm bái Chúa Hài Nhi.
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội mừng lễ Chúa Hiển Linh, nghĩa là mừng việc Chúa tỏ mình ra cho chúng ta. Thế nhưng, nhìn lại lòng mình, tôi và quý ông bà anh chị em đang hiện diện nơi đây đã thực sự gặp được Chúa chưa? Hay là chúng ta cũng giống như vua Hêrôđê và những người Do Thái khi xưa. Chúng ta nói thật hay và thật nhiều về Chúa, nhưng chúng ta chưa một lần lên đường đi tìm Chúa, nghĩa là chúng ta chưa một lần dám sống điều mà chúng ta vẫn tuyên xưng nơi môi miệng. Và có lẽ vì thế, tâm hồn tôi và quý ông bà anh chị em chưa thật sự cảm nếm được niềm vui trong ngày Con Chúa giáng trần.
Giờ đây, noi gương các đạo sĩ, nhờ sự trợ lực của Thánh Thể Chúa, từng người chúng ta hãy quyết tâm đứng dậy làm một cuộc lên đường ra khỏi những lười biếng, tính ù lì, an phận, can đảm chấp nhận những thua thiệt trước mắt, sẵn sàng khiêm tốn học hỏi và sống tất cả những gì Chúa dạy. Nhờ đó, chúng ta sẽ có được niềm vui gặp gỡ Chúa và qua chúng ta, niềm vui Con Chúa Giáng Sinh cũng sẽ được lan tỏa cho mọi người đang sống quanh ta. Amen.
Bài 2: Niềm vui gặp gỡ
- Bước đi trước của Thiên Chúa
Thánh Kinh thuật lại, ngay từ những ngày đầu tạo dựng, “chiều chiều”, Thiên Chúa vẫn đi dạo trong vườn và trò chuyện thân mật, vui vẻ với con người. Chúng ta có thể hình dung: Mỗi lần Thiên Chúa đến thăm, là vườn Địa đàng như mở hội, tiếng cười nói giữa Thiên Chúa và con người râm ran, và có thể cả hoa lá, chim chóc cũng cất cao tiếng hót phụ họa. Chỉ cần nghe bước chân Thiên Chúa từ xa là ông bà Nguyên tổ đã chạy ra đón Ngài. Thế rồi, có một hôm, như lệ thường, Thiên Chúa vào vườn Địa đàng và Ngài thấy bầu khí hôm đó chợt như chùng xuống, nặng nề, vắng hẳn cả tiếng hót líu lo của bầy chim. Ngài không nghe thấy bước chân của con người chạy ra đón Ngài như những hôm trước. Lấy làm lạ, Thiên Chúa đã cất tiếng gọi: “Ađam, ngươi ở đâu?” (St 3, 10).
Và cũng kể từ đó, trải qua suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, cùng với tiếng gọi “Ngươi ở đâu?”, Thiên Chúa bằng nhiều cách: qua các tổ phụ, các ngôn sứ, qua các biến cố trong lịch sử, các biến chuyển trong thiên nhiên… tiếp tục tìm kiếm con người.
Cuộc tìm kiếm này không phải là dễ dàng gì. Trong cuộc tìm kiếm này, Thiên Chúa đã nhiều lần bị bội phản, nhiều lần tưởng chừng như đã nắm bắt được con người, nhưng rồi, con người lại quay lưng bỏ mặc Thiên Chúa. Suy nghĩ nhiều, tôi cũng không hiểu: Tại sao Thiên Chúa lại làm một cuộc tìm kiếm thật vất vả như thế để làm gì? Bởi vì xét cho cùng: Có con người hay không, Ngài cũng chẳng mất mát gì? Vậy mà Thiên Chúa vẫn cứ tiếp tục không ngừng tìm kiếm con người cho đến một lúc, Ngài đã phải cho chính Người Con Một yêu dấu của Ngài nhập thể làm người, đến trong trần gian để trực tiếp đi tìm con người.
Đây quả là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm của tình yêu. Thánh Phaolô trong bài đọc hai nói: “Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mạc khải, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết, nhưng nay đã được mạc khải cho các thánh tông đồ của Người”. Mầu nhiệm mà thánh Phaolô muốn nói ở đây là mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, để cho chúng ta “được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể, và đồng thông phần lời hứa của Người”, được nhận lãnh sự sống của Người.
Con Thiên Chúa đã đến trong trần gian, nhưng con người vẫn vô tâm không nhận ra Người. Và một lần nữa, Thiên Chúa lại chứng tỏ tình yêu của Ngài dành cho con người, khi tiếp tục đi bước trước để mạc khải cho con người. Ngài đã cho xuất hiện một ngôi sao lạ, làm dấu chỉ, để dẫn đưa con người đến với Ngài. Các đạo sĩ trong bài Tin mừng đã nói với vua Hêrôđê: “Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương”.
Ngôi sao lạ đã xuất hiện. Con Thiên Chúa đã làm người. Lời hứa của Thiên Chúa từ bao đời nay đã trở nên hiện thực. Đây là lúc ứng nghiệm lời loan báo của ngôn sứ Isaia mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc một: “Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi”. Thế nhưng, để Thiên Chúa và con người có thể gặp lại được nhau, vẫn rất cần một sự đáp trả trong tự do của con người.
- Lời đáp của con người
Thiên Chúa đã tìm kiếm con người thật vất vả, nhưng sự đáp trả của con người thật nhạt nhòa. Tình yêu của Thiên Chúa thật bao la, còn con người thì cứ mãi quay lưng hững hờ. Tuy nhiên, trong bài Tin mừng, chúng ta cũng đã nhận ra một sự cố gắng của con người trong nỗ lực đáp lại tình yêu của Thiên Chúa qua hình ảnh của các đạo sĩ đến từ phương Đông xa xôi. Họ đã nói với dân cư thành Giêrusalem: “Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”.
Hành trình đáp trả của các đạo sĩ quả là một hành trình đáp trả đầy lòng tin, kiên vững, phó thác và yêu mến, nhưng cũng rất khôn ngoan. Các đạo sĩ đã biết sử dụng những phương tiện của con người, nhưng quan trọng hơn, họ đã luôn biết lắng nghe tiếng Chúa, cho dù tiếng đó đến từ kẻ đối nghịch như bạo vương Hêôđê.
Các đạo sĩ đã tìm và đã gặp. Họ đã gặp được “Vua dân Do Thái”, vua của cả vũ trụ, cho dù trước mắt họ chỉ là một hài nhi bé nhỏ. Họ đã gặp được Đấng họ kiếm tìm. Họ đã đạt được mục đích của đời mình. Và với một bối cảnh như thế, trong họ chắc chắn sẽ vỡ òa một niềm vui. Diễn tả niềm vui mừng hân hoan của những người gặp gỡ được Cứu Chúa của mình, ngôn sứ Isaia trong bài đọc một đã dùng một hình ảnh hết sức sống động “Tim ngươi sẽ rạo rực và sẽ phồng lên”.
Các đạo sĩ trong bài Tin mừng đã chấp nhận rời bỏ sự yên ổn nơi gia đình, quê hương của mình, can đảm và kiên trì cất bước lên đường trong sự mờ tỏ của một ánh sao lạ, và các ông đã gặp được Chúa. Còn chúng ta hôm nay thì sao?
- Chúng ta hôm nay
Thiên Chúa đã và vẫn đang không ngừng theo đuổi, tìm kiếm từng người chúng ta. Ngài vẫn đang nói với chúng ta qua lời của Ngài trong Thánh Kinh, qua giáo huấn của Giáo hội. Ngài vẫn đang nói với chúng ta qua các biến chuyển của thiên nhiên, qua các biến cố trong lịch sử. Ngài vẫn đang nói, đang nhắc nhở, đang tìm kiếm chúng ta qua cha mẹ, anh chị em, qua những người chúng ta gặp gỡ tiếp xúc mỗi ngày. Và cách đặc biệt hiện nay nơi giáo xứ của chúng ta, Ngài vẫn đang nói với chúng ta qua tiếng nói của Mẹ Maria mà từng gia đình chúng ta đang được hân hạnh đón tiếp mỗi ngày trong giờ Kinh Tối.
Về phần mình, chúng ta đã làm gì để gặp được Chúa? Chúng ta có dám vượt qua sự lười biếng, vượt qua mặc cảm tội lỗi, vượt qua những đam mê của mình để đến với Chúa không?
Và một trong những dấu chỉ cụ thể nhất chứng tỏ rằng chúng ta đã gặp được Chúa, đó là việc chúng ta gặp gỡ anh chị em mình, bởi vì từng người đang sống chung quanh chúng ta đây đều mang hình ảnh của Thiên Chúa. Thử hỏi: Trong gia đình của mình, trong khu xóm của mình đang còn bao nhiêu người mà hiện nay khi gặp nhau, chúng ta chưa thể “tay bắt, mặt mừng”?
Thiên Chúa đã bỏ qua biết bao lỗi lầm, yếu đuối của tôi và quý OBACE, để đến gặp gỡ chúng ta. Biết bao nhiêu lần tôi và quý OBACE đã quay lưng lại với Ngài để chạy theo những đam mê, dục vọng của mình, vậy mà Thiên Chúa vẫn cứ tiếp tục “lẽo đẽo” theo sau từng người chúng ta, để “năn nỉ” chúng ta trở về với Ngài.
LM Trần Thanh Sơn
Bài 1: Thiên Chúa tỏ mình
Nếu có dịp làm hay quan sát các hang đá, chúng ta thấy rằng không có hang đá nào giống hang đá nào. Điều làm cho các hang đá này khác nhau là do cách trang trí của những người làm hang đá. Có những hang đá to lớn, với những thác nước nhân tạo cùng với nhiều đèn chớp lộng lẫy, nhưng cũng có những hang đá thật đơn sơ với một vài phiến đá, gốc cây. Tuy nhiên, có một điều mà không một hang đá nào lại không có, đó là các ngôi sao. Và một trong số các ngôi sao ấy lại có một ngôi sao có một cái đuôi sáng hướng về hang đá, nơi Hài Nhi Giêsu được sinh ra. Như thế, một cách mặc nhiên, ngôi sao đã trở nên biểu tượng cho mùa Giáng Sinh, một dấu chỉ cho người ta nhận biết nơi Chúa sinh ra.
Các ngôi sao không những là dấu chỉ cho chúng ta hôm nay biết rằng đã đến mùa Giáng Sinh, nhưng ngay từ đầu, cũng chính các ngôi sao đã báo tin và dẫn đường cho các đạo sĩ đại diện cho muôn dân đến thờ lạy Con Thiên Chúa mới sinh ra đời.
1. Thiên Chúa đến với nhân loại:
Với việc cho Con Thiên Chúa Nhập Thể và Giáng Sinh, Thiên Chúa đã thực hiện trọn vẹn lời Người đã hứa với các tổ phụ. Do đó, đúng ra đây phải là một niềm vui mừng trọng đại cho toàn thể dân Do Thái, và họ phải hân hoan chào đón ngày Đấng Messia đến, vì từ đây niềm hy vọng từ bao đời của họ đã trở thành hiện thực. Con Thiên Chúa đã xuất hiện để giải thoát họ khỏi ách thống trị của tội lỗi, đưa họ đến với ánh sáng ban sự sống. Ánh sáng mà ngôn sứ Isaia đã loan báo trước đó hơn 500 năm: “Hãy đứng lên, hãy toả sáng, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi”. Sự xuất hiện của Chúa sẽ đem lại một ánh sáng rực rỡ phá tan mọi bóng tối của tội lỗi và sự chết, đem lại cho những ai tin tưởng nơi Ngài một sự sống mới, như lời ngôn sứ Isaia: “Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi”.
Thế nhưng, vào ngày Con Chúa ra đời, Ngài đã không được dân Ngài đón tiếp. Họ đã từ chối Ngài, khiến Ngài phải sinh ra trong một nơi ở tồi tàn của súc vật, thật đúng như lời Gioan nói: “Ngài đã đến nơi nhà của Ngài, mà người nhà đã không tiếp nhận Ngài” (Ga 1, 11). Và do bởi sự từ chối của dân Chúa, Tin mừng giờ đây đã được ban cho dân ngoại, mà ba đạo sĩ từ Phương Đông xa xôi là đại diện, như lời báo trước của ngôn sứ Isaia: “Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi”. Thật là trớ trêu, những người dân ngoại lại đến hỏi dân Do thái về vị vua mới sinh của chính dân Do thái, trong khi dân Do Thái lại đang chối từ: “Vua Do Thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông Phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”. Như thế, với sự Giáng Sinh của con Thiên Chúa, ơn cứu độ không còn bị giới hạn bởi một dân tộc, một miền đất nào nữa, nhưng được ban cho hết mọi người. Kể cả những người mà dân Do thái cho là dân ngoại, thì chính họ giờ đây, lại trở thành một trong những người đầu tiên đến để thờ lạy Con Thiên Chúa.
Đây quả thực là một mầu nhiệm của Thiên Chúa, mầu nhiệm của tình yêu, một tình yêu không biên giới, không phân biệt, một tình yêu dành cho hết mọi người, và cho từng người chúng ta. Thánh Phaolô cũng xác tín điều đó trên bước đường rao giảng Tin mừng của Ngài khi nói: “Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mặc khải, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết”.
2. Bước đường con người đến với Thiên Chúa:
Tình yêu của Thiên Chúa thì bao la và không giới hạn đã được ban sẵn cho con người chúng ta. Tuy nhiên, để đón nhận được ơn đó, mỗi người chúng ta cần đóng góp phần của mình. Ơn Chúa cũng giống như trời mưa, nước đã sẵn, nhưng nếu muốn có nước, chúng ta lắp đặt máng xối để hứng thì mới có nước. Chúng ta có thể học được nơi ba vị đạo sĩ trong bài Tin mừng hôm nay bước đường để con người đến với Chúa và nhờ đó, nhận được ơn cứu độ của Ngài.
Điều đầu tiên, chúng ta có thể học được nơi các đạo sĩ là lòng khao khát, tìm kiếm vị Cứu Chúa. Mặc dù ở tận Phương Đông xa xôi, giữa một bầu trời đầy sao, các ông vẫn liên tục tìm tòi, học hỏi để phát hiện vị sao lạ giữa muôn ngàn tinh tú. Tuy nhiên, để nhận ra ngôi sao này là điềm báo “Vua dân Do thái mới sinh”, chắc hẳn các đạo sĩ này đã phải nhớ tới lời loan báo trong sách Dân số mà dân Do Thái đã loan truyền trong thời gian họ bị lưu đày ở Babilon: “Một ngôi sao mọc lên từ Giacóp, một vương trượng xuất từ Israel” (Ds 24, 17).
Thế nhưng, ánh sao dẫn đường cho họ nay đột nhiên biến mất. Một lần nữa, họ phân vân: “nên tiếp tục cuộc hành trình hay trở lại quê nhà?”. Họ đã phải hỏi chính những người Do thái: “Vua người Do thái mới sinh hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”. Và rồi một lần nữa, qua các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân Do thái, các đạo sĩ lại được lời Thánh Kinh soi dẫn: “Tại Bethlehem, thuộc xứ Giuda, vì đó là lời do Đấng tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bethlehem, đất Giuda, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuda, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel, dân tộc của Ta”. Và rồi lòng nhiệt thành của họ đã được đáp ứng cách xứng đáng: “Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Đông phương lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng”.
Điều cuối cùng, chúng ta có thể học được nơi các đạo sĩ là sự lên đường. Lên đường nghĩa là hành động. Họ đã nhìn thấy vì sao lạ. Họ đã nhớ đến lời Kinh thánh, nhưng tất cả những điều đó sẽ không ích lợi gì, nếu họ không lên đường ra đi tìm kiếm.
Tóm lại, nhờ luôn biết khiêm tốn, lắng nghe lời của Thiên Chúa, cùng với việc chăm chú nhìn xem các dấu chỉ trong cuộc sống hàng ngày và sẵn sàng lên đường, các đạo sĩ đã được diễm phúc là một trong số những người đầu tiên được chiêm bái Chúa Hài Nhi.
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội mừng lễ Chúa Hiển Linh, nghĩa là mừng việc Chúa tỏ mình ra cho chúng ta. Thế nhưng, nhìn lại lòng mình, tôi và quý ông bà anh chị em đang hiện diện nơi đây đã thực sự gặp được Chúa chưa? Hay là chúng ta cũng giống như vua Hêrôđê và những người Do Thái khi xưa. Chúng ta nói thật hay và thật nhiều về Chúa, nhưng chúng ta chưa một lần lên đường đi tìm Chúa, nghĩa là chúng ta chưa một lần dám sống điều mà chúng ta vẫn tuyên xưng nơi môi miệng. Và có lẽ vì thế, tâm hồn tôi và quý ông bà anh chị em chưa thật sự cảm nếm được niềm vui trong ngày Con Chúa giáng trần.
Giờ đây, noi gương các đạo sĩ, nhờ sự trợ lực của Thánh Thể Chúa, từng người chúng ta hãy quyết tâm đứng dậy làm một cuộc lên đường ra khỏi những lười biếng, tính ù lì, an phận, can đảm chấp nhận những thua thiệt trước mắt, sẵn sàng khiêm tốn học hỏi và sống tất cả những gì Chúa dạy. Nhờ đó, chúng ta sẽ có được niềm vui gặp gỡ Chúa và qua chúng ta, niềm vui Con Chúa Giáng Sinh cũng sẽ được lan tỏa cho mọi người đang sống quanh ta. Amen.
Bài 2: Niềm vui gặp gỡ
- Bước đi trước của Thiên Chúa
Thánh Kinh thuật lại, ngay từ những ngày đầu tạo dựng, “chiều chiều”, Thiên Chúa vẫn đi dạo trong vườn và trò chuyện thân mật, vui vẻ với con người. Chúng ta có thể hình dung: Mỗi lần Thiên Chúa đến thăm, là vườn Địa đàng như mở hội, tiếng cười nói giữa Thiên Chúa và con người râm ran, và có thể cả hoa lá, chim chóc cũng cất cao tiếng hót phụ họa. Chỉ cần nghe bước chân Thiên Chúa từ xa là ông bà Nguyên tổ đã chạy ra đón Ngài. Thế rồi, có một hôm, như lệ thường, Thiên Chúa vào vườn Địa đàng và Ngài thấy bầu khí hôm đó chợt như chùng xuống, nặng nề, vắng hẳn cả tiếng hót líu lo của bầy chim. Ngài không nghe thấy bước chân của con người chạy ra đón Ngài như những hôm trước. Lấy làm lạ, Thiên Chúa đã cất tiếng gọi: “Ađam, ngươi ở đâu?” (St 3, 10).
Và cũng kể từ đó, trải qua suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, cùng với tiếng gọi “Ngươi ở đâu?”, Thiên Chúa bằng nhiều cách: qua các tổ phụ, các ngôn sứ, qua các biến cố trong lịch sử, các biến chuyển trong thiên nhiên… tiếp tục tìm kiếm con người.
Cuộc tìm kiếm này không phải là dễ dàng gì. Trong cuộc tìm kiếm này, Thiên Chúa đã nhiều lần bị bội phản, nhiều lần tưởng chừng như đã nắm bắt được con người, nhưng rồi, con người lại quay lưng bỏ mặc Thiên Chúa. Suy nghĩ nhiều, tôi cũng không hiểu: Tại sao Thiên Chúa lại làm một cuộc tìm kiếm thật vất vả như thế để làm gì? Bởi vì xét cho cùng: Có con người hay không, Ngài cũng chẳng mất mát gì? Vậy mà Thiên Chúa vẫn cứ tiếp tục không ngừng tìm kiếm con người cho đến một lúc, Ngài đã phải cho chính Người Con Một yêu dấu của Ngài nhập thể làm người, đến trong trần gian để trực tiếp đi tìm con người.
Đây quả là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm của tình yêu. Thánh Phaolô trong bài đọc hai nói: “Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mạc khải, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết, nhưng nay đã được mạc khải cho các thánh tông đồ của Người”. Mầu nhiệm mà thánh Phaolô muốn nói ở đây là mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, để cho chúng ta “được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể, và đồng thông phần lời hứa của Người”, được nhận lãnh sự sống của Người.
Con Thiên Chúa đã đến trong trần gian, nhưng con người vẫn vô tâm không nhận ra Người. Và một lần nữa, Thiên Chúa lại chứng tỏ tình yêu của Ngài dành cho con người, khi tiếp tục đi bước trước để mạc khải cho con người. Ngài đã cho xuất hiện một ngôi sao lạ, làm dấu chỉ, để dẫn đưa con người đến với Ngài. Các đạo sĩ trong bài Tin mừng đã nói với vua Hêrôđê: “Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương”.
Ngôi sao lạ đã xuất hiện. Con Thiên Chúa đã làm người. Lời hứa của Thiên Chúa từ bao đời nay đã trở nên hiện thực. Đây là lúc ứng nghiệm lời loan báo của ngôn sứ Isaia mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc một: “Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi”. Thế nhưng, để Thiên Chúa và con người có thể gặp lại được nhau, vẫn rất cần một sự đáp trả trong tự do của con người.
- Lời đáp của con người
Thiên Chúa đã tìm kiếm con người thật vất vả, nhưng sự đáp trả của con người thật nhạt nhòa. Tình yêu của Thiên Chúa thật bao la, còn con người thì cứ mãi quay lưng hững hờ. Tuy nhiên, trong bài Tin mừng, chúng ta cũng đã nhận ra một sự cố gắng của con người trong nỗ lực đáp lại tình yêu của Thiên Chúa qua hình ảnh của các đạo sĩ đến từ phương Đông xa xôi. Họ đã nói với dân cư thành Giêrusalem: “Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”.
Hành trình đáp trả của các đạo sĩ quả là một hành trình đáp trả đầy lòng tin, kiên vững, phó thác và yêu mến, nhưng cũng rất khôn ngoan. Các đạo sĩ đã biết sử dụng những phương tiện của con người, nhưng quan trọng hơn, họ đã luôn biết lắng nghe tiếng Chúa, cho dù tiếng đó đến từ kẻ đối nghịch như bạo vương Hêôđê.
Các đạo sĩ đã tìm và đã gặp. Họ đã gặp được “Vua dân Do Thái”, vua của cả vũ trụ, cho dù trước mắt họ chỉ là một hài nhi bé nhỏ. Họ đã gặp được Đấng họ kiếm tìm. Họ đã đạt được mục đích của đời mình. Và với một bối cảnh như thế, trong họ chắc chắn sẽ vỡ òa một niềm vui. Diễn tả niềm vui mừng hân hoan của những người gặp gỡ được Cứu Chúa của mình, ngôn sứ Isaia trong bài đọc một đã dùng một hình ảnh hết sức sống động “Tim ngươi sẽ rạo rực và sẽ phồng lên”.
Các đạo sĩ trong bài Tin mừng đã chấp nhận rời bỏ sự yên ổn nơi gia đình, quê hương của mình, can đảm và kiên trì cất bước lên đường trong sự mờ tỏ của một ánh sao lạ, và các ông đã gặp được Chúa. Còn chúng ta hôm nay thì sao?
- Chúng ta hôm nay
Thiên Chúa đã và vẫn đang không ngừng theo đuổi, tìm kiếm từng người chúng ta. Ngài vẫn đang nói với chúng ta qua lời của Ngài trong Thánh Kinh, qua giáo huấn của Giáo hội. Ngài vẫn đang nói với chúng ta qua các biến chuyển của thiên nhiên, qua các biến cố trong lịch sử. Ngài vẫn đang nói, đang nhắc nhở, đang tìm kiếm chúng ta qua cha mẹ, anh chị em, qua những người chúng ta gặp gỡ tiếp xúc mỗi ngày. Và cách đặc biệt hiện nay nơi giáo xứ của chúng ta, Ngài vẫn đang nói với chúng ta qua tiếng nói của Mẹ Maria mà từng gia đình chúng ta đang được hân hạnh đón tiếp mỗi ngày trong giờ Kinh Tối.
Về phần mình, chúng ta đã làm gì để gặp được Chúa? Chúng ta có dám vượt qua sự lười biếng, vượt qua mặc cảm tội lỗi, vượt qua những đam mê của mình để đến với Chúa không?
Và một trong những dấu chỉ cụ thể nhất chứng tỏ rằng chúng ta đã gặp được Chúa, đó là việc chúng ta gặp gỡ anh chị em mình, bởi vì từng người đang sống chung quanh chúng ta đây đều mang hình ảnh của Thiên Chúa. Thử hỏi: Trong gia đình của mình, trong khu xóm của mình đang còn bao nhiêu người mà hiện nay khi gặp nhau, chúng ta chưa thể “tay bắt, mặt mừng”?
Thiên Chúa đã bỏ qua biết bao lỗi lầm, yếu đuối của tôi và quý OBACE, để đến gặp gỡ chúng ta. Biết bao nhiêu lần tôi và quý OBACE đã quay lưng lại với Ngài để chạy theo những đam mê, dục vọng của mình, vậy mà Thiên Chúa vẫn cứ tiếp tục “lẽo đẽo” theo sau từng người chúng ta, để “năn nỉ” chúng ta trở về với Ngài.
LM Trần Thanh Sơn