Dan Lee
01-06-2008, 03:10 AM
Chiêm tinh là gì?
“Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, …” (Mt 2,1)
Chiêm tinh là gì? Chiêm tinh được coi như môn khoa học nhận thức về những mối quan hệ qua lại giữa vũ trụ thiên nhiên và con người, và "là thuyết về mối quan hệ dường như tồn tại giữa các vị trí của các vì sao trên trời và các sự kiện lịch sử, số mệnh con người và của các dân tộc".
Chiêm tinh thời cổ đại
Chiêm tinh học xuất hiện từ thời cổ đại và cùng phát triển dần dần ở cả phương Tây và phương Đông.
Lịch sử khoa chiêm tinh ở châu Âu và Trung Đông có mối quan hệ mật thiết với nhau, miền này có ảnh hưởng đến miền kia. Bouché Leclercq, Cumont và Boll cho rằng thời điểm giữa thế kỷ IV trước công nguyên là lúc mà chiêm tinh Babylon đã chắc chắn xâm nhập vào văn hóa châu Âu.
Sự lan rộng của khoa chiêm tinh trùng hợp với sự ra đời của giai đọan khoa học thực sự của khoa thiên văn tại chính Babylon. Điều này có lẽ đã làm suy yếu khoa chiêm tinh về một số mặt mà khoa chiêm tinh đã có ít nhiều ảnh hưởng trên các giáo sĩ và quần chúng. Một yếu tố khác dẫn đến sự sụp đổ của niềm tin cũ tại thung lũng sông Euphrate có lẽ là sự xâm nhập của người Ba Tư là những người đã mang đến cho họ một tôn giáo hòan tòan khácvới tôn giáo đa thần của cư dân Babylon và Assyri.
Chiêm tinh Ai Cập: dựa trên sự kết hợp của Mặt trời và sao Thiên Lang (sirius). Khi sao Thiên Lang xuất hiện, nước sông Nin sẽ dâng lên mang đến màu mỡ cho những cánh đồng trên lưu vực sông. Kim tự tháp của Ai Cập cũng phản ánh tầm quan trọng của khoa chiêm tinh. Tất cả những kim tự tháp đều hướng về phíc cực bắc của bầu trời, Nhiều pharaon rất thích khoa thiên văn. Ramses II tương truyền là đã định vị được các chòm sao Bạch dương, Bắc giải, Thiên xứng và Hổ cáp và có lẽ cả chòm sao Song sinh.
Chiêm tinh Hi Lạp: Sau khi Alexander Đại đế chiếm đóng Ai Cập vào năm 332 trước công nguyên, Ai cập chịu sự cai trị và ảnh hưởng người Hi Lạp. Chính tại Ai Câp thời Alexander Đại đế, khoa chiêm tinh tử vi xuất hiện lần đầu tiên. Việc cố gắng tìm dấu vết của các hành tinh vào thời điểm sinh ra của mỗi người là đóng góp có ý nghĩa nhất của người Hi Lạp cho khoa chiêm tinh. Đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của khoa chiêm tinh tử vi là nhà chiêm tinh và thiên văn Ptolemy mà công trình của ông là bộ Tứ Thư (Tetrebiblos) đặt cơ sở cho truyền thống tử vi phương Tây. Dưới thời Hi Lạp và đặc biệt là thời đại của Ptolemy, các hành tinh, các sao, các cung đã hòan chỉnh và và vai trò của nó thay đổi rất ít so với ngày nay. Tác phẩm của Ptolemy về chiêm tinh cũng là cơ sở cho việc giảng dạy của phương Tây về môn học này trong 1300 năm tiếp theo. Các nhà chiêm tinh chia Hoàng đạo thành 12 cung (mỗi cung 30 độ): Aries - Bạch dương (21/3-20/4); Taurus – Kim ngưu (21/4-21/5); Gemini - Song Sinh (22/5-21/6); Cancer - Bắc giải (22/6-23/7); Leo - Sư Tử (24/7-23/8); Virgo - Xử Nữ (24/8-23/9); Libra - Thiên Bình (24/9-23/10); Scorpio - Hổ cáp (24/10-22/11); Sagittarius - Nhân Mã (23/11-21/12); Capricornus – Dương cưu (22/12-20/1); Aquarius - Bảo bình (21/1-19/2); Pisces - Song Ngư (20/2-20/3)
Chiêm tinh châu Âu thời trung cổ và thời phục hưng
Khoa chiêm tinh thể hiện tòan bộ sự hiểu biết và truyền thuyết thần bí của người Do Thái và qua họ cùng với những kênh khác đã trở thành chất liệu của khoa chiêm tinh thời trung cổ. Cuối cùng, điều này dẫn đến việc những giáo sĩ cao cấp của Giáo hội Công giáo và những mục sư Tin Lành sử dụng những sự giúp đỡ của các nhà chiêm tinh.
Trong thời Trung cổ, các chà chiêm tinh được gọi là “mathematici”. Về mặt lịch sử, từ ngữ “mathematicus” được dùng để chỉ một người thông thạo khoa chiêm tinh, thiên văn và tóan học. Vì việc chữa bệnh dựa trên một chừng mực nào đó của khoa chiêm tinh, các bác sĩ phải học một ít về tóan và chiêm tinh.
Vào thế kỷ XIII, Johannes de Sacrobosco (1195-1256) và Guido Bonatti (người Ý) là những nhà chiêm tinh nổi tiếng nhất ở Anh và châu Âu. Quyển “Liber Astronomicus” nổi danh là tác phẩm thiên văn quan trọng nhất được in bằng tiếng la tinh vào thế kỷ XIII.
Jerome Cardan (1571-1576, vừa là nhà chiêm tinh, bác sĩ, tóan học và còn là một người cờ bạc, rất ghét Martin Luther và vì vậy ông đã đổi ngày sinh của Luther để cho Luther có một lá số tử vi không có lợi. Dưới thời Cardan, cũng như dưới thời Augustus, người ta thường giấu giếm giờ và ngày sinh cho đến khi nào họ tìm được một nhà chiêm tinh yêu thích.
Chiêm tinh Trung Hoa và Đông Á
Người phương Tây thường gọi là “Chiêm tinh Trung Hoa” theo truyền thống nhưng thực ra không chỉ là Trung Hoa nhưng còn để chỉ Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam.
Người ta tin rằng khoa chiêm tinh đã xuất hiện ở Trung Quốc vào thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên. Khoa chiêm tinh được đánh giá rất cao ở Trung Hoa và quả thực người ta cho rằng Khổng Tử coi trọng khoa chiêm tinh khi nói rằng “Trời cho điềm tốt và điềm xấu, người khôn ngoan phải ứng xử cho phù hợp”. Một chu kỳ 60 năm bao gồm 5 vòng 12 con giáp được tìm thấy trong các tài liệu có từ đời nhà Thương (1766 – 1050 trước công nguyên). Một trong những nhà chiêm tinh nổi tiếng nhất là Chu Tử (sống vào khỏang 300 năm trước công nguyên ) đã viết “Khi một triều đại mới sắp sửa nổi lên, Trời sẽ cho nhân dân thấy những điềm hứa hẹn”
Chiêm tinh dưới thời Kitô giáo
Ngay từ đầu, giáo hội Công giáo đã mạnh mẽ bác bỏ những điều giảng dạy sai lầm của khoa chiêm tinh. Các giáo phụ lên tiếng đòi hỏi phải trục xuất những người Sanđê (Chaldeans) vì đã gây nguy hại cho nhà nước và quần chúng vì họ đã hành nghề thần bí, giữ các quan niệm sai trái và cổ vũ cho lối thờ phượng sai lạc. Những khuynh hướng sai lầm này gây khó khăn cho việc nhận định cái đúng và cái sai và àm suy yếu nền tảng luân lý của đạo đức con người. Những giáo hội Kitô giáo đầu tiên không dung tha cho những tín hữu nào tin theo lọai “giả khoa học” này. Nhà tóan học nổi tiếng là Anguila Ponticus bị trục xuất ra khỏi công đòan Kitô giáo tiên khởi vào năm 120 vì tội chiêm tinh dị giáo. Những Kitô hữu ban đầu ở Rôma coi chiêm tinh là những điều chua xót nhất vì lúc bấy giờ, kẻ thù của họ quá mạnh bởi lẽ những nhà chiêm tinh có lẽ đã góp phần khuấy động cuộc bách hại những Kitô hữu ban đầu.
Khi Kitô giáo lan rộng, các nhà chiêm tinh mất ảnh hưởng và dần dần rơi vào quên lãng. Việc cải đạo của Hòang đế Constantine sang Kitô giáo đã đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng cái gọi là “khoa học” đã từng làm mưa làm gió trong khỏang thời gian 500 năm trên đời sống nhân dân Rôma. Năm 321, Constantine ra sắc lệnh kết án tử hình những người làm nghề phù thủy và cả những người tin theo họ. Như thế khoa chiêm tinh lập tức biến mất khỏi cộng đồng Kitô giáo ở Tây Âu trong nhiều thế kỷ. Chỉ còn một số người Ả Rập và Do Thái còn tiếp tục nghiên cứu mà thôi. Không may, giữa lúc ấy, nhu cầu tính tóan ngày lễ Phục sinh lại cần đến khoa chiêm tinh và chính lúc này khoa thiên văn dần dần tách khỏi khoa chiêm tinh truyền thống.
Vào thời Phục hưng, với việc khai sinh ra thuyết Nhật tâm (Mặt trời là trung tâm chứ không phải là trái đất), khoa chiêm tinh còn được coi trọng một thời gian nữa nhưng ngày càng mất dần ảnh hưởng. Tại Pháp, dưới sức ép của các cha dòng Tên, Colbert (Thủ tướng Pháp) xóa bỏ khoa chiêm tinh và cấm giảng dạy trong các trường đại học. Tại Anh, khoa này cũng bị xóa bỏ sau nước Pháp khỏang một thế kỷ. Tuy nhiên, Isaac Newton vẫn tiếp tục nghiên cứu trong đại học “để xem những gì là đúng đắn” (pour voir ce qu’il y a de vrai). Đến thế kỷ XVIII, sự tách biệt hẳn giữa hai khoa chiêm tinh và thiên văn được xác định.
Chiêm tinh ngày nay
Vào thế kỷ XX, khoa chiêm tinh xuất hiện trở lại trong các sách biên niên (almanachs), các tạp chí, sau đó là trong các chương trình phát thanh. Khoa chiêm tinh lại tìm được một chỗ đứng đáng kể trong thời đại mới. Như thế, khoa chiêm tinh vẫn càn một số người tin theo.
Tuy nhiên, giá trị của khoa chiêm tinh cần phải được đánh giá lại một cách khoa học nhằm xóa bỏ mê tín dị đoan như việc cúng sao giải hạn chẳng hạn.
Nguyễn Thụ Nhân
“Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, …” (Mt 2,1)
Chiêm tinh là gì? Chiêm tinh được coi như môn khoa học nhận thức về những mối quan hệ qua lại giữa vũ trụ thiên nhiên và con người, và "là thuyết về mối quan hệ dường như tồn tại giữa các vị trí của các vì sao trên trời và các sự kiện lịch sử, số mệnh con người và của các dân tộc".
Chiêm tinh thời cổ đại
Chiêm tinh học xuất hiện từ thời cổ đại và cùng phát triển dần dần ở cả phương Tây và phương Đông.
Lịch sử khoa chiêm tinh ở châu Âu và Trung Đông có mối quan hệ mật thiết với nhau, miền này có ảnh hưởng đến miền kia. Bouché Leclercq, Cumont và Boll cho rằng thời điểm giữa thế kỷ IV trước công nguyên là lúc mà chiêm tinh Babylon đã chắc chắn xâm nhập vào văn hóa châu Âu.
Sự lan rộng của khoa chiêm tinh trùng hợp với sự ra đời của giai đọan khoa học thực sự của khoa thiên văn tại chính Babylon. Điều này có lẽ đã làm suy yếu khoa chiêm tinh về một số mặt mà khoa chiêm tinh đã có ít nhiều ảnh hưởng trên các giáo sĩ và quần chúng. Một yếu tố khác dẫn đến sự sụp đổ của niềm tin cũ tại thung lũng sông Euphrate có lẽ là sự xâm nhập của người Ba Tư là những người đã mang đến cho họ một tôn giáo hòan tòan khácvới tôn giáo đa thần của cư dân Babylon và Assyri.
Chiêm tinh Ai Cập: dựa trên sự kết hợp của Mặt trời và sao Thiên Lang (sirius). Khi sao Thiên Lang xuất hiện, nước sông Nin sẽ dâng lên mang đến màu mỡ cho những cánh đồng trên lưu vực sông. Kim tự tháp của Ai Cập cũng phản ánh tầm quan trọng của khoa chiêm tinh. Tất cả những kim tự tháp đều hướng về phíc cực bắc của bầu trời, Nhiều pharaon rất thích khoa thiên văn. Ramses II tương truyền là đã định vị được các chòm sao Bạch dương, Bắc giải, Thiên xứng và Hổ cáp và có lẽ cả chòm sao Song sinh.
Chiêm tinh Hi Lạp: Sau khi Alexander Đại đế chiếm đóng Ai Cập vào năm 332 trước công nguyên, Ai cập chịu sự cai trị và ảnh hưởng người Hi Lạp. Chính tại Ai Câp thời Alexander Đại đế, khoa chiêm tinh tử vi xuất hiện lần đầu tiên. Việc cố gắng tìm dấu vết của các hành tinh vào thời điểm sinh ra của mỗi người là đóng góp có ý nghĩa nhất của người Hi Lạp cho khoa chiêm tinh. Đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của khoa chiêm tinh tử vi là nhà chiêm tinh và thiên văn Ptolemy mà công trình của ông là bộ Tứ Thư (Tetrebiblos) đặt cơ sở cho truyền thống tử vi phương Tây. Dưới thời Hi Lạp và đặc biệt là thời đại của Ptolemy, các hành tinh, các sao, các cung đã hòan chỉnh và và vai trò của nó thay đổi rất ít so với ngày nay. Tác phẩm của Ptolemy về chiêm tinh cũng là cơ sở cho việc giảng dạy của phương Tây về môn học này trong 1300 năm tiếp theo. Các nhà chiêm tinh chia Hoàng đạo thành 12 cung (mỗi cung 30 độ): Aries - Bạch dương (21/3-20/4); Taurus – Kim ngưu (21/4-21/5); Gemini - Song Sinh (22/5-21/6); Cancer - Bắc giải (22/6-23/7); Leo - Sư Tử (24/7-23/8); Virgo - Xử Nữ (24/8-23/9); Libra - Thiên Bình (24/9-23/10); Scorpio - Hổ cáp (24/10-22/11); Sagittarius - Nhân Mã (23/11-21/12); Capricornus – Dương cưu (22/12-20/1); Aquarius - Bảo bình (21/1-19/2); Pisces - Song Ngư (20/2-20/3)
Chiêm tinh châu Âu thời trung cổ và thời phục hưng
Khoa chiêm tinh thể hiện tòan bộ sự hiểu biết và truyền thuyết thần bí của người Do Thái và qua họ cùng với những kênh khác đã trở thành chất liệu của khoa chiêm tinh thời trung cổ. Cuối cùng, điều này dẫn đến việc những giáo sĩ cao cấp của Giáo hội Công giáo và những mục sư Tin Lành sử dụng những sự giúp đỡ của các nhà chiêm tinh.
Trong thời Trung cổ, các chà chiêm tinh được gọi là “mathematici”. Về mặt lịch sử, từ ngữ “mathematicus” được dùng để chỉ một người thông thạo khoa chiêm tinh, thiên văn và tóan học. Vì việc chữa bệnh dựa trên một chừng mực nào đó của khoa chiêm tinh, các bác sĩ phải học một ít về tóan và chiêm tinh.
Vào thế kỷ XIII, Johannes de Sacrobosco (1195-1256) và Guido Bonatti (người Ý) là những nhà chiêm tinh nổi tiếng nhất ở Anh và châu Âu. Quyển “Liber Astronomicus” nổi danh là tác phẩm thiên văn quan trọng nhất được in bằng tiếng la tinh vào thế kỷ XIII.
Jerome Cardan (1571-1576, vừa là nhà chiêm tinh, bác sĩ, tóan học và còn là một người cờ bạc, rất ghét Martin Luther và vì vậy ông đã đổi ngày sinh của Luther để cho Luther có một lá số tử vi không có lợi. Dưới thời Cardan, cũng như dưới thời Augustus, người ta thường giấu giếm giờ và ngày sinh cho đến khi nào họ tìm được một nhà chiêm tinh yêu thích.
Chiêm tinh Trung Hoa và Đông Á
Người phương Tây thường gọi là “Chiêm tinh Trung Hoa” theo truyền thống nhưng thực ra không chỉ là Trung Hoa nhưng còn để chỉ Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam.
Người ta tin rằng khoa chiêm tinh đã xuất hiện ở Trung Quốc vào thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên. Khoa chiêm tinh được đánh giá rất cao ở Trung Hoa và quả thực người ta cho rằng Khổng Tử coi trọng khoa chiêm tinh khi nói rằng “Trời cho điềm tốt và điềm xấu, người khôn ngoan phải ứng xử cho phù hợp”. Một chu kỳ 60 năm bao gồm 5 vòng 12 con giáp được tìm thấy trong các tài liệu có từ đời nhà Thương (1766 – 1050 trước công nguyên). Một trong những nhà chiêm tinh nổi tiếng nhất là Chu Tử (sống vào khỏang 300 năm trước công nguyên ) đã viết “Khi một triều đại mới sắp sửa nổi lên, Trời sẽ cho nhân dân thấy những điềm hứa hẹn”
Chiêm tinh dưới thời Kitô giáo
Ngay từ đầu, giáo hội Công giáo đã mạnh mẽ bác bỏ những điều giảng dạy sai lầm của khoa chiêm tinh. Các giáo phụ lên tiếng đòi hỏi phải trục xuất những người Sanđê (Chaldeans) vì đã gây nguy hại cho nhà nước và quần chúng vì họ đã hành nghề thần bí, giữ các quan niệm sai trái và cổ vũ cho lối thờ phượng sai lạc. Những khuynh hướng sai lầm này gây khó khăn cho việc nhận định cái đúng và cái sai và àm suy yếu nền tảng luân lý của đạo đức con người. Những giáo hội Kitô giáo đầu tiên không dung tha cho những tín hữu nào tin theo lọai “giả khoa học” này. Nhà tóan học nổi tiếng là Anguila Ponticus bị trục xuất ra khỏi công đòan Kitô giáo tiên khởi vào năm 120 vì tội chiêm tinh dị giáo. Những Kitô hữu ban đầu ở Rôma coi chiêm tinh là những điều chua xót nhất vì lúc bấy giờ, kẻ thù của họ quá mạnh bởi lẽ những nhà chiêm tinh có lẽ đã góp phần khuấy động cuộc bách hại những Kitô hữu ban đầu.
Khi Kitô giáo lan rộng, các nhà chiêm tinh mất ảnh hưởng và dần dần rơi vào quên lãng. Việc cải đạo của Hòang đế Constantine sang Kitô giáo đã đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng cái gọi là “khoa học” đã từng làm mưa làm gió trong khỏang thời gian 500 năm trên đời sống nhân dân Rôma. Năm 321, Constantine ra sắc lệnh kết án tử hình những người làm nghề phù thủy và cả những người tin theo họ. Như thế khoa chiêm tinh lập tức biến mất khỏi cộng đồng Kitô giáo ở Tây Âu trong nhiều thế kỷ. Chỉ còn một số người Ả Rập và Do Thái còn tiếp tục nghiên cứu mà thôi. Không may, giữa lúc ấy, nhu cầu tính tóan ngày lễ Phục sinh lại cần đến khoa chiêm tinh và chính lúc này khoa thiên văn dần dần tách khỏi khoa chiêm tinh truyền thống.
Vào thời Phục hưng, với việc khai sinh ra thuyết Nhật tâm (Mặt trời là trung tâm chứ không phải là trái đất), khoa chiêm tinh còn được coi trọng một thời gian nữa nhưng ngày càng mất dần ảnh hưởng. Tại Pháp, dưới sức ép của các cha dòng Tên, Colbert (Thủ tướng Pháp) xóa bỏ khoa chiêm tinh và cấm giảng dạy trong các trường đại học. Tại Anh, khoa này cũng bị xóa bỏ sau nước Pháp khỏang một thế kỷ. Tuy nhiên, Isaac Newton vẫn tiếp tục nghiên cứu trong đại học “để xem những gì là đúng đắn” (pour voir ce qu’il y a de vrai). Đến thế kỷ XVIII, sự tách biệt hẳn giữa hai khoa chiêm tinh và thiên văn được xác định.
Chiêm tinh ngày nay
Vào thế kỷ XX, khoa chiêm tinh xuất hiện trở lại trong các sách biên niên (almanachs), các tạp chí, sau đó là trong các chương trình phát thanh. Khoa chiêm tinh lại tìm được một chỗ đứng đáng kể trong thời đại mới. Như thế, khoa chiêm tinh vẫn càn một số người tin theo.
Tuy nhiên, giá trị của khoa chiêm tinh cần phải được đánh giá lại một cách khoa học nhằm xóa bỏ mê tín dị đoan như việc cúng sao giải hạn chẳng hạn.
Nguyễn Thụ Nhân