PDA

View Full Version : DĐ-Đất, Nước cùng Biển Đông trong những niên, kỷ mới: Theo Cha xuống biển



Dan Lee
01-06-2008, 05:59 PM
Đất, Nước cùng Biển Đông trong những niên, kỷ mới:
Theo Cha Xuống Biển

Tác Giả:Vũ-Hữu-San

Hân hoan chào đón thiên-niên-kỷ mới.

Năm 1999 vừa qua đi, toàn-thể thế giới hân hoan chào đón năm 2000. Nhiều người cho rằng chúng ta đã bước qua thế-kỷ thứ 21. Tuy vậy, cũng có những người nghĩ rằng năm 2000 chỉ là năm cuối cùng của thế kỷ 20. Với nhóm này, thập-niên mới, thế-kỷ mới, thiên-niên-kỷ mới chỉ bắt đâu vào ngày 1 tháng 1 năm 2001.

Dù sao đi nữa theo phong-tục, trong những ngày đầu năm thiêng-liêng như lúc này, ngoài các điều tốt đẹp nhất chúc nhau, người ti-nạn chúng ta cũng thường hay ôn lại quá-khứ và cầu-nguyện cho đồng bào trong nước sớm được hưởng một đời sống tự-do và no ấm.

Trong tiền-bán thế kỷ 20, con người trải qua hai trận thế-chiến. Khắp thiên-hạ vừa vừa mới hân-hoan nhìn thấy chế-độ thực-dân cáo-chung, thì hơn một phần ba nhân-loại lại bị sa chân vào một chế-độ không kém tàn-độc nữa là Cộng-sản. Đi ngược lại đà tiến-bộ chung, cộng-sản ra đời tai Nga-So và sụp đổ nhanh chóng khi gốc rễ của nó hoàn-toàn tan-rã ngay tại Nga-Sô. Những chế-độ độc-tài đảng-trị Cộng-Sản sau chót còn rơi rớt lại tại Việt-Nam, Trung-Hoa, Bắc-Hàn, Cuba chắc chắn cũng đang đi tới nhũng ngày cuối cùng của chúng.

Nhân dịp này, chúng tôi xin ít phút nhìn lại quá-khứ từ những ngày đầu dân ta sinh-hoạt trong môi-trường nước nhiều cạn ít. Chúng tôi quan-niệm rõ rệt là Biển Đông nắm giữ vai trò quan-trọng về cả chiến-lược và kinh tế có ảnh-hưởng sinh-tử đối với quốc-gia và tương-lai dân-tộc.

Vua Rồng quê từ ngoài Biển Đông đi vào

Khi nghiên-cứu truyền-thuyết người ta có thể hiểu được tiến-trình hình-thành của một dân-tộc. Đó là ý-kiến của Keith Weller Taylor khi viết cuốn sách "The Birth of Vietnam" (University of California Press, 1983.) Trong chương đầu tiên (1- Lac Lords), Taylor bàn ngay đến những cách nhìn của ông về truyền-thống hàng-hải Việt-Nam qua những truyện thần-thoại đầu tiên của dân-tộc chúng ta. Theo đó những vua Hùng truyền đi từ Lạc-Long-quân. Ông vua Rồng này quê từ ngoài biển cả đi vào, giúp dân trừ yêu-quái trên đất liền, dạy dân cách trồng lúa để ăn, may quần áo để mặc.

Khi khảo-sát văn-hoá thời Đông-Sơn, nhiều học-giả, gồm cả Đông-phương lẫn Tây-phương như Chikamouri, Bezacier, Manuel, và nhất là Keith Welle (tác-giả "The Birth of Vietnam", University of California Press, California, 1983); đã đồng-ý rằng: "Các hình vẽ và trang-trí trên trống đồng Đông-Sơn luôn luôn tạo nên ý-tưởng về những biểu-tượng của nghệ-thuật hàng-hải, đồng-thời minh-chứng một cách không thể lầm lẫn về tầm ảnh-hưởng của một thế-lực dựa trên căn-bản của biển cả."

Nguồn-gốc Biển Đông của dân-tộc cũng được chứng-minh một cách khoa-học. Sau đây, chúng tôi xin duyệt qua một số lý-thuyết đáng tin cậy.

Dân Việt trong thời-gian xa khơi trước

Nước Việt-Nam nằm trong vùng Đông-Nam-Á. Khu-vực này quan-trong về mặt nhân-loại-học. Giáo-sư Peter Bellwood viết trong cuốn sách "The Cambridge History of Southeast Asia", Vol. 1- From Early times to C 1800- ( edited by Nicolas Tarling, Cambridge University Press: 1992, p. 56-57), tiền-sử Đông-Nam-Á có những ảnh-hưởng quan-trọng đối với toàn-thể thế-giới vì nhiều lý-do như sau:

- Vùng Đông-Nam-Á ghi-nhận sự tiến-hoá của loài người đi từ những loài "khỉ" nhân-hình hominids. Tiến-trình này đã bắt đầu từ hàng triệu năm trước.

- Người Đông-Nam-Á đã thực-hiện những thành-tích vượt biển di-dân đầu tiên của loài người. Nhiều chuyến hải-hành ra khơi, đi từ lục-địa Đông-Nam-Á sang lục-địa Úc-Châu và ra các đảo ngoài Thái-binh-Dương khởi-sự cách đây ít nhất là 40,000 năm.

-Khu-vực phía Bắc của Đông-Nam-Á, trong đó có vùng Bắc Việt-Nam nắm nhiều yếu-tố minh-chứng cho sự khởi-nguyên việc cấy lúa cùng thuần-hoá các loại khoai lang, khoai sọ và trồng chuối, mía...

-Đông-Nam-Á là khu-vực được các nhà ngữ-học đặc-biệt lưu-tâm nghiên-cứu. Đây là nơi phát-nguyên hai loại ngôn-ngữ Nam-Đảo/ NamÁ mà địa-bàn ảnh-hưởng đã lan rộng nhất, hơn nửa vòng trái đất từ Madagascar tới Easter island.

Các cuộc khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thời Đồ đá cũ (300.000 -500.000 năm). Các nhà nhân chủng học Đông Phương đều công nhận rằng: "Việt Nam có thể là một trong những cái nôi xuất hiện loài người sớm nhất."

Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (gần 10.000 năm trước CN) đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi, có thể là cả nghệ thuật trồng lúa nước.

Biển Đông Quá-khứ, Cái Nôi phát-nguyên Văn-Hoá của Dân-tộc.

Ngày nay nhìn vào bản-đồ Đông-Nam-Á, chúng ta thấy Biển Đông là một vùng biển gần như nội-địa, diện-tích bằng 4 phần 5 Địa-trung-Hải. Trong quá-khứ cách nay vài chục ngàn năm cho tới vài trăm ngàn năm là thời-gian mà khoa-học có nhiều dữ-kiện tương-đối chính-xác, người ta biết hình-dạng Biển Đông hoàn-toàn khác hẳn. Lúc đó Biển Đo6ng nhỏ hẹp hơn bây giờ khá nhiều. Một số nhà nghiên-cứu cho rằng sự thay đổi về địa-lý Biển Đông không những chỉ làm thay đổi môi-trường sinh-sống của sinh, thực-vật trên đất, dưới biển trong vùng mà còn tạo-dựng lên cả một cuộc biến-đổi lớn làm phát-sinh những nền văn-minh quan-trọng về nông-ngư-nghiệp cùng hàng-hải có thể gọi là tiền-tiến vào bậc nhất của nhân-loại.

Đã có nhiều nhà khoa-học cố gắng giải-thích sự hình-thành nền văn-hóa hàng-hải của dân Việt nói riêng và của dân Đông-Nam-Á nói chung. Những sắc-thái đặc-thù này khác-biệt hẳn với sắc-thái văn-hóa hoàn-toàn lục-địa của Trung-Hoa. Một số lý-thuyết được tóm tắt như sau:

Trong lịch-sử trái đất, mực nước biển đã dâng lên hạ xuống nhiều lần, sự sai-biệt có tới 150m. Cách nay chừng 18,000 năm, diện-tích Biển Đông chỉ bằng hơn phân nửa hiện nay. Khi băng đá hai cực địa-cầu tan rã thì nước biển dâng lên nhanh. Dân-cư vùng duyên-hải vốn sống bằng cách thu-lượm tôm cá, sò ốc phải dồn về những vùng cao hơn. Cho đến khoảng 4,000 năm trước Tây-lịch (TTL), hàng trăm ngàn dặm vuông lục-địa đã bị ngập dưới Biển Đông. Vì diện-tích đất đai bị suy-giảm nên mật-độ dân-số gia-tăng. Nhiều sự tiếp-xúc, trao đổi, va chạm giữa những giống người khác nhau đã xảy ra. Lúc xưa dân-cư sống rải rác khắp nơi trong vùng đất thấp rộng lớn Sunda, nay cùng gặp nhau trong một môi-trường sinh-hoạt mới vùng đồi núi. Tiến-bộ khởi-sự từ đó.

- Chester Norman cho rằng nền Văn-minh Hòa-Bình được tạo-dựng trong thời-gian thềm lục-địa Sunda bị ngập nước. Khi đó vịnh Bắc-phần và vịnh Thái-Lan mà lúc trước là hai vùng đồng-bằng trũng, nay cũng thành-hình hai vịnh biển.

Từ nhiều ngàn năm trước, người dân thuộc nền văn-hóa Hoà-Bình ở miền Tây Biển Đông chỉ sống bằng cách săn-bắn, hái-lượm và trồng trọt ruộng khô trong những vùng thung-lũng. Bỗng nhiên mật-độ dân-cư tăng lên nhanh, con người phải có phương-pháp mới để sản-xuất thêm thực-phẩm. Loài trâu, loài heo được gia-súc-hóa.

Sau đó, người ta lại di-chuyển từ thung-lũng xuống khai-phá đồng-bằng khi vùng châu-thổ các sông Hồng, sông Mã, sông Cửu-Long. .. thành hình. Yếu-tố quan-trọng nhất của đà phát-triển là sự ra đời của các giống cây cho hạt. Những loại ngũ-cốc thuần-hóa sau này thích-hợp cho ruộng nước. Khoảng 5,500 năm trước, cây lúa đã được trồng trọt. (The Hoabinhian and After: Subsistence Patterns in Southeast Asia during the Late Pleistocene and Early Periods, báo World Archaeology 2, No. 3, 1971: 300-320)

Lý-thuyết Norman cho rằng một số lớn dân Đông-Nam-Á khởi-sự trước hết bằng cuộc sống ở duyên-hải, sau này hội-nhập với dân-cư vùng cao-nguyên nhưng rồi trở về lại vùng đồng-bằng gần biển, sau nữa ngườ dân này phát-triển về hàng-hải.

- Wilheim G. Solheim cho rằng 6,000 năm trước, dân Đông-Nam-Á đã mạo-hiểm ra khơi vì nhu-cầu di-chuyển. Gió bão và hải-lưu của Biển Đông và Thái-bình-Dương đã cuốn trôi một số người tới Nhật-Bản, trong khi các nhóm khác bị quét sang Phi-luật-Tân, Nam-Dương và Melanesia. Tiếp theo, những toán dân-chúng di-chuyển tới các đảo ngoài khơi Thái-bình-Dương và sang Madagascar.

Bàn rộng hơn thế nữa, cũng theo Solheim, Biển Đông của Đông-Nam-Á thời cổ còn là nơi phát-sinh những đường hàng-hải giao-tiếp với các nơi ở dọc biển Á-châu, Âu-châu, Phi-châu, Đại-dương-châu và cả Mỹ-châu.

Solheim lý-luận rằng chỉ có sự kiện Đông-Nam-Á giữ vai-trò trung-tâm phân-tán như trục một cái bánh xe tỏa nan-hoa ra khắp nơi mới giải-thích được hiện-tượng lịch-sử là tại sao các chủng-tộc khác-biệt của loài người sống xa cách nhau trên khắp thế-giới lại có nhiều sự tương-đồng về sinh-hoạt văn-hóa như vậy! ("World Ethnographic Sample..." A Possible Historical Explanation, báo American Anthropologist 70, 1968: 569.)

Cùng nhận-định như Solheim nhưng đi trước ông tới 40 năm, nhà ngữ-học Pháp Paul Rivet đã làm nhiều cuộc nghiên-cứu và kết-luận rằng: "Từ vùng Đông-Nam Á-châu, một thứ ngôn-ngữ đã được truyền-bá đi bằng đường hàng-hải đến Nhật-Bản, Tasmania, Địa-trung-hải, Phi-châu và Mỹ-châu". (Sumerien et Océanien, Collection Linguistique, Paris, 1929.

Sau nhiều năm nghiên-cứu khả-năng thuyền buồm, Giáo-sư R. Buckminster Fuller cho ra mắt một tập tài-liệu nhan đề 'Fluid Geography' vào năm 1944. Theo đó, người Đo6ng-Nam-Á biết dùng thuyền buồm chạy vát có khả-năng đi ngược chiều gió để hải-hành đi khắp nơi. Rồi các loại thuyền hai thân hay có thân phụ outriggers ra đời. Ân-cư vùng Biển ông mở ra những hải-lộ đi các nơi trên hai đại-dương „n-Độ và Thái-Bình. Trên „n-Độ-Dương, người Đông-Nam-Á đã đi hết con dường cho đến tận biển Ba-Tư và Địa-Trung-Hải. Lời dẫn-giải và bàn rộng thuyết này tìm thấy trong sách 'Geography' (Reprinted in James Meller (ed.), The Buckminster Fuller Reader, Pelican Books, London, 1972.)

- William Meacham khi nghiên-cứu bản-đồ địa-hình đáy biển, cho biết lúc xưa bờ Biển Đông tương-đối bằng phẳng. Khoảng 14,000 năm trước đây, bè tre đã xuất-hiện. Rồi nước biển cứ cao dần. Khi mực nước biển gần đạt đến mức-độ như hiện nay, chừng -25m, bờ biển đã lùi sâu vào lục-địa, gặp đúng chỗ địa-thế lởm chởm, lồi lõm. Nhiều nhóm người sống trên các hải-đảo. Sự liên lạc, di-chuyển bằng thuyền bè trở nên càng ngày càng cần-thiết hơn. Các trở ngại, khó khăn trên biển đã thúc-đẩy con người phải phát-minh ra những cánh buồm, những bánh lái, những loại thuyền nhiều thân và những cơ-phận điều-khiển khác để việc hải-hành được an-toàn hơn, tránh bị thổi ra ngoài khơi. (Origins and Development of the Yueh Coastal Neolithic trong The Origins of Chinese Civilisation, University of California Press, 1983: 147-175.)

Meacham tin rằng 6,000 - 4,000 năm trước Tây-lịch, những nền văn-minh vùng châu-thổ sông Hồng bắt đầu nảy nở. Đồ gốm đã được nặn trên bàn xoay ở Đậu-Dương. Khoa khảo-cổ cũng tìm thấy dây câu, lưới bắt cá và thuyền độc-mộc. Nhiều dân-cư sống bằng ngư-nghiệp. (4,000 năm TTL..)

- Carl Sauer duyệt-xét những biến-chuyển về địa-lý Biển Đông trong thời-khoảng mười mấy ngàn năm trước đây, đưa ra kết-luận về tinh-thần tiến-bộ của cư-dân người Việt (Yueh) thời cổ như sau: "Mực nước Biển Đông dâng cao làm tăng thêm nhịp bồi-đắp phù-sa lên những khu thung-lũng duyên-hà trong khi các vùng đất thấp tiếp-tục bị lụt. Dân-cư khi xưa sống rải rác thì lúc này thu lại thành các vùng cư-trú dọc theo nguồn nước... Một thế-giới mới đã thành-hình, sự thay đổi môi-trường vật-lý địa-dư đã trở thành cơ-hội thuận-tiện tối đa cho những dân thích phiêu-lưu và mong tiến-bộ... Người dân bỏ sự nhàn rỗi và nhờ trí-óc tò-mò để tìm thử-nghiệm, một cộng-đồng như vậy chỉ cần một thời-gian ngắn để chuyển-tiếp từ ngư-nghiệp sang thẳng nông-nghiệp (Environment and Culture During the Last Deglaciation, trong Proceedings of the American Philosophical Society 92.1: 65-77.)

Cùng với Meacham, Sauer ý-thức tầm quan-trọng của ngư-nghiệp và hàng-hải trong tiến-trình văn-minh Đông-Á thời cổ. Khác biệt hẳn với các nơi khác trên thế giới, Biển Đông và vùng đất chung-quanh có tới hai vụ gió mùa trong một năm, nên hoàn-cảnh rất thuận-lợi cho sự phát-triển các ngành nông-nghiệp, ngư-nghiệp và hàng-hải. (Agricultural Origins and Dispersals, Series Two, New York 1952: 24-25.)

- Charles F. Keyes viết trong cuốn sách "The Golden Peninsula" (New York, 1977) rằng Việt-Nam là nơi phát-khởi nền văn-minh Hoà-Bình trải rộng khắp Đông-Nam-Á. Keyes đã xác-định hai điểm sau:

- Quá-trình văn-hóa thời tiền-sử của toàn vùng Đông-Nam-Á thường được chia ra làm những giai-đoạn mà chỉ-danh từng giai-đoạn lấy từ địa-danh các vị-trí khảo-cổ tiêu-biểu nhất như Hòa-Bình, Bắc-Sơn, Đông-Sơn; tất cả đều nằm trong Bắc-phần Việt-Nam (trang 182.)

- Thời-đại Đồ Đồng xuất hiện vào khoảng 3,000 đến 2,500 năm TTL. ở Đông-Nam-Á, nghĩa là khởi-sự sớm hơn Trung-Hoa và „n-Độ. Biểu-tượng chính của nền văn-minh này là những Trống Đồng tìm thấy ở nhiều nơi xa xăm như Sulawesi thuộc Nam-Dương quần-đảo. Những trống đồng như vậy đều được đúc tại vùng đất Đông-Sơn nhỏ hẹp của Việt-Nam, từ đó trống được phân-phối đi khắp Đông-Nam-Á theo đường hải-thương (trang 16.)

Biển Đông là Biển Mẹ

Xem xét qua các lý-thuyết như vậy, những nhận xét sau đây đáng được nêu ra:

-Biển Đông và Việt-Nam không những chỉ có liên-hệ trong thời hữu-sử mà sự liên-hệ mật-thiết còn phải kể từ thuở xa xưa hơn vào thời tiền-sử.

-Nước Biển Đông khi lên khi xuống, tuy đôi lúc làm giông-bão cuồng-loạn thổi trôi người vật, nhà cửa ra biển nhưng luôn luôn là cái nôi hiền dịu, thai-nghén và ấp-ủ văn-minh nông-nghiệp và hàng-hải của dân Việt.

Lịch-sử có những lần tái-diễn

Khi còn trong chế-độ bộ lạc thì các bộ lạc Việt cổ sinh-hoạt ở đồng bằng sông Hồng và sông Mã đã có trình độ tiến-bộ vượt bực. Họ sống tập trung và xen kẽ, thường trao đổi sản phẩm với nhau, xâm nhập lẫn nhau nên có quan hệ xa gần càng ngày càng khăng khít. Họ là cội nguồn, đã tạo nên những cơ sở vật chất và tinh thần đầu tiên cho thời buổi đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân đẻ ra một bọc trăm trứng nở trăm con, 50 con theo mẹ lên miền núi đồi, 50 con theo cha xuống miền sông biển là nhằm giải thích sự có mặt của các bộ lạc và nói lên cội nguồn thống nhất, cao quý của dân tộc Việt Nam.

Các con theo mẹ lên núi, khai phá cao-nguyên. Những con theo cha xuống miền biển, dựa duyên-hải mở đường Nam-Tiến. Biên-giới phương Bắc và phương Tây, nay bền vững, con cháu Rồng Lạc tiếp-tục con đường của cha ra ngoài Biển Đông.

Biển Đông Tương-lai, Lãnh-hải thành lãnh-thổ

Trước hết hãy nhìn xa về tương-lai Biển Đông qua ước-đoán của các nhà địa-chất

Đường biểu-diễn cao-độ của đại-dương có những dạng Sin-động. Tổng-quát biên-độ mực nước dâng lên hạ xuống lớnh nhất sau một nhịp thời-gian chừng 120,000 năm. Có lẽ hiện nay, nước Biển Đông đã lên đến mức tối-đa. Khoảng chừng ngàn năm trở lại đây, nhiều nơi tại vùng châu-thổ sông Hồng-Hà và Cửu-Long-giang từng bị ngập nước. Đôi khi nước biển có thể đã dâng cao hơn hiện thời.

Trong một vài thế-kỷ tới, mực nước có thể tăng giảm, nhưng có tăng lên cũng một vài thước là cùng. Các vùng đất thấp đông dân-cư đáng lo ngại bị ngập lụt nhiều nhất là khu châu-thổ các cửa sông Mae Nam và thủ-đô Vọng-Các của Thái-Lan. Sau đó, nước sẽ phải rút xuống.

Trong vòng dăm ba ngàn năm tới, cả vịnh Bắc-Việt và Thái-Lan sẽ trở thành khô-cạn, người Việt chúng ta không còn có dịp theo mẹ lên núi nữa mà lại khởi-sự theo cha tiếp-tục tiến xuống Biển Đông.

Thềm lục-địa chúng ta bảo-vệ hôm nay sẽ là lãnh-thổ để lại cho con cháu chúng ta sau này. Thời-gian tuy có thể nói là xa, nhưng cũng cần tiên-liệu bây giờ. Ký ức tiền-nhân từ nhiều ngàn năm trước căn dặn con cháu khi táng, hướng đầu ra phiá Biển Đông!

Rồi miền Trung Việt sỏi đá sẽ nở hoa

Trong vòng dăm ba ngàn năm tới, khi nước rút xuống 20m, eo biển Malacca trở thành khô cạn. Biển Đông thực sự biến thành một cái biển nội-địa. Sự phồn-thịnh của các thương-cảng tại Tân-gia-Ba và Mã-lai-Á chìm vào quá-khứ. Nước biển sẽ không còn thoát ra „n-độ-Dương. Biển Đông chỉ còn thông được với Thái-bình-Dương qua eo biển Đài-Loan và có lẽ mấy rãnh nhỏ xuyên qua ngả Phi-luật-Tân mà thôi.

Tại vịnh Thái-Lan, hải-cảng Vọng-Các lùi dần vào đất liền, trở nên một giang-cảng. Khmer giống như Ai-Lao sẽ biến thành một quốc-gia nội-địa. Thái-Lan chỉ còn khu phía Tây thông ra được biển Andaman và „n-độ-Dương. Các hải-cảng Hải-phòng, Sài-Gòn mất dần tầm-mức quan-trọng. Tuy vậy nhờ nằm cạnh vùng biển sâu, Cam-Ranh và các cảng miền Trung-Việt sẽ còn tiếp-tục hoạt-động và phát-triển mạnh. Tất cả khu-vực nội-địa rộng lớn từ Vân-Nam và Thái-Lan sang Ai-Lao, qua Khmer, tới Việt-Nam chỉ còn trông cậy vào sự thông-thương ra biển qua các cửa ngõ này mà thôi.

Chỉ cần mực nước biển rút xuống 50, 60m; vịnh Bắc-Việt thành khô cạn, vịnh Thái-Lan thâu lại như một cái hồ nội-địa, và diện-tích lãnh-thổ Việt-Nam tăng lên gấp hai lần. Phần đất mới do thiên-nhiên sắp ban-phát này rất phẳng-phiu, không núi non rừng rậm. Với sự cần-cù nhẫn-nại cố-hữu của dân ta, hầu hết đất nước Việt-Nam với vùng đồng-bằng bao la sẽ phì-nhiêu xanh tốt kéo dài suốt dọc từ Bắc xuống Nam qua nhiều ngàn cây số.

Tuy vậy, khi diện-tích đất đai gia-tăng, dân-số toàn-thể nhân-loại cũng gia-tăng. Trong lúc diện-tích mặt biển suy-giảm, số lượng hải-sản cũng suy-giảm theo; nhiều đổi thay về môi-trường sinh-sống sẽ xảy ra và nhịp-độ tranh-chấp lãnh-thổ cùng hải-phận cũng tăng theo cùng với mực nước rút... Những luật-lệ đặt ra hôm nay không còn phù-hợp trong lúc đó. Vì thềm lục-địa thoai-thoải của mình, người Việt-Nam cũng nên tiên-liệu những gì xem ra lợi-ích hay tệ- hại cho các thế-hệ mai sau.

Sức người không tát cạn Biển Đông nhưng thuận vợ thuận chồng, hoà anh hoà em, mến yêu đồng-bào, dân Việt hy-vọng vẫn trường-tồn và ngự-trị Biển Đông. Nếu khoa khảo-cổ đúng, tiền-nhân Việt ta đã tiền-tiến trong nhiều lãnh-vực, từng vẫy vùng trên mặt biển mênh mông thì hậu-nhân Việt sẽ vẫn tiếp-tục vững chắc tiến bước trên con đường đó cho dù Biển Đông có ngày khô-cạn.

Những Thiên-kỷ hình thành và phát triển đã qua

Dân tộc Việt Nam đã được hình thành và bước đầu phát triển trên vùng châu thổ sông Hồng và sông Mã phía Bắc của Việt Nam ngày nay. Con người từ các vùng đồi núi xuống vùng đồng bằng, từ đời này sang đời khác đã khai hoá đất để trồng trọt. Họ đã tạo ra một hệ thống đê điều để chế ngự dòng sông Hồng gây nhiều lũ lụt hàng năm. Quá trình lao động không ngừng để chế ngự nước - chống lũ, lụt, bão, hạn hán, xây dựng đê điều, đào kênh phục vụ cho việc trồng lúa - đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hoá làng xã.

Vào thời đại Đồ đồng đã ra đời một nền văn minh thống nhất và độc đáo, đạt mức độ kỹ thuật và nghệ thuật cao, nền văn minh Đông Sơn rực rỡ.

Các nghiên cứu nhân chủng, lịch sử và khảo cổ gần đây đã khẳng định sự tồn tại một thời kỳ các Vua Hùng khoảng 1000 năm trước Công nguyên [Image] trên Vương quốc Văn Lang, sau đó đổi tên là Âu Lạc. Đến thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, Âu Lạc đã bị xâm chiếm và sát nhập vào đế chế phong kiến Hán hùng mạnh ở phương Bắc.

Thiên-kỷ tới, Đệ Tam, Đệ Ngũ hay Đệ Lục Thiên-kỷ

Theo cách tính Tây-Lịch, năm nay là năm 2,000 sau Công-nguyên và nhân-loại đang bước vào Thiên-niên-kỷ thứ ba.

Đối với người Việt-Nam quen với câu nói 4,000 năm văn-hiến, thì ngưỡng cửa thời-gian này thuộc Đệ Ngũ Thiên-kỷ

Còn nếu căn cứ vào niên đại 2879 trước Công nguyên, vào lúc Lộc Tục xưng hiệu Kinh Dương Vương, "Lịch sử Việt Nam đã có gần 5000 năm lập-quốc", và bậc thềm rõ ràng đã tới Đệ Lục Thiên-kỷ vậy.

Nhưng hiểu cho rộng rãi hơn, qua nhiều thành tựu nghiên cứu của các ngành khảo cổ học (Archaeology) và dân tộc học (Ethnology) đã cho thấy: Lịch sử nền văn-minh Lạc Việt đã có cách đây hàng vạn năm, tức cần một con số còn lớn hơn nữa !

Sự thống trị của Trung Hoa kéo dài một thiên-kỷ

Dân ta bị ách thống trị của phong kiến Trung Hoa kéo dài mười thế kỷ. Nhưng người Tàu đã thất-bại trong chính-sách, họ không bẻ gẫy được sức kháng cự của dân tộc ta và không đồng hoá được nền văn hoá Việt Nam.

Nhiều nhà nghiên-cứu đã cố công tìm hiểu sức kháng-cự mạnh mẽ ấy. Họ phân-tích tinh-thần dân Việt và hồn nước Việt-Nam, đặc-biệt là tiến-sĩ Keith Weller Taylor. Như một nhà hùng-biện bạo miệng nhất, Ông tuyên-bố là hồn Việt-Nam đi từ hồn của nước (aquatic spirit). Ông khẳng định rằng quan-niệm về một cái hồn "nước" là năng-lực chính-trị và là động-cơ đưa đến sự tự-chủ (lập nên ngành chính-thống). Quan-niệm (hồn Nước) này đã dự vào việc tạo-dựng thành tập-thể dân-tộc Việt-Nam ngay từ trong thời tiền-sử. .. (The birth of Vietnam, University of California Press, 1983, p. 6).

Vào thế kỷ thứ mười sau Công nguyên đất nước đã giành được độc lập vững chắc và xây dựng một nhà nước độc lập mang tên Đại Việt. Dù chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đã phát triển qua nhiều thế kỷ trong khuôn khổ một nhà nước độc lập. Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo thâm nhập vào Đại Việt mang theo nhiều yếu tố văn hoá quần chúng và nhiều hình thức đặc biệt. Tuy vậy, Việt Nam vẫn có ngôn ngữ riêng và một nền văn minh nông nghiệp phát triển khá cao.

Thiên-niên-kỷ tự-trị

Đất nước đã trải qua nhiều triều đại vua chúa phong kiến mà quan trọng nhất là triều Lý (thế kỷ11 và 12), triều Trần (thế kỷ 13 và 14), triều Lê (thế kỷ 15, 16 và 17) với một nền hành chính tập quyền, một lực lượng quân đội mạnh, một nền kinh tế và văn hoá phát triển cao.

Trong suốt thời kỳ này, Việt Nam phải liên tục đấu tranh chống lại các âm mưu xâm lược của các đế chế phong kiến Trung Hoa và Mông Cổ. Các cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ chống quân xâm lược Tống (thế kỷ 11), Nguyên (thế kỷ 13), Minh (thế kỷ 15) đã giành được những thắng lợi vang dội.

Tuy vậy sau mỗi cuộc kháng chiến, tinh-thần dân-tộc Việt Nam càng trở nên mạnh hơn, các dân tộc đoàn kết hơn và đất nước bước vào một thời kỳ cường thịnh mới.

Môi-Trường, Niềm hy-vọng trong Thiên-kỷ mới

Như trình-bày ở trên, những thế kỷ vừa qua mang đến cho loài người nhiều tiến-bộ khoa-học. Tuy vậy, một số thức-giả rất quan ngại cho vấn-đề môi-sinh bị suy-thoái quá trầm-trọng.

May mắn thay đứng trước nguy-cơ tự-diệt, trong vòng vài thập-niên gần đây, nhân-loại tự biết bảo nhau cùng bảo-vệ sinh-cảnh và không còn phá-hoại môi-trường thiên-nhiên một cách vô ý-thức như trước kia nưã. Nhiều cơ-quan môi-sinh bắt đầu ghi nhận những bằng cớ chứng tỏ chiều-hướng môi sinh của thế giới đang chuyển đổi về một hướng tốt đẹp hơn. Tại các quốc gia Tây phương, không khí, nước và đất đai đang trở nên trong sạch hơn, và ngay cả đến Trung Quốc cũng đang cho thấy có sự chú tâm mới đến việc bảo vệ môi sinh. Nạn nhân mãn đang chậm lại, tác dụng nhà kiếng cũng giảm. Nhiều tự-chế của con nguời sẽ tránh cho địa-cầu bị hâm nóng và lỗ hổng trong lớp khí ozone cũng không tiếp-tục lớn thêm.

Trong chiều-hướng lạc-quan, chúng tôi tin rằng dân-tộc ta cũng ý-thức được đại-hoạ. Trước hết là Việt-Nam sẽ thoát ách cộng-sản như nhiều nước khác ở Đông-Âu, rồi ta sẽ nâng cao dân-trí, kiểm-soát được dân-số, cải-thiện được mức sinh-hoạt. Giang-Sơn gấm vóc gồm có đất liền và biển cả cũng sẽ sạch sẽ hơn. Chỉ trừ khi chúng ta lầm ý-thức, lạc đường lối - và điều này có xác-xuất quá nhỏ - liên-hệ Biển Đông với quê-hương ta trong những thiên-kỷ tới là những liên-hệ thuận-lợi, tốt nhiều hơn xấu.

Dựa trên các quan-điểm nhiều hy-vọng như vậy, chúng tôi sẽ lần lượt duyệt qua tác dụng Biển Đông trên quê-hương và dân-tộc qua các khu-vực:

- Vùng biên-giới Hoa-Việt và Hải-giới.
- Sông Hồng
- Đồng bằng sông Hồng
- Đất trườn ra Biển
- Vịnh Bắc-phần
- Duyên-hải Miền Trung
- Đồng bằng sông Mã
- Hoàng-Sa
- Biển sâu Miền Trung
- Đồng bằng sông Cửu-Long
- Biển Nam-phần
- Biển Tây (Phú-Quốc)

Duyên-hải và vùng Biên-giới Hoa-Việt

Khi ngày tháng cuối cùng của thiên-kỷ vừa qua sắp hết, trong một lúc vội vã chỉ muốn bám chặt vào tư-lợi đảng-phái, Cộng-Sản Việt-Nam đã để lại cho dân-tộc một mối hận lớn lao. Có lẽ trong thiên-kỷ tới, mối hận này sẽ khó lòng rửa sạch. Đó là chuyện Hà-Nội ngoan ngoãn ký vào bản thoả-hiệp về đường biên giới với Trung-Hoa ngày 30 tháng 12 năm 1999.

Vốn sợ oai đảng Cộng-Sản đàn anh trong bàn hội-nghị, Cộng-sản Việt-Nam đã hoàn toàn im lặng không đòi hỏi, cũng như không giám nói gì đến những vùng đất lịch-sử Việt-Nam lâu đời, bao gồm các quặng mỏ quí như mỏ vàng Bình Di, mỏ bạc Đường Gấm, Hoa Lâm, mỏ chì ở Tùng Bách, mỏ đồng ở Tụ Long.

Ngoài mặt, Cộng-Sản Việt-Nam tuyên-bố bảo-vệ Tổ-Quốc chống xâm-lăng, nhưng trên thực-tế đảng này đã có manh-tâm "đi đêm" với cả hai kẻ thù truyền-kiếp, cả Tây lẫn Tàu. Đọc lại lịch-sử đau buồn thời bị trị cuối thế-kỷ 19, chúng ta biết rằng vì muốn được yên thân khai-thác thuộc-địa Đông-Dương, đám thực-dân mới là Pháp không muốn đám thực-dân cũ là Tàu gửi quân quấy phá, nên Pháp đã cố ý nhượng-bộ bằng cách "hối-lộ". Họ cắt cho nhà Thanh Trung Hoa một số vùng đất của Việt Nam một cách thản-nhiên. Khu-vực như kể trên, không những khá rộng mà đặc-biệt, còn chứa đựng những tài nguyên vô-giá.

Việc Pháp thản-nhiên cắt đất Việt-Nam vì họ xét rằng việc ấy có lợi cho kế-sách thực-dân của họ. Thế nhưng Cộng-Sản Việt-Nam sẽ trả lời ra sao với lịch-sử khi Đảng của họ dám tự-quyền xác-nhận việc hai đế-quốc xâu xé lãnh-thổ Việt-Nam lúc xưa (Hiệp-ước Pháp-Hoa 1887 và 1895) là hợp-pháp. Họ lại còn trải thảm đỏ đón tiếp Thủ-Tướng Trung-Cộng qua thăm viếng để cám ơn Cộng-đảng Tàu nưã!

Một khi đất bị cắt thì vùng duyên-hải và hải-phận cũng theo đó mà bị mất luôn. Dian H. Murray cả-quyết rằng khu duyên-hải quận-lỵ Trường Bình thuộc về lãnh-thổ Việt-Nam từ lâu đời. Sử-gia này viết trong cuốn sách "Pirates of the China Coast, 1798-1810"; California, 1987, trang 18: "Chiang-p'ing was technically a part of Vietnam until 1885". Đi xa hơn nưã vào quá-khứ lịch-sử, nhà địa-lý-học Harold J. Wiens còn vẽ ra biên-giới thời Lý-Tống của nước ta ăn sâu vào Quảng Tây nhiều trăm dặm Anh. (China's March Towards the Tropics, Conn, 1954.)

Sau nữa, nếu người Việt-nam cho dù không đọc sách ngoại-ngữ, cũng biết rằng biết rằng từ thời Tiền Lê, Đại-Hành Hoàng-Đế đã xác-định hải-phận quốc-gia đến tận vịnh Liêm-Châu. Trong "Hành Lục Tập", sứ-giả Tống-Cảo nhà Tống đã thành-thực viết rằng: "Cuối Thu năm ngoái, bọn Cảo chúng tôi đi đến hải-giới Giao-Chỉ, Nha Nội đô chỉ-huy-sứ của Hoàn là Đinh-Thừa-Chính đem chín chiến-thuyền và 300 quân đến Thái-Bình-Trường để đón..." Thái-Bình-Trường thuộc phủ Liêm-Châu, rất xa Mống Cái hay đảo Trà-Cổ; và nằm về phiá Đông của Kinh Tuyến 108 độ 03 phút Đông vài chục hải-lý.

Sông Hồng và Sông rạch miền Bắc

Việt Nam có hai đồng bằng lớn là đồng bằng châu-thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu-Long. Sông ngòi xứ ta rất nhiều, tất cả đều chảy vào Biển Đông, chỉ trừ có một con sông là sông Kỳ-Cùng chảy ngược về phía Trung-hoa. Tổng-số chiều dài các con sông là 41.000 km với lưu-lượng chừng 300 tỷ m3 nước. Phụ vào đó là 3.100 km kinh rạch nhân-tạo.

Đứng chung trong bảng thống kê lớn như vậy, sông Hồng chỉ chiếm có 510 km chảy trên lãnh thổ Việt-Nam, (trong tổng-số chiều dài Vân-Nam - Biển Đông 1.149 km của nó.) Tuy vậy, đối với dân ta, con sông này chính là con sông khởi-nguyên lịch-sử của dân-tộc. Ngoài ra Sông Hồng còn đáng nói là rất quan-trọng trên nhiều lãnh-vực khác, chuyện hơi dài xin không kể ra đây.

Mấy triệu năm trước, sông Hồng của Việt-Nam đã từng cuồn cuộn chảy với một lưu-lượng nước thật lớn lao, nhiều lần lớn hơn hiện-thời. Khi đó, hầu hết nước từ cao nguyên Tây-tạng đã đổ vào sông Hồng. Từ trên cái "mái nhà của trái-đất", nguồn nước hùng-vĩ đã mang ra Biển Đông những khối-lượng phù-sa khổng-lồ tạo-dựng nên đồng-bằng Bắc-Việt. Trong những giai-đoạn Băng Đá, khi vịnh Bắc-Việt khô cạn, con Sông Cái này đã đưa nhiều lớp kết tầng thủy-tra-thạch chạy dài tới tận Hoàng-Sa. Rồi dòng sông chính của miền Bắc nước ta bị thu nhỏ khi địa-chấn xảy ra và khu-vục Vân-Nam được nâng cao lên. Nguồn nước thượng-nguồn lúc xưa chảy vào Hồng-Hà từ đó bắt đầu chảy sang phía Dương-Tử-Giang làm con sông vùng Hoa-Nam thêm to lớn. (The Junks & Sampans of the Yangtze, G. R. G. Worscester, Annapolis, 1971:2.)

Đồng bằng sông Hồng

Ngày nay đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) rộng vào khoảng 15.000km2. Địa bàn này là nơi cư trú của người Việt cổ, cũng là nơi hình thành nền văn-minh lúa nước. Đây còn là vựa lúa lớn thứ hai của đất nước gồm 11 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hà Tây. Tính chi-tiết hơn, trong diện-tích 1.479.466 ha của châu-thổ, số đất đang sử dụng là 1.032.000 ha (82,46%) bao gồm hầu hết là đất nông nghiệp với 822.182 ha (chiếm 55,67%). Tuy nhỏ hơn vùng đồng-bằng Cửu-Long, nhưng theo nhiều nhà canh-nông, vùng đất phù sa sông Hồng thuộc loại màu mỡ nhất của đất nước ta.

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên lại ban tặng cho ĐBSH thêm một thứ đặc sản, đó là mùa đông. Cái lạnh mùa đông là điều kiện thuận lợi cho cây trái vùng hàn đới, ôn đới sinh sôi nảy nở. Chính vì thế động thực vật ở đây rất phong phú.

Trong vòng thập-niên qua, môi-trường sinh-hoạt của nông-dân miền Bắc khá hơn đôi chút. Tuy vậy, cho dù nông-thôn đã được điện-lực-hoá nhưng hiện-thời tình-trạng vệ-sinh toàn vùng rất tồi tệ. — miền quê, hầu hết ao hồ bị ô-nhiễm nặng. — thành-phố, tình-trạng cũng không khá hơn, sông Tô-Lịch nay là một con rạch nước tù hãm, mang nhiều mầm bệnh tật.

Những năm qua các nước láng giềng đã từng gây ô-nhiễm và tự-động ngăn chặn nguồn nước của con sông Cửu-Long. Vi-phạm đó gây hạn hán và nạn ngập mặn khắp vùng đồng-bằng châu-thổ miền Nam nước ta. Kinh-nghiệm "trận chiến môi sinh Mekong" sắp xảy ra, thúc đẩy dân Việt-Nam lưu-tâm ngay đến nguồn nước sông Hồng tại Vân-Nam trước khi quá muộn.

Một khi Trung-cộng khởi sự chặn đầu lấy hết nguồn nước ở Vân Nam, rồi tiến tới việc chặn đứng cuối nguồn con sông tại vịnh Bắc-Việt - như họ đã từng ngang-nhiên chiếm đoạt Hoàng-Sa - Việt Nam sẽ chịu bó tay, hay sẽ phải ứng xử ra sao ?

Ngoài mối ưu-tư về nguồn nước, dân chúng ta còn cần thêm năng-lượng trong thiên-kỷ tới và do đó các đập thủy-điện sẽ được xây cất thêm trên những dòng sông lớn. Hậu-thế xem ra phải đối đầu với những di-hại mà chúng ta chưa ý-thức hôm naỵ. Kinh-nghiêm chiếc đập trên Sông Đà chắc chắn sẽ mở ra nhiều dự-án cải-thiện để có thể hoàn-chỉnh mọi công-trình sau này sao cho hoàn-chỉnh hơn.

Đất trườn ra Biển

Những bãi Tự-Nhiên, những đầm Nhất Dạ, các cửa Đại-Ác, cửa Thần-Phù trong lịch-sử năm xưa ở sát biển, hiện giờ đã lùi sâu vào nội-địa. Các bạn quê đường biển di-cư 1954, ngày nay hồi-hương không còn nghe được tiếng biển gầm vì nhiều làng xóm mới mọc lên chắn ngang những con đường ra ngoài bãi biển.

Người ta ước-lượng rằng hàng năm đất bồi thêm lấn ra biển từ 50 đến 80 thước. Như thế mỗi năm khu tân-bồi được nhìn thấy không có bao nhiêu, nhưng sau một thiên-kỷ thì đất sẽ trườn ra ngoài Biển Đông 4, 5 hay 7 chục cây-số. Trường hợp mực nước biển lại theo đúng chu-kỳ phỏng-định mà rút xuống, vùng đất mới sẽ lớn nhanh theo gia-tốc. Vào những năm 3000, 4000; Vịnh biển Bắc-Phần sẽ nhỏ hẹp lại và diện-tích vùng ĐBSH rất có thể tăng lên gấp rưỡi.

Vịnh Bắc-phần

Như đã trình-bày ở trên, vì đáy biển phía Việt-Nam nông cạn và cũng vì bờ biển đảo Hải-Nam dốc xuống nên thềm lục-địa của Bắc-phần nước ta rất lớn, choán ra khắp vịnh Bắc-Việt. — đây, vấn-đề phân chia thềm lục-địa giữa Việt-Nam và Trung-Hoa đã xảy ra khá lâu, vẫn đang trong vòng tranh-chấp.

Việt-Nam Cộng-Sản muốn giữ đường Brévié (Kinh-tuyến 108.03' Đông) theo thỏa-hiệp đã ký từ năm 1887 giữa Pháp, lúc đó đang bảo-hộ Việt-Nam và nhà Mãn-Thanh, lúc đó đang cai-trị toàn cõi Trung-Hoa. Đường Brévié này đáng lẽ cùng nằm trong nghị-trình thương-thảo biên-giới, nhưng Trung-Cộng chỉ chọn phần thịt ngon là biên-địa còn cai xương khó gậm là hải-giới thi` lại lờ đi. Cộng-sản Tàu dự-trù sẽ ép buộc Cộng-sản Việt phải nhượng-bộ thêm trong những cuộc đàm-phán vào năn 2000.

Tháng 12/1999 vừa qua, phái-đoàn Hà-Nội ngoan ngoãn chấp-nhận quyết-định của đàn anh, cam-tâm kết-thúc buổi họp. Vì hèn kém và chỉ lo tư-lợi cho đồng-đảng của mình, đảng Cộng-Sản đã phạm trọng-tội bán dân, bán đất, bán nước nhiều lần. Người Việt-Nam chân-chính chúng ta mong rằng lịch-sử phán-xét chuyện này để răn đe hậu-thế.

Qua thế-kỷ 21 mới nàỵ, Trung-Cộng đang có âm-mưu thâm-độc gì?

Trung-Cộng đã cho biết họ muốn chia vịnh Bắc-Việt theo đường trung-tuyến giữa những bờ biển. Bắc-kinh buộc Hà-Nội phải công-nhận đảo Hải-Nam như là một lục-địa. Trong khi đó, không những họ chẳng chịu kể Bạch-long-Vĩ của Việt-Nam là một hòn đảo mà còn hạ giá-trị đảo này xuống cho ngang hàng với một hòn đá ngầm không có hải-phận đặc quyền kinh-tế. Ngoài ra, Trung-Cộng còn cố ý ngăn-chặn không cho Việt-Nam được đưa ra một yếu-tố thật quan-trọng trong Luật Biển Liên-Hiệp-Quốc là sự nối-tiếp địa-hình của đất liền chạy dài ra ngoài biển.

Theo các chuyên-gia Luật Biển, Việt-Nam có đầy đủ yếu-tố căn-bản như vậy để hưởng đặc-quyền chiều rộng thềm lục-địa và hải-phận kinh-tế mở rộng cho tới 350 hải-lý (Vietnam's National Interests and the Law of the Sea, Mark J. Valentcia & Jon van Dyke, trong Ocean Development and International Law, Apr/ Jun 1994: 228-229.)

Việc phân chia hải-phận Vịnh Bắc-Việt cũng như việc xác-định chủ-quyền Quốc-gia chúng ta trong những vùng đất, vùng biển nào khác đều quan-trọng. Một chính-quyền chân-chính phải quyết-tâm bảo-vệ lãnh-thổ.

Cho dù yêu-cầu về đường Brévié trong Hiệp-ước Pháp-Hoa 1887 có bị Trung-Cộng bỏ qua, những yếu-tố căn-bản pháp-lý hiện-hành cũng vẫn tạo nhiều ưu-thế cho chủ-quyền Việt-Nam. Cho dù không phải là chuyên-gia Luật Biển, chúng tôi cũng xin đơn-cử một vài điều căn-bản xác-quyết như sau:

- Hình-thể Thềm lục-địa Việt-Nam kéo dài chạy thoai thoải ra biển rõ rệt chiếm ưu-thế hơn bờ biển sâu của Đảo Hải-Nam.

- Bạch-Long-Vĩ với các yếu-tố dân-sinh, lịch-sử, kinh-tế xứng đáng được hưởng quy-chế một hòn đảo.

- Chiều dài bờ biển lục-địa Việt-Nam bao quanh vịnh dài gấp 2 lần bờ biển đảo Hải-Nam và bán-đảo Liên-Châu thuộc Trung-Cộng.

- Dân-cư Việt-Nam sinh-sống tiếp-cận với vịnh biển nhiều gấp 3 đến 5 lần dân duyên-hải Trung-Cộng, tuỳ theo cách tính toán. Riêng đảo Hải-Nam, dân-số hiện nay chỉ có khoảng 7 triệu người mà thôi.

- Khảo-cổ văn-minh-học thế-giới và cả sử Trung Hoa cũng chứng-minh rằng những người Việt đã từng làm chủ mọi sinh-hoạt trong Vịnh Bắc-Việt từ hàng chục ngàn năm trước trong khi người Tàu chỉ mới xuất-hiện ngoài biển này từ thời Hán, tức là mới 2 ngàn năm mà thôi. Sử Trung-Hoa lại còn ghi rõ một chi-tiết là đám quân xâm-lược dùng "nam-phương lâu-thuyền" nữa mới thật là lý-thú!

Công-pháp Quốc-Tế đứng về phía Việt-Nam. Trong tinh-thần thượng-tôn luật-pháp, ý-thức của nhân-loại đang gia-tăng về một trật-tự cần-thiết trên biển; thời-gian hiển-nhiên cũng đứng về phía dân-tộc chúng ta. Điều cần-thiết lúc này là chúng ta phải làm sáng-tỏ chính-nghiã chủ-quyền của chúng ta cùng cộng-đồng thế-giới. Nếu vì đối-phương hiếp-đáp, áp-bức trong bàn hội-nghị mà cuộc điều-giải bất- thành, Việt-Nam cần đưa vụ vịnh Bắc-Việt này (cũng như những tranh-chấp các quần-đảo Hoàng Sa Trường Sa) ra trước Tòa-Án Quốc-Tế.

Sau nữa, toàn dân trong cũng như ngoài nước hy-vọng rằng nhà cầm quyền Cộng-Sản Việt-Nam không nên muối mặt ký-kết thêm hiệp-định bất bình-đẳng một lần nữa. Dù chót đã hứa với Bắc-Kinh sẽ thoả-thuận về những tranh-chấp Biển Đông trong năm 2,000, Cộng-sản Hà-Nội nên hồi-tâm lại, đặt quyền-lợi quốc-gia trên hết. Hãy phản công lại mới được!

Duyên-hải miền Trung

Sách Địa-lý Việt-Nam thường ghi-nhận một cách tổng quát là biển miền Trung sâu, bờ biển dựng đứng. Nếu chỉ đọc và hiểu sơ sài như vậy thì thật là tai-hại vì có người đã từng nghĩ rằng Hoàng-Sa không liên-hệ gì tới thềm lục-địa Việt-Nam.

Sự thực, nhận-xét này chỉ có nghĩa tương-đối khi biển miền Trung được các tác-giả mang ra so-sánh với biển miền Bắc và biển miền Nam mà thôi. Đi sâu vào chi-tiết, chúng ta thấy chỉ có một đoạn ngắn bờ biển miền Trung khá dốc tại Bình-Định, Phú-Yên và Khánh-Hoà. Suốt từ Thanh-Hoá chạy qua các tỉnh Nghệ-An, Hà-Tĩnh, Quảng-Bình, Quảng-Trị, Thừa-Thiên, Quảng-Nam cho tới Quảng-Ngãi; biển rất nông cạn. Tình-trạng đáy biển chạy thoai-thoải ra ngoài khơi, gần tương-tự như tại vịnh Bắc-Việt. Xa xa hơn về phía Nam, kể từ Mũi Dinh Ninh-Thuận qua Bình-Thuận, đáy biển trở lại nông cạn hơn và thoai-thoải nối dài ra phiá Trường-Sa.

Nếu lại quan-sát địa-hình đáy biển, người ta thấy quần-đảo Hoàng-Sa nằm sát với thềm lục-địa của Việt-Nam. Tuy toàn thể khu-vực quần-đảo nổi cao hơn vùng biển vây quanh nó, nhưng nền đất Hoàng-Sa được nối thẳng vào thềm lục-địa Việt-Nam như là qua một cái cửa ngõ thông vào vùng cù-lao Ré và bờ biển Quảng-Ngãi. Hành-lang đó khá nông, chỗ sâu nhất chỉ chừng 500 m. Trong khi đó, đáy biển đột ngột lại sụt xuống về phía Trung-Hoa, độ sâu lên tới hàng ngàn mét, rồi 2000m, 3000m hay hơn nữa.

Những hải-đồ có ghi độ sâu đáy biển chứng-minh rõ rệt quần-đảo Hoàng-Sa là phần nối dài của lục-địa Việt-Nam. Đường đồng-thâm (iso-depth contour) 1000 thước bao kín các vùng về phía Bắc và Đông, trong khi các đường nông cạn lại mở rộng qua phía Việt-Nam theo chiều hướng Tây Tây Nam.

Nói một cách khác, nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600 tới 700 m thì Hoàng-Sa dính vào Việt-Nam như một khối đất liền và xa cách hẳn Trung-Hoa bằng một vùng biển nước sâu tới cả 1,000m.

Đồng-bằng sông Mã

Trong những thời Băng Đá xa xưa, đồng-bằng Sông Mã đã nhiều lần dính liền vào đồng-bằng Sông Hồng. Bốn hệ-thống sông ngòi của các sông Hồng, sông Mã, sông Thái-Bình và sông Cả hợp-đoàn mang phù-xa xây đắp cả duyên-hải Bắc-phần lẫn Bắc Trung-phần. Vùng đồng-bằng rộng lớn này lan ra gần kín vịnh Bắc-Việt. Bản-đồ 3 chiều của đáy biển cho chúng ta nhìn rõ hình-thể sự liên-kết đồng-bằng hồi đó vói dấu vết của các con sông.

Theo Gorman, khi mực nước Biển Đông dâng lên thì xảy ra hiện-tượng di-dân và thay đổi văn-hoá. Những người thuộc nền văn-minh Hoà-Bình sinh sống bằng cách săn bắn, hái lượm và trồng trọt trong những thung-lũng nhỏ hẹp bao quanh bởi các giẫy núi đá vôi. Sau đó cư-dân Hoà-Bình đã dần dần di-chuyển từ thung-lũng miền núi xuống phía biển khi vùng đồng-bằng được tái-lập. Các loại ngũ-cốc được thích-hợp-hoá cho các ruộng nước. 3,500 năm TTL, hiển-nhiên đã có sự trồng trọt cây lúa. (The Hoabinhian and After: Subsistence Patterns in Southeast Asia during the Late Pleistocene and Early Recent Periods, báo World Archaeology 2, No. 3, 1971: 300-320.)

Dọc theo "bờ biển" lúc xưa, tại các vùng chân núi đá vôi từ Nghệ-An qua Thanh-Hoá, Ninh-Bình, Hoà-Bình, Hà Tây ngày nay; các nhà khảo-cổ tìm thấy rất nhiều cổ-vật của những giai-đoạn đó. Địa-điểm quan-trọng nhất trong thời-đại Đồ Đồng là Đông-Sơn mà từ đó, trống đống được phân-phối đi khắp Đông-Nam-Á bằng đường biển.

Trong những thiên-kỷ tới khi chu-kỳ địa-chất tái-diễn, sinh-hoạt của dân ta sẽ phải thích-nghi với môi-trường thay đổi. Tuy nậy nhờ tiến-bộ kỹ-thuật, sư tiên-đoán tương-lai thêm chính-xác, hoàn-cảnh đất nước sẽ muôn-phần tốt đẹp hơn thời quá-khứ.

Hoàng-Sa và việc tranh-chấp hải-phận

Quần-đảo Hoàng-Sa đã bị Trung-Cộng cưỡng-chiếm vào ngày 19 tháng 1 năm 1974. Tuy có bị cưỡng-chiếm, nhưng Hoàng-Sa chưa phải hoàn-toàn mất hẳn nếu như người Việt-Nam chúng ta còn ý-chí phục-hoàn đất cũ, không chịu buông xuôi. Biến-cố Hoàng-Sa 1974 cần được ngàn đời nhắc nhở để nung nấu lòng yêu nước của con dân Hồng-Lạc chống kẻ thù truyền-kiếp phương Bắc.

Vì Tiên Lễ Hậu Binh, Việt-Nam sẵn sàng thương-thuyết trên căn-bản Công-pháp Quốc-tế. Là một dân-tộc kiên-trì sau cả ngàn năm Bắc-thuộc mà còn dành lại được quyền tự-chủ, chúng ta không quản-ngại gì trong kế-sách trăm năm thu-hồi lãnh-thổ và hải-phận đã mất. Tâm-lý của kẻ xâm-lược là vội vã đánh nhanh, chiếm lẹ. Mục-đích của kẻ thực-dân là khai-thác tài-nguyên, nên ước mong của Trung-Công là cố gắng đẩy mạnh cuộc thương-thuyết cho hoàn-tất sớm sủa để hưởng lợi. Như đã từng đề-cập ở trên, thời-gian là yếu-tố đứng về phía chúng ta. Không vì ảo-tưởng miếng mồi thơm ngon mà sa vào cái bẫy sập của kẻ thù.

Một khi hạ quyết-tâm, không những ta đã bền chí trường-kỳ tranh-đấu mà còn làm đối-phương không thể nào ăn ngon ngủ yên, lúc nào cũng sợ bị quấy-phá. Như vậy, chúng làm sao an-tâm trong việc khai-thác tài-nguyên cho được. Chúng ta không tài giỏi đã để mất Hoàng-Sa, nhưng hãy bảo nhau biến Hoàng-Sa thành một miếng xương lớn móc trong cổ họng con hạm Trung-Hoa, khiến nó một ngày nào đó không nuốt trôi đành lòng nhả ra mà thôi.

Trời cao có mắt, một khi nước Tàu đại-loạn, Việt-Nam hãy chờ đợi để lấy lại mảnh đất của mình đã mất. Quá-khứ cho biết suốt dòng lịch-sử, nước Trung-Hoa ít khi được hưởng thái-bình lâu dài. Quốc-gia ta cần nghiên-cứu một kế-sách tái-chiếm này cho hoàn-bị. Những vị anh-hùng trong tương-lai sẽ hiên-ngang trở lại Hoàng sa. Sẵn có địa-lợi vì Hoàng-Sa gần sát với quân-cảng Việt hơn Tàu, một khi thiên-thời và nhân-hoà hợp nhất, việc này tưởng như khó khăn mà sẽ đương-nhiên xảy ra.

Thượng-sách là như vậy, nhưng theo suy-luận của một số người thông-thạo Luật Biển thì Việt-Nam cũng không thiệt-hại hay mất mát nhiều về hải-phận (cho dù Trung-Cộng xâm-chiếm mất Hoàng-Sa) nếu như các phe thương-thuyết đều tôn-trọng Luật Biển LHQ. Những ưu-thế của Việt-Nam đã được trình-bày ở trên, riêng Hoàng-Sa nằm trong một số trường-hợp đặc-biệt như sau:

- Việc chiếm-đóng bằng bạo-lực không đưa đến chủ-quyền.

- Hoàng-Sa gồm nhiều đảo nhỏ, không có cư-dân, không tự-túc kinh-tế nên không được hưởng quy-chế hải-phận đăc-quyền kinh-tế.

- Nền đất quần-đảo Hoàng-Sa nằm trên thềm lục-địa, lại đặc-biệt nối liền với Cù-lao Ré và tỉnh Quảng-Ngãi.

- Yếu-tố thời-gian rõ rệt đang giúp cho Việt-Nam một thế đứng vững mạnh hơn trên trường quốc-tế công-pháp. Trong khi đó thế-giới luật-gia lại đang gia-tăng áp-lưc nặng nề lên phía Trung-Cộng. Hoả-mù tuyên-truyền của họ trong những thập-niên 1970, 1980 nay đã đang tan rã thành từng mảng. Chủ-quyền Việt-Nam trên Hoàng-Sa Trường-Sa thực-sự là một chính-nghiã sáng ngời.

Thời-đại "màu đỏ máu" của Cộng-Sản Nga-Hoa bao trùm 1/3 nhân-loại và cả chiến-thuật "Biển Người" lỗI-thờI của Trung-Cộng đến nay thực-sự qua rồi. Đã đến lúc ánh sáng công-lý của thế-kỷ 21 có khả-năng hoá-giải sách-lược "Biển Sách" nguỵ-tạo lịch-sử của Trung-Cộng. Số lượng những luật-gia hàng đầu khắp Á, Âu, Mỹ bênh-vực Việt-Nam tăng lên nhiều, đặc-biệt là một vài tên tuổi lớn sau đây:

- Mark Valancia và các Chuyên-gia thuộc Viện Đông Tây ở Honolulu đã dựa trên Luật Biển, phủ-nhận các tuyên-cáo của Trung-Cộng, vẽ ra hải-phận Việt-Nam dựa theo nhiều giải-pháp phân chia. Theo giả-thuyết của Valancia, các đảo Hoàng-Sa Trường-Sa không thể được hưởng quy-chế "Đặc-quyền kinh-tế", vùng biển sở-hữu của Việt-Nam có thể tới 1,000,000 cây sô vuông hay 3 lần lớn hơn lãnh-thổ. (Valencia, Mark J. with Jon M. Van Dyke and Noel Ludwig. Sharing the Resources of the South China Sea. The Hague: Martinus Nijhoff for Kluwer Law International (1997). [also Honolulu: University of Hawaii Press (1999)]

- Nữ giáo-sư Monique Chemillier-Gendreau trình-bày mọi lý lẽ chủ-quyền mà Trung-Hoa nói là lịch-sử. Bà trả lời lần lượt từng điểm một, mang sách sử cả Hoa, cả Việt, Pháp, Anh ra làm bằng-cớ; hoàn-toàn bác bỏ được mọi luận-cứ mập mờ của kẻ xâm-lăng.

Cũng qua sử sách, với hàng chục dẫn-chứng, tác-giả đã quả quyết: Việt-Nam là nước độc nhất đã thực-sự hành-sử chủ-quyền quốc-gia trên hai quần-đảo từ thế-kỷ 18.

Đọc xong cuốn sách, cả thế-giới luật-gia, sử-gia, học-giả nào cũng phải thấy rõ rằng Trung-Quốc chưa hề bao giờ có chủ-quyền tại Hoàng-Sa và Trường-Sa. (Monique Chemillier-Gendreau La Souverainete sur les Archipels Paracels et Spratleys, Paris: Editions L'Harmattan, 1996. Pp. 306.).

- Gần đây nhất, một nhà báo Anh là Templer nhận-xét rằng dù Trung-Cộng có cố-ý khoa-trương nhưng các nước Âu Mỹ dần dần thấy răng lý-lẽ chủ-quyền Việt-Nam mạnh mẽ hơn vì đã Việt-Nam đã thực-sự từ lâu chiếm đóng những quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa. (Robert Templer, Shadows and Wind: A View of Modern Vietnam, Viking Penguin, September 1999).

(Nguồn: VuHuuSan.net>
Vũ Hữu San