Dan Lee
01-08-2008, 07:36 AM
« Cá trong lừ đỏ dừ con mắt,
« Cá ngoài lừ ngúc ngắc muốn vô » ?
(hay là những cạm bẫy trong lý tưởng làm người)
Từ ngày 10 tháng 12 năm 2007, tôi đã rời bỏ địa chỉ tại Lausanne, vào cư ngụ trong Tu Viện « Đức Mẹ Fatima », ở CH-1694 Orsonnens-Fribourg, Thụy Sĩ, với các linh mục và tu sĩ thuộc Gia đình Xitô Việt Nam.
Sau khi nhận được tin tức về địa chỉ mới của tôi, nhiều bạn bè, thân nhân xa gần, cũng như phần lớn những học viên đã tham dự khóa học hè từ 2005 đến 2007, về trẻ em tự kỷ…đã ngỡ ngàng đặt ra cho tôi câu hỏi: Tại vì sao có sự chuyển hướng muộn màng và đột ngột như vậy ? Một số người diễn tả những phản ứng xúc động, bất bình, nghi kỵ, buồn vui lẫn lộn hay là phấn khởi và khích lệ cũng không thiếu.
Cách đặc biệt, tôi nhận được lá thư của một người bạn trẻ, mà tôi đã có dịp tiếp xúc, giúp đỡ, hướng dẫn, trên bình diện nghề nghiệp và chuyên môn…Theo thiển ý của tôi, những câu hỏi của người bạn trẻ ấy tóm lược và đại diện bao nhiêu câu hỏi khác đã và đang đến trong hộp thư của tôi.
Với mục đích giải đáp những thắc mắc khác tương tự như vậy, được trình bày dưới hình thức nầy hoặc hình thức khác, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tôi đã lần lượt gửi bài chia sẻ nầy cho một số bạn bè ở rải rác khắp nơi. Trong khuôn khổ của một lá thư, tôi chỉ muốn nhấn mạnh ba ý tưởng chính yếu:
Trong phần thứ nhất, tôi cố gắng xác định trong hoàn cảnh cụ thể nào tôi đã đưa ra những nhận xét có hình thức biểu tượng trên đây, với một người bạn trẻ muốn tham khảo ý kiến của tôi.
Trong phần thứ hai, tôi khẳng định tầm nhìn về cuộc sống trong chiều hướng « muốn vươn lên và nhìn lại mình một cách can trường và có ý thức », không nhắm mắt đưa chân hay là khoán trắng trách nhiệm cho một người nào khác ở ngoài.
Trong phần kết luận, tôi phân biệt ba cạm bẫy hay là ba loại cám dỗ đã và đang đe dọa bản thân và cuộc sống làm người của tôi, cũng như của nhiều anh chị em đồng bào, nhất là trong tình huống khó khăn hiện tại của Đất Nước. Cạm bẫy thứ nhất là xu thế « làm thực dân » với những thể thức đàn áp người anh chị em. Cạm bẫy thứ hai là thấy mình « làm nạn nhân » của bao nhiêu người đang lèo lái, chỉ đạo từ trên và từ ngoài. Cạm bẫy thứ ba là « đóng vai trò cứu trợ và cứu vãn tự nguyện », hay là « làm thay nói thế », khi kẻ khác không một lời yêu cầu và nhất là không diễn tả và bộc lộ nhu cầu, trong một quan hệ giữa người với người.
***
PHẦN THỨ NHẤT: CÂU HỎI của bạn bè xa gần về cuộc sống hiện tại của tôi:
Độ 10 ngày, sau khi tôi rời khỏi Lausanne và đến cư ngụ tại Orsonnens, một người học trò cũ đã biên thư cho tôi. Trong đó có một đoạn như sau:
Nghe tin Thầy về CH-1694 ORSONNENS/FR, KN bèn nhớ lại câu nói mà chính Thầy đã một thời thốt ra nhằm nhắc nhở, khi KN muốn từ biệt lớp dạy các em tự kỷ, để đi vào sống trong một cộng đoàn ở nước ngoài…
« Cá trong lừ đỏ dừ con mắt
« Cá ngoài lừ ngúc ngắc muốn vô. ..! »
Thầy ơi, em xin thắc mắc: Phải chăng bây giờ chính thầy là " Cá trong lừ hay trong rọ Orsonnens » ?
Em thắc mắc tiếp: Bộ Thầy thấy người nầy hay người nọ « lao mình vô rọ », như TT… Cách làm ấy xem ra mang đến ổn định...Thế rồi Thầy lại muốn « ngúc ngắc hay sao?
Hẳn thực, tôi không phủ nhận sự kiện chính tôi đã trưng dẫn câu ca dao tục ngữ trên đây, trong một hoàn cảnh cụ thể như sau: Vào thời gian giữa 1993 và 1995, sau mười năm ở nước ngoài, tôi trở về lại Sàigòn, tham gia đào tạo một lớp giáo viên có trách vụ giáo dục những trẻ em mang hội chứng Down hay là « Rối loạn sắc thể số 21 ». Triệu chứng nổi bật nhất cần được phát hiện nơi những trẻ em nầy là chậm phát triển về mặt tăng trưởng tâm lý. Dấu hiệu thứ hai là trí thông minh ở dưới mức độ trung bình, với chỉ số thông minh IQ từ 50 trở xuống. Trách vụ chủ yếu của cha mẹ và người giáo viên làm việc trong lãnh vực nầy là giúp đỡ và tìm mọi cách hội nhập loại trẻ em nầy vào môi trường xã hội và học đường. Nói khác đi, những trẻ em nầy có quyền lợi « đi học », và được giáo dục giống như bao nhiêu trẻ em khác, tuy dù đang gặp những khó khăn trong vấn đề nhận thức và hành vi…
Sau một tuần quen biết, trao đổi trong lãnh vực nghề nghiệp, một trong những học viên xuất sắc của lớp đào tạo là KN đã đến gặp tôi và yêu cầu được tư vấn về một vấn đề « tiến thối lưỡng nan ». KN vừa muốn phục vụ những trẻ em chậm phát triển trong môi trường Việt Nam. Nhưng đồng thời KN cũng đang là thành viên nồng cốt của một nhóm chuẩn bị lên đường qua Canada, để gia nhập vào một cộng đoàn « chiêm niệm ». Trước khi KN chuẩn bị lên đường, nhiều bạn bè đã « nhắm mắt nhảy xuống nước », xem thử mình có khả năng bơi hay không. Theo tôi biết từ nhiều nguồn tin tức khác, một số chị em tập bơi theo kiểu ấy, đã thực sự ngụp lặn. Cho nên, sau một thời gian từ năm tháng đến một năm, họ đã phải xách gói ra về, với nhiều vết thương lở lói trong tâm hồn…
Sau khi đã lắng nghe lời trình bày của KN, với tất cả khả năng chuyên môn và tấm lòng đồng cảm, tôi đưa ra một kết luận đậm màu sắc hình tượng có mặt trong môi trường văn hóa Việt Nam: « Cá trong lừ đỏ dừ con mắt, cá ngoài lừ ngúc ngắc muốn vô ».
Ngoài ra, tôi không đưa ra một « lời khuyên ». Tôi không « quyết định thay và thế » cho KN, như một số người thường làm…Hẳn thực, theo ý kiến của Thomas GORDON, trong các văn phòng tư vấn tâm lý xã hội, thay vì giúp đỡ người thân chủ trưởng thành, đảm nhiệm vận mệnh của mình, một vài chuyên viên có xu thế làm cho họ trở nên ấu trĩ, lệ thuộc… với 12 cách làm sau đây (1):
1) điều khiển, lèo lái, đưa ra những mệnh lệnh,
2) đe dọa với những « lời tiên tri hay là dự đoán » như « Nếu… »,
3) lên mặt dạy đời, đưa ra những bài học như « Phải thế nầy, phải thế kia… »,
4) đưa ra những lời khuyên, đề nghị những cách giải quyết,
5) điều tra, đặt những câu hỏi, khảo hạch,
6) tránh né, đánh trống lảng, trào phúng,
7) giải thích, lý luận,
8) phê phán, khiển trách, bất đồng,
9) tán dương, đánh giá tích cực, đồng ý,
10) bôi nhọ, gắn nhãn hiệu,
11) thuyên giải, phân tích, định bệnh,
12) an ủi, nâng đỡ, trấn an.
PHẦN THỨ HAI: LÁ THƯ TRẢ LỜI
Sau khi nhận được lá thư, với lời phản hồi, tôi đã lập tức trả lời:
KN thân mến,
Cám ơn KN đã nhắc lại câu nói mà tôi đã một thời thường nói ra, nhất là trong tinh thần đánh thức những người thuộc giới trẻ, mà tôi cảm thấy có trách nhiệm đóng góp, xây dựng và gây ý thức.
Sở dĩ KN đã và đang còn ghi nhớ câu nói đánh thức ấy, âu đó cũng là một an ủi lớn cho bản thân và cuộc đời của tôi. Vì sao ? Vì có những người em thuộc giới trẻ, bên ngoài thì không đưa ra những câu trả lời trực tiếp và tức khắc, nhưng trong tâm hồn, họ đã lắng nghe, đón nhận và nhất là đã chia sẻ, đồng cảm với tôi. Sau hơn mười năm, họ mới gửi lại những lời phản hồi tích cực.
Bây giờ đến phiên tôi, tôi xin chân thành cám ơn KN đã có nhã ý đánh thức tôi, với tất cả tấm lòng vừa thương mến vừa lo sợ…
Thêm vào đó, tôi xin ghi nhận vai trò tư vấn của KN đối với tôi trong lúc này, một cách chân thành và biết ơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp hôm nay của tôi, tôi đã tự mình lấy quyết định và hoàn toàn tự do dấn bước « vô trong lừ ». Trước đó, tôi cũng đã có lần lo sợ sẽ phải « đỏ dừ con mắt », giống như bao nhiêu người khác đi trước tôi. Tuy nhiên, cứ mãi hoài suốt đời sợ như vậy, nhất là vào tuổi đời hơn 70, tôi sẽ làm được cái gì ?
Gương sáng của vị Tông đồ Tôma hiện ra trước mắt tôi: cứng lòng, cương quyết không mở mắt nhìn Chúa Sống Lại, không mở tai nghe Lời Chúa đang kêu gọi tôi trở về với Ngài, không đưa tay va chạm, cảm nghiệm « một người chết, bị đóng đinh và đã tự mình chỗi dậy, trở thành Chúa Sống Lại, Phục Sinh », như Ngài đã tiên báo.
Những cảm nghiệm đã dần dần biến thành xác tín ấy, bây giờ đang thúc đẩy tôi đứng lên, đảm nhiệm vai trò « làm Chứng Nhân hay là Ngôn Sứ », được sai đi, dọn đường cho Ngài. Chính trong môi trường « Cái lừ đỏ dừ con mắt », tôi muốn chia sẻ hạnh phúc cuối đời của một con người đã hơn một lần phản bội, những vẫn còn có khả năng lắng nghe Tiếng gọi của Tình Yêu và khiêm tốn quay trở về với Con Đường Hy Vọng.
Giờ đây, ngày ngày trong hương khói của cuộc sống Nguyện Cầu, tôi không còn Nói, nghĩa là làm « thanh la phèng phèng » hay là « chũm chọe xong xoảng ». Tôi muốn trở thành người học trò « chiêm ngắm Chúa Sống Lại » và quyết tâm làm chứng rằng « Một Đấng Sống Lại » đang đóng lều và cắm trại trong tôi. Từ đây, tôi muốn chia sẻ bằng nước mắt và khổ đau trong xương da, máu thịt của tôi, cho những người em thuộc giới trẻ ý thức được rằng: Tôi thấy thực sự những điều vô hình, tôi nghe những ngôn ngữ không lời, tôi đưa tay va chạm và ôm ấp vào lòng những trẻ em khiếm thính, khiếm thị, bại liệt… và nhất là những trẻ em có nguy cơ tự kỷ, chưa biết thiết lập những quan hệ tiếp xúc và trao đổi, với người khác, thậm chí với Người Mẹ đã cưu mang mình trong cung dạ.
Hôm nay viết ra những lời thú nhận ấy, tôi xin cám ơn KN và khiêm tốn xin KN thứ lỗi đã dám lên mặt mô phạm dạy cho KN, trong quá khứ, những điều mà tôi chỉ Nói và không bao giờ Làm hay là Sống.
PHẦN THỨ BA : NHỮNG CẠM BẪY
Ở dưới chiều sâu của hai thái độ, một là « đỏ dừ con mắt, khi bị kẹt ở trong lừ », hai là « ngúc ngắc muốn vô, khi ở ngoài lừ », suốt thời gian học tập và nghiên cứu, từ những ngày ở Đại học cho đến hôm nay, nhờ những tác phẩm của Eric BERNE (2), tôi đã từ từ khám phá ba loại cạm bẫy hiểm độc, đang hà hơi và tiếp sức cho nhau.
- Cạm bẫy thứ nhất là « làm người thực dân ». Tôi đàn áp, bóc lột người anh chị em cùng chung sống với tôi, trong bất cứ môi trường nào, tôn giáo hay chính trị, xã hội hay nghề nghiệp… khi tôi cưu mang trong tâm hồn lập trường hay là lối nhìn: Tao hơn mày thua, tao đúng mày sai, tao yêu Nước mày bán Nước, tao có chân lý mày ở trong lầm lạc, tao chính mày ngụy…
- Cạm bẫy thứ hai là thấy mình « làm nạn nhân », hay là làm phế liệu, vô giá trị, bị kẻ khác lợi dụng và lạm dụng, chỉ có khả năng « dạ dạ vâng vâng », khi kẻ khác chỉ đạo, lèo lái, điều khiển từ A đến Z.
- Cạm bẫy thứ ba là « từ ngoài xung phong nhảy vào can thiệp, viện trợ, cứu vãn, làm người hùng kiểu zôrô ». Viện trợ và cứu vãn từ trên và từ ngoài như vậy chỉ mang lại một hậu quả tất yếu như sau: người đói càng kêu đói, để nhận viện trợ nhiều hơn. Người nghèo càng ngày càng nghèo hơn, vì không biết làm gì hơn là ngửa tay xin viện trợ và bố thí.
Cơ hồ trong một bi hài kịch, ba nhân vật thực dân, nạn nhân và người hùng cứu vãn sẽ từ từ luân phiên hà hơi tiếp sức, thay đổi vai trò và vị trí cho nhau. Người thực dân sẽ bị chính nạn nhân của mình cầm súng xua đuổi, lật đổ, ám sát. Người nạn nhân trước đây, bây giờ trở nên thực dân với anh chị em đồng hương và đồng bào của mình. Họ trở nên độc ác gấp nghìn lần hơn những người mà họ gọi là thực dân trước đây, trong những cuộc đấu tố, trong các trại học tập, trong các chủ trương thanh trừng thanh lọc…Người đã đóng vai trò viện trợ, cứu vãn… cuối cùng cũng chán ngấy vì ý đồ lợi dụng và lạm dụng không đáy của người chỉ biết ngửa tay xin xỏ. Cho nên, đên phiên đến lượt của họ, người hùng cảm thấy mình chỉ là nạn nhân bị người khác lường gạt. Cho nên, người hùng đại lượng trước đây, bây giờ trở thành nguời kết án, xua đuổi, tố cáo, vơ đũa cá nắm…và áp bức con người mà mình đã cứu vãn.
Phải chăng đó chính là vòng luân hồi khổ đau, do con người tạo ra cho con người, vì thiếu hiểu biết và sáng suốt còn mang tên là « thiếu ý thức » về trách nhiệm của mình và về vai trò của người anh chị em đồng bào của mình.
***
Nhằm Kết luận:
Cuộc sống vô ý thức, như bài chia sẻ đã làm cho chúng ta thấy rõ, tràn đầy những cạm bẫy chống lại con người.
Cũng vì sống vô ý thức, chúng ta tất cả không loại trừ một ai, đều có phản ứng máy móc và tự động, như:
« Cá trong lừ đỏ dừ con mắt,
« Cá ngoài lừ ngúc ngắc muốn vô ».
Thậm chí, trong lãnh vực tôn giáo hay là cuộc sống Đức Tin, cạm bẫy ấy cũng đầy nhan nhản khắp mọi nơi.
Vậy KN ơi, chúng ta cần làm gì ?
Tư Duy Cấu Trúc dạy cho chúng ta: trong bất cứ cuộc sống nào, đế sống cho ra sống, để tu cho ra tu, để làm người cho ra người, chúng ta cần biết đi lên từng bước như sau:
- Bước thứ nhất : Tôi đang ở đâu ? Tôi cần khảo sát khởi điểm của tôi bao gồm những năng động nào ? Những tồn tại hay là khuyết điểm nào ? Nếu là năng động tích cực, tôi sẽ làm gì để khai thác, phát huy ? Nếu là những điểm ù lì, bị động…tôi có nhiệm vụ thực thi những điều nào để khắc phục, vuợt qua, chuyển biến ?
- Bước thứ hai : Tôi muốn nhắm tới điều gì ? Khi hình dung tận điểm hay là cùng đích ấy, tôi thấy mình có giá trị như thế nào ?
Tôi sẽ là gì, khi mọi sự biến mất đi hết, trong vòng mười hay là hai mươi năm sắp tới ? Phải chăng khi ấy, tôi vẫn là con người có giá trị và hạnh phúc, vì biết yêu và được yêu anh chị em của mình ?
- Bước thứ ba: Ở giữa khởi điểm và tận điểm ấy, tôi có những giai đoạn đi lên và đi tới như thế nào ? Ai, người nào, vị nào sẽ có mặt với tôi, trong tôi, như một sức mạnh, như một tiếng gọi, như một Lời Nhắc Nhủ ? Như một Động Lực Bất Diệt hướng dẫn tôi đi từng bước một, trên con đường Hạnh Phúc và Phục Vụ.
KN ơi, đó là con đường đi mà tôi quyết tâm chọn lựa, để không « đỏ dừ con mắt trong lừ Orsonnens ».
Phải chăng em cũng có khả năng dư thừa, hoàn toàn giống như tôi, trong bất cứ hoàn cảnh và môi trường nào ?
Ngày 06-01-2008,- CH-1694 ORSONNENS/Fr - Thụy Sĩ
***
BÍ CHÚ:
1.-Thomas GORDON - Parents Efficaces - Marabout 2006
2.- Eric BERNE - Transactional Analysis in Psychotherapy - N.Y Grove Press, 1961
Nguyễn Văn Thành
« Cá ngoài lừ ngúc ngắc muốn vô » ?
(hay là những cạm bẫy trong lý tưởng làm người)
Từ ngày 10 tháng 12 năm 2007, tôi đã rời bỏ địa chỉ tại Lausanne, vào cư ngụ trong Tu Viện « Đức Mẹ Fatima », ở CH-1694 Orsonnens-Fribourg, Thụy Sĩ, với các linh mục và tu sĩ thuộc Gia đình Xitô Việt Nam.
Sau khi nhận được tin tức về địa chỉ mới của tôi, nhiều bạn bè, thân nhân xa gần, cũng như phần lớn những học viên đã tham dự khóa học hè từ 2005 đến 2007, về trẻ em tự kỷ…đã ngỡ ngàng đặt ra cho tôi câu hỏi: Tại vì sao có sự chuyển hướng muộn màng và đột ngột như vậy ? Một số người diễn tả những phản ứng xúc động, bất bình, nghi kỵ, buồn vui lẫn lộn hay là phấn khởi và khích lệ cũng không thiếu.
Cách đặc biệt, tôi nhận được lá thư của một người bạn trẻ, mà tôi đã có dịp tiếp xúc, giúp đỡ, hướng dẫn, trên bình diện nghề nghiệp và chuyên môn…Theo thiển ý của tôi, những câu hỏi của người bạn trẻ ấy tóm lược và đại diện bao nhiêu câu hỏi khác đã và đang đến trong hộp thư của tôi.
Với mục đích giải đáp những thắc mắc khác tương tự như vậy, được trình bày dưới hình thức nầy hoặc hình thức khác, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tôi đã lần lượt gửi bài chia sẻ nầy cho một số bạn bè ở rải rác khắp nơi. Trong khuôn khổ của một lá thư, tôi chỉ muốn nhấn mạnh ba ý tưởng chính yếu:
Trong phần thứ nhất, tôi cố gắng xác định trong hoàn cảnh cụ thể nào tôi đã đưa ra những nhận xét có hình thức biểu tượng trên đây, với một người bạn trẻ muốn tham khảo ý kiến của tôi.
Trong phần thứ hai, tôi khẳng định tầm nhìn về cuộc sống trong chiều hướng « muốn vươn lên và nhìn lại mình một cách can trường và có ý thức », không nhắm mắt đưa chân hay là khoán trắng trách nhiệm cho một người nào khác ở ngoài.
Trong phần kết luận, tôi phân biệt ba cạm bẫy hay là ba loại cám dỗ đã và đang đe dọa bản thân và cuộc sống làm người của tôi, cũng như của nhiều anh chị em đồng bào, nhất là trong tình huống khó khăn hiện tại của Đất Nước. Cạm bẫy thứ nhất là xu thế « làm thực dân » với những thể thức đàn áp người anh chị em. Cạm bẫy thứ hai là thấy mình « làm nạn nhân » của bao nhiêu người đang lèo lái, chỉ đạo từ trên và từ ngoài. Cạm bẫy thứ ba là « đóng vai trò cứu trợ và cứu vãn tự nguyện », hay là « làm thay nói thế », khi kẻ khác không một lời yêu cầu và nhất là không diễn tả và bộc lộ nhu cầu, trong một quan hệ giữa người với người.
***
PHẦN THỨ NHẤT: CÂU HỎI của bạn bè xa gần về cuộc sống hiện tại của tôi:
Độ 10 ngày, sau khi tôi rời khỏi Lausanne và đến cư ngụ tại Orsonnens, một người học trò cũ đã biên thư cho tôi. Trong đó có một đoạn như sau:
Nghe tin Thầy về CH-1694 ORSONNENS/FR, KN bèn nhớ lại câu nói mà chính Thầy đã một thời thốt ra nhằm nhắc nhở, khi KN muốn từ biệt lớp dạy các em tự kỷ, để đi vào sống trong một cộng đoàn ở nước ngoài…
« Cá trong lừ đỏ dừ con mắt
« Cá ngoài lừ ngúc ngắc muốn vô. ..! »
Thầy ơi, em xin thắc mắc: Phải chăng bây giờ chính thầy là " Cá trong lừ hay trong rọ Orsonnens » ?
Em thắc mắc tiếp: Bộ Thầy thấy người nầy hay người nọ « lao mình vô rọ », như TT… Cách làm ấy xem ra mang đến ổn định...Thế rồi Thầy lại muốn « ngúc ngắc hay sao?
Hẳn thực, tôi không phủ nhận sự kiện chính tôi đã trưng dẫn câu ca dao tục ngữ trên đây, trong một hoàn cảnh cụ thể như sau: Vào thời gian giữa 1993 và 1995, sau mười năm ở nước ngoài, tôi trở về lại Sàigòn, tham gia đào tạo một lớp giáo viên có trách vụ giáo dục những trẻ em mang hội chứng Down hay là « Rối loạn sắc thể số 21 ». Triệu chứng nổi bật nhất cần được phát hiện nơi những trẻ em nầy là chậm phát triển về mặt tăng trưởng tâm lý. Dấu hiệu thứ hai là trí thông minh ở dưới mức độ trung bình, với chỉ số thông minh IQ từ 50 trở xuống. Trách vụ chủ yếu của cha mẹ và người giáo viên làm việc trong lãnh vực nầy là giúp đỡ và tìm mọi cách hội nhập loại trẻ em nầy vào môi trường xã hội và học đường. Nói khác đi, những trẻ em nầy có quyền lợi « đi học », và được giáo dục giống như bao nhiêu trẻ em khác, tuy dù đang gặp những khó khăn trong vấn đề nhận thức và hành vi…
Sau một tuần quen biết, trao đổi trong lãnh vực nghề nghiệp, một trong những học viên xuất sắc của lớp đào tạo là KN đã đến gặp tôi và yêu cầu được tư vấn về một vấn đề « tiến thối lưỡng nan ». KN vừa muốn phục vụ những trẻ em chậm phát triển trong môi trường Việt Nam. Nhưng đồng thời KN cũng đang là thành viên nồng cốt của một nhóm chuẩn bị lên đường qua Canada, để gia nhập vào một cộng đoàn « chiêm niệm ». Trước khi KN chuẩn bị lên đường, nhiều bạn bè đã « nhắm mắt nhảy xuống nước », xem thử mình có khả năng bơi hay không. Theo tôi biết từ nhiều nguồn tin tức khác, một số chị em tập bơi theo kiểu ấy, đã thực sự ngụp lặn. Cho nên, sau một thời gian từ năm tháng đến một năm, họ đã phải xách gói ra về, với nhiều vết thương lở lói trong tâm hồn…
Sau khi đã lắng nghe lời trình bày của KN, với tất cả khả năng chuyên môn và tấm lòng đồng cảm, tôi đưa ra một kết luận đậm màu sắc hình tượng có mặt trong môi trường văn hóa Việt Nam: « Cá trong lừ đỏ dừ con mắt, cá ngoài lừ ngúc ngắc muốn vô ».
Ngoài ra, tôi không đưa ra một « lời khuyên ». Tôi không « quyết định thay và thế » cho KN, như một số người thường làm…Hẳn thực, theo ý kiến của Thomas GORDON, trong các văn phòng tư vấn tâm lý xã hội, thay vì giúp đỡ người thân chủ trưởng thành, đảm nhiệm vận mệnh của mình, một vài chuyên viên có xu thế làm cho họ trở nên ấu trĩ, lệ thuộc… với 12 cách làm sau đây (1):
1) điều khiển, lèo lái, đưa ra những mệnh lệnh,
2) đe dọa với những « lời tiên tri hay là dự đoán » như « Nếu… »,
3) lên mặt dạy đời, đưa ra những bài học như « Phải thế nầy, phải thế kia… »,
4) đưa ra những lời khuyên, đề nghị những cách giải quyết,
5) điều tra, đặt những câu hỏi, khảo hạch,
6) tránh né, đánh trống lảng, trào phúng,
7) giải thích, lý luận,
8) phê phán, khiển trách, bất đồng,
9) tán dương, đánh giá tích cực, đồng ý,
10) bôi nhọ, gắn nhãn hiệu,
11) thuyên giải, phân tích, định bệnh,
12) an ủi, nâng đỡ, trấn an.
PHẦN THỨ HAI: LÁ THƯ TRẢ LỜI
Sau khi nhận được lá thư, với lời phản hồi, tôi đã lập tức trả lời:
KN thân mến,
Cám ơn KN đã nhắc lại câu nói mà tôi đã một thời thường nói ra, nhất là trong tinh thần đánh thức những người thuộc giới trẻ, mà tôi cảm thấy có trách nhiệm đóng góp, xây dựng và gây ý thức.
Sở dĩ KN đã và đang còn ghi nhớ câu nói đánh thức ấy, âu đó cũng là một an ủi lớn cho bản thân và cuộc đời của tôi. Vì sao ? Vì có những người em thuộc giới trẻ, bên ngoài thì không đưa ra những câu trả lời trực tiếp và tức khắc, nhưng trong tâm hồn, họ đã lắng nghe, đón nhận và nhất là đã chia sẻ, đồng cảm với tôi. Sau hơn mười năm, họ mới gửi lại những lời phản hồi tích cực.
Bây giờ đến phiên tôi, tôi xin chân thành cám ơn KN đã có nhã ý đánh thức tôi, với tất cả tấm lòng vừa thương mến vừa lo sợ…
Thêm vào đó, tôi xin ghi nhận vai trò tư vấn của KN đối với tôi trong lúc này, một cách chân thành và biết ơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp hôm nay của tôi, tôi đã tự mình lấy quyết định và hoàn toàn tự do dấn bước « vô trong lừ ». Trước đó, tôi cũng đã có lần lo sợ sẽ phải « đỏ dừ con mắt », giống như bao nhiêu người khác đi trước tôi. Tuy nhiên, cứ mãi hoài suốt đời sợ như vậy, nhất là vào tuổi đời hơn 70, tôi sẽ làm được cái gì ?
Gương sáng của vị Tông đồ Tôma hiện ra trước mắt tôi: cứng lòng, cương quyết không mở mắt nhìn Chúa Sống Lại, không mở tai nghe Lời Chúa đang kêu gọi tôi trở về với Ngài, không đưa tay va chạm, cảm nghiệm « một người chết, bị đóng đinh và đã tự mình chỗi dậy, trở thành Chúa Sống Lại, Phục Sinh », như Ngài đã tiên báo.
Những cảm nghiệm đã dần dần biến thành xác tín ấy, bây giờ đang thúc đẩy tôi đứng lên, đảm nhiệm vai trò « làm Chứng Nhân hay là Ngôn Sứ », được sai đi, dọn đường cho Ngài. Chính trong môi trường « Cái lừ đỏ dừ con mắt », tôi muốn chia sẻ hạnh phúc cuối đời của một con người đã hơn một lần phản bội, những vẫn còn có khả năng lắng nghe Tiếng gọi của Tình Yêu và khiêm tốn quay trở về với Con Đường Hy Vọng.
Giờ đây, ngày ngày trong hương khói của cuộc sống Nguyện Cầu, tôi không còn Nói, nghĩa là làm « thanh la phèng phèng » hay là « chũm chọe xong xoảng ». Tôi muốn trở thành người học trò « chiêm ngắm Chúa Sống Lại » và quyết tâm làm chứng rằng « Một Đấng Sống Lại » đang đóng lều và cắm trại trong tôi. Từ đây, tôi muốn chia sẻ bằng nước mắt và khổ đau trong xương da, máu thịt của tôi, cho những người em thuộc giới trẻ ý thức được rằng: Tôi thấy thực sự những điều vô hình, tôi nghe những ngôn ngữ không lời, tôi đưa tay va chạm và ôm ấp vào lòng những trẻ em khiếm thính, khiếm thị, bại liệt… và nhất là những trẻ em có nguy cơ tự kỷ, chưa biết thiết lập những quan hệ tiếp xúc và trao đổi, với người khác, thậm chí với Người Mẹ đã cưu mang mình trong cung dạ.
Hôm nay viết ra những lời thú nhận ấy, tôi xin cám ơn KN và khiêm tốn xin KN thứ lỗi đã dám lên mặt mô phạm dạy cho KN, trong quá khứ, những điều mà tôi chỉ Nói và không bao giờ Làm hay là Sống.
PHẦN THỨ BA : NHỮNG CẠM BẪY
Ở dưới chiều sâu của hai thái độ, một là « đỏ dừ con mắt, khi bị kẹt ở trong lừ », hai là « ngúc ngắc muốn vô, khi ở ngoài lừ », suốt thời gian học tập và nghiên cứu, từ những ngày ở Đại học cho đến hôm nay, nhờ những tác phẩm của Eric BERNE (2), tôi đã từ từ khám phá ba loại cạm bẫy hiểm độc, đang hà hơi và tiếp sức cho nhau.
- Cạm bẫy thứ nhất là « làm người thực dân ». Tôi đàn áp, bóc lột người anh chị em cùng chung sống với tôi, trong bất cứ môi trường nào, tôn giáo hay chính trị, xã hội hay nghề nghiệp… khi tôi cưu mang trong tâm hồn lập trường hay là lối nhìn: Tao hơn mày thua, tao đúng mày sai, tao yêu Nước mày bán Nước, tao có chân lý mày ở trong lầm lạc, tao chính mày ngụy…
- Cạm bẫy thứ hai là thấy mình « làm nạn nhân », hay là làm phế liệu, vô giá trị, bị kẻ khác lợi dụng và lạm dụng, chỉ có khả năng « dạ dạ vâng vâng », khi kẻ khác chỉ đạo, lèo lái, điều khiển từ A đến Z.
- Cạm bẫy thứ ba là « từ ngoài xung phong nhảy vào can thiệp, viện trợ, cứu vãn, làm người hùng kiểu zôrô ». Viện trợ và cứu vãn từ trên và từ ngoài như vậy chỉ mang lại một hậu quả tất yếu như sau: người đói càng kêu đói, để nhận viện trợ nhiều hơn. Người nghèo càng ngày càng nghèo hơn, vì không biết làm gì hơn là ngửa tay xin viện trợ và bố thí.
Cơ hồ trong một bi hài kịch, ba nhân vật thực dân, nạn nhân và người hùng cứu vãn sẽ từ từ luân phiên hà hơi tiếp sức, thay đổi vai trò và vị trí cho nhau. Người thực dân sẽ bị chính nạn nhân của mình cầm súng xua đuổi, lật đổ, ám sát. Người nạn nhân trước đây, bây giờ trở nên thực dân với anh chị em đồng hương và đồng bào của mình. Họ trở nên độc ác gấp nghìn lần hơn những người mà họ gọi là thực dân trước đây, trong những cuộc đấu tố, trong các trại học tập, trong các chủ trương thanh trừng thanh lọc…Người đã đóng vai trò viện trợ, cứu vãn… cuối cùng cũng chán ngấy vì ý đồ lợi dụng và lạm dụng không đáy của người chỉ biết ngửa tay xin xỏ. Cho nên, đên phiên đến lượt của họ, người hùng cảm thấy mình chỉ là nạn nhân bị người khác lường gạt. Cho nên, người hùng đại lượng trước đây, bây giờ trở thành nguời kết án, xua đuổi, tố cáo, vơ đũa cá nắm…và áp bức con người mà mình đã cứu vãn.
Phải chăng đó chính là vòng luân hồi khổ đau, do con người tạo ra cho con người, vì thiếu hiểu biết và sáng suốt còn mang tên là « thiếu ý thức » về trách nhiệm của mình và về vai trò của người anh chị em đồng bào của mình.
***
Nhằm Kết luận:
Cuộc sống vô ý thức, như bài chia sẻ đã làm cho chúng ta thấy rõ, tràn đầy những cạm bẫy chống lại con người.
Cũng vì sống vô ý thức, chúng ta tất cả không loại trừ một ai, đều có phản ứng máy móc và tự động, như:
« Cá trong lừ đỏ dừ con mắt,
« Cá ngoài lừ ngúc ngắc muốn vô ».
Thậm chí, trong lãnh vực tôn giáo hay là cuộc sống Đức Tin, cạm bẫy ấy cũng đầy nhan nhản khắp mọi nơi.
Vậy KN ơi, chúng ta cần làm gì ?
Tư Duy Cấu Trúc dạy cho chúng ta: trong bất cứ cuộc sống nào, đế sống cho ra sống, để tu cho ra tu, để làm người cho ra người, chúng ta cần biết đi lên từng bước như sau:
- Bước thứ nhất : Tôi đang ở đâu ? Tôi cần khảo sát khởi điểm của tôi bao gồm những năng động nào ? Những tồn tại hay là khuyết điểm nào ? Nếu là năng động tích cực, tôi sẽ làm gì để khai thác, phát huy ? Nếu là những điểm ù lì, bị động…tôi có nhiệm vụ thực thi những điều nào để khắc phục, vuợt qua, chuyển biến ?
- Bước thứ hai : Tôi muốn nhắm tới điều gì ? Khi hình dung tận điểm hay là cùng đích ấy, tôi thấy mình có giá trị như thế nào ?
Tôi sẽ là gì, khi mọi sự biến mất đi hết, trong vòng mười hay là hai mươi năm sắp tới ? Phải chăng khi ấy, tôi vẫn là con người có giá trị và hạnh phúc, vì biết yêu và được yêu anh chị em của mình ?
- Bước thứ ba: Ở giữa khởi điểm và tận điểm ấy, tôi có những giai đoạn đi lên và đi tới như thế nào ? Ai, người nào, vị nào sẽ có mặt với tôi, trong tôi, như một sức mạnh, như một tiếng gọi, như một Lời Nhắc Nhủ ? Như một Động Lực Bất Diệt hướng dẫn tôi đi từng bước một, trên con đường Hạnh Phúc và Phục Vụ.
KN ơi, đó là con đường đi mà tôi quyết tâm chọn lựa, để không « đỏ dừ con mắt trong lừ Orsonnens ».
Phải chăng em cũng có khả năng dư thừa, hoàn toàn giống như tôi, trong bất cứ hoàn cảnh và môi trường nào ?
Ngày 06-01-2008,- CH-1694 ORSONNENS/Fr - Thụy Sĩ
***
BÍ CHÚ:
1.-Thomas GORDON - Parents Efficaces - Marabout 2006
2.- Eric BERNE - Transactional Analysis in Psychotherapy - N.Y Grove Press, 1961
Nguyễn Văn Thành