Dan Lee
01-08-2008, 07:38 AM
THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam
(Bài 1)
Chương trình mừng 350 năm thành lập, 1658-2008
Trong tác phẩm vừa mới phát hành, nhan đề « Câu chuyện đẹp về Thừa sai Hải Ngoại 1658-2008 » (La belle histoire des Missions Etrangères 1658-2008), ký giả Gilles VAN GRASDORFF viết một lới giới thiệu tóm tắt về Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris[1] như sau: « Ngày 29 tháng 07 năm 1658, François Pallu và Pierre Lambert de La Motte đã được Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII đặt làm Giám Quản Tông Toà Ðàng Ngoài và Ðàng Trong: Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại được thành lập. Sau thời gian thích ứng khó khăn trong hai thế kỷ XVII và XVIII, Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại đã qua một thời vàng son trong thế kỷ XIX: mở rộng địa bàn hoạt động. Càng ngày càng đông và càng ngày càng năng động, các thừa sai đã lập sở tại Trung Hoa và Ần Ðộ, tại Ðại Hàn và Nhật Bản, Tại Mãn Châu và Tây Tạng. Ngoài sứ mệnh rao giảng tin mừng, họ còn hiện diện khắp nơi, xây cất nhà thờ, nhà thương, chẩn tế viện; họ còn nổi bật với công việc nghiên cứu ngôn ngữ, động vật và thực vật; họ còn thiết lập việc in ấn. Trong thế kỷ XX, các thừa sai đã tận tình cố gắng để thiết lập hàng giáo sĩ bản địa hầu có người tiếp nối.
Từ lúc đầu cho đến ngày nay, Thừa Sai đã gởi sang Á Châu hơn 4500 linh mục. Năm 2008 này, mừng sinh nhật 350 năm thành lập, Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris hoàn toàn hướng về tương lai. Hơn bao giờ hết, Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris tiếp tục công việc xây cái cầu nối giữa Giáo Hội Pháp với các Giáo Hội Ðịa Phương Á Châu, sứ mệnh mà Giáo Hoàng đã trao gởi vào năm 1658[2] ».
11. NĂM HỒNG PHÚC 2008, kỷ niệm 350 năm thành lập
2008 trở về 1658, tính ra chẵn 350 năm. Ðể kỷ niệm 350 năm thành lập, Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris tổ chức[3] một chương trình mừng lễ NĂM HỒNG PHÚC. Chương trình, đã được phổ biến trong tập hồ sơ báo chí và trên mạng http://128.mepasie.net/350eme-anniversaire.fr-fr.50.0.contents.htm, gồm những những điểm chính như sau:
Tháng giêng
· Chủ Nhật 060108, 18 giờ: Lễ Ba Vua, quan thầy Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại, tại nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê.
· Thứ ba 080108, 11 giờ: Khai mạc 5 phòng triển lãm về « Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại ở Á Châu: 350 năm lịch sử và mạo hiểm», tại ME (Missions Etrangères), 128 rue du Bac, 75007 Paris.
-Hầm dưới nhà nguyện, về 23 vị tử đạo ở Viêt Nam, Ðại Hàn và Trung Hoa;
-Phòng các Vị Tử Ðạo, về kỷ vật của các thừa sai khi xưa, đặc biệt của các vị tử đạo;
-Phòng François PALLU, về 5 nước Việt Nam, Lào, Cao Mên, Thái Lan và Miến Ðiện
-Phòng Lambert de LA MOTTE, về các nước Ấn Ðộ, Nam Ðương, Mã Lai, Ðại Hàn, Nhật, Trung Hoa, Ðài Loan và Madagascar
-Phòng COTOLENDI, về các công trình mà các thừa sai đã đóng góp vào Á Châu về các khoa học tự nhiên, sáng tác dịch thuật, in ấn xuất bản
Mở cửa từ thứ ba đến chủ nhật, từ 14 đến 18 giờ
Tháng hai
· Triển lãm về « Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại ở Á Châu: 350 năm lịch sử và mạo hiểm», tại ME, 128 rue du Bac, 75007 Paris.
Mở cửa từ thứ ba đến chủ nhật, từ 14 đến 18 giờ.
· Chủ nhật thứ I mùa chay, 100208, cha MARCOVITS, Ða Minh, giảng lễ tại nhà nguyện ME, 128 rue du Bac, về « Thuật chuyện Chúa Giê Su bị cám dỗ trong sa mạc »
· Chủ nhật thứ II mùa chay, 170208, cha MARCOVITS, Ða Minh, giảng lễ tại nhà nguyện ME, 128 rue du Bac, về « Con là đá Phêrô và trên đá này ta sẽ xây Giáo Hội ta »
· Chủ nhật thứ III mùa chay, 240208, cha MARCOVITS, Ða Minh, giảng lễ tại nhà nguyện ME, 128 rue du Bac, về « Chúa Giêsu nói chuyện với thiếu phụ samaritanô »
Tháng ba
· triển lãm về « Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại ở Á Châu: 350 năm lịch sử và mạo hiểm», tại 128 rue du Bac, 75007 Paris.
Mở cửa từ thứ ba đến chủ nhật, từ 14 đến 18 giờ. Cho đến ngày 15 tháng ba
· Chủ nhật thứ IV mùa chay, 020308, cha MARCOVITS, Ða Minh, giảng lễ tại nhà nguyện ME, 128 rue du Bac, về « Người mù từ thủa mới sinh »
· Chủ nhật thứ V mùa chay, 090308, cha MARCOVITS, Ða Minh, giảng lễ tại nhà nguyện ME, 128 rue du Bac, về « Lazarô sống lại »
Tháng tư
· Thứ sáu, 040408 và thứ bảy 050408, từ 9 giờ 30 đến 17 giờ, Hội thảo về lịch sử, tinh thần và hoạt động của các Sở Thừa Sai Hải Ngoại ở Á Châu, tại Học Viện Công Giáo Paris, số 21 rue d’Assas, 75006 Paris; sáng từ 9, 30 đến 12, 30 giờ; chiều từ 14 đến 17 giờ.
Muốn tham dự phải ghi danh trước ở Học Viện Công Giáo Paris.
Thứ sáu, 040408, ba đề tài sau đây: Tinh thần nào đã nuôi duỡng các vị sáng lập Thừa Sai Hải Ngoại ? Những hỗ trợ tôn giáo nào, những hỗ trợ chính trị nào đã giúp Hội Thừa Sai thành hình ?
Chiều tối, lúc 20 giờ, ở ME, Chủng Viện rue du Bac, sẽ có chiếu phim về Lịch Sử và cuộc sống của các Thừa Sai Hải Ngoại. Vào cửa tự do.
Thứ bảy, 050408, hội thảo hướng về sự khám phá tha nhân qua kinh nghiệm thừa sai 350 năm ở Á Châu: tinh thần gia đình trường tồn; khác biệt lớn về sự tiếp nhận đạo công giáo trong những nước phật giáo tiểu thừa và những nước hồi giáo Á Châu; Các chủ nghĩa dân tộc và cộng sản đang bành trướng đã cản trở hay chám dứt công việc truyền giáo của các Thừa Sai Hải Ngoại, khiến họ phải thích ứng: Các linh mục thừa sai vẫn được gởi đi, nhưng thêm vào đó, một số giáo dân trẻ tự nguyện cũng đã được gởi đi phục vụ trong một thời gian.
Tháng năm
· Thứ bảy 240508,
o 16 giờ 00: Khai trương chính thức Vườn Á Châu, ở ME. Muốn vào phải có thiệp mời
o 20 giờ 00: Hoà tấu thánh nhạc của Charles Gounod, do Ban Hợp xướng « Alessandra Lupidi », tại nhà thờ St-François-Xavier, Vào cửa tự do.
· Chủ nhật 250508, 10 giờ: Lễ tại nhà nguyện ME, hát bộ lễ « Nhà Nguyện » cũng của nhà soạn nhạc Charles Gounod.
Tháng sáu
· Chủ nhật 080608, 18 giờ 00: Lễ tạ ơn ở Nhà Thờ Ðức Bà Paris, do Ðức Hồng Y André Ving-Trois chủ tế, kỷ niệm 350 năm việc bổ nhiệm hai Giám Mục Ðại Diện Tông Toà tiên khởi là Ðức Cha François PALLU và Ðức Cha Pierre de LA MOTTE. Hai giám mục này đã được coi như hai vị sáng lập ra Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris.
· Thứ bảy 210608, 20 giờ 00: Vũ Ấn độ, do nhóm Nrityavani ở Bangalore thực hiện; ở ME. Vào cửa tự do.
Tháng mười
· Từ thứ tư 011008 đến thứ hai 061008: Triển lãm di sự của Thánh Nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu ở nhà nguyện ME. Mở cửa từ 7 đến 18 giờ mỗi ngày. Vào cửa tự do.
· Chủ nhật 121008, 11 giờ: Lễ truyền hình ngày thế giới cầu nguyện cho các Thừa Sai ở nhà nguyện ME. Ban hợp xướng « Alessandra Lupidi » hát lễ.
Tháng giêng năm 2009
· Chủ nhật 040109, 10 giờ, lễ kết thúc Năm Hồng Ân. Lễ truyền thanh trên Ðài France-Culture.
12. LOẠT BÀI « THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS, 350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam »
Là một giáo dân, gốc Thanh Hoá, sinh ra (1943) và sống đạo, hầu hết chỉ gặp các cha việt nam; lớn lên vào lúc Giáo Hội Việt Nam tự lập với Hàng Giáo Phẩm thiết lập vào năm 1960, gồm 17 giám mục việt nam và 2 giám mục thừa sai hải ngoại Paris, tôi không biết gì về các cha thừa sai hải ngoại Paris và hầu như dửng dưng với sự hiện diện của các ngài, nếu không nói là ác cảm vì phong trào độc lập liệt họ vào nhóm người thực dân.
2008 đến, 65 tuổi, sắp về hưu, hồi tưởng lại, tôi nhớ ra rằng ông bà nội ngoại tôi, bố mẹ tôi, tất cả đều đã được các cha Thừa sai coi sóc, giúp đỡ và dậy dỗ về đạo đời; bản thân tôi đã được Ðức Cha Louis De COOUMAN (1881-1970), gốc thừa sai, giám mục giám quản tông toà Thanh Hoá, ban phép Thêm sức; khi lớn lên, được gặp Ðức Cha Paul-Marcel PIQUET (1888-1966), gốc thừa sai, giám mục Nha Trang, rồi làm việc chung với nhiều cha thừa sai, tôi bàng hoàng phát giác ra rằng mình có một cái nợ chẳng những về đức tin, mà cả về giáo dục và văn hoá với các cha thừa sai hải ngoại Paris.
Trong Năm Hồng Ân 2008, kỷ niệm 350 năm thành lập Hội Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại Paris, tôi muốn tìm hiểu một cách khách quan về hội, trước là để cùng chung vui với các cha thừa sai quen biết, sau là để chia sẻ với nhiều bạn đọc cũng đã có một tâm trạng như tôi và nhất là để nói với các cha thừa sai lòng biết ơn của tôi. Trần tình như vậy, xin mời bạn đọc vào thăm loạt bài « Thừa sai hải ngoại Paris, 350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam[4] ».
Trong một công trình xây dựng, hai nhóm người góp tài nghệ và công sức của mình. Nhóm nghiên cứu (bureaux d’études), vẽ hoạ đồ, tính phí tổn, đặt kế hoạch, thảo chương trình. Nhóm thực hiện công trình (conducteurs de travaux), thâu tìm và điều hành nhân viên cộng tác, thuê khoán các nhà thầu nhỏ, mua sắm vật liệu và máy móc, canh chừng, chống trả và loại bỏ trộm cắp, đề phòng tai nạn, dầm mưa dãi nắng trên các công trường, đương đầu với mọi nghịch cảnh, có khi thiệt hại cả đến tính mạng ! Thực hiện việc xây dựng một giáo hội cũng giống như thực hiện một công trường xây dựng nhà cửa, cầu đường. Các thừa sai hải ngoại Paris đều là những ngưới xây dựng, ở đủ mọi cấp bậc, từ kỹ sư, kỹ thuật, đến thợ, đã góp công lao tâm sức liên tục suốt 350 năm vào việc xây dựng Giáo Hội Việt Nam. Nhiều vị đã bỏ mình vì bệnh tật, vì thiếu thốn, vì tai nạn, vì cướp bóc, vì hãm hại, vì tử đạo ! Ngôi nhà Giáo Hội Việt Nam, hôm nay đã được xây dựng vững chắc và đầy đủ nếu không nói là huy hoàng, một phần rất lớn nhờ công sức và tài trí của các cha thừa sai hải ngoại Paris.
Hy vọng rằng, qua loạt bài này, với những dữ kiện lịch sử khách quan, bạn đọc sẽ khám phá ra những công sức mà các cha thừa sai hải ngoại Paris đã góp vào để xây dựng Giáo Hội Việt Nam và thăng tiến ngôn ngữ và văn hoá, khoa học việt nam.
Song song với loạt bài nền có tính cách tìm hiểu chung này về HỘI THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS, nếu hoàn cảnh cho phép, một số bài phóng sự, tường trình các sinh hoạt kỷ niệm NĂM HỒNG ÂN 2008, kỷ niệm 350 năm thành lập của hội, cũng sẽ được thực hiện và gởi đến bạn đọc.
Xin chúc bạn đọc một năm mới khang an và thành đạt.
Paris, ngày 01 tháng 01 năm 2008
Trần Văn Cảnh
--------------------------------------------------------------------------------
Chú Thích
[1] Thói quen chúng ta vẫn gọi là Hội Thừa Sai Paris. Nhưng tên này không cho thấy thực tế là những Phái đoàn Thừa Sai mà Paris đã gởi ra hải ngoại và những Sở Thừa Sai mà Paris đã lập ở hải ngoại. Ðó là lý do khiến chúng tôi trở về nguyên ngữ tiếng pháp mà dịch đầy đủ là « Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris » (La Société des Missions Etrangères de Paris).
[2] VAN GRASDORFF Gilles: La belle histoire des Missions Etrangères 1658-2008, Edition PERRIN; 2007, 492 trang, tr. bìa sau.
[3] Với sụ điều hợp của cha Gérard MOUSSAY, giám đốc Văn Khố « Archives des Missions Etrangères ». Xin cám ơn Cha đã tiếp chuyện và đã cho tin và tài liệu. Cũng xin cám on cha Jean MAIS và cha Claude LANGE, hai đồng nghiệp tại Viện Ðại Học Ðà Lạt trước năm 1975, đã khuyến khích va giúp tài liệu.
[4] Tựa đề này lấy hứng từ luận án tiến sĩ của cha Claude LANGE, Luận án đã được ấn hành với tên là « Giáo Hội Công Giáo và Hội Thừa Sai Hải Ngoại tại Việt Nam ».
LANGE Claude: L’église catholique et la Socìté des Missions Etrangères au Vietnam: Vicariat apostolique de Cochinchine XVII et XVIII siècles; Paris: L’Harmattan; 2004; 208 trang.
GS. Trần Văn Cảnh
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam
(Bài 1)
Chương trình mừng 350 năm thành lập, 1658-2008
Trong tác phẩm vừa mới phát hành, nhan đề « Câu chuyện đẹp về Thừa sai Hải Ngoại 1658-2008 » (La belle histoire des Missions Etrangères 1658-2008), ký giả Gilles VAN GRASDORFF viết một lới giới thiệu tóm tắt về Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris[1] như sau: « Ngày 29 tháng 07 năm 1658, François Pallu và Pierre Lambert de La Motte đã được Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII đặt làm Giám Quản Tông Toà Ðàng Ngoài và Ðàng Trong: Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại được thành lập. Sau thời gian thích ứng khó khăn trong hai thế kỷ XVII và XVIII, Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại đã qua một thời vàng son trong thế kỷ XIX: mở rộng địa bàn hoạt động. Càng ngày càng đông và càng ngày càng năng động, các thừa sai đã lập sở tại Trung Hoa và Ần Ðộ, tại Ðại Hàn và Nhật Bản, Tại Mãn Châu và Tây Tạng. Ngoài sứ mệnh rao giảng tin mừng, họ còn hiện diện khắp nơi, xây cất nhà thờ, nhà thương, chẩn tế viện; họ còn nổi bật với công việc nghiên cứu ngôn ngữ, động vật và thực vật; họ còn thiết lập việc in ấn. Trong thế kỷ XX, các thừa sai đã tận tình cố gắng để thiết lập hàng giáo sĩ bản địa hầu có người tiếp nối.
Từ lúc đầu cho đến ngày nay, Thừa Sai đã gởi sang Á Châu hơn 4500 linh mục. Năm 2008 này, mừng sinh nhật 350 năm thành lập, Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris hoàn toàn hướng về tương lai. Hơn bao giờ hết, Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris tiếp tục công việc xây cái cầu nối giữa Giáo Hội Pháp với các Giáo Hội Ðịa Phương Á Châu, sứ mệnh mà Giáo Hoàng đã trao gởi vào năm 1658[2] ».
11. NĂM HỒNG PHÚC 2008, kỷ niệm 350 năm thành lập
2008 trở về 1658, tính ra chẵn 350 năm. Ðể kỷ niệm 350 năm thành lập, Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris tổ chức[3] một chương trình mừng lễ NĂM HỒNG PHÚC. Chương trình, đã được phổ biến trong tập hồ sơ báo chí và trên mạng http://128.mepasie.net/350eme-anniversaire.fr-fr.50.0.contents.htm, gồm những những điểm chính như sau:
Tháng giêng
· Chủ Nhật 060108, 18 giờ: Lễ Ba Vua, quan thầy Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại, tại nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê.
· Thứ ba 080108, 11 giờ: Khai mạc 5 phòng triển lãm về « Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại ở Á Châu: 350 năm lịch sử và mạo hiểm», tại ME (Missions Etrangères), 128 rue du Bac, 75007 Paris.
-Hầm dưới nhà nguyện, về 23 vị tử đạo ở Viêt Nam, Ðại Hàn và Trung Hoa;
-Phòng các Vị Tử Ðạo, về kỷ vật của các thừa sai khi xưa, đặc biệt của các vị tử đạo;
-Phòng François PALLU, về 5 nước Việt Nam, Lào, Cao Mên, Thái Lan và Miến Ðiện
-Phòng Lambert de LA MOTTE, về các nước Ấn Ðộ, Nam Ðương, Mã Lai, Ðại Hàn, Nhật, Trung Hoa, Ðài Loan và Madagascar
-Phòng COTOLENDI, về các công trình mà các thừa sai đã đóng góp vào Á Châu về các khoa học tự nhiên, sáng tác dịch thuật, in ấn xuất bản
Mở cửa từ thứ ba đến chủ nhật, từ 14 đến 18 giờ
Tháng hai
· Triển lãm về « Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại ở Á Châu: 350 năm lịch sử và mạo hiểm», tại ME, 128 rue du Bac, 75007 Paris.
Mở cửa từ thứ ba đến chủ nhật, từ 14 đến 18 giờ.
· Chủ nhật thứ I mùa chay, 100208, cha MARCOVITS, Ða Minh, giảng lễ tại nhà nguyện ME, 128 rue du Bac, về « Thuật chuyện Chúa Giê Su bị cám dỗ trong sa mạc »
· Chủ nhật thứ II mùa chay, 170208, cha MARCOVITS, Ða Minh, giảng lễ tại nhà nguyện ME, 128 rue du Bac, về « Con là đá Phêrô và trên đá này ta sẽ xây Giáo Hội ta »
· Chủ nhật thứ III mùa chay, 240208, cha MARCOVITS, Ða Minh, giảng lễ tại nhà nguyện ME, 128 rue du Bac, về « Chúa Giêsu nói chuyện với thiếu phụ samaritanô »
Tháng ba
· triển lãm về « Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại ở Á Châu: 350 năm lịch sử và mạo hiểm», tại 128 rue du Bac, 75007 Paris.
Mở cửa từ thứ ba đến chủ nhật, từ 14 đến 18 giờ. Cho đến ngày 15 tháng ba
· Chủ nhật thứ IV mùa chay, 020308, cha MARCOVITS, Ða Minh, giảng lễ tại nhà nguyện ME, 128 rue du Bac, về « Người mù từ thủa mới sinh »
· Chủ nhật thứ V mùa chay, 090308, cha MARCOVITS, Ða Minh, giảng lễ tại nhà nguyện ME, 128 rue du Bac, về « Lazarô sống lại »
Tháng tư
· Thứ sáu, 040408 và thứ bảy 050408, từ 9 giờ 30 đến 17 giờ, Hội thảo về lịch sử, tinh thần và hoạt động của các Sở Thừa Sai Hải Ngoại ở Á Châu, tại Học Viện Công Giáo Paris, số 21 rue d’Assas, 75006 Paris; sáng từ 9, 30 đến 12, 30 giờ; chiều từ 14 đến 17 giờ.
Muốn tham dự phải ghi danh trước ở Học Viện Công Giáo Paris.
Thứ sáu, 040408, ba đề tài sau đây: Tinh thần nào đã nuôi duỡng các vị sáng lập Thừa Sai Hải Ngoại ? Những hỗ trợ tôn giáo nào, những hỗ trợ chính trị nào đã giúp Hội Thừa Sai thành hình ?
Chiều tối, lúc 20 giờ, ở ME, Chủng Viện rue du Bac, sẽ có chiếu phim về Lịch Sử và cuộc sống của các Thừa Sai Hải Ngoại. Vào cửa tự do.
Thứ bảy, 050408, hội thảo hướng về sự khám phá tha nhân qua kinh nghiệm thừa sai 350 năm ở Á Châu: tinh thần gia đình trường tồn; khác biệt lớn về sự tiếp nhận đạo công giáo trong những nước phật giáo tiểu thừa và những nước hồi giáo Á Châu; Các chủ nghĩa dân tộc và cộng sản đang bành trướng đã cản trở hay chám dứt công việc truyền giáo của các Thừa Sai Hải Ngoại, khiến họ phải thích ứng: Các linh mục thừa sai vẫn được gởi đi, nhưng thêm vào đó, một số giáo dân trẻ tự nguyện cũng đã được gởi đi phục vụ trong một thời gian.
Tháng năm
· Thứ bảy 240508,
o 16 giờ 00: Khai trương chính thức Vườn Á Châu, ở ME. Muốn vào phải có thiệp mời
o 20 giờ 00: Hoà tấu thánh nhạc của Charles Gounod, do Ban Hợp xướng « Alessandra Lupidi », tại nhà thờ St-François-Xavier, Vào cửa tự do.
· Chủ nhật 250508, 10 giờ: Lễ tại nhà nguyện ME, hát bộ lễ « Nhà Nguyện » cũng của nhà soạn nhạc Charles Gounod.
Tháng sáu
· Chủ nhật 080608, 18 giờ 00: Lễ tạ ơn ở Nhà Thờ Ðức Bà Paris, do Ðức Hồng Y André Ving-Trois chủ tế, kỷ niệm 350 năm việc bổ nhiệm hai Giám Mục Ðại Diện Tông Toà tiên khởi là Ðức Cha François PALLU và Ðức Cha Pierre de LA MOTTE. Hai giám mục này đã được coi như hai vị sáng lập ra Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris.
· Thứ bảy 210608, 20 giờ 00: Vũ Ấn độ, do nhóm Nrityavani ở Bangalore thực hiện; ở ME. Vào cửa tự do.
Tháng mười
· Từ thứ tư 011008 đến thứ hai 061008: Triển lãm di sự của Thánh Nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu ở nhà nguyện ME. Mở cửa từ 7 đến 18 giờ mỗi ngày. Vào cửa tự do.
· Chủ nhật 121008, 11 giờ: Lễ truyền hình ngày thế giới cầu nguyện cho các Thừa Sai ở nhà nguyện ME. Ban hợp xướng « Alessandra Lupidi » hát lễ.
Tháng giêng năm 2009
· Chủ nhật 040109, 10 giờ, lễ kết thúc Năm Hồng Ân. Lễ truyền thanh trên Ðài France-Culture.
12. LOẠT BÀI « THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS, 350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam »
Là một giáo dân, gốc Thanh Hoá, sinh ra (1943) và sống đạo, hầu hết chỉ gặp các cha việt nam; lớn lên vào lúc Giáo Hội Việt Nam tự lập với Hàng Giáo Phẩm thiết lập vào năm 1960, gồm 17 giám mục việt nam và 2 giám mục thừa sai hải ngoại Paris, tôi không biết gì về các cha thừa sai hải ngoại Paris và hầu như dửng dưng với sự hiện diện của các ngài, nếu không nói là ác cảm vì phong trào độc lập liệt họ vào nhóm người thực dân.
2008 đến, 65 tuổi, sắp về hưu, hồi tưởng lại, tôi nhớ ra rằng ông bà nội ngoại tôi, bố mẹ tôi, tất cả đều đã được các cha Thừa sai coi sóc, giúp đỡ và dậy dỗ về đạo đời; bản thân tôi đã được Ðức Cha Louis De COOUMAN (1881-1970), gốc thừa sai, giám mục giám quản tông toà Thanh Hoá, ban phép Thêm sức; khi lớn lên, được gặp Ðức Cha Paul-Marcel PIQUET (1888-1966), gốc thừa sai, giám mục Nha Trang, rồi làm việc chung với nhiều cha thừa sai, tôi bàng hoàng phát giác ra rằng mình có một cái nợ chẳng những về đức tin, mà cả về giáo dục và văn hoá với các cha thừa sai hải ngoại Paris.
Trong Năm Hồng Ân 2008, kỷ niệm 350 năm thành lập Hội Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại Paris, tôi muốn tìm hiểu một cách khách quan về hội, trước là để cùng chung vui với các cha thừa sai quen biết, sau là để chia sẻ với nhiều bạn đọc cũng đã có một tâm trạng như tôi và nhất là để nói với các cha thừa sai lòng biết ơn của tôi. Trần tình như vậy, xin mời bạn đọc vào thăm loạt bài « Thừa sai hải ngoại Paris, 350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam[4] ».
Trong một công trình xây dựng, hai nhóm người góp tài nghệ và công sức của mình. Nhóm nghiên cứu (bureaux d’études), vẽ hoạ đồ, tính phí tổn, đặt kế hoạch, thảo chương trình. Nhóm thực hiện công trình (conducteurs de travaux), thâu tìm và điều hành nhân viên cộng tác, thuê khoán các nhà thầu nhỏ, mua sắm vật liệu và máy móc, canh chừng, chống trả và loại bỏ trộm cắp, đề phòng tai nạn, dầm mưa dãi nắng trên các công trường, đương đầu với mọi nghịch cảnh, có khi thiệt hại cả đến tính mạng ! Thực hiện việc xây dựng một giáo hội cũng giống như thực hiện một công trường xây dựng nhà cửa, cầu đường. Các thừa sai hải ngoại Paris đều là những ngưới xây dựng, ở đủ mọi cấp bậc, từ kỹ sư, kỹ thuật, đến thợ, đã góp công lao tâm sức liên tục suốt 350 năm vào việc xây dựng Giáo Hội Việt Nam. Nhiều vị đã bỏ mình vì bệnh tật, vì thiếu thốn, vì tai nạn, vì cướp bóc, vì hãm hại, vì tử đạo ! Ngôi nhà Giáo Hội Việt Nam, hôm nay đã được xây dựng vững chắc và đầy đủ nếu không nói là huy hoàng, một phần rất lớn nhờ công sức và tài trí của các cha thừa sai hải ngoại Paris.
Hy vọng rằng, qua loạt bài này, với những dữ kiện lịch sử khách quan, bạn đọc sẽ khám phá ra những công sức mà các cha thừa sai hải ngoại Paris đã góp vào để xây dựng Giáo Hội Việt Nam và thăng tiến ngôn ngữ và văn hoá, khoa học việt nam.
Song song với loạt bài nền có tính cách tìm hiểu chung này về HỘI THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS, nếu hoàn cảnh cho phép, một số bài phóng sự, tường trình các sinh hoạt kỷ niệm NĂM HỒNG ÂN 2008, kỷ niệm 350 năm thành lập của hội, cũng sẽ được thực hiện và gởi đến bạn đọc.
Xin chúc bạn đọc một năm mới khang an và thành đạt.
Paris, ngày 01 tháng 01 năm 2008
Trần Văn Cảnh
--------------------------------------------------------------------------------
Chú Thích
[1] Thói quen chúng ta vẫn gọi là Hội Thừa Sai Paris. Nhưng tên này không cho thấy thực tế là những Phái đoàn Thừa Sai mà Paris đã gởi ra hải ngoại và những Sở Thừa Sai mà Paris đã lập ở hải ngoại. Ðó là lý do khiến chúng tôi trở về nguyên ngữ tiếng pháp mà dịch đầy đủ là « Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris » (La Société des Missions Etrangères de Paris).
[2] VAN GRASDORFF Gilles: La belle histoire des Missions Etrangères 1658-2008, Edition PERRIN; 2007, 492 trang, tr. bìa sau.
[3] Với sụ điều hợp của cha Gérard MOUSSAY, giám đốc Văn Khố « Archives des Missions Etrangères ». Xin cám ơn Cha đã tiếp chuyện và đã cho tin và tài liệu. Cũng xin cám on cha Jean MAIS và cha Claude LANGE, hai đồng nghiệp tại Viện Ðại Học Ðà Lạt trước năm 1975, đã khuyến khích va giúp tài liệu.
[4] Tựa đề này lấy hứng từ luận án tiến sĩ của cha Claude LANGE, Luận án đã được ấn hành với tên là « Giáo Hội Công Giáo và Hội Thừa Sai Hải Ngoại tại Việt Nam ».
LANGE Claude: L’église catholique et la Socìté des Missions Etrangères au Vietnam: Vicariat apostolique de Cochinchine XVII et XVIII siècles; Paris: L’Harmattan; 2004; 208 trang.
GS. Trần Văn Cảnh