delta
01-08-2008, 04:43 PM
Bán Thận
Huy cựa mình tỉnh dậy, gã thấy mình khát khô cả cổ, cái cảm giác khát lần này không giống như những lần khát khác. Bình thường, gã chỉ cần có cốc nước tinh khiết, hay sang hơn chút, chai Coca-Cola nội hóa là có thể chữa cháy ngay được cơn xé họng. Nhưng cơn khát của Huy không như vậy, xung quanh gã có nhiều nước lắm, song gã không muốn uống, gã thấy rờn rợn khi phải đưa ly nước lên miệng. Gã không biết rồi đây, sự bài tiết sẽ ra sao. Ly nước kia có làm cho cơ thể gã phù thũng thêm không? Vâng, gã sợ! Vì gã vừa bán quả thận bên trái của mình lấy 1800 Mỹ Kim, số tiền ăn học gã cần trong 3 năm còn lại ở đại học!
Năm đầu tiên, Huy từ Lạng Sơn về Hà Nội với diện sinh viên tuyển thẳng hệ A ngành Quản Trị Kinh Doanh, với hào quang chiếu sáng, tiền bạc rủng rỉnh trong túi, trước mặt gã là con đường mở rộng! Gã là niềm hãnh diện của gia đình, của dòng họ, vì chưa bao giờ dòng họ Hoàng của gã có được bằng cấp khoa cử ở mức đại học. Ông trưởng tộc hay tin gã trúng tuyển, bèn kêu gọi bà con trong dòng họ đóng góp tiền bạc để làm hai việc. Việc thứ nhất, làm một bữa tiệc thịnh soạn với lễ Tam Sinh (Trâu, Dê và Heo) để cúng tổ tiên dòng họ, tạ ơn phúc ấm nên nay có con cháu thi đậu đại học, rồi người trong họ ăn với nhau một bữa, chia sẻ hào quang sáng chói của Hoàng Trung Huy, đứa con xuất sắc của dòng tộc. Việc thứ hai, cả họ muốn tặng cho Huy món tiền học phí cho 4 năm đại học ở Hà Nội.
Dòng họ của Huy vốn không giàu có, ai cũng chân lấm tay bùn mới đủ ăn. Nghe đâu dòng này khi xưa cũng là địa chủ dưới Hưng Yên, vì cải cách ruộng đất, nên bị đầy lên khai hoang Vùng Kinh Tế Mới tuốt trên Lạng Sơn này! Bao năm qua, gia đình gã bị kiểm soát kèn cựa, không một ai trong giòng họ có thể thi đại học với lý lịch hai, ba đời trước là địa chủ. Đến bây giờ, chính sách thay đổi, cởi mở một chút nên Huy đã cố gắng vươn lên với tài năng chân thực!
Tự trong tâm thức của Huy, hắn hết sức băn khoăn, không biết hắn có học xong đại học không!? Sự kỳ vọng của mọi người trong đại gia đình, đã đè nặng lên đôi vai mưa nắng dãi dầu của gã. Huy cho rằng, gia tộc gã bị nguyền rủa, không bao giờ khoa bảng nổi! Nghe đâu khi xưa còn ở Hưng Yên, ông tổ của gã đã nuôi một anh Hàn Tú (Tú Tài nghèo), lại bị ho lao làm thầy đồ dậy học trong nhà. Người con gái trong dòng họ phải lòng anh Tú Tài nghèo ấy, họ đã thề non hẹn biển. Nhưng các cụ sợ mang tiếng với xóm làng. Hơn nữa, không biết anh Tú Tài kia với bệnh trầm kha có sống được lâu không? Bèn cự tuyệt, đuổi anh Hàn Tú ra khỏi nhà, khi anh đang chuyển cơn bệnh nặng. Anh năn nỉ mãi song trưởng tộc không cho nán lại. Anh nói anh không nhà không cửa, không bà con thân thích, không tiền không bạc, nếu anh ra đi thì anh sẽ chết. Song mặc, trưởng tộc bắt anh phải ra đi vào sáng ngày hôm sau. Đêm hôm đó, anh Hàn Tú lấy cái áo Lương lành nhất bận vào, ra cáo lễ trời đất, quay đầu về hướng Nam (quê anh ở Thanh Hoá) lạy chín lạy. Rồi lẳng lặng vào buồng, lấy dấm thanh và thuốc phiện, anh đã mua từ sáng, hoà chung vào nhau, uống! Người ta tìm thấy anh nằm chết cheo queo trên mặt đất, trên tấm Phản anh vẫn làm giường ngủ có mảnh giấy viết câu nguyền duy nhất: "Cả dòng họ Hoàng này bất nhân với kẻ Hàn Sĩ, ta chết đi, hồn này sẽ theo báo dòng họ Hoàng, đời đời không bao giờ có được vinh dự khoa bảng!" Đọc lời nguyền ấy, cả họ lo lắm, nhưng sự lỡ rồi, đành chôn cất anh Hàn Tú! Trưởng tộc thỉnh vị Sư già đức cao đạo trọng đến cầu siêu cho người chết, cầu an cho người sống. Vị Sư khai thị trước khi đăng đàn tế chẩn:
- Nhân quả trùng trùng, không gieo nhân thì không gặt quả, gia đình thí chủ đã làm một việc không hay, nay mời bần đạo cầu siêu, cầu an, thì bần đạo lập Đàn Tế Chẩn Vong Linh. Tuy vậy, đây là một công đức khác, mà sau này gia đình thí chủ do cái thiện nghiệp này sẽ được hưởng, còn cái nghiệp kia cũng khó giải, trừ khi đã trả xong thì mới tiêu tan được. Hoặc giả, phải làm thật nhiều công đức, thì khi cái nghiệp ấy nó thành Dị Thục quả, tức là khi nó báo ứng, thì còn có cái đức nó đỡ bớt đi!
Câu chuyện ấy được truyền tụng trong dòng họ Hoàng cho đến tận nay. Con cháu họ Hoàng thi rớt đại học, gia đình oán chính sách phân biệt lý lịch của chính quyền nhà nước thì ít, nghĩ buồn vì việc ác của tổ tiên thì nhiều! Nay thấy Huy thi đậu, dòng họ không mừng sao được? Vậy là cái nghiệp kia được giải, dòng họ đóng góp cho đứa cháu đầu tiên mang lại sự vinh dự khoa bảng dòng tộc.
Đêm ăn mừng Huy thi đậu, thật tưng bừng trong rạp nhà ông trưởng tộc, Huy được cả họ trọng vọng quý mến. Gã mặc áo gấm lạy bàn thờ tổ tiên với lời hứa sẽ mở ra một "kỷ nguyên mới" cho dòng họ! Các bác, các chú, các anh họ... bưng rượu đến ép Huy uống, mặt gã nóng bừng vì hơi men, chân tay xiên xẹo, miệng cười nói luyên thuyên, ngớ ngẩn. Tự dưng cả rạp ăn cỗ im lặng, Huy như bị ma nhập hét lên một tiếng, rồi gã cưới rú lên, rồi lại ôm ngực ho lụ khụ, cuối cùng với giọng lè nhè gã nói:
- Này bớ họ Hoàng! Các ngươi đừng mừng vội, đứa con đứa cháu này của các ngươi mới thi vào đại học thôi! Gã chưa ra trường đâu, trong bốn năm tới, ta sẽ cho hắn nếm những đau khổ nhất mà những kẻ đi học thời nay phải nếm. Gã sẽ phải bán đi một phần sức khoẻ để có tiền ăn học! Gã sẽ thân tàn ma dại khi hắn có mảnh bằng trong tay, đây là sự báo oán cuối cùng của ta. Ta sẽ ra đi và siêu thoát. Ta đã quá mệt mỏi vì mấy đời nay theo các ngươi để trả thù. Khi trước, các người có rước cao Tăng cầu siêu cho ta và cho các linh hồn phiêu bạt, nay ta cũng cho các ngươi biết, công đức ấy sẽ được đáp đền. Sau này, dòng họ ngươi sẽ có đứa con trai xuất chúng tài ba, sẽ làm vị hàn lâm có công đóng góp lớn cho đất nước. Nay ta đi!
Nói xong câu quái đản ấy, Huy lăn đùng ra chiếu tiệc ngủ như chết. Cả họ lo âu lắm. Ông trưởng tộc quay qua bảo bố Huy:
- Có lẽ họ ta còn thiếu phúc, nhưng tổ tiên đã lỡ như vậy rồi, thì chúng ta phải chấp nhận. Chúng ta cố lo cho cháu nó học, chuyện gì đến sẽ đến.
Ông run run, mở cái túi bằng vải, lấy ra một cọc tiền, rồi nghiêm nghị nói tiếp:
- Đây là số tiền 28 triệu Đồng, anh em trong họ góp lại, mỗi người một tý, chẳng biết có đủ cho cháu Huy học 4 năm ở Hà Nội hay không... nhưng nếu thiếu, chú cứ cho cả họ biết, chúng tôi lại góp nhau.
Bố mẹ Huy cảm động rưng rưng nước mắt:
- Chúng em cảm ơn bác và toàn thể dòng tộc, từ trên xuống dưới. Cầu trời cháu Huy nó học thành tài và sau này nó đền đáp lại ân tình này của dòng tộc.
Tiệc tan. Ba hôm sau, với số tiền 30 triệu trong túi, Huy lên đường. Bố mẹ gã muốn con mang tiền về Hà Nội, mở trương mục ngân hàng, bỏ vào cho có lãi và sẽ biết quản lý số tiền để từ từ ăn học! Họ cũng hi vọng, lời nguyền của hồn ma kia không đến với con họ, khi Huy có món tiền lớn trong tay. Huy thì lâng lâng sung sướng vì gã thấy mình được tự lập, có đủ tiền bạc, cái bằng cử nhân kinh tế coi như nắm vững trong tay!
Bố mẹ hắn cũng như trong họ, không ai nhắc cho gã biết câu nói gã đã phun ra trong khi say rượu vì sợ gã bị ám ảnh.
Đời Huy vào bước ngoặc mới, mỗi học kỳ gã phải đóng tất cả 1.3 triệu Đồng tiền học phí. Vị chi 2.6 triệu Đồng 1 năm. Mỗi tháng 250 nghìn tiền phòng, 80 nghìn tiền điện nước, nhu yếu phẩm... 400 nghìn tiền ăn ở và giấy mực. Tổng kết, Huy cần tối thiểu 11 triệu đồng 1 năm, nếu gã ở trọn 12 tháng tại Hà Nội. Đó chưa kể, tiền xe cộ đi lại. Nhưng Huy cũng được chút học bổng vì hắn học hệ A, nghe đâu khoảng 250 nghìn/tháng. Song gã tính rồi, ba tháng hè gã sẽ kiếm cách đi làm thêm như rửa chén, trực Hotel hay chạy xe ôm, thế là cuộc sống của gã thảnh thơi.
Gã học được học kỳ 1 đúng như điều gã muốn, được nghỉ giữa khóa vài ngày, bạn bè rủ gã đi chơi. Gã quen Hằng, cô sinh viên học trường Luật. Hằng là gái Hà Nội, đẹp mơn mởn, con nhà giàu và rất được cưng chiều. Huy và Hằng yêu nhau. Hằng từng trải và dễ dãi, nên Huy say mê nàng như điếu đổ. Gã chỉ biết lẽ sống của gã nằm trên môi Hằng, vui buồn trên khoé môi người đẹp: vểnh lên hay cụp xuống. Gã không tiếc thời gian và tiến bạc để nàng ban phát nụ cười. Hằng nghiện Heroin nặng. Mỗi lần Hằng phê, Hằng thường dễ dãi chiêu đãi gã, những khi ấy Hằng cười sằng sặc! Huy thấy quái đản, nhưng vẫn thích thú. Có lần, gã hỏi thẳng Hằng lý do, Hằng bảo khi tỉnh táo:
- Em chẳng biết tại sao, khi em phê mà gần anh, lại thích cười to như thế! Em cũng biết điều ấy hơi bị tục!
Gã cho Hằng thật thà và không chấp. Nhưng có khi gã ưu tư:
- Hằng này, em học Luật, sau này làm ngành Tư Pháp hay làm về Lập Pháp, mà em nghiện như thế thì chết? Chưa làm Luật đã phạm Pháp rồi em? Thôi cai đi Hằng ạ?
Hằng trề bĩu:
-Xí, anh đúng là dân tỉnh lẻ. Nói cho anh biết, đến các giáo sư của em còn "phi", đến các nhà làm Luật của bộ cũng "phi" như điên. Anh có biết chữ Yên Sĩ Phi Lý Thuần (Inspiration) không? Phải "phi" thì đầu óc mới sáng suốt, làm ra Luật lợi cho mình, mới cãi giỏi được! Anh biết chưa, đồ ngốc của em!?
Hằng không cần tiền của Huy để "phi" nhưng Huy say mê nàng, nên nay quà mai cáp, đi chơi Đồ Sơn, Hoà Bình... mới 6 tháng sau ngày quen Hằng, Huy giật mình thấy trương mục đã trống trơn. Mùa học phí đầu năm thứ 2 thúc dục...
Huy hiểu gia cảnh, nên không dám viết thư về xin tiền, hơn nữa số tiền của dòng họ đóng góp để tiêu pha trong 4 năm cơ mà?
Gã lo ngại không biết xoay sở ra sao, gã chạy vạy mượn đầu này, mượn đầu kia, cũng không đủ. Gã hỏi Hằng mượn tiền, thì nàng kinh gã ra mặt:
- Tưởng là anh khá giả, chịu chi. Ai dè "công lực" chỉ có bấy nhiêu?
Gã thấy đắng chát trong cổ họng, chút tủi hờn, xấu hổ dâng lên trong lòng gã, gã đã phụ lòng kỳ vọng của gia tộc, để lao vào cuộc tình chẳng ra sao đối với Hằng. Khi gã tuyệt vọng, gã đã nghĩ đến chuyện quyên sinh, song gã nghĩ cuộc đời còn nước còn tát, gã vẫn còn được ngồi ghế đại học mà! Nhưng làm sao có tiền để trải nốt ba năm còn lại? Gã không muốn những người chân lấm tay bùn trong dòng họ gã ở Lạng Sơn khổ ải thêm.
Gã nghe có người bảo Long, người bạn họ bên Bách Khoa là "Cò Thận!" Bán một quả thận được khoảng 2000 Mỹ Kim, nếu đúng mối. Huy tìm đến Long nói chuyện, Long vui vẻ:
- Ồ, chuyện ấy tớ giúp cậu được, tớ đã làm môi giới cho nhiều người và lấy hoa hồng 10% thay vì 20% như dân chuyên nghiệp ngoài đời.
Huy hỏi:
- Mà sau khi mất một quả Thận mình còn sống bình thường không?
Long trấn an:
- Ối dào khéo lo, vẫn khỏe như vâm! Sinh viên nghèo phải „lấyngắn nuôi dài,“ mình con trai không như con gái, chả có cái vốn giời cho xài không hết mà bán, thôi hi sinh quả thận để được tương lai sáng lạn. Nhiều đứa đã làm thế!
Huy đồng ý và gã đã bán một phần mạng sống của mình. Giờ đây, tỉnh dậy trong một căn phòng dơ bẩn, gã thấy tinh thần và thể xác đau đớn rã rời. Gã mơ tưởng về nơi cánh đồng xa xôi trên vùng Lạng Sơn kia, bố mẹ và bà con trong họ đang xúm xít bên nhau, đợi chờ từng ngày hắn mang về vinh dự Khoa Bảng cho dòng họ. Nước mắt gã chợt trào ra, phần hối hận, phần đau đớn, phần gánh nặng, phần thương cảm, phần oán hận! Gã tự hỏi, ở nơi nào trên thế giới có cảnh sinh viên bán thận để học thế này không trời? Không tiếng trả lời. Gã nhìn qua cửa sổ, chợt thầy xa xa tấm bảng cổ động viết lớn: „Tư tưởng 'HCM' vĩ đại, muôn năm!“ Hắn mỉm cười, khi nước mắt tiếp tục rơi, nụ cười lệnh lạc khó hiểu.
:idea:
Huy cựa mình tỉnh dậy, gã thấy mình khát khô cả cổ, cái cảm giác khát lần này không giống như những lần khát khác. Bình thường, gã chỉ cần có cốc nước tinh khiết, hay sang hơn chút, chai Coca-Cola nội hóa là có thể chữa cháy ngay được cơn xé họng. Nhưng cơn khát của Huy không như vậy, xung quanh gã có nhiều nước lắm, song gã không muốn uống, gã thấy rờn rợn khi phải đưa ly nước lên miệng. Gã không biết rồi đây, sự bài tiết sẽ ra sao. Ly nước kia có làm cho cơ thể gã phù thũng thêm không? Vâng, gã sợ! Vì gã vừa bán quả thận bên trái của mình lấy 1800 Mỹ Kim, số tiền ăn học gã cần trong 3 năm còn lại ở đại học!
Năm đầu tiên, Huy từ Lạng Sơn về Hà Nội với diện sinh viên tuyển thẳng hệ A ngành Quản Trị Kinh Doanh, với hào quang chiếu sáng, tiền bạc rủng rỉnh trong túi, trước mặt gã là con đường mở rộng! Gã là niềm hãnh diện của gia đình, của dòng họ, vì chưa bao giờ dòng họ Hoàng của gã có được bằng cấp khoa cử ở mức đại học. Ông trưởng tộc hay tin gã trúng tuyển, bèn kêu gọi bà con trong dòng họ đóng góp tiền bạc để làm hai việc. Việc thứ nhất, làm một bữa tiệc thịnh soạn với lễ Tam Sinh (Trâu, Dê và Heo) để cúng tổ tiên dòng họ, tạ ơn phúc ấm nên nay có con cháu thi đậu đại học, rồi người trong họ ăn với nhau một bữa, chia sẻ hào quang sáng chói của Hoàng Trung Huy, đứa con xuất sắc của dòng tộc. Việc thứ hai, cả họ muốn tặng cho Huy món tiền học phí cho 4 năm đại học ở Hà Nội.
Dòng họ của Huy vốn không giàu có, ai cũng chân lấm tay bùn mới đủ ăn. Nghe đâu dòng này khi xưa cũng là địa chủ dưới Hưng Yên, vì cải cách ruộng đất, nên bị đầy lên khai hoang Vùng Kinh Tế Mới tuốt trên Lạng Sơn này! Bao năm qua, gia đình gã bị kiểm soát kèn cựa, không một ai trong giòng họ có thể thi đại học với lý lịch hai, ba đời trước là địa chủ. Đến bây giờ, chính sách thay đổi, cởi mở một chút nên Huy đã cố gắng vươn lên với tài năng chân thực!
Tự trong tâm thức của Huy, hắn hết sức băn khoăn, không biết hắn có học xong đại học không!? Sự kỳ vọng của mọi người trong đại gia đình, đã đè nặng lên đôi vai mưa nắng dãi dầu của gã. Huy cho rằng, gia tộc gã bị nguyền rủa, không bao giờ khoa bảng nổi! Nghe đâu khi xưa còn ở Hưng Yên, ông tổ của gã đã nuôi một anh Hàn Tú (Tú Tài nghèo), lại bị ho lao làm thầy đồ dậy học trong nhà. Người con gái trong dòng họ phải lòng anh Tú Tài nghèo ấy, họ đã thề non hẹn biển. Nhưng các cụ sợ mang tiếng với xóm làng. Hơn nữa, không biết anh Tú Tài kia với bệnh trầm kha có sống được lâu không? Bèn cự tuyệt, đuổi anh Hàn Tú ra khỏi nhà, khi anh đang chuyển cơn bệnh nặng. Anh năn nỉ mãi song trưởng tộc không cho nán lại. Anh nói anh không nhà không cửa, không bà con thân thích, không tiền không bạc, nếu anh ra đi thì anh sẽ chết. Song mặc, trưởng tộc bắt anh phải ra đi vào sáng ngày hôm sau. Đêm hôm đó, anh Hàn Tú lấy cái áo Lương lành nhất bận vào, ra cáo lễ trời đất, quay đầu về hướng Nam (quê anh ở Thanh Hoá) lạy chín lạy. Rồi lẳng lặng vào buồng, lấy dấm thanh và thuốc phiện, anh đã mua từ sáng, hoà chung vào nhau, uống! Người ta tìm thấy anh nằm chết cheo queo trên mặt đất, trên tấm Phản anh vẫn làm giường ngủ có mảnh giấy viết câu nguyền duy nhất: "Cả dòng họ Hoàng này bất nhân với kẻ Hàn Sĩ, ta chết đi, hồn này sẽ theo báo dòng họ Hoàng, đời đời không bao giờ có được vinh dự khoa bảng!" Đọc lời nguyền ấy, cả họ lo lắm, nhưng sự lỡ rồi, đành chôn cất anh Hàn Tú! Trưởng tộc thỉnh vị Sư già đức cao đạo trọng đến cầu siêu cho người chết, cầu an cho người sống. Vị Sư khai thị trước khi đăng đàn tế chẩn:
- Nhân quả trùng trùng, không gieo nhân thì không gặt quả, gia đình thí chủ đã làm một việc không hay, nay mời bần đạo cầu siêu, cầu an, thì bần đạo lập Đàn Tế Chẩn Vong Linh. Tuy vậy, đây là một công đức khác, mà sau này gia đình thí chủ do cái thiện nghiệp này sẽ được hưởng, còn cái nghiệp kia cũng khó giải, trừ khi đã trả xong thì mới tiêu tan được. Hoặc giả, phải làm thật nhiều công đức, thì khi cái nghiệp ấy nó thành Dị Thục quả, tức là khi nó báo ứng, thì còn có cái đức nó đỡ bớt đi!
Câu chuyện ấy được truyền tụng trong dòng họ Hoàng cho đến tận nay. Con cháu họ Hoàng thi rớt đại học, gia đình oán chính sách phân biệt lý lịch của chính quyền nhà nước thì ít, nghĩ buồn vì việc ác của tổ tiên thì nhiều! Nay thấy Huy thi đậu, dòng họ không mừng sao được? Vậy là cái nghiệp kia được giải, dòng họ đóng góp cho đứa cháu đầu tiên mang lại sự vinh dự khoa bảng dòng tộc.
Đêm ăn mừng Huy thi đậu, thật tưng bừng trong rạp nhà ông trưởng tộc, Huy được cả họ trọng vọng quý mến. Gã mặc áo gấm lạy bàn thờ tổ tiên với lời hứa sẽ mở ra một "kỷ nguyên mới" cho dòng họ! Các bác, các chú, các anh họ... bưng rượu đến ép Huy uống, mặt gã nóng bừng vì hơi men, chân tay xiên xẹo, miệng cười nói luyên thuyên, ngớ ngẩn. Tự dưng cả rạp ăn cỗ im lặng, Huy như bị ma nhập hét lên một tiếng, rồi gã cưới rú lên, rồi lại ôm ngực ho lụ khụ, cuối cùng với giọng lè nhè gã nói:
- Này bớ họ Hoàng! Các ngươi đừng mừng vội, đứa con đứa cháu này của các ngươi mới thi vào đại học thôi! Gã chưa ra trường đâu, trong bốn năm tới, ta sẽ cho hắn nếm những đau khổ nhất mà những kẻ đi học thời nay phải nếm. Gã sẽ phải bán đi một phần sức khoẻ để có tiền ăn học! Gã sẽ thân tàn ma dại khi hắn có mảnh bằng trong tay, đây là sự báo oán cuối cùng của ta. Ta sẽ ra đi và siêu thoát. Ta đã quá mệt mỏi vì mấy đời nay theo các ngươi để trả thù. Khi trước, các người có rước cao Tăng cầu siêu cho ta và cho các linh hồn phiêu bạt, nay ta cũng cho các ngươi biết, công đức ấy sẽ được đáp đền. Sau này, dòng họ ngươi sẽ có đứa con trai xuất chúng tài ba, sẽ làm vị hàn lâm có công đóng góp lớn cho đất nước. Nay ta đi!
Nói xong câu quái đản ấy, Huy lăn đùng ra chiếu tiệc ngủ như chết. Cả họ lo âu lắm. Ông trưởng tộc quay qua bảo bố Huy:
- Có lẽ họ ta còn thiếu phúc, nhưng tổ tiên đã lỡ như vậy rồi, thì chúng ta phải chấp nhận. Chúng ta cố lo cho cháu nó học, chuyện gì đến sẽ đến.
Ông run run, mở cái túi bằng vải, lấy ra một cọc tiền, rồi nghiêm nghị nói tiếp:
- Đây là số tiền 28 triệu Đồng, anh em trong họ góp lại, mỗi người một tý, chẳng biết có đủ cho cháu Huy học 4 năm ở Hà Nội hay không... nhưng nếu thiếu, chú cứ cho cả họ biết, chúng tôi lại góp nhau.
Bố mẹ Huy cảm động rưng rưng nước mắt:
- Chúng em cảm ơn bác và toàn thể dòng tộc, từ trên xuống dưới. Cầu trời cháu Huy nó học thành tài và sau này nó đền đáp lại ân tình này của dòng tộc.
Tiệc tan. Ba hôm sau, với số tiền 30 triệu trong túi, Huy lên đường. Bố mẹ gã muốn con mang tiền về Hà Nội, mở trương mục ngân hàng, bỏ vào cho có lãi và sẽ biết quản lý số tiền để từ từ ăn học! Họ cũng hi vọng, lời nguyền của hồn ma kia không đến với con họ, khi Huy có món tiền lớn trong tay. Huy thì lâng lâng sung sướng vì gã thấy mình được tự lập, có đủ tiền bạc, cái bằng cử nhân kinh tế coi như nắm vững trong tay!
Bố mẹ hắn cũng như trong họ, không ai nhắc cho gã biết câu nói gã đã phun ra trong khi say rượu vì sợ gã bị ám ảnh.
Đời Huy vào bước ngoặc mới, mỗi học kỳ gã phải đóng tất cả 1.3 triệu Đồng tiền học phí. Vị chi 2.6 triệu Đồng 1 năm. Mỗi tháng 250 nghìn tiền phòng, 80 nghìn tiền điện nước, nhu yếu phẩm... 400 nghìn tiền ăn ở và giấy mực. Tổng kết, Huy cần tối thiểu 11 triệu đồng 1 năm, nếu gã ở trọn 12 tháng tại Hà Nội. Đó chưa kể, tiền xe cộ đi lại. Nhưng Huy cũng được chút học bổng vì hắn học hệ A, nghe đâu khoảng 250 nghìn/tháng. Song gã tính rồi, ba tháng hè gã sẽ kiếm cách đi làm thêm như rửa chén, trực Hotel hay chạy xe ôm, thế là cuộc sống của gã thảnh thơi.
Gã học được học kỳ 1 đúng như điều gã muốn, được nghỉ giữa khóa vài ngày, bạn bè rủ gã đi chơi. Gã quen Hằng, cô sinh viên học trường Luật. Hằng là gái Hà Nội, đẹp mơn mởn, con nhà giàu và rất được cưng chiều. Huy và Hằng yêu nhau. Hằng từng trải và dễ dãi, nên Huy say mê nàng như điếu đổ. Gã chỉ biết lẽ sống của gã nằm trên môi Hằng, vui buồn trên khoé môi người đẹp: vểnh lên hay cụp xuống. Gã không tiếc thời gian và tiến bạc để nàng ban phát nụ cười. Hằng nghiện Heroin nặng. Mỗi lần Hằng phê, Hằng thường dễ dãi chiêu đãi gã, những khi ấy Hằng cười sằng sặc! Huy thấy quái đản, nhưng vẫn thích thú. Có lần, gã hỏi thẳng Hằng lý do, Hằng bảo khi tỉnh táo:
- Em chẳng biết tại sao, khi em phê mà gần anh, lại thích cười to như thế! Em cũng biết điều ấy hơi bị tục!
Gã cho Hằng thật thà và không chấp. Nhưng có khi gã ưu tư:
- Hằng này, em học Luật, sau này làm ngành Tư Pháp hay làm về Lập Pháp, mà em nghiện như thế thì chết? Chưa làm Luật đã phạm Pháp rồi em? Thôi cai đi Hằng ạ?
Hằng trề bĩu:
-Xí, anh đúng là dân tỉnh lẻ. Nói cho anh biết, đến các giáo sư của em còn "phi", đến các nhà làm Luật của bộ cũng "phi" như điên. Anh có biết chữ Yên Sĩ Phi Lý Thuần (Inspiration) không? Phải "phi" thì đầu óc mới sáng suốt, làm ra Luật lợi cho mình, mới cãi giỏi được! Anh biết chưa, đồ ngốc của em!?
Hằng không cần tiền của Huy để "phi" nhưng Huy say mê nàng, nên nay quà mai cáp, đi chơi Đồ Sơn, Hoà Bình... mới 6 tháng sau ngày quen Hằng, Huy giật mình thấy trương mục đã trống trơn. Mùa học phí đầu năm thứ 2 thúc dục...
Huy hiểu gia cảnh, nên không dám viết thư về xin tiền, hơn nữa số tiền của dòng họ đóng góp để tiêu pha trong 4 năm cơ mà?
Gã lo ngại không biết xoay sở ra sao, gã chạy vạy mượn đầu này, mượn đầu kia, cũng không đủ. Gã hỏi Hằng mượn tiền, thì nàng kinh gã ra mặt:
- Tưởng là anh khá giả, chịu chi. Ai dè "công lực" chỉ có bấy nhiêu?
Gã thấy đắng chát trong cổ họng, chút tủi hờn, xấu hổ dâng lên trong lòng gã, gã đã phụ lòng kỳ vọng của gia tộc, để lao vào cuộc tình chẳng ra sao đối với Hằng. Khi gã tuyệt vọng, gã đã nghĩ đến chuyện quyên sinh, song gã nghĩ cuộc đời còn nước còn tát, gã vẫn còn được ngồi ghế đại học mà! Nhưng làm sao có tiền để trải nốt ba năm còn lại? Gã không muốn những người chân lấm tay bùn trong dòng họ gã ở Lạng Sơn khổ ải thêm.
Gã nghe có người bảo Long, người bạn họ bên Bách Khoa là "Cò Thận!" Bán một quả thận được khoảng 2000 Mỹ Kim, nếu đúng mối. Huy tìm đến Long nói chuyện, Long vui vẻ:
- Ồ, chuyện ấy tớ giúp cậu được, tớ đã làm môi giới cho nhiều người và lấy hoa hồng 10% thay vì 20% như dân chuyên nghiệp ngoài đời.
Huy hỏi:
- Mà sau khi mất một quả Thận mình còn sống bình thường không?
Long trấn an:
- Ối dào khéo lo, vẫn khỏe như vâm! Sinh viên nghèo phải „lấyngắn nuôi dài,“ mình con trai không như con gái, chả có cái vốn giời cho xài không hết mà bán, thôi hi sinh quả thận để được tương lai sáng lạn. Nhiều đứa đã làm thế!
Huy đồng ý và gã đã bán một phần mạng sống của mình. Giờ đây, tỉnh dậy trong một căn phòng dơ bẩn, gã thấy tinh thần và thể xác đau đớn rã rời. Gã mơ tưởng về nơi cánh đồng xa xôi trên vùng Lạng Sơn kia, bố mẹ và bà con trong họ đang xúm xít bên nhau, đợi chờ từng ngày hắn mang về vinh dự Khoa Bảng cho dòng họ. Nước mắt gã chợt trào ra, phần hối hận, phần đau đớn, phần gánh nặng, phần thương cảm, phần oán hận! Gã tự hỏi, ở nơi nào trên thế giới có cảnh sinh viên bán thận để học thế này không trời? Không tiếng trả lời. Gã nhìn qua cửa sổ, chợt thầy xa xa tấm bảng cổ động viết lớn: „Tư tưởng 'HCM' vĩ đại, muôn năm!“ Hắn mỉm cười, khi nước mắt tiếp tục rơi, nụ cười lệnh lạc khó hiểu.
:idea: