Dan Lee
01-12-2008, 02:54 PM
LỄ CHÚA GIÊSU LĨNH PHÉP RỬA
Biến cố Chúa Giêsu lĩnh phép Rửa tại sông Giodan là một trong 3 sự kiện của việc Hiển Linh và được cả 3 Phúc âm Nhất lãm thuật lại. Sự kiện này mang nhiều ý nghĩa và nhiều bài học sâu sắc.
I. Ý NGHĨA
Chúa chịu phép Rửa tại sông Giodan để công khai chấp nhận và khai mạc sứ vụ Mesia và cũng là bắt đầu cho một phép Rửa trọng đại, mang tính quyết định cho vận mạng của nhân loại, đó chính là cái chết đẫm máu và sự Phục sinh vinh hiển của Ngài.
Chúa chịu phép Rửa tại sông Giodan mạc khải mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi, Cha, Con và Thánh Thần và công cuộc cứu chuộc là công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi(Mt 3,16-17)
Sứ mạng của Chúa Giêsu là sứ mạng của người Tôi Trung, khiêm nhu, hiền từ mà Isaia đã loan báo(Bài đọc I), một sứ mạng của Trời Cao mang tính thần linh: “Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Ngài” (Bài đọc II)
Ngài khiêm tốn, huỷ mình ra như không, xuống tận chỗ thẳm sâu của con người khi đứng chung trong hàng ngũ các tội nhân đến xin Gioan làm phép Rửa (Lc 3, 21).
Ngài là Chiên TC, gánh tội trần gian,( Jn 1,29) dìm nó xuống dòng sông An Sủng để tẩy xóa nó.
Khai mở kỷ nguyên mới cho nhân loại. Từ nay Trời mở ra (x. Mt 3,16). Từ nay, nước không chỉ để uống và tắm rửa nhưng được thánh hóa, sử dụng cho cuộc sống đời đời và nhất là toàn thể vũ trụ được tham gia vào công trình cứu độ. Đó chính là khúc mở đầu cho một cuộc tân tạo dẫn tới những con người mới trong trời mới đất mới.
Xác nhận sứ vụ tiền hô của Gioan và công nhận phép Rửa mà ông cử hành xuất phát từ ý muốn của Trời cao: Dọn tâm hồn đón nhận ơn tha thứ
II. BÀI HỌC THỰC HÀNH
“Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3, 15a).
Biến cố Chúa chịu phép Rửa nhắc nhớ lại ơn huệ làm con Thiên Chúa và sứ vụ Tiên tri, Tư tế và Vương đế mà chúng ta đã lãnh nhận khi chịu phép Thánh Tẩy.
Đức Giêsu đã “trả lại” cho TC quyền của người Cha bằng cách tôn trọng, yêu mến và vâng phục Cha hoàn toàn: “Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người”. Tôi có trả lại cho Thiên Chúa quyền được yêu mên và tôn thờ không? Tôi có luôn nghĩ cách và cố gắng làm cho Chúa vui lòng không? Tôi có ý thức vinh dự được làm con Thiên Chúa không? Tôi có luôn cảm thấy tự hào là người kytô hữu không?
Chúa Giêsu đã trả lại cho Gioan Tẩy Giả quyền được xác nhận và khuyến khích cho công việc chính đáng của mình. Ai và những công iệc nào đang cần tôi ủng hộ, khuyến khích, động viên ?
Những người chung quanh tôi, những người kém may mắn, những tội nhân là những người có quyền được yêu mến, thông cảm, nâng đỡ. Thái độ của tôi với những người này là thế nào? Xa lánh hay gần gũi?
Chúa Giêsu và Gioan đã thực hiện tốt sứ vụ của mình. Đâu là sứ vụ của tôi và tôi đã thực hiện nó cách nào?
Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống xứng đáng là những người con dấu yêu của Chúa Cha, biết công tác với Chúa trong sứ mạng cứu nhân độ thế và làm chúng nhân cho công bình, bác ái, yêu thương và tự do giữa nhân gian. Amen
Lm Đa Minh Đặng Văn Cầu
Biến cố Chúa Giêsu lĩnh phép Rửa tại sông Giodan là một trong 3 sự kiện của việc Hiển Linh và được cả 3 Phúc âm Nhất lãm thuật lại. Sự kiện này mang nhiều ý nghĩa và nhiều bài học sâu sắc.
I. Ý NGHĨA
Chúa chịu phép Rửa tại sông Giodan để công khai chấp nhận và khai mạc sứ vụ Mesia và cũng là bắt đầu cho một phép Rửa trọng đại, mang tính quyết định cho vận mạng của nhân loại, đó chính là cái chết đẫm máu và sự Phục sinh vinh hiển của Ngài.
Chúa chịu phép Rửa tại sông Giodan mạc khải mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi, Cha, Con và Thánh Thần và công cuộc cứu chuộc là công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi(Mt 3,16-17)
Sứ mạng của Chúa Giêsu là sứ mạng của người Tôi Trung, khiêm nhu, hiền từ mà Isaia đã loan báo(Bài đọc I), một sứ mạng của Trời Cao mang tính thần linh: “Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Ngài” (Bài đọc II)
Ngài khiêm tốn, huỷ mình ra như không, xuống tận chỗ thẳm sâu của con người khi đứng chung trong hàng ngũ các tội nhân đến xin Gioan làm phép Rửa (Lc 3, 21).
Ngài là Chiên TC, gánh tội trần gian,( Jn 1,29) dìm nó xuống dòng sông An Sủng để tẩy xóa nó.
Khai mở kỷ nguyên mới cho nhân loại. Từ nay Trời mở ra (x. Mt 3,16). Từ nay, nước không chỉ để uống và tắm rửa nhưng được thánh hóa, sử dụng cho cuộc sống đời đời và nhất là toàn thể vũ trụ được tham gia vào công trình cứu độ. Đó chính là khúc mở đầu cho một cuộc tân tạo dẫn tới những con người mới trong trời mới đất mới.
Xác nhận sứ vụ tiền hô của Gioan và công nhận phép Rửa mà ông cử hành xuất phát từ ý muốn của Trời cao: Dọn tâm hồn đón nhận ơn tha thứ
II. BÀI HỌC THỰC HÀNH
“Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3, 15a).
Biến cố Chúa chịu phép Rửa nhắc nhớ lại ơn huệ làm con Thiên Chúa và sứ vụ Tiên tri, Tư tế và Vương đế mà chúng ta đã lãnh nhận khi chịu phép Thánh Tẩy.
Đức Giêsu đã “trả lại” cho TC quyền của người Cha bằng cách tôn trọng, yêu mến và vâng phục Cha hoàn toàn: “Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người”. Tôi có trả lại cho Thiên Chúa quyền được yêu mên và tôn thờ không? Tôi có luôn nghĩ cách và cố gắng làm cho Chúa vui lòng không? Tôi có ý thức vinh dự được làm con Thiên Chúa không? Tôi có luôn cảm thấy tự hào là người kytô hữu không?
Chúa Giêsu đã trả lại cho Gioan Tẩy Giả quyền được xác nhận và khuyến khích cho công việc chính đáng của mình. Ai và những công iệc nào đang cần tôi ủng hộ, khuyến khích, động viên ?
Những người chung quanh tôi, những người kém may mắn, những tội nhân là những người có quyền được yêu mến, thông cảm, nâng đỡ. Thái độ của tôi với những người này là thế nào? Xa lánh hay gần gũi?
Chúa Giêsu và Gioan đã thực hiện tốt sứ vụ của mình. Đâu là sứ vụ của tôi và tôi đã thực hiện nó cách nào?
Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống xứng đáng là những người con dấu yêu của Chúa Cha, biết công tác với Chúa trong sứ mạng cứu nhân độ thế và làm chúng nhân cho công bình, bác ái, yêu thương và tự do giữa nhân gian. Amen
Lm Đa Minh Đặng Văn Cầu