Dan Lee
01-12-2008, 03:01 PM
Chúa nhật I thường niên A
Đức Giêsu cúi đầu, để Gioan chu toàn sứ vụ
Khiêm tốn chu toàn sứ vụ
Hôm nay, bên dòng sông Giodan nhỏ xíu, đã diễn ra một việc thật trọng đại: người ta kéo đến xin Gioan rửa tội để tỏ lòng sám hối cho xứng đáng đón nhận Đấng Cứu Thế đến. Hết lượt người này, đến lượt người kia. Và trong đám người ấy lại có Đức Giêsu. Sự xuất hiện của Đức Giêsu đến xin nhận phép rửa, làm cho ông Gioan bối rối, đến mức từ chối: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi” (Mt 3,14). Ông Gioan có lý để từ chối, vì Ông đã nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế. Có lần ông đã nói: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dây giày cho Người” (Ga 1,26-27). Ông Gioan không hiểu được công việc của Đấng Cứu Thế, nhưng đã thuận tình làm theo ý của Ngài: “Bây giờ, cứ thế đã. Chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt. 3,15).
Để giữ trọn đức công chính của một Thiên-Chúa-làm-người thật, là thi hành đúng ý của Thiên Chúa Cha: đã đến trần gian làm người trần gian là phải là chấp nhận đồng thân phận tội lỗi của con người, mặc dầu Ngài vô tội. Đức Giêsu như người Anh cả, vì thương đàn em nhân loại, mà nhận thay tội lỗi của các em trước mặt Cha. Một nghĩa cử khiêm tốn thâm sâu và yêu thương nồng nàn. Đúng như Thánh Phaolô suy tư: "Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã làm cho Ngài thành tội vì chúng ta" (2C 5,21). Như vậy đức công chính mà Đức Giêsu muốn dạy cho chúng ta là muốn cứu vớt tội nhân, phải khiêm tốn hạ mình xuống đến tận cùng để hiểu tội nhân, để đòng cảm với tội nhân, hoặc để cứu vớt người chìm trong dòng sông tội, phải dìm mình xuống nước… Đức công chính của Thiên Chúa chính là Đức khiêm tốn thẳm sâu bắt nguồn từ tình yêu. Nói như thế, đồng nghĩa với khẳng định: bao lâu còn sống trong tình trạng kiêu ngạo và ích kỷ, bấy lâu chưa tìm ra sự công chính của Thiên Chúa, của Đức Kitô mẫu mực cứu thế.
Nhìn nhận sứ vụ của anh em
Hơn nữa, việc bằng lòng để cho Gioan làm phép rửa, chính là việc khiêm tốn nhìn nhận sứ vụ tiền hô của Gioan đã nhận từ ý định Thiên Chúa Cha. Đức Giêsu cúi đầu, để Gioan chu toàn sứ vụ. Bài học Đức Giêsu chịu phép rửa cho chúng ta: không chỉ xác nhận ơn gọi của mình, sứ vụ của mình, mà còn biết xác nhận ơn gọi và sứ vụ của người khác. Và một cách tích cực hơn, tạo điều kiện để anh em phát huy ơn gọi và chu toàn sứ vụ. Đức Giêsu không giữ thế độc-tôn-cứu-thế, rồi xem thường vai trò của Gioan trong chương trình của Chúa Cha, như chúng ta vẫn thường vấp phải
Tin mừng hôm nay gửi đến các gia đình sứ điệp nhìn nhận và tôn trọng vai trò của từng thành viên trong gia đình, và khiêm tốn hổ trợ nhau chu toàn bổn phận trong yêu thương. Ơn gọi hôn nhân và sứ vụ cứu thế chia đều cho mỗi thành viên, không tập trung nơi Cha, mẹ, vợ, chồng và nhất là cũng không tập trung nơi người làm ra kinh tế. Việc tôn trọng vai trò của nhau và giúp nhau nên thánh đòi hỏi nêu gương khiêm tốn Đức Giêsu bên sông Giodan hôm nay: không xem thường sứ vụ Gioan, ngược lại, để cho Gioan chu toàn sứ vụ làm phép rửa ngay đối với một Con Thiên Chúa Vô Tội. Giúp chồng chu toàn nhiệm vụ làm Cha, giúp vợ chu toàn nhiệm vụ làm Mẹ, giúp con cái nhận ra ơn gọi và chu toàn ơn gọi của mình… tất cả đều phải được thực hiện với lòng khiêm tốn yêu thương như Đức Giêsu, ấy chính là biến sứ điệp tin mừng hôm nay thành hạnh phúc thật trong Đức Công Chính của Thiên Chúa: Ý Chúa thể hiện trong gia đình.
Cũng vậy, trong giáo hội, việc giữ tư thế độc-tôn-cứu-thế, tình trạng xem thường nhau trong việc tông đồ, phủ nhận hoặc hơn thua với nhau những đóng góp cho công cuộc rao giảng tin mừng…vẫn còn nhan nhãn. Vai trò giáo dân với ơn gọi làm tông đồ vẫn chưa được xác nhận đúng mức, có khi còn bị coi nhẹ và phủ nhận nữa là đàng khác. Còn có những linh mục bị các linh mục khác xem thường là những Gioan Vianey thời đại, huống nữa là giáo dân. Không thoát ra được cái lưới trùm của thần dữ kiêu ngạo và ích kỷ trong lòng con người làm-chứng-nhân-Chúa-Kitô, thì không thể nhìn nhận ai khác ngoài mình, và đó là tín hiệu của một cuộc suy thoái trầm trọng cho Tin Mừng Chúa Kitô. Xin ghi chú là khiêm tốn nhìn nhận nhau và tạo điều kiện cho nhau chu toàn ơn gọi, không hẳn phải là tung hô nhau, vì việc tung hô nhau lại là một chiêu bài khác của thần dữ: hãy tập cho chúng tìm vinh quang cho nhau để vinh quang của Thiên Chúa bị lu mờ!
Một Cha xứ vừa nhận xứ trước lễ Giáng Sinh vài tháng, đã tổ chức lễ Giáng Sinh thành công và trong một bản tin giáo phận có câu: “ba mươi năm qua chưa hề có”. Thấy không ổn, bản tin đã sửa lại: “Hai Cha đã thổi bùng lên ngọn lửa mà các vị tiền nhiệm đã nhen nhúm”. Xét về mặt con người, thật tội nghiệp cho các vị tiền nhiệm đã nỗ lực với bao tâm huyết dọn đường cho người đến sau, mà người đời không nhìn thấy, không biết ơn hay ca tụng theo kiểu “có mới nới cũ”; nhưng xét về chương trình của Thiên Chúa thì ấy lại là thân phận của những con người tiền hô đích thực. Tiền hô để Thiên Chúa được tung hô, danh Thiên Chúa cả sáng, để Thiên Chúa được vinh quang.
Tôi nhớ câu chuyện bà già Kiệm trong góc núi đến xin một Cha sở cho gia nhập đạo Công Giáo, Cha bảo: “Học Giáo Lý đã”.
Bà ấy thưa: “ Thưa Cha, con đã học hai năm nay rồi”.
-“Bà đùa với tôi đấy hả? Ai dạy?”
-“Thưa Cha, bà bán cháo lòng dạy. Mỗi sáng, khi đẩy xe đến nhà con là vừa hết cháo. Chị em con chuyện trò với nhau. Chị ấy thực là một người công giáo tốt”.
-“Bán cháo lòng thì biết gì mà dạy? Sáng thứ 6 hằng tuần bà phải lên đây học, tôi dạy”.
Sau mấy tuần học, Cha sở ngộ ra bà nầy không những đã học Giáo lý mà còn có đường hướng sống tinh thần giáo lý đã học. Bà Kiệm được Rửa tội, và các bí tích gia nhập Kitô Giáo, bà bán cháo lòng đỡ đầu. Trong thánh lễ, cha sở vui mừng nói lên tâm tình biết ơn bà bán cháo lòng và mời gọi mọi người sống và phát huy ơn gọi chứng nhân.
Trong thời đại nầy, có những giáo dân đã âm thầm làm sứ vụ của Gioan Tiền Hô trên mọi nẽo đường dương thế, trên mọi lãnh vực cuộc đời. Tôi nghĩ họ sẽ có niềm vui rất lớn khi biết chính Đức Giêsu đang chia sẻ sứ vụ với họ, đang hiện diện để cổ vũ, để hổ trợ cho họ chu toàn ơn gọi chứng nhân Đức Kitô. Những người làm công tác Legio chẳng hạn, họ đã tìm về biết bao con chiên lạc, họ đã giới thiệu Đức Kitô đến với biết bao người…, nhưng trong khiêm tốn, âm thầm lặng lẽ… Giáo hội nhìn nhận vai trò của Giáo dân trong đời sống chứng nhân Tin mừng. Nhưng thiết nghĩ, để những trang tông huấn ấy thành hiện thực, đòi hỏi các thành phần trong giáo hội phải ghi nhận cách sâu sắc bài học Tin mừng hôm nay: Đức Giêsu cúi đầu, để Gioan chu toàn sứ vụ.
Thiên Chúa Cha yêu thương
“Khi Đức Giêsu vừa chịu phép rửa xong, Người lên khỏi nước. Lúc ấy các tầng trời mở ra; Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về người” (Mt 3,16-17; Mc 1,10-11; Lc 3,21-22)
Đức Giêsu được Thiên Chúa Cha tôn phong là một Đấng Mêsia mới (x.TV 2,7), khi Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống và được Thiên Chúa Cha giới thiệu cho nhân loại với lời giới thiệu đầy tình thương “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người”.
Như thế Đức Giêsu đã mở đầu sứ vụ cứu thế của Ngài bằng sự khiêm tốn tự hạ, nhìn nhận và phát huy sứ vụ Gioan, và nhất là, bằng niềm vui vì được Cha yêu thương, tín nhiệm và ủy thác. Và cả ba yếu tố khởi đầu nầy đã đi suốt hành trình cứu thế của Đức Giêsu: Khiêm tốn tự hạ cho đến bằng lòng chết trên thập giá, đồng bản án tử hình với tội nhân nguy hiểm nhất; chia sẻ sứ vụ cứu thế cho các tông đồ và phát huy sứ vụ của họ bằng những giáo huấn, và cuối cùng, luôn vui sống trong tình Cha yêu thương.
Nếu hành trình đức tin của mỗi tín hữu bắt đầu bằng một cuộc sám hối-thanh tẩy, trải qua giai đoạn được soi sáng để tiến đến chung khúc kết hiệp của tình yêu, thì biến cố trọng đại trên sông Giodan hôm nay đã tiên báo và mạc khải toàn vẹn hành trình cứu thế của Đức Giêsu, mẫu mực cứu thế cho mỗi người chúng ta.
Hành trình ấy, những kỷ niệm trên sông Giodan ấy có thể được nhắc lại cho chúng ta trong mỗi thánh lễ qua các phần sám hối-Nghe lời Chúa-Rước lễ, hoặccó thể thiết lập một ngày sống trong đời bằng việc kinh đầu ngày trong khiêm tốn, ngày sống lời Chúa trong yêu thương - phục vụ - tôn trọng, và đêm bình an trong tình yêu của Thiên Chúa Cha.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu phép rửa vì muốn nhận thay tội lỗi nhân loại, xin cho con biết khiêm tốn nhận ra những tội lỗi thiếu sót của mình.
Chúa đã chấp nhận cúi đầu nhận phép rửa, để thánh Gioan Tiền hô chu toàn sứ vụ, xin cho con biết nhìn nhận và tôn trọng ơn gọi của anh em.
Chúa đã được Chúa Cha yêu thương và giới thiệu với nhân loại, xin cho con sống đẹp lòng Chúa mỗi phút giây trong đời.
Pm. Cao Huy Hoàng
Đức Giêsu cúi đầu, để Gioan chu toàn sứ vụ
Khiêm tốn chu toàn sứ vụ
Hôm nay, bên dòng sông Giodan nhỏ xíu, đã diễn ra một việc thật trọng đại: người ta kéo đến xin Gioan rửa tội để tỏ lòng sám hối cho xứng đáng đón nhận Đấng Cứu Thế đến. Hết lượt người này, đến lượt người kia. Và trong đám người ấy lại có Đức Giêsu. Sự xuất hiện của Đức Giêsu đến xin nhận phép rửa, làm cho ông Gioan bối rối, đến mức từ chối: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi” (Mt 3,14). Ông Gioan có lý để từ chối, vì Ông đã nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế. Có lần ông đã nói: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dây giày cho Người” (Ga 1,26-27). Ông Gioan không hiểu được công việc của Đấng Cứu Thế, nhưng đã thuận tình làm theo ý của Ngài: “Bây giờ, cứ thế đã. Chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt. 3,15).
Để giữ trọn đức công chính của một Thiên-Chúa-làm-người thật, là thi hành đúng ý của Thiên Chúa Cha: đã đến trần gian làm người trần gian là phải là chấp nhận đồng thân phận tội lỗi của con người, mặc dầu Ngài vô tội. Đức Giêsu như người Anh cả, vì thương đàn em nhân loại, mà nhận thay tội lỗi của các em trước mặt Cha. Một nghĩa cử khiêm tốn thâm sâu và yêu thương nồng nàn. Đúng như Thánh Phaolô suy tư: "Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã làm cho Ngài thành tội vì chúng ta" (2C 5,21). Như vậy đức công chính mà Đức Giêsu muốn dạy cho chúng ta là muốn cứu vớt tội nhân, phải khiêm tốn hạ mình xuống đến tận cùng để hiểu tội nhân, để đòng cảm với tội nhân, hoặc để cứu vớt người chìm trong dòng sông tội, phải dìm mình xuống nước… Đức công chính của Thiên Chúa chính là Đức khiêm tốn thẳm sâu bắt nguồn từ tình yêu. Nói như thế, đồng nghĩa với khẳng định: bao lâu còn sống trong tình trạng kiêu ngạo và ích kỷ, bấy lâu chưa tìm ra sự công chính của Thiên Chúa, của Đức Kitô mẫu mực cứu thế.
Nhìn nhận sứ vụ của anh em
Hơn nữa, việc bằng lòng để cho Gioan làm phép rửa, chính là việc khiêm tốn nhìn nhận sứ vụ tiền hô của Gioan đã nhận từ ý định Thiên Chúa Cha. Đức Giêsu cúi đầu, để Gioan chu toàn sứ vụ. Bài học Đức Giêsu chịu phép rửa cho chúng ta: không chỉ xác nhận ơn gọi của mình, sứ vụ của mình, mà còn biết xác nhận ơn gọi và sứ vụ của người khác. Và một cách tích cực hơn, tạo điều kiện để anh em phát huy ơn gọi và chu toàn sứ vụ. Đức Giêsu không giữ thế độc-tôn-cứu-thế, rồi xem thường vai trò của Gioan trong chương trình của Chúa Cha, như chúng ta vẫn thường vấp phải
Tin mừng hôm nay gửi đến các gia đình sứ điệp nhìn nhận và tôn trọng vai trò của từng thành viên trong gia đình, và khiêm tốn hổ trợ nhau chu toàn bổn phận trong yêu thương. Ơn gọi hôn nhân và sứ vụ cứu thế chia đều cho mỗi thành viên, không tập trung nơi Cha, mẹ, vợ, chồng và nhất là cũng không tập trung nơi người làm ra kinh tế. Việc tôn trọng vai trò của nhau và giúp nhau nên thánh đòi hỏi nêu gương khiêm tốn Đức Giêsu bên sông Giodan hôm nay: không xem thường sứ vụ Gioan, ngược lại, để cho Gioan chu toàn sứ vụ làm phép rửa ngay đối với một Con Thiên Chúa Vô Tội. Giúp chồng chu toàn nhiệm vụ làm Cha, giúp vợ chu toàn nhiệm vụ làm Mẹ, giúp con cái nhận ra ơn gọi và chu toàn ơn gọi của mình… tất cả đều phải được thực hiện với lòng khiêm tốn yêu thương như Đức Giêsu, ấy chính là biến sứ điệp tin mừng hôm nay thành hạnh phúc thật trong Đức Công Chính của Thiên Chúa: Ý Chúa thể hiện trong gia đình.
Cũng vậy, trong giáo hội, việc giữ tư thế độc-tôn-cứu-thế, tình trạng xem thường nhau trong việc tông đồ, phủ nhận hoặc hơn thua với nhau những đóng góp cho công cuộc rao giảng tin mừng…vẫn còn nhan nhãn. Vai trò giáo dân với ơn gọi làm tông đồ vẫn chưa được xác nhận đúng mức, có khi còn bị coi nhẹ và phủ nhận nữa là đàng khác. Còn có những linh mục bị các linh mục khác xem thường là những Gioan Vianey thời đại, huống nữa là giáo dân. Không thoát ra được cái lưới trùm của thần dữ kiêu ngạo và ích kỷ trong lòng con người làm-chứng-nhân-Chúa-Kitô, thì không thể nhìn nhận ai khác ngoài mình, và đó là tín hiệu của một cuộc suy thoái trầm trọng cho Tin Mừng Chúa Kitô. Xin ghi chú là khiêm tốn nhìn nhận nhau và tạo điều kiện cho nhau chu toàn ơn gọi, không hẳn phải là tung hô nhau, vì việc tung hô nhau lại là một chiêu bài khác của thần dữ: hãy tập cho chúng tìm vinh quang cho nhau để vinh quang của Thiên Chúa bị lu mờ!
Một Cha xứ vừa nhận xứ trước lễ Giáng Sinh vài tháng, đã tổ chức lễ Giáng Sinh thành công và trong một bản tin giáo phận có câu: “ba mươi năm qua chưa hề có”. Thấy không ổn, bản tin đã sửa lại: “Hai Cha đã thổi bùng lên ngọn lửa mà các vị tiền nhiệm đã nhen nhúm”. Xét về mặt con người, thật tội nghiệp cho các vị tiền nhiệm đã nỗ lực với bao tâm huyết dọn đường cho người đến sau, mà người đời không nhìn thấy, không biết ơn hay ca tụng theo kiểu “có mới nới cũ”; nhưng xét về chương trình của Thiên Chúa thì ấy lại là thân phận của những con người tiền hô đích thực. Tiền hô để Thiên Chúa được tung hô, danh Thiên Chúa cả sáng, để Thiên Chúa được vinh quang.
Tôi nhớ câu chuyện bà già Kiệm trong góc núi đến xin một Cha sở cho gia nhập đạo Công Giáo, Cha bảo: “Học Giáo Lý đã”.
Bà ấy thưa: “ Thưa Cha, con đã học hai năm nay rồi”.
-“Bà đùa với tôi đấy hả? Ai dạy?”
-“Thưa Cha, bà bán cháo lòng dạy. Mỗi sáng, khi đẩy xe đến nhà con là vừa hết cháo. Chị em con chuyện trò với nhau. Chị ấy thực là một người công giáo tốt”.
-“Bán cháo lòng thì biết gì mà dạy? Sáng thứ 6 hằng tuần bà phải lên đây học, tôi dạy”.
Sau mấy tuần học, Cha sở ngộ ra bà nầy không những đã học Giáo lý mà còn có đường hướng sống tinh thần giáo lý đã học. Bà Kiệm được Rửa tội, và các bí tích gia nhập Kitô Giáo, bà bán cháo lòng đỡ đầu. Trong thánh lễ, cha sở vui mừng nói lên tâm tình biết ơn bà bán cháo lòng và mời gọi mọi người sống và phát huy ơn gọi chứng nhân.
Trong thời đại nầy, có những giáo dân đã âm thầm làm sứ vụ của Gioan Tiền Hô trên mọi nẽo đường dương thế, trên mọi lãnh vực cuộc đời. Tôi nghĩ họ sẽ có niềm vui rất lớn khi biết chính Đức Giêsu đang chia sẻ sứ vụ với họ, đang hiện diện để cổ vũ, để hổ trợ cho họ chu toàn ơn gọi chứng nhân Đức Kitô. Những người làm công tác Legio chẳng hạn, họ đã tìm về biết bao con chiên lạc, họ đã giới thiệu Đức Kitô đến với biết bao người…, nhưng trong khiêm tốn, âm thầm lặng lẽ… Giáo hội nhìn nhận vai trò của Giáo dân trong đời sống chứng nhân Tin mừng. Nhưng thiết nghĩ, để những trang tông huấn ấy thành hiện thực, đòi hỏi các thành phần trong giáo hội phải ghi nhận cách sâu sắc bài học Tin mừng hôm nay: Đức Giêsu cúi đầu, để Gioan chu toàn sứ vụ.
Thiên Chúa Cha yêu thương
“Khi Đức Giêsu vừa chịu phép rửa xong, Người lên khỏi nước. Lúc ấy các tầng trời mở ra; Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về người” (Mt 3,16-17; Mc 1,10-11; Lc 3,21-22)
Đức Giêsu được Thiên Chúa Cha tôn phong là một Đấng Mêsia mới (x.TV 2,7), khi Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống và được Thiên Chúa Cha giới thiệu cho nhân loại với lời giới thiệu đầy tình thương “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người”.
Như thế Đức Giêsu đã mở đầu sứ vụ cứu thế của Ngài bằng sự khiêm tốn tự hạ, nhìn nhận và phát huy sứ vụ Gioan, và nhất là, bằng niềm vui vì được Cha yêu thương, tín nhiệm và ủy thác. Và cả ba yếu tố khởi đầu nầy đã đi suốt hành trình cứu thế của Đức Giêsu: Khiêm tốn tự hạ cho đến bằng lòng chết trên thập giá, đồng bản án tử hình với tội nhân nguy hiểm nhất; chia sẻ sứ vụ cứu thế cho các tông đồ và phát huy sứ vụ của họ bằng những giáo huấn, và cuối cùng, luôn vui sống trong tình Cha yêu thương.
Nếu hành trình đức tin của mỗi tín hữu bắt đầu bằng một cuộc sám hối-thanh tẩy, trải qua giai đoạn được soi sáng để tiến đến chung khúc kết hiệp của tình yêu, thì biến cố trọng đại trên sông Giodan hôm nay đã tiên báo và mạc khải toàn vẹn hành trình cứu thế của Đức Giêsu, mẫu mực cứu thế cho mỗi người chúng ta.
Hành trình ấy, những kỷ niệm trên sông Giodan ấy có thể được nhắc lại cho chúng ta trong mỗi thánh lễ qua các phần sám hối-Nghe lời Chúa-Rước lễ, hoặccó thể thiết lập một ngày sống trong đời bằng việc kinh đầu ngày trong khiêm tốn, ngày sống lời Chúa trong yêu thương - phục vụ - tôn trọng, và đêm bình an trong tình yêu của Thiên Chúa Cha.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu phép rửa vì muốn nhận thay tội lỗi nhân loại, xin cho con biết khiêm tốn nhận ra những tội lỗi thiếu sót của mình.
Chúa đã chấp nhận cúi đầu nhận phép rửa, để thánh Gioan Tiền hô chu toàn sứ vụ, xin cho con biết nhìn nhận và tôn trọng ơn gọi của anh em.
Chúa đã được Chúa Cha yêu thương và giới thiệu với nhân loại, xin cho con sống đẹp lòng Chúa mỗi phút giây trong đời.
Pm. Cao Huy Hoàng