Dan Lee
01-12-2008, 03:15 PM
Nghi thức thanh tẩy bày tỏ lòng thống hối và cải thiện
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Tuy nhiên, Phúc Âm Matthêu được viết, “Bấy giờ Đức Giêsu bỏ Galilê mà đến với Gioan (Tẩy Giả) bên sông Giođan để được ông thanh tẩy cho. Nhưng ông cản Ngài nói rằng: 'Chính tôi cần phải được Ngài thanh tẩy cho, thế mà Ngài lại đến với tôi!' Đức Giêsu đáp lại và bảo ông: 'Bây giờ cứ thế đã! Vì đương nhiên là chúng ta phải làm trọn như thế hết nghĩa công chính'. Bấy giờ ông mới để mặc Ngài” (Mt. 3:13-17)
Phúc Âm Matthêu giải thích rõ về phép rửa của Gioan Tẩy Giả, “Bấy giờ Giêrusalem và cả xứ Giuđê và khắp vùng giáp cận sông Giođan trẩy đến với ông và người ta nhờ ông thanh tẩy cho trong sông Giođan mà xưng thú tội lỗi” (Mt. 3:5-6).
Như vậy, người ta đến với Gioan xưng thú tội lỗi và nhờ ông làm phép rửa để chứng tỏ lòng thống hối ăn năn. Phép rửa Gioan thực hiện là nghi thức biểu lộ nhận thức về thực trạng tâm hồn và nghi thức thanh tẩy bày tỏ lòng thống hối, quyết tâm cải thiện.
Vậy Chúa Giêsu ăn năn thống hối điều chi mà chịu phép rửa, thực hiện nghi thức thanh tẩy với Gioan? Chúa Giêsu chịu phép rửa dạy cho chúng ta bài học gì nơi phương diện nào?
Chúa Giêsu trả lời rõ ràng, “Bây giờ cứ thế đã! Vì đương nhiên là chúng ta phải làm trọn như thế hết nghĩa công chính.” Xét thế, Chúa Giêsu chịu phép rửa của Gioan cho giống như mọi người thời bấy giờ bởi sự bày tỏ lòng thống hối ăn năn qua hành động chịu phép rửa thời ấy được quan niệm trở nên công chính. Như vậy, sự công chính phát xuất tự lòng hồi tâm chân thành kiểm điểm, đối diện với chính mình và quyết chí cải thiện những điều thiếu sót chẳng nên.
Nơi phương diện chính trị, xã hội, mỗi tổ chức nhân sinh đều có những điều lệ thành viên phải chấp nhận thi hành và những nghi thức bày tỏ quyết định chấp thuận những điều lệ chung của tổ chức. Nơi khía cạnh này, Chúa Giêsu chịu phép rửa để được dân chúng chấp nhận hầu mở lòng đón nhận Tin Mừng Nước Trời Ngài rao giảng. Ngài đã nhập thể làm người, mang thân phận kiếp người nên chấp nhận phép rửa của Gioan giống như mọi người đã đến với ông thú nhận tội lỗi và chứng tỏ lòng ăn năn thống hối này bằng phép thanh tẩy do Gioan thực hiện.
Chúa Giêsu chịu phép rửa từ Gioan vì mục đích hòa nhập với con người hầu giúp họ đón nhận Tin Mừng Nước Trời. Ngài chịu phép rửa vì lợi ích tâm linh của mọi người.
Phúc Âm thánh Gioan ghi lại lời xưng tụng của Gioan Tẩy Giả, “Phần tôi, tôi đã không biết Ngài, nhưng để Ngài được tỏ mình ra với Israel nên tôi đã thực hiện phép rửa bằng nước” (Gn. 1:31). Như vậy, dân chúng đến cùng Gioan Tẩy Giả để thú nhận tội lỗi và chứng tỏ lòng thống hối bằng cách chịu phép rửa. Đàng khác, mục đích thực hiện nghi thức thanh tẩy của Gioan chính là cơ hội để Chúa Giêsu tỏ mình ra, công khai thực hiện sứ mạng rao giảng Tin Mừng.
Những công việc loan báo, thực hiện phép thanh tẩy của Gioan chỉ với mục đích chuẩn bị tâm hồn dân chúng để đón nhận Tin Mừng Nước Trời do Chúa Giêsu rao giảng. Chúng ta có sẵn lời rao giảng của Chúa Giêsu được ghi lại nơi Phúc Âm.
Lời Chúa khuyến khích chúng ta tự hỏi Chúa Giêsu đã rao giảng những gì? Tin Mừng Nước Trời là chi được Ngài rao giảng nơi Phúc Âm?
Lã Mộng Thường
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Tuy nhiên, Phúc Âm Matthêu được viết, “Bấy giờ Đức Giêsu bỏ Galilê mà đến với Gioan (Tẩy Giả) bên sông Giođan để được ông thanh tẩy cho. Nhưng ông cản Ngài nói rằng: 'Chính tôi cần phải được Ngài thanh tẩy cho, thế mà Ngài lại đến với tôi!' Đức Giêsu đáp lại và bảo ông: 'Bây giờ cứ thế đã! Vì đương nhiên là chúng ta phải làm trọn như thế hết nghĩa công chính'. Bấy giờ ông mới để mặc Ngài” (Mt. 3:13-17)
Phúc Âm Matthêu giải thích rõ về phép rửa của Gioan Tẩy Giả, “Bấy giờ Giêrusalem và cả xứ Giuđê và khắp vùng giáp cận sông Giođan trẩy đến với ông và người ta nhờ ông thanh tẩy cho trong sông Giođan mà xưng thú tội lỗi” (Mt. 3:5-6).
Như vậy, người ta đến với Gioan xưng thú tội lỗi và nhờ ông làm phép rửa để chứng tỏ lòng thống hối ăn năn. Phép rửa Gioan thực hiện là nghi thức biểu lộ nhận thức về thực trạng tâm hồn và nghi thức thanh tẩy bày tỏ lòng thống hối, quyết tâm cải thiện.
Vậy Chúa Giêsu ăn năn thống hối điều chi mà chịu phép rửa, thực hiện nghi thức thanh tẩy với Gioan? Chúa Giêsu chịu phép rửa dạy cho chúng ta bài học gì nơi phương diện nào?
Chúa Giêsu trả lời rõ ràng, “Bây giờ cứ thế đã! Vì đương nhiên là chúng ta phải làm trọn như thế hết nghĩa công chính.” Xét thế, Chúa Giêsu chịu phép rửa của Gioan cho giống như mọi người thời bấy giờ bởi sự bày tỏ lòng thống hối ăn năn qua hành động chịu phép rửa thời ấy được quan niệm trở nên công chính. Như vậy, sự công chính phát xuất tự lòng hồi tâm chân thành kiểm điểm, đối diện với chính mình và quyết chí cải thiện những điều thiếu sót chẳng nên.
Nơi phương diện chính trị, xã hội, mỗi tổ chức nhân sinh đều có những điều lệ thành viên phải chấp nhận thi hành và những nghi thức bày tỏ quyết định chấp thuận những điều lệ chung của tổ chức. Nơi khía cạnh này, Chúa Giêsu chịu phép rửa để được dân chúng chấp nhận hầu mở lòng đón nhận Tin Mừng Nước Trời Ngài rao giảng. Ngài đã nhập thể làm người, mang thân phận kiếp người nên chấp nhận phép rửa của Gioan giống như mọi người đã đến với ông thú nhận tội lỗi và chứng tỏ lòng ăn năn thống hối này bằng phép thanh tẩy do Gioan thực hiện.
Chúa Giêsu chịu phép rửa từ Gioan vì mục đích hòa nhập với con người hầu giúp họ đón nhận Tin Mừng Nước Trời. Ngài chịu phép rửa vì lợi ích tâm linh của mọi người.
Phúc Âm thánh Gioan ghi lại lời xưng tụng của Gioan Tẩy Giả, “Phần tôi, tôi đã không biết Ngài, nhưng để Ngài được tỏ mình ra với Israel nên tôi đã thực hiện phép rửa bằng nước” (Gn. 1:31). Như vậy, dân chúng đến cùng Gioan Tẩy Giả để thú nhận tội lỗi và chứng tỏ lòng thống hối bằng cách chịu phép rửa. Đàng khác, mục đích thực hiện nghi thức thanh tẩy của Gioan chính là cơ hội để Chúa Giêsu tỏ mình ra, công khai thực hiện sứ mạng rao giảng Tin Mừng.
Những công việc loan báo, thực hiện phép thanh tẩy của Gioan chỉ với mục đích chuẩn bị tâm hồn dân chúng để đón nhận Tin Mừng Nước Trời do Chúa Giêsu rao giảng. Chúng ta có sẵn lời rao giảng của Chúa Giêsu được ghi lại nơi Phúc Âm.
Lời Chúa khuyến khích chúng ta tự hỏi Chúa Giêsu đã rao giảng những gì? Tin Mừng Nước Trời là chi được Ngài rao giảng nơi Phúc Âm?
Lã Mộng Thường