Dan Lee
01-13-2008, 02:08 AM
Chúa Nhật Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa
Ðọc Tin Mừng Mt 3,13-17
Bấy giờ, Ðức Giêsu từ miền Galilê đến sông Giođan, gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình. Nhưng ông một mực can Người và nói: "Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!" Nhưng Ðức Giêsu trả lời: "Bây giờ cứ thế đã, Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính". Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ý Người.
Khi Ðức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì kìa các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và kìa có tiếng từ trời phán rằng: "Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.
Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Ðức Giêsu chịu phép rửa
Gioan Tẩy Giả đã gây được một phong trào sám hối trong xứ Pa-lét-tin. Ðời sống nhiệm nhặt và lời giảng quyết liệt của ông có sức lôi cuốn người ta đến với sông Giođan để được ông làm phép rửa. Phép rửa của Gioan nhằm giúp con người bày tỏ lòng hoán cải, để chuẩn bị đón Ðấng Mêsia sắp đến trong cơn thịnh nộ kinh khủng (x. Mt3,7-12).
Lạ thay trong số những người đến "xưng thú tội lỗi" (Mc 1,5) và chịu "phép rửa sám hối để được ơn tha tội" (Mc 1,4), lại có Ðức Giêsu. Bấy giờ Ngài hơn ba mươi tuổi, vẫn sinh sống tại Nadarét. Làm sao Ðấng thánh thiện, Ðấng quyền thế mà Gioan không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài, lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi, chờ đến phiên mình được chịu thanh tẩy? Ðây là một câu hỏi không dễ trả lời, và làm cho nhiều người phải lúng túng. Chỉ có hai sách Tin Mừng kể lại việc Gioan làm phép rửa cho Ðức Giêsu (Mc 1,9-11; Mt 3,13-17). Còn Tin Mừng Luca và Gioan thì tránh không nói đến. Làm sao Ðấng vô tội lại trở thành môn đệ của Gioan Tẩy Giả để được ơn? tha thứ? Chính Tin Mừng Matthêu cũng cố gắng trả lời câu hỏi này: "Bây giờ cứ thế đã. Chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính" (Mt 3,15), nghĩa là để làm trọn ý Thiên Chúa.
Như thế việc Ðức Giêsu được Gioan ban phép rửa thật là một xì-căng-đan ngay trong Hội Thánh sơ khai. Ðức Giêsu có tội không mà cần chịu phép rửa sám hối? Các môn đệ của Gioan về sau cũng dựa vào sự kiện này để khăng khăng cho rằng Thầy mình hơn hẳn Ðức Giêsu.
Khi suy niệm về mầu nhiệm Ðức Giêsu chịu phép rửa của Gioan, các Giáo Phụ đã đưa ra một số lý do để soi sáng. Dù vô tội và cao trọng hơn Gioan, nhưng Ðức Giêsu đã lãnh nhận phép rửa trong nước vì:
- Ngài muốn kêu gọi những kẻ khác noi theo gương Ngài mà đến chịu phép rửa do Ngài thiết lập sau này.
- Ngài muốn làm một hành vi khiêm tốn cho ta noi theo.
- Ngài muốn công nhận giá trị phép rửa của Gioan.
- Ngài muốn lần đầu tiên ra mắt trước công chúng, để chuẩn bị cho họ nghe Ngài và theo Ngài.
- Ngài muốn thánh hoá dòng nước sông Giođan và mọi dòng nước khác, để nhờ sự hiện diện và tác động của Ngài mà mọi dòng nước có thể trở nên nguồn cứu độ.
Liên đới với tội nhân
Tin Mừng Mc 1,9-11 không chú trọng việc Ðức Giêsu chịu phép rửa của Gioan, cũng không giải thích tại sao Ngài làm như vậy. Ðức Giêsu đã bắt đầu cuộc đời công khai của mình một cách khiêm hạ lạ lùng. Ngài đã bỏ Nadarét để đến Bêtania, bên kia sông Giođan, chỗ gần Biển Chết. Ðấng mà Gioan nghĩ là một vị thẩm phán nghiêm khắc, Ðấng ấy lại xếp hàng chung với những tội nhân chờ chịu thanh tẩy. Ai có thể nhận ra Ngài, vì Ngài quá đỗi bình thường? Ðấng Cứu Ðộ lại cư xử như người đang cần được cứu độ.
Nhìn Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, đứng với tội nhân, chúng ta hiểu được thế nào là liên đới với người khác. Ðể liên đới với tội nhân, với dân tộc mình, với cả nhân loại đang cần ơn cứu độ, Con Thiên Chúa không ngại che khuất cái cao sang, siêu việt và cả sự thánh thiện ngàn trùng của mình nữa. Nhờ mang thái độ tự hạ, tự huỷ này, mà Ðấng Thánh của Thiên Chúa có thể đứng chung với người tội lỗi, dìm mình xuống cùng một dòng nước như họ. Thiên Chúa chúng ta là một Thiên Chúa khiêm hạ, vì Ngài muốn đi xuống tận đáy vực thẳm nơi chúng ta đang sống, để nâng chúng ta lên. Chỉ tình yêu mới làm chúng ta hiểu được hành động của Ngài. Nhập thể chính là để liên đới với từng người chúng ta trong mọi cảnh ngộ của cuộc sống.
Liên đới bên dòng sông Giođan chỉ là khúc dạo đầu cho cả một cuộc đời liên đới của Ðức Giêsu. Ngài bị mang tiếng là "tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi" (Lc 7,34). Liên đới với những người sống ngoài lề xã hội và tôn giáo chính là để đưa họ trở về với thế giới của con người và thế giới của Thiên Chúa. "Tôi đến để kêu gọi người tội lỗi" (Mt 9,13): Ðó là hướng đi của đời Ðức Giêsu. Tuy vô tội, nhưng vì mang tinh thần liên đới, Ðức Giêsu cũng có thể cảm được thế nào là tâm tình ray rứt hay hối hận của một kẻ phạm tội. Thánh Phaolô đã viết một câu kinh khủng cho thấy Ðức Giêsu đã thực sự đồng hoá với thân phận tội nhân đến mức nào: "Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã làm cho Ngài thành tội vì chúng ta" (2C 5,21). Ðức Giêsu đã chết như một người phạm trọng tội, bị đóng đinh giữa hai tử tội. Ngài đã đem đến niềm hy vọng cho người trộm lành: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng" (Lc 23,43). Khi gắn bó với những người không còn được yêu mến và kính trọng, Ðức Giêsu đã đem đến cho họ một thế giới nồng nàn tình yêu; trong thế giới này không có hàng rào ngăn cách người tội lỗi với người đạo đức, mà chỉ có những người tội lỗi được Thiên Chúa yêu thương và cứu độ.
Sự thánh thiện không đội trời chung với tội lỗi, nhưng sự thánh thiện đích thực lại cúi xuống trên tội nhân, và biến đổi họ. Chúng ta thường sợ mình bị vấy bẩn vì tiếp xúc với người tội lỗi. Thật ra chúng ta chỉ nên sợ là mình chưa thánh thiện thực sự. Ánh sáng chẳng sợ bóng tối làm mình tối. Nó len lách vào mọi ngõ tối của cuộc đời, và chính lúc người ta tưởng chiếc áo của nó bị vấy bẩn, thì nó lại xuất hiện với tất cả vẻ rực rỡ hơn xưa.
Trong gia đình, trường học, xí nghiệp, giáo xứ? chỗ nào cũng có những người bị xa lánh vì đã từng vấp váp trong đời. Tôi có dám đi chung với họ không, dù có tiếng xì xào của dư luận? Tôi có dám bênh vực một người cô thế không, dù rằng tôi có thể mất đi sự ủng hộ của nhiều người khác?
Ðầy Thần Khí để được sai đi
Sau lúc Ðức Giêsu tự hạ, dìm mình trong dòng nước, thì Ngài nhận được một thị kiến hết sức quan trọng. Thị kiến này được mô tả bằng lối nói của văn chương Khải huyền. Có ba yếu tố cần lưu ý: các tầng trời xé ra, Thần khí ngự xuống, và tiếng phán từ trời. Các tầng trời xé ra là dấu hiệu cho thấy Thiên Chúa muốn tiếp xúc với con người và thông truyền cho con người một mạc khải. Như Eâdêkien khoảng 6 thế kỷ trước đây (Ed 1,1); Ðức Giêsu cũng thấy trời mở ra và qua đó Thần Khí ngự xuống trên mình như chim bồ câu.
Ðức Giêsu được đầy Thần Khí, đó là một cảm nghiệm khôn tả của Ngài. Thần Khí chính là sự hiện diện của Thiên Chúa xâm nhập vào người được tuyển chọn, ban cho người ấy dồi dào mọi ơn cần thiết để có thể vuông tròn một sứ mạng quan trọng đặc biệt. Vị ngôn sứ được nhắc đến trong I-sai-a (61,1-3) là người có Thần Khí của Ðức Chúa. Chính Ðức Giêsu đã áp dụng đoạn sách này cho mình trong khi giảng ở hội đường Nadarét (Lc 4,18-19). Ðược ban Thần Khí nghĩa là được sai đi. Khi Ðức Giêsu cảm nghiệm được Thần Khí nơi mình, thì Ngài biết đã đến lúc Ngài được sai đi để loan báo Tin Mừng và làm những dấu chỉ cứu độ.
Tiếng nói từ trời không phải là những lời nguyên văn của Thiên Chúa được ghi lại, nhưng nó phản ảnh niềm tin của Hội Thánh vào căn tính của Ðức Giêsu. "Con là con yêu dấu của Cha." Trong thánh vịnh 2,7, vị vua Mêsia cũng được Ðức Chúa gọi là con vào đúng ngày phong vương: "Con là con của Ta, hôm nay Ta đã sinh ra con." Sau khi chịu phép rửa, Ðức Giêsu cũng được Cha long trọng tấn phong làm Mêsia, Ðấng mà Cha yêu quý và tuyển chọn.
Khi đọc những yếu tố mô tả có tính khải huyền trên đây, chúng ta không nên hiểu theo nghĩa đen như thể là bầu trời mở ra thật, hay Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống. Ðiều quan trọng là những ý nghĩa của mô tả đó. Sau khi chịu phép rửa bởi Gioan, Ðức Giêsu xác tín đã đến lúc mình lên đường thi hành sứ vụ. Ngài đã nhận được sức mạnh từ Cha và được sai đi vào thế giới, kết thúc hơn ba mươi năm âm thầm ở Nadarét. Cả đời Ðức Giêsu sau này vẫn hướng về một phép rửa khác, đó là cuộc khổ nạn Ngài phải chịu ở Giêrusalem: "Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất" (Lc 12,50). Từ phép rửa đến thập giá phát sinh ra nguồn sống cho mọi phép rửa của các Kitô hữu. Phép rửa nào cũng đòi dìm mình xuống, chết cho mình qua phục vụ.
Nhờ phép rửa, tôi được trở nên con cái yêu dấu của Thiên Chúa và được tràn đầy Thánh Thần. Nhưng thực sự, việc dìm mình trong Ba Ngôi đã biến đổi tôi như thế nào? Ðời sống của tôi có phải là một cuộc lên lại từ sông Giođan không? Ước gì tôi nhớ mãi mình đã được xức dầu, được mang nến sáng, được mặc áo trắng, được dìm mình trong nước để rồi được sai đi làm chứng cho mọi người.
Một số câu hỏi gợi ý
1. Ðể sống liên đới với những người bị bỏ rơi, bị khinh miệt, bị kỳ thị, theo ý bạn, có phải trả giá không? Có khi nào bạn sống liên đới với một người bạn đang cô đơn tron cảnh khó khăn không?
2. Vì được rửa tội từ nhỏ, nên chúng ta ít thấy sự biến đổi lớn lao do bí tích này mang lại. Bạn có quen ai thực sự đổi đời sau khi được rửa tội không?
Linh Mục Augustine, SJ
Ðọc Tin Mừng Mt 3,13-17
Bấy giờ, Ðức Giêsu từ miền Galilê đến sông Giođan, gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình. Nhưng ông một mực can Người và nói: "Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!" Nhưng Ðức Giêsu trả lời: "Bây giờ cứ thế đã, Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính". Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ý Người.
Khi Ðức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì kìa các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và kìa có tiếng từ trời phán rằng: "Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.
Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Ðức Giêsu chịu phép rửa
Gioan Tẩy Giả đã gây được một phong trào sám hối trong xứ Pa-lét-tin. Ðời sống nhiệm nhặt và lời giảng quyết liệt của ông có sức lôi cuốn người ta đến với sông Giođan để được ông làm phép rửa. Phép rửa của Gioan nhằm giúp con người bày tỏ lòng hoán cải, để chuẩn bị đón Ðấng Mêsia sắp đến trong cơn thịnh nộ kinh khủng (x. Mt3,7-12).
Lạ thay trong số những người đến "xưng thú tội lỗi" (Mc 1,5) và chịu "phép rửa sám hối để được ơn tha tội" (Mc 1,4), lại có Ðức Giêsu. Bấy giờ Ngài hơn ba mươi tuổi, vẫn sinh sống tại Nadarét. Làm sao Ðấng thánh thiện, Ðấng quyền thế mà Gioan không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài, lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi, chờ đến phiên mình được chịu thanh tẩy? Ðây là một câu hỏi không dễ trả lời, và làm cho nhiều người phải lúng túng. Chỉ có hai sách Tin Mừng kể lại việc Gioan làm phép rửa cho Ðức Giêsu (Mc 1,9-11; Mt 3,13-17). Còn Tin Mừng Luca và Gioan thì tránh không nói đến. Làm sao Ðấng vô tội lại trở thành môn đệ của Gioan Tẩy Giả để được ơn? tha thứ? Chính Tin Mừng Matthêu cũng cố gắng trả lời câu hỏi này: "Bây giờ cứ thế đã. Chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính" (Mt 3,15), nghĩa là để làm trọn ý Thiên Chúa.
Như thế việc Ðức Giêsu được Gioan ban phép rửa thật là một xì-căng-đan ngay trong Hội Thánh sơ khai. Ðức Giêsu có tội không mà cần chịu phép rửa sám hối? Các môn đệ của Gioan về sau cũng dựa vào sự kiện này để khăng khăng cho rằng Thầy mình hơn hẳn Ðức Giêsu.
Khi suy niệm về mầu nhiệm Ðức Giêsu chịu phép rửa của Gioan, các Giáo Phụ đã đưa ra một số lý do để soi sáng. Dù vô tội và cao trọng hơn Gioan, nhưng Ðức Giêsu đã lãnh nhận phép rửa trong nước vì:
- Ngài muốn kêu gọi những kẻ khác noi theo gương Ngài mà đến chịu phép rửa do Ngài thiết lập sau này.
- Ngài muốn làm một hành vi khiêm tốn cho ta noi theo.
- Ngài muốn công nhận giá trị phép rửa của Gioan.
- Ngài muốn lần đầu tiên ra mắt trước công chúng, để chuẩn bị cho họ nghe Ngài và theo Ngài.
- Ngài muốn thánh hoá dòng nước sông Giođan và mọi dòng nước khác, để nhờ sự hiện diện và tác động của Ngài mà mọi dòng nước có thể trở nên nguồn cứu độ.
Liên đới với tội nhân
Tin Mừng Mc 1,9-11 không chú trọng việc Ðức Giêsu chịu phép rửa của Gioan, cũng không giải thích tại sao Ngài làm như vậy. Ðức Giêsu đã bắt đầu cuộc đời công khai của mình một cách khiêm hạ lạ lùng. Ngài đã bỏ Nadarét để đến Bêtania, bên kia sông Giođan, chỗ gần Biển Chết. Ðấng mà Gioan nghĩ là một vị thẩm phán nghiêm khắc, Ðấng ấy lại xếp hàng chung với những tội nhân chờ chịu thanh tẩy. Ai có thể nhận ra Ngài, vì Ngài quá đỗi bình thường? Ðấng Cứu Ðộ lại cư xử như người đang cần được cứu độ.
Nhìn Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, đứng với tội nhân, chúng ta hiểu được thế nào là liên đới với người khác. Ðể liên đới với tội nhân, với dân tộc mình, với cả nhân loại đang cần ơn cứu độ, Con Thiên Chúa không ngại che khuất cái cao sang, siêu việt và cả sự thánh thiện ngàn trùng của mình nữa. Nhờ mang thái độ tự hạ, tự huỷ này, mà Ðấng Thánh của Thiên Chúa có thể đứng chung với người tội lỗi, dìm mình xuống cùng một dòng nước như họ. Thiên Chúa chúng ta là một Thiên Chúa khiêm hạ, vì Ngài muốn đi xuống tận đáy vực thẳm nơi chúng ta đang sống, để nâng chúng ta lên. Chỉ tình yêu mới làm chúng ta hiểu được hành động của Ngài. Nhập thể chính là để liên đới với từng người chúng ta trong mọi cảnh ngộ của cuộc sống.
Liên đới bên dòng sông Giođan chỉ là khúc dạo đầu cho cả một cuộc đời liên đới của Ðức Giêsu. Ngài bị mang tiếng là "tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi" (Lc 7,34). Liên đới với những người sống ngoài lề xã hội và tôn giáo chính là để đưa họ trở về với thế giới của con người và thế giới của Thiên Chúa. "Tôi đến để kêu gọi người tội lỗi" (Mt 9,13): Ðó là hướng đi của đời Ðức Giêsu. Tuy vô tội, nhưng vì mang tinh thần liên đới, Ðức Giêsu cũng có thể cảm được thế nào là tâm tình ray rứt hay hối hận của một kẻ phạm tội. Thánh Phaolô đã viết một câu kinh khủng cho thấy Ðức Giêsu đã thực sự đồng hoá với thân phận tội nhân đến mức nào: "Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã làm cho Ngài thành tội vì chúng ta" (2C 5,21). Ðức Giêsu đã chết như một người phạm trọng tội, bị đóng đinh giữa hai tử tội. Ngài đã đem đến niềm hy vọng cho người trộm lành: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng" (Lc 23,43). Khi gắn bó với những người không còn được yêu mến và kính trọng, Ðức Giêsu đã đem đến cho họ một thế giới nồng nàn tình yêu; trong thế giới này không có hàng rào ngăn cách người tội lỗi với người đạo đức, mà chỉ có những người tội lỗi được Thiên Chúa yêu thương và cứu độ.
Sự thánh thiện không đội trời chung với tội lỗi, nhưng sự thánh thiện đích thực lại cúi xuống trên tội nhân, và biến đổi họ. Chúng ta thường sợ mình bị vấy bẩn vì tiếp xúc với người tội lỗi. Thật ra chúng ta chỉ nên sợ là mình chưa thánh thiện thực sự. Ánh sáng chẳng sợ bóng tối làm mình tối. Nó len lách vào mọi ngõ tối của cuộc đời, và chính lúc người ta tưởng chiếc áo của nó bị vấy bẩn, thì nó lại xuất hiện với tất cả vẻ rực rỡ hơn xưa.
Trong gia đình, trường học, xí nghiệp, giáo xứ? chỗ nào cũng có những người bị xa lánh vì đã từng vấp váp trong đời. Tôi có dám đi chung với họ không, dù có tiếng xì xào của dư luận? Tôi có dám bênh vực một người cô thế không, dù rằng tôi có thể mất đi sự ủng hộ của nhiều người khác?
Ðầy Thần Khí để được sai đi
Sau lúc Ðức Giêsu tự hạ, dìm mình trong dòng nước, thì Ngài nhận được một thị kiến hết sức quan trọng. Thị kiến này được mô tả bằng lối nói của văn chương Khải huyền. Có ba yếu tố cần lưu ý: các tầng trời xé ra, Thần khí ngự xuống, và tiếng phán từ trời. Các tầng trời xé ra là dấu hiệu cho thấy Thiên Chúa muốn tiếp xúc với con người và thông truyền cho con người một mạc khải. Như Eâdêkien khoảng 6 thế kỷ trước đây (Ed 1,1); Ðức Giêsu cũng thấy trời mở ra và qua đó Thần Khí ngự xuống trên mình như chim bồ câu.
Ðức Giêsu được đầy Thần Khí, đó là một cảm nghiệm khôn tả của Ngài. Thần Khí chính là sự hiện diện của Thiên Chúa xâm nhập vào người được tuyển chọn, ban cho người ấy dồi dào mọi ơn cần thiết để có thể vuông tròn một sứ mạng quan trọng đặc biệt. Vị ngôn sứ được nhắc đến trong I-sai-a (61,1-3) là người có Thần Khí của Ðức Chúa. Chính Ðức Giêsu đã áp dụng đoạn sách này cho mình trong khi giảng ở hội đường Nadarét (Lc 4,18-19). Ðược ban Thần Khí nghĩa là được sai đi. Khi Ðức Giêsu cảm nghiệm được Thần Khí nơi mình, thì Ngài biết đã đến lúc Ngài được sai đi để loan báo Tin Mừng và làm những dấu chỉ cứu độ.
Tiếng nói từ trời không phải là những lời nguyên văn của Thiên Chúa được ghi lại, nhưng nó phản ảnh niềm tin của Hội Thánh vào căn tính của Ðức Giêsu. "Con là con yêu dấu của Cha." Trong thánh vịnh 2,7, vị vua Mêsia cũng được Ðức Chúa gọi là con vào đúng ngày phong vương: "Con là con của Ta, hôm nay Ta đã sinh ra con." Sau khi chịu phép rửa, Ðức Giêsu cũng được Cha long trọng tấn phong làm Mêsia, Ðấng mà Cha yêu quý và tuyển chọn.
Khi đọc những yếu tố mô tả có tính khải huyền trên đây, chúng ta không nên hiểu theo nghĩa đen như thể là bầu trời mở ra thật, hay Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống. Ðiều quan trọng là những ý nghĩa của mô tả đó. Sau khi chịu phép rửa bởi Gioan, Ðức Giêsu xác tín đã đến lúc mình lên đường thi hành sứ vụ. Ngài đã nhận được sức mạnh từ Cha và được sai đi vào thế giới, kết thúc hơn ba mươi năm âm thầm ở Nadarét. Cả đời Ðức Giêsu sau này vẫn hướng về một phép rửa khác, đó là cuộc khổ nạn Ngài phải chịu ở Giêrusalem: "Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất" (Lc 12,50). Từ phép rửa đến thập giá phát sinh ra nguồn sống cho mọi phép rửa của các Kitô hữu. Phép rửa nào cũng đòi dìm mình xuống, chết cho mình qua phục vụ.
Nhờ phép rửa, tôi được trở nên con cái yêu dấu của Thiên Chúa và được tràn đầy Thánh Thần. Nhưng thực sự, việc dìm mình trong Ba Ngôi đã biến đổi tôi như thế nào? Ðời sống của tôi có phải là một cuộc lên lại từ sông Giođan không? Ước gì tôi nhớ mãi mình đã được xức dầu, được mang nến sáng, được mặc áo trắng, được dìm mình trong nước để rồi được sai đi làm chứng cho mọi người.
Một số câu hỏi gợi ý
1. Ðể sống liên đới với những người bị bỏ rơi, bị khinh miệt, bị kỳ thị, theo ý bạn, có phải trả giá không? Có khi nào bạn sống liên đới với một người bạn đang cô đơn tron cảnh khó khăn không?
2. Vì được rửa tội từ nhỏ, nên chúng ta ít thấy sự biến đổi lớn lao do bí tích này mang lại. Bạn có quen ai thực sự đổi đời sau khi được rửa tội không?
Linh Mục Augustine, SJ