PDA

View Full Version : Đại lễ hội 1000 năm Thăng Long



hoaphonglan1911
01-13-2008, 06:30 AM
http://www.kientrucvietnam.org.vn/Modules/CMS/Upload/14/151/2007_8_3/DSC_4135.jpg

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sử thần Lê Văn Hưu, sử thần Ngô Sĩ Liên chép:
Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ nhất (1010), mùa Thu, tháng Bảy, Thái Tổ từ thành Hoa Lư, dời đô ra thành Đại Lạ, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là THĂNG LONG

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, tổng tấn công và giải phóng Điện Biên Phủ, sau đó đại đoàn quân tiên phong kéo về giải phóng thủ đô.
Ngày 10 tháng 10 năm 1954 giải phóng Hà Nôi.

Sự kiện 10 tháng 10 năm 1954 chẳng liên quan gì tới sự kiện Lý Thái Tổ dời đô.

Theo bạn tổ chức đại lễ kỷ niệm 1000 năm THĂNG LONG vào ngày 10 tháng 10 có phải là khiên cưỡng lắm hay không?

NEP
01-13-2008, 10:05 PM
Một kỷ niễm quang trọng vậy mà sao lại tổ chức vào một ngày vô ý nghĩa với sự việc được kỷ niệm?

hoaphonglan1911
01-13-2008, 10:22 PM
Một kỷ niễm quang trọng vậy mà sao lại tổ chức vào một ngày vô ý nghĩa với sự việc được kỷ niệm?

Thế NPE bỏ phiếu chống, phiếu trắng, hay phiếu thuận?

quachtinhdaica
01-14-2008, 01:10 AM
Ý của anh Lan thì sao?

hoaphonglan1911
01-14-2008, 07:17 PM
Ý của anh Lan thì sao?

Hì lão thấy nó bất hợp lý, lão đã votre ở trên rồi đó.

À cái hồi Sài Gòn 300 năm, đại lễ được tổ chức ngày nào vậy?

NEP
01-14-2008, 10:08 PM
NPE vội quá cho nên không thấy cái poll của HPL. Rồi, npe bỏ phiếu rồi đó.

Mà cái ngày nầy ai đứng ra tổ chức vậy? Theo npe biết thì nhà họ Lý còn có con cháu bên Nam Triều Tiên.

hoaphonglan1911
01-15-2008, 12:48 AM
NPE vội quá cho nên không thấy cái poll của HPL. Rồi, npe bỏ phiếu rồi đó.

Mà cái ngày nầy ai đứng ra tổ chức vậy? Theo npe biết thì nhà họ Lý còn có con cháu bên Nam Triều Tiên.

Ông này chẳng coi báo trong nước chi hết hay sao đó, mà có khi nào coi ti-vi tiếng Việt không? Ông như vậy là kém thua dân trong nước rồi đó!
Dân trong nước họ ngày nào cũng coi cả báo trong nước, cả báo nước ngoài, chỉ tiếng Ả-rập họ không biết thì không coi được thôi... hì...

"1000 ngày đếm ngược về Thăng Long nghìn năm" http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/01/763908/

"Viết Thư Pháp, Chờ Lễ Hà Nội Ngàn Năm" http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=121706

quachtinhdaica
01-15-2008, 02:56 AM
Hổng nhớ hồi 300 Biên Hòa tổ chức ngày nào nữa. :biggrin:
Nhưng theo ý kiến của QT, thì tổ chức ngày nào mà hổng được? Quan trọng là cái năm thôi. Thêm nữa, sử sách lúc trước ghi chép dựa theo niên đại và lịch khác với hiện tại, nên muốn tổ chức đúng boong vào ngày đó thì chỉ mang tính tương đối.
Nếu tổ chức kỷ niệm ngày thì mới cần chính xác ngày. Ví dụ : ngày giỗ tổ Hùng Vương, ngày Quốc Khánh...
Còn tổ chức kỷ niệm năm thì chỉ cần tổ chức vào năm đó là được, không cần thiết phải chính xác ngày đâu. Ví dụ : 1000 năm Thăng Long, hoặc 300 Biên Hòa- Đồng Nai... Trong năm đó sẽ có liên tục các sự kiện, ngày hội, hoạt động v.v.. để tôn vinh. Không cần câu nệ chính xác ngày mà sự kiện diễn ra.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, QT mới đưa ra đuợc mấy lời. Hy vọng mọi người đồng ý!

quachtinhdaica
01-15-2008, 03:08 AM
NPE vội quá cho nên không thấy cái poll của HPL. Rồi, npe bỏ phiếu rồi đó.

Mà cái ngày nầy ai đứng ra tổ chức vậy? Theo npe biết thì nhà họ Lý còn có con cháu bên Nam Triều Tiên.

Lần đầu nghe tới vụ "con cháu họ lý còn bên Nam Triều tiên" đó nha NPK! Cho QT biết thêm thông tin đi :g:

hoaphonglan1911
01-15-2008, 03:24 AM
Hổng nhớ hồi 300 Biên Hòa tổ chức ngày nào nữa. :biggrin:
Nhưng theo ý kiến của QT, thì tổ chức ngày nào mà hổng được? Quan trọng là cái năm thôi. Thêm nữa, sử sách lúc trước ghi chép dựa theo niên đại và lịch khác với hiện tại, nên muốn tổ chức đúng boong vào ngày đó thì chỉ mang tính tương đối.
Nếu tổ chức kỷ niệm ngày thì mới cần chính xác ngày. Ví dụ : ngày giỗ tổ Hùng Vương, ngày Quốc Khánh...
Còn tổ chức kỷ niệm năm thì chỉ cần tổ chức vào năm đó là được, không cần thiết phải chính xác ngày đâu. Ví dụ : 1000 năm Thăng Long, hoặc 300 Biên Hòa- Đồng Nai... Trong năm đó sẽ có liên tục các sự kiện, ngày hội, hoạt động v.v.. để tôn vinh. Không cần câu nệ chính xác ngày mà sự kiện diễn ra.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, QT mới đưa ra đuợc mấy lời. Hy vọng mọi người đồng ý!
Lão có chút đồng ý với ý kiến này của ĐẠI CA.
Bởi vậy nếu không biết đích xác ngày mà vua Lý Thái Tổ đặt tên cho thành Thăng Long. Thì cứ theo sử sách, bỏ nguyên ra một tháng Bảy Nguyệt lịch để cử hành lễ hội tại thủ đô đi.
Cho phép mỗi ngày diễn ra một sự kiện văn hóa gì đó. Ví dụ như
Ngày mùng 1 hội thi bánh tét
Ngày mùng 2 thi hội chọi trâu
Tới ngày ba thi đàn hát đúm
Sang ngày bốn là hội vẽ tranh
Ngày mùng 5 thi thư pháp họa
Tới ngày sáu là hội chơi đu
...
Ngồi kể ra thì có cả tỉ thứ mà toàn dân có thể tham gia phải không? Vừa vui, vừa hoành tráng, lại ít tốn kém.
Chứ cái kiểu tổ chức đại lễ như CP hay bầy ra ấy mà, nguyên nửa ngày nghe cán bộ đọc diễn văn, rồi hết bác nọ lên phát biểu tới bác kia... chắc muốn ói quá!

quachtinhdaica
01-15-2008, 08:01 PM
Lão có chút đồng ý với ý kiến này của ĐẠI CA.
Bởi vậy nếu không biết đích xác ngày mà vua Lý Thái Tổ đặt tên cho thành Thăng Long. Thì cứ theo sử sách, bỏ nguyên ra một tháng Bảy Nguyệt lịch để cử hành lễ hội tại thủ đô đi.
Cho phép mỗi ngày diễn ra một sự kiện văn hóa gì đó. Ví dụ như
Ngày mùng 1 hội thi bánh tét
Ngày mùng 2 thi hội chọi trâu
Tới ngày ba thi đàn hát đúm
Sang ngày bốn là hội vẽ tranh
Ngày mùng 5 thi thư pháp họa
Tới ngày sáu là hội chơi đu
...
Ngồi kể ra thì có cả tỉ thứ mà toàn dân có thể tham gia phải không? Vừa vui, vừa hoành tráng, lại ít tốn kém.
Chứ cái kiểu tổ chức đại lễ như CP hay bầy ra ấy mà, nguyên nửa ngày nghe cán bộ đọc diễn văn, rồi hết bác nọ lên phát biểu tới bác kia... chắc muốn ói quá!
Đồng ý! QT rất thích những lễ hội kiểu như vậy! Vừa làm cho toàn dân nhớ đến sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, vừa thu hút du lịch! Hy vọng năm nay ngòai HN sẽ tổ chức như vậy!

NEP
01-15-2008, 11:35 PM
Ông này chẳng coi báo trong nước chi hết hay sao đó, mà có khi nào coi ti-vi tiếng Việt không? Ông như vậy là kém thua dân trong nước rồi đó!
Dân trong nước họ ngày nào cũng coi cả báo trong nước, cả báo nước ngoài, chỉ tiếng Ả-rập họ không biết thì không coi được thôi... hì...

Chính xác hơn là npe chưa bao giờ đọc báo Việt Nam (trong và ngoài nước).:biggrin: NPE cũng muốn đọc đễ tìm hiểu thêm về tin tức trong nước nhưng mà bận quá cho nên không có thời gian. Mà nếu có thời gian thì npe thường đọc báo Mỹ để tìm hiểu về chuyện nơi npe xống và các chuyện lân cận trong nước. Ở Mỹ khác với Việt Nam nhiều lắm, ít có thời gian đọc báo hay ngồi uống cà phê.:g:


Lần đầu nghe tới vụ "con cháu họ lý còn bên Nam Triều tiên" đó nha NPK! Cho QT biết thêm thông tin đi :g:
Nếu npe nhớ không lầm thì hậu duyệ (hậu vệ gì đó) của nhà Lý đang ở Nam Triều Tiên. Tuy là con cháu chính tông nhưng họ ở bên đó mấy trăm năm rồi cho nên ngoài cái danh ra npe nghĩ dòng máu Việt cũng đã loãn (ông ta nhình giống người Nam Triều Tiên hơn là người Việt và khi phỏng vấn chĩ thấy nói tiếng Triều Tiên).

Mà nếu có làm ngày nào cũng được tại sao lại chọn cái ngày giải phóng Hà Nội đễ làm? Người tổ chức không biết là trùng ngày hay cố tình?

Sóng Ngầm
01-16-2008, 12:21 AM
Lần đầu nghe tới vụ "con cháu họ lý còn bên Nam Triều tiên" đó nha NPK! Cho QT biết thêm thông tin đi :g:


Lý Long Tường
wiki tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Long_T%C6%B0%E1%BB%9Dng


Lý Long Tường ( Hàn ngữ : Yi Nyeong - sang) là hoàng tử nhà Lý nước Đại Việt, Hoa Sơn tướng quân (Hwasan Sanggun) nước Cao Ly và là ông tổ của một dòng họ Lý ngày nay tại Hàn Quốc.


Lý Long Tường
wiki tiếng Anh: http://en.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Long_T%C6%B0%E1%BB%9Dng


Lý Long Tường (Han-Viet: 李隆祥) was a prince of the Lý Dynasty of Dai Viet (Viet the Great, Han-Viet: 大越) and later became Lee of Hwasan, General of Korea (Han-Viet: 高麗). He is an ancestor of one branch of the Lee (or Rhee) family today in both South and North Korea.

http://img237.imageshack.us/img237/7905/bandocaolywy5.jpg
Bản đồ hành trình trên biển của Lý Long Tường đến Cao Ly năm 1226

http://mfonews.net/IMAGES/thumb.aspx?size=3&img=/images/uploaded/ktuyen.Lb06jK7Xw27pE32Tg31/06111511.findly.jpg
“Thụ hàng môn” - nơi có bia ghi ơn công trạng Lý Long Tường tại Hoa Sơn - Ảnh chụp lại từ “Hoa Sơn Lý thị tộc phổ”

http://www.anviettoancau.net/html/capnhat_4/lyTT.jpg
Lý Tường Tuấn là hậu duệ đời thứ 36 của Hoàng tử Lý Long Tường

Đi tìm dòng họ Lý ở Hàn Quốc (1) - Hoàng tử ra đi: http://www.anviettoancau.net/html/capnhat_4/holy_hanquoc.htm

Đi tìm dòng họ Lý ở Hàn Quốc (2) - 800 năm hoài cố hương: http://www.anviettoancau.net/html/capnhat_4/holy2.htm

Đi tìm dòng họ Lý ở Hàn Quốc (3) - Đừng gọi tôi là người nước ngoài:
http://www.anviettoancau.net/html/capnhat_4/holy3.htm

VietLang
02-20-2008, 02:40 AM
VL thì tuyệt đối chống.

Trong sử sách đã ghi chép rõ ràng: tháng 7 âm lịch, mùa thu, Lý Thái Tổ dời đô. Mắc mớ gì đến ngày 10 tháng 10? Đừng quên rằng ngày Song Thập là ngày quốc khánh của Đài Loan. Chẳng lẽ túng tiền đi cầu tài với Đài Bắc hay sao?

Dám hỗn láo tự cho mình ngang hàng với tiền nhân. Mỗi lần viết sách, viết báo, đọc diễn văn thì chửi chế độ phong kiến không tiếc lời. Nhưng đến khi cần việc thì đem vua chúa phong kiến ra làm bia để ăn lộc. Thật là chuyện khó ngửi.

VL dám quả quyết rằng những tai to mặt lớn đọc diễn văn vào "ngày" kỷ niệm thế nào cũng tôn sùng chủ nghĩa cộng sản không tiếc lời và lăng mạ chế độ phong kiến "bóc lột sức lao động của nhân dân" không hết lời.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nào ai vun quén cho mày được ăn? (ca dao)

quachtinhdaica
02-20-2008, 03:01 AM
VL thì tuyệt đối chống.

Trong sử sách đã ghi chép rõ ràng: tháng 7 âm lịch, mùa thu, Lý Thái Tổ dời đô. Mắc mớ gì đến ngày 10 tháng 10? Đừng quên rằng ngày Song Thập là ngày quốc khánh của Đài Loan. Chẳng lẽ túng tiền đi cầu tài với Đài Bắc hay sao?

Dám hỗn láo tự cho mình ngang hàng với tiền nhân. Mỗi lần viết sách, viết báo, đọc diễn văn thì chửi chế độ phong kiến không tiếc lời. Nhưng đến khi cần việc thì đem vua chúa phong kiến ra làm bia để ăn lộc. Thật là chuyện khó ngửi.
VL dám quả quyết rằng những tai to mặt lớn đọc diễn văn vào "ngày" kỷ niệm thế nào cũng tôn sùng chủ nghĩa cộng sản không tiếc lời và lăng mạ chế độ phong kiến "bóc lột sức lao động của nhân dân" không hết lời.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nào ai vun quén cho mày được ăn? (ca dao)
Chòy! VL đừng làm QT bị sốc với những lời lẽ như trên nhé! Trong nội quy đã không cho bàn chuyện chính trị hay nói những gì có thể gây ra 1 cuộc tranh cãi về chính trị. Lẽ nào VL lại muốn khai mào?
Chế độ cộng sản không hoàn toàn xấu xa đâu nha! Chỉ có 1 số con sâu làm rầu nồi canh (bất kỳ chế độ nào tại bất kỳ quốc gia nào cũng có vài chục con sâu như vậy).Tại sao lại chụp mũ như thế? Sử dụng ngày không đúng thì QT chưa hiểu lý do, nhưng còn việc "lăng mạ chế độ phong kiến không tiếc lời" hay là "đem vua chúa phong kiến ra làm bia để ăn lộc" gì gì đó thì không hề có. Trong các sách vở giáo khoa được phép lưu hành hiện tại và trong tuyên truyền xã hội vẫn công nhận công lao của các bậc tiền nhân, vẫn không hề nhục mạ hay chửi rủa gì đến quá khứ. Đề nghị VL có cách nói thỏa đáng!

VietLang
02-22-2008, 11:57 PM
nhưng còn việc "lăng mạ chế độ phong kiến không tiếc lời" hay là "đem vua chúa phong kiến ra làm bia để ăn lộc" gì gì đó thì không hề có. Trong các sách vở giáo khoa được phép lưu hành hiện tại và trong tuyên truyền xã hội vẫn công nhận công lao của các bậc tiền nhân, vẫn không hề nhục mạ hay chửi rủa gì đến quá khứ. Đề nghị VL có cách nói thỏa đáng!

VL có ba thí dụ:

1) Miếu Văn thánh tại trung tâm Hà Nội. Ngoài cổng miếu có nói sơ đến Văn Thánh là ai. Gần 8 năm rồi VL không còn nhớ rõ chi tiết nhưng lời lẽ đại khái như sau: "Văn Thánh do vua Hùng Vương dựng lên làm bộ trừ tà đuổi ma đi để mỵ dân."

Những bạn nào ở Hà Nội có thể tự xem VL nói đúng hay sai.


2) Lăng vua Khải Định của triều Nguyễn ở Huế. Vua Khải Định chỉ là vua bù nhìn cho Pháp. Lúc còn trên ngai, ông tăng thuế để xây lăng. Trong lăng vua Khải Định có bài viết chỉ trích nhà vua tăng thuế để xây lăng. Nói đi thì cũng nói lại, nếu xưa kia không tăng thuế xây lăng thì ngày nay đâu có chuyện lấy tiền của du khách viếng lăng.


3) Trong tay VL đang cầm quyển sách tựa "Tục Ngữ Ca Dao Dân Ca Việt Nam (in lần thứ 11(có sửa chữa và bổ xung))" tác giả là Vũ Ngọc Phan. Quyển sách ra đời lần đầu tiên vào năm 1956 do nhà xuất bản Văn Sử Địa (tiền thân của Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội). Quyển VL có trong tay là bản in sau năm 1977. Sự thật thì nó mới hơn nhiều (VL mua mới toanh hơn hai tuần lễ trước), có lẽ nhà xuất bản cho in lại sau này, không quá vài năm.

Trong quyển sách, phần Lời Nói Đầu do chính tác giả viết, đề ngày 15 tháng 2 năm 1977 tại Hà Nội (quyển in lần thứ 8).

Vũ Ngọc Phan là người theo Cộng Sản cho nên trong Lời Nói Đầu nhan nhản những tâng bốc mà không hề có một lời phê bình dù về "con sâu làm rầu nồi canh."



Trang 18: "Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại, các tổ chức văn hóa văn nghệ của ta mới khôi phục lại các bộ môn văn học nghệ thuật của cả hai miền Nam Bắc, trong đó có văn học dân gian. Hàng vạn bài dân ca đã được lựa chọn, chỉnh lý và ghi băng ...
Lẽ nào ông ta lại quên vụ "Nhân Văn Giai Phẩm" không nhắc tới? Cố tình không nhắc thì đúng hơn.


Trang 19: Như Bác Hồ kính yêu đã dạy ...
Chứng minh ông ta là người Cộng Sản.


Chương 1, phần A, trang 30 - 31: Chùa chiền được xây dựng mỗi làng và một số công điền (vốn đất vua) ... cho nên tuy gọi là chùa làng, nhưng cũng bắt nguồn từ đất vua:

Đất vua, chùa làng.

Đến thời phong kiến toàn thịnh thì việc điền địa lại quy định chặt chẽ hơn trong hệ thống bóc lộc:

Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt.

Thí dụ vào đời Trần, Trần Thánh Tông (1258 - 1278) đã nói "Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung". Đây là lời nói tiêu biểu của giai cấp phong kiến thống trị, lời nói đã đi đôi với việc làm của họ. Về sau, bọn vua chúa đã chiếm đoạt rất nhiều ruộng đất để làm trang trại. Còn nhân dân vẫn liên tục đấu tranh dưới nhiều hình thức để giành quyền lợi cho mình.

Trần Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông là những vị vua như thế nào, đọc lại sử thì rõ. Một lời nói như vậy mà bị bẻ cong năm bảy khúc để chỉ trích giới phong kiến. VL không cần phải cắt nghĩa thêm, cứ đọc và suy nghĩ lấy.

VL dám chắc rằng, ngày nay, 95% tất cả sử sách nói về xã hội, văn hoá, phong tục và lịch sử của Việt Nam ấn hành ở Việt Nam, thế nào trong đó cũng có những thứ như "cường hào bốc lột, thực dân dã man, nhân dân đấu tranh giai cấp thống trị v.v."

...

Câu hỏi được đặt ra tại là tại sao VL có quyển sách này. Lý do đơn giản: VL không đủ kiến thức về ca dao, tục ngữ dân gian miền Bắc nên cần phải có tài liệu (mặc dù hoàn toàn thiên lệch, không có cái nhìn chủ quan một người viết sách tham khảo bắt buộc cần phải có) để nghiên cứu cho quyển tiểu thuyết VL đang viết.

Giữa VL và QT cái nhìn về đường lối và chủ nghĩa cộng sản sẽ không bao giờ giống nhau.

Ngàn năm Thăng Long là của tất cả Tộc Việt, không phải của đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng đến lúc đó, QT có đọc sách báo, có xem ti vi, VL nhờ QT để ý đến lời lẽ của những người có quyền đọc diễn văn để xem họ có nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng trong đó hay không.

VL dám bảo đảm đến 99.99% là có.

suongkhoimay
02-23-2008, 01:45 AM
cảm ơn wynh HPL and VL
jen chỉ đọc và biết thêm thôi! chớ jen hông hiểu nhiều về lịch sử VN!
Hồi jen đi học có nói một chút về lịch sử VN ! thời Pháp vào VN! and HCM và NĐD
Và chấm dứt chiến tranh VN