Dan Lee
01-14-2008, 07:52 PM
Tin Mừng cho Người Thời Đại
Chúa Nhật 13.01.2008
KHI THÁNH GIÁ XUỐNG ÐƯỜNG
http://www.conggiaovietnam.net/PANK/Thanh%20GiaXuongDuong.jpg
(Mt 3:13-17)
Những sự kiện mới mẻ diễn ra nhanh chóng trong mấy ngày qua được ghi nhận như sau : “Ngày 20.12.2007, giáo phận Hà Nội long trọng cử hành thánh lễ truyền chức linh mục cho 18 phó tế. Cả giáo phận vui mừng vì có thêm nhiều linh mục. Ngoài những nghi thức truyền chức, giới thiệu, chúc mừng như bao thánh lễ truyền chức khác, thì thánh lễ hôm nay lại có một điều thật đặc biệt. Ngay sau lời Chúc Bình An kết lễ, toàn thể cộng đoàn khoảng 5,000 người vừa đi vừa hát lời Kinh Hòa Bình tiến ra khu đất Tòa Khâm Sứ cạnh Tòa giám mục.”[1] “Trưa ngày 01.01.2008, phố Nhà Chung đã biến thành nhà thờ. Khoảng trên 2000 người đã tụ họp cầu nguyện tại đây. Các cảnh sát đã chặn đầu phố hướng dẫn xe cộ lưu thông theo hướng khác giúp giáo dân biến lòng đường thành nguyện đường. Đi đầu là thánh giá nến cao và hơn 20 cha đồng tế. Tiếp theo là mấy trăm chủng sinh, nữ tu và hàng nghìn giáo dân. Nhiều người ở bên ngoài nhà thờ, hai bên lối đi Toà Giám Mục đứng đón đoàn cầu nguyện.”[2]
Chúa đã ra khỏi bốn bức tường nhà thờ, xuống lòng phố để tranh đấu cho công lý. Lòng phố cũng giống như dòng sông Giođan ngày xưa cần được thân thể Chúa chạm đến để thanh tẩy khỏi bao uế nhơ tội lỗi, nhất tội bất công đang tràn ngập xã hội.
Muốn thấu hiểu sâu xa những diễn biến đó, thiết tưởng cần phải nhìn lại giây phút Chúa Giêsu được ông Gioan Tẩy giả làm phép rửa trong dòng sống Giođan ngày xưa.
BẢN HỢP CA TUYỆT VỜI
Thuở ấy từ Galilê, Chúa Giêsu đã đến với ông Gioan để được thanh tẩy. Trong Tin Mừng Mathêu, phép rửa Chúa Giêsu đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp từ Cựu sang Tân Ước, từ Gioan Tẩy Giả tới Chúa Giêsu. Ông đã nhiệt tình dọn đường cho Chúa. Một cuộc đối thoại ngắn như tiếng hát hai bè trầm bổng khác nhau, nhưng cùng chung một hòa điệu. Ðó là đặc điểm của Tin Mừng thứ nhất. Chỉ TM Mathêu mới cho nghe thấy cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa Cựu và Tân ước.
Khuôn mặt Gioan nổi bật với lời giảng và phép rửa ông thực hiện cho muôn dân. Ông tuyên bố không có khả năng cởi giây giầy cho Người. Ông Gioan, “cựu ước,” tự đặt mình làm người đầy tớ Chúa Giêsu, “tân ước.” Cuộc đối thoại mạc khải thực tế ông Gioan ý thức Chúa cao trọng và quyền năng hơn ông. Người đang đến và sẽ làm phép rửa trong Thánh Linh.
Chiều theo ý Chúa, ông Gioan miễn cưỡng chấp nhận Người đứng giữa các tội nhân cho ông rửa, “để giữ trọn đức công chính.”(Mt 3:15) Trong TM Mathêu, giữ trọn thường chỉ về việc hoàn thành lời ngôn sứ, và sự công chính nói về hành vi đạo đức phù hợp với ý Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong những câu 5:6 và 6:33, hình như công chính có nghĩa là việc Thiên Chúa cứu độ. “Giữ trọn đức công chính” là quy phục theo kế hoạch cứu độ nhân loại của Thiên Chúa. Muốn thế, Chúa Giêsu phải đồng hóa với tội nhân. Ðó là lý do tại sao Người chấp nhận phép rửa của Gioan.[3]
Nhưng trước tiên người mạnh nhất phải được người yếu nhất làm phép rửa. Chính Con Thiên Chúa sẽ đầm mình trong dòng nước loài người. Dường như ơn cứu độ phải xây dựng bắt đầu từ thực tại mỏng dòn và hư hỏng, đúng như ngôn sứ Isaia nói :
“Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ,
là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng,
Ta cho thần khí Ta ngự trên Người;
Người sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân.
Người sẽ không kêu to, không nói lớn,
không để ai nghe tiếng giữa phố phường.
Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gẫy,
tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi.
Người sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý.”(Is 42:1)
Chính tại nơi và lúc chịu phép rửa, cuộc gặp gỡ thần kỳ đã diễn ra giữa Thiên Chúa và con người. Chính trong giây phút đó, Gioan đã thấy Chúa Giêsu đem đến cho nhân loại một phép rửa trong Thánh Linh và lửa, hoàn toàn khác với phép rửa trong nước do ông thực hiện. Sự khác biệt vô cùng giữa công việc của Gioan và của Ðấng đến sau ông là khúc nhạc dạo cho ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay.
Chúa Giêsu không đặt lại vấn đề Gioan đã nói gì về Người, vì tiếng nói từ trời cao sẽ làm chứng Người là Thiên Chúa. Nhiều người bàn về cử chỉ khiêm tốn của Chúa Giêsu khi chịu phép rửa. Nhưng trước tiên, đó không phải là một gương nhân đức. Ðó là một thực tại khôn sánh đã ban tặng cho ta để chiêm ngắm Ðấng làm cho chúng ta sống khiêm tốn. Sau khi Chúa chịu phép rửa, khi bầu trời mở ra, chúng ta biết khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa và con người hoàn toàn khác nhau, nhưng rất gần gũi nhau. Lịch sử nhân loại gặp gỡ vĩnh hằng. Nhân loại thoát khỏi cảnh cô liêu. Nhân loại vượt lên trên sự thù nghịch đã chia cắt họ với Thiên Chúa cũng như chính mình. Nhân loại đươc giải thoát khỏi tai họa. Nhân loại hiểu biết về Thiên Chúa, đồng thời ý thức về sự cao cả của mình.
Những dự kiến này hình như quá lý thuyết và trừu tượng. Nhưng ít nhất, cụ thể phép rửa nhắc lại, khi làm người, Chúa Giêsu Kitô đã làm cho ta trở nên người và gần Thiên Chúa hơn.
CÔNG LÝ VÀ TỪ BI
Khi thánh giá xuống đường hay Chúa Giêsu xuống dòng sông Giođan, Chúa “sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý ... cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu.”(Is 42:3.4) Nhưng phải chăng công lý là sửa phạt tội nhân và ân thưởng chính nhân? Rõ ràng đó không phải là tư tưởng của Thiên Chúa và Chúa Giêsu. Thánh Têrêsa Hài Ðồng viết : “Vui chứng nào khi nghĩ Thiên Chúa là Ðấng công chính. Nói khác, Người cho phép các yếu đuối xảy ra và hoàn toàn hiểu biết sự dòn mỏng của thân phận con người chúng ta .” Bằng chứng Người đã đồng hóa với tội nhân trong dòng sông Giođan.
Nhìn vào thực tế, chúng ta mới thấy sự công chính của Thiên Chúa là lòng từ bi của Người. Sự từ bi của Người là sự công chính. Một Thiên Chúa chỉ công bình mà thôi, có lẽ không công chính. Lý do vì chúng ta không bao giờ có thể mang được gánh nặng của sự công bình đó. Thánh Thomas viết : “Trong mọi công trình của Thiên Chúa ...bao giờ cũng có lòng từ bi. Chính vì thế, từ lòng sung mãn thiện hảo, Chúa ban dư dả cho tạo vật tất cả mọi sự thuộc về chúng hơn là xứng với những gì chúng đáng có.”[4] Ðây là một điều mới lạ trên thế giới.
Nếu chúng ta không nghiệm thấy lòng thương xót Chúa qua bàn tay các môn đệ Chúa Kitô, thì họ không phải là môn đệ đích thực của Người. Họ sống trong một nền luân lý cổ hủ, “mắt đền mắt, răng đền răng,” “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”! Công lý và lòng thương xót là những đức tính của Thiên Chúa. Ðó là những nguyên lý vĩnh hằng. Sự công chính của Thiên Chúa là một nguyên lý nền tảng. Lòng từ bi của Thiên Chúa là nguồn cội sinh ra mọi phúc lành cho nhân loại và là nguyên lý cho việc cứu chuộc nhân loại. Công lý đòi hỏi hình phạt. Lòng từ bi đòi tha thứ. Cả hai đều được hòa giải trong sức mạnh hiệp nhất của Chúa Giêsu cứu thế.
Chúa sống cuộc đời bình lặng, không dức lác ồn ào. Người không nhẫn tâm cũng chẳng bạo động, nhưng cả cuộc đời luôn hướng về vương quốc công chính. Ðể xây dựng vương quốc công chính, Chúa Giêsu phải chết để đền bù tội lỗi nhân loại. Nhờ đó, Người mới dung hòa hai nguyên lý hầu như trái ngược nhau : từ bi và công lý. Không có việc chuộc tội đó, không bao giờ có thể thỏa mãn những đòi hỏi của công lý và làm vui lòng Thiên Chúa. Ðó là lý do tại sao Chúa Cha vừa làm chứng vừa giới thiệu cho nhân loại: “Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.”(Mt 3:17)
Chúa Giêsu sẽ gìm mình trong dòng nước để tỏ tình liên đới với nhân loại, một nhân loại không thể phủ nhận chính mình, một nhân loại đầy yếu đuối và cần đến ơn cứu độ. Nếu nhân loại không cần ơn cứu độ, Thiên Chúa cũng chẳng đến trọ nơi trần gian để cải hóa và làm cho họ lớn lên. Nhưng Người đã sống những ngày tuyệt vời nhất trên trần gian. Người hoàn thành công cuộc cứu độ. Người kết thân với những người yếu nhược và gánh lấy tội lỗi nhân loại. Nhờ thế, Chúa Giêsu tỏ lộ nhân tính của Người. Do đó, Người cho thấy điều quan trọng chính là con người. Người không phủ nhận, khinh thường nhân loại, cũng chẳng chối từ thân phận làm người. Mọi sự nơi con người đã đụng chạm đến ơn cứu độ của Thiên Chúa, khi Chúa Giêsu ngụp lặn trong dòng sông Giođan. Tất cả đã được cứu độ, vì thần tính đã chạm đến nước rửa các tội nhân. Chúa Giêsu đã đưa cả nhân loại vào thời kỳ viên mãn.
Ðó chính là điều Chúa Giêsu đã thực hiện. Ðó là đặc điểm của toàn thể Tin Mừng. Việc làm công khai của Người là gìm mình trong dòng sông Giođan. Người không bắt đầu bằng một bài diễn văn soạn sẵn, cũng chẳng lên giọng kết án phong tục thời đại ...Nhưng khi Chúa chịu phép rửa, có một cuộc biến đổi khác lạ. Ðó không phải là cuộc đối kháng giữa cái mới và cái cũ. Chính khi Chúa Giêsu trao đổi với Gioan là lúc lịch sử tiếp diễn, chứ không cách quãng. Ông Gioan loan báo sẽ có phép rửa mới trong Thánh Linh và lửa nơi Chúa Giêsu. Còn ông Gioan chỉ làm phép rửa cổ xưa theo lối cựu ước. Ðáng lý cái mới phải thay thế cái cũ. Cái mới phải hủy diệt cái cũ. Nhưng Chúa Giêsu bắt đầu bằng cách để cho giao ước cũ đi tới tận cùng. Chúa nhận phép rửa Gioan. Nhờ vậy, Người bắt đầu có thể xác định vị trí của mình. Từ đó, cái mới có thể kế tục, đồng thời cho thấy một cái gì hoàn toàn khác biệt. Chúa Giêsu hoàn thành lịch sử nhân loại. Người không phủ nhận cũng không khinh miệt nó. Nhân loại là một thực tại quan trọng, đắp nền cho một cuộc sống mới.
Cuộc sống mới đó bắt đầu từ phép rửa “trong Thánh Linh và lửa.”(Mt 3:11) Ðây là con đường cải tạo đích thực. Chỉ Thánh Linh mới có thể biến đổi chúng ta. Phần còn lại, chúng ta chỉ cần tự sắp đặt cho đẹp mắt hơn. Trong Sáng Thế Ký, thần khí hay hơi thở Thiên Chúa đã bay lượn trên mặt nước để bắt đầu công cuộc tạo dựng trời đất. Nay Thần Khí tỏa bóng trên Chúa Giêsu khi Người bắt đầu sứ mệnh làm sáng tỏ hành động cuối cùng của Thiên Chúa trong việc tái tạo và cứu chuộc thế gian. Chúa Giêsu là Ánh Sáng Muốn Dân, hằng làm đẹp lòng Thiên Chúa và được sai đi khỏi biên giới Israel. Người là Người Ðầy tớ bắt đầu giãi “ánh sáng” là đạo lý đến các dân tộc khác, “dân các hải đảo xa xăm.” Ánh sáng là tình yêu của Thiên Chúa Israel bao trùm cả vũ trụ, Thiên Chúa của Giao ước mà các dân nước khác không nghe biết. Họ sẽ được giải thoát khỏi cơn u mê và sợ hãi. Thiên Chúa làm cho giao ước thánh vượt ngoài biên giới Israel. Người được Thiên Chúa tuyển chọn sẽ bắt đầu nhập thế để ôm trọn cả vũ trụ.
KHẮP NẺO ÐƯỜNG QUÊ HƯƠNG
Từ Hà Nội tới Sàigòn, ngọn lửa công lý đã thắp lên! Còn gì cảm động và ý nghĩa hơn khi thấy Thánh Giá dẫn đầu đoàn người cầu nguyện cho công lý thực hiện trên mảnh đất quê hương! Hình ảnh vừa dịu dàng vừa hiên ngang như Chúa Kitô vào thành Giêrusalem vậy. Một khi Chúa Kitô đã chạm xuống lòng đường, ánh sáng công lý không thể không tới. Dòng sông Giođan cũng đã biến đổi từ ngày thân xác Chúa chạm đến!
Tin mới nhận : Thứ Sáu 11/01/2008 vừa qua, “hơn 5000 anh chị em giáo dân, những người thân sơ, những người Công Giáo và cả anh chị em không Công Giáo đã đến nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn, số 38 đường Kỳ Đồng để nói lên tình hiệp thông với anh chị em thuộc giáo xứ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội; để dõng dạc lên án những bất công và yêu cầu nhà cầm quyền thi hành chính những luật lệ do họ đưa ra.
Trong buổi Thắp Nến canh thức kéo dài trong 2 giờ đồng hồ từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối, Cha Tôma Phạm Huy Lãm, Bề trên chính xứ, Tu viện trưởng Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn đã chủ tế trong thánh lễ cùng 23 linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, 2 linh mục dòng Đa Minh, 2 thầy phó tế và toàn bộ các thầy trong Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn.”[5] Hình như thấy ngày tháng đã đong đầy đau khổ, nên Thiên Chúa muốn công lý phải được thực thi giữa lòng dân tộc hôm nay. Chẳng lẽ nguyện vọng và quyền lợi dân tộc cứ bị chà đạp mãi?!
Ðứng trước những đòi hỏi lớn lao của toàn dân, bạn có thể giữ thái độ bàng quan mãi được không? Gm Desmond Tutu từng nói : “Nếu giữ thái độ trung lập trong những hoàn cảnh bất công, bạn đã chọn đứng về phía kẻ đàn áp. Nếu con voi dẫm lên đuôi con chuột và bạn nói bạn đứng trung lập, con chuột sẽ không hiểu được thái độ trung lập của bạn có nghĩa gì.”[6] Tuy vẫn không ra ngoài nguyên tắc và lý tưởng từ bi, bạn cũng không nên để cho kẻ thống trị lợi dụng như một phương tiện bóp nghẹt mọi nguyện vọng. Theo Chúa xuống đường, ta có thể thanh tẩy xã hội khỏi những tội ác bất công. Chúng ta chỉ tôn trọng nhà cầm quyền nào biết bảo vệ quyền lợi cho dân và thi hành công lý. Ðó là lý do cho họ được hiện hữu và hoạt động. Họ quên vai trò của một người đầy tớ nhân dân, để ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của dân oan và Giáo hội. Sống trong một chê độ như thế, con người còn được làm người không? Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền họ đã ký nhận và đưa vào Hiến pháp có giá trị ở chỗ nào?
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, Tgm Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại LHQ tuyên bố : “Sáu muơi năm sau ngày bản tuyên ngôn ra đời, nhiều thành phần trong gia đình nhân loại vẫn còn xa vời không được hưởng các quyền lợi và các nhu cầu căn bản của mình. Sự an toàn cho con người vẫn còn chưa được đảm bảo. Ngày kỷ niệm 60 năm nên được dùng để nhấn mạnh rằng mỗi con người, trong cương vị cá nhân hay thành viên của một cộng đồng, có quyền lợi và trách nhiệm phải bảo vệ và thực thi mọi quyền của con người.”[7]
Chính vì không tôn trọng quyền con người, các nhà cầm quyền mới thi nhau trấn áp dân oan để bảo vệ quyền lợi phe đảng mình. Làm sao xã hội có hòa bình để người dân an tâm làm việc cho nước giàu dân mạnh, nếu họ bị chà đạp như vậy? Tgm Tomasi nhắc lại một chủ đề Đức Thánh Cha đã đưa ra trước đây : “Tôn trọng mọi quyền con người là nguồn phát sinh hòa bình.”[8] Có được tôn trọng, con người mới xác định được vị trí và phương thức đóng góp với mọi người chung quanh. Cá nhân hay tập thể cũng vậy. Thật thế, “hòa bình không những được xây dựng trên sự tôn trọng nhân quyền, nhưng còn trên sự tôn trọng quyền của các dân tộc, đặc biệt là quyền sống độc lập.”[9]
Theo nữ tu Miriam Díez i Bosch, Dòng Ða Minh, nhân quyền bị đe dọa nếu không nhìn nhận sự thật về con người vượt trên và ngoài những khác biệt về văn hóa hay lịch sử.[10] Sự thật đó là con người được Thiên Chúa ban cho quyền làm người. Ðã là người, ai cũng có một bản tính. Quyền làm người phát sinh từ bản tính con người, chứ không từ truyền thống hay cơ chế xã hội. Bản tính ấy do Trời ban cho, chứ không phải do cha mẹ hay nhà nước. “Chỉ khi đối thoại với Thiên Chúa, con người mới tìm ra sự thật về mình, từ đó mới tìm thấy nguồn hứng khởi và tiêu chuẩn lập kế hoạch cho tương lai thế giới.”[11] Ðó là một vinh dự, nhưng cũng là một trách nhiệm của con người, nhất là những ai đang nắm quyền trong xã hội và Giáo hội.
Tóm lại, khi Chúa Giêsu bước xuống dòng sông Giođan, tất cả đều biến đổi vì nguồn ân sủng lớn lao đã tuôn trào từ thân thể Chúa. Dòng sông đã chứng kiến cảnh Chúa Cha tấn phong Chúa Giêsu trong quyền lực Chúa Thánh Thần. Từ dòng sông Chúa cất bước ra đi rao giảng Tin Mừng. Cũng giống như lòng sông Giođan, lòng phố hôm nay trên quê hương yêu dấu cũng đang đón nhận bóng Thánh Giá. Công lý đang trỗi dậy từ những bước chân các môn đệ Chúa Kitô hiên ngang bước theo Thày.
Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã đánh thức dân tộc và Giáo Hội Việt Nam. Xin Chúa ban thêm ân sủng và nghị lực cho các môn đệ Chúa đang tranh đấu cho công lý và hòa bình khắp nơi. Amen.
Lm. Đỗ Vân Lực, op.
Chúa Nhật 13.01.2008
KHI THÁNH GIÁ XUỐNG ÐƯỜNG
http://www.conggiaovietnam.net/PANK/Thanh%20GiaXuongDuong.jpg
(Mt 3:13-17)
Những sự kiện mới mẻ diễn ra nhanh chóng trong mấy ngày qua được ghi nhận như sau : “Ngày 20.12.2007, giáo phận Hà Nội long trọng cử hành thánh lễ truyền chức linh mục cho 18 phó tế. Cả giáo phận vui mừng vì có thêm nhiều linh mục. Ngoài những nghi thức truyền chức, giới thiệu, chúc mừng như bao thánh lễ truyền chức khác, thì thánh lễ hôm nay lại có một điều thật đặc biệt. Ngay sau lời Chúc Bình An kết lễ, toàn thể cộng đoàn khoảng 5,000 người vừa đi vừa hát lời Kinh Hòa Bình tiến ra khu đất Tòa Khâm Sứ cạnh Tòa giám mục.”[1] “Trưa ngày 01.01.2008, phố Nhà Chung đã biến thành nhà thờ. Khoảng trên 2000 người đã tụ họp cầu nguyện tại đây. Các cảnh sát đã chặn đầu phố hướng dẫn xe cộ lưu thông theo hướng khác giúp giáo dân biến lòng đường thành nguyện đường. Đi đầu là thánh giá nến cao và hơn 20 cha đồng tế. Tiếp theo là mấy trăm chủng sinh, nữ tu và hàng nghìn giáo dân. Nhiều người ở bên ngoài nhà thờ, hai bên lối đi Toà Giám Mục đứng đón đoàn cầu nguyện.”[2]
Chúa đã ra khỏi bốn bức tường nhà thờ, xuống lòng phố để tranh đấu cho công lý. Lòng phố cũng giống như dòng sông Giođan ngày xưa cần được thân thể Chúa chạm đến để thanh tẩy khỏi bao uế nhơ tội lỗi, nhất tội bất công đang tràn ngập xã hội.
Muốn thấu hiểu sâu xa những diễn biến đó, thiết tưởng cần phải nhìn lại giây phút Chúa Giêsu được ông Gioan Tẩy giả làm phép rửa trong dòng sống Giođan ngày xưa.
BẢN HỢP CA TUYỆT VỜI
Thuở ấy từ Galilê, Chúa Giêsu đã đến với ông Gioan để được thanh tẩy. Trong Tin Mừng Mathêu, phép rửa Chúa Giêsu đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp từ Cựu sang Tân Ước, từ Gioan Tẩy Giả tới Chúa Giêsu. Ông đã nhiệt tình dọn đường cho Chúa. Một cuộc đối thoại ngắn như tiếng hát hai bè trầm bổng khác nhau, nhưng cùng chung một hòa điệu. Ðó là đặc điểm của Tin Mừng thứ nhất. Chỉ TM Mathêu mới cho nghe thấy cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa Cựu và Tân ước.
Khuôn mặt Gioan nổi bật với lời giảng và phép rửa ông thực hiện cho muôn dân. Ông tuyên bố không có khả năng cởi giây giầy cho Người. Ông Gioan, “cựu ước,” tự đặt mình làm người đầy tớ Chúa Giêsu, “tân ước.” Cuộc đối thoại mạc khải thực tế ông Gioan ý thức Chúa cao trọng và quyền năng hơn ông. Người đang đến và sẽ làm phép rửa trong Thánh Linh.
Chiều theo ý Chúa, ông Gioan miễn cưỡng chấp nhận Người đứng giữa các tội nhân cho ông rửa, “để giữ trọn đức công chính.”(Mt 3:15) Trong TM Mathêu, giữ trọn thường chỉ về việc hoàn thành lời ngôn sứ, và sự công chính nói về hành vi đạo đức phù hợp với ý Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong những câu 5:6 và 6:33, hình như công chính có nghĩa là việc Thiên Chúa cứu độ. “Giữ trọn đức công chính” là quy phục theo kế hoạch cứu độ nhân loại của Thiên Chúa. Muốn thế, Chúa Giêsu phải đồng hóa với tội nhân. Ðó là lý do tại sao Người chấp nhận phép rửa của Gioan.[3]
Nhưng trước tiên người mạnh nhất phải được người yếu nhất làm phép rửa. Chính Con Thiên Chúa sẽ đầm mình trong dòng nước loài người. Dường như ơn cứu độ phải xây dựng bắt đầu từ thực tại mỏng dòn và hư hỏng, đúng như ngôn sứ Isaia nói :
“Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ,
là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng,
Ta cho thần khí Ta ngự trên Người;
Người sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân.
Người sẽ không kêu to, không nói lớn,
không để ai nghe tiếng giữa phố phường.
Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gẫy,
tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi.
Người sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý.”(Is 42:1)
Chính tại nơi và lúc chịu phép rửa, cuộc gặp gỡ thần kỳ đã diễn ra giữa Thiên Chúa và con người. Chính trong giây phút đó, Gioan đã thấy Chúa Giêsu đem đến cho nhân loại một phép rửa trong Thánh Linh và lửa, hoàn toàn khác với phép rửa trong nước do ông thực hiện. Sự khác biệt vô cùng giữa công việc của Gioan và của Ðấng đến sau ông là khúc nhạc dạo cho ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay.
Chúa Giêsu không đặt lại vấn đề Gioan đã nói gì về Người, vì tiếng nói từ trời cao sẽ làm chứng Người là Thiên Chúa. Nhiều người bàn về cử chỉ khiêm tốn của Chúa Giêsu khi chịu phép rửa. Nhưng trước tiên, đó không phải là một gương nhân đức. Ðó là một thực tại khôn sánh đã ban tặng cho ta để chiêm ngắm Ðấng làm cho chúng ta sống khiêm tốn. Sau khi Chúa chịu phép rửa, khi bầu trời mở ra, chúng ta biết khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa và con người hoàn toàn khác nhau, nhưng rất gần gũi nhau. Lịch sử nhân loại gặp gỡ vĩnh hằng. Nhân loại thoát khỏi cảnh cô liêu. Nhân loại vượt lên trên sự thù nghịch đã chia cắt họ với Thiên Chúa cũng như chính mình. Nhân loại đươc giải thoát khỏi tai họa. Nhân loại hiểu biết về Thiên Chúa, đồng thời ý thức về sự cao cả của mình.
Những dự kiến này hình như quá lý thuyết và trừu tượng. Nhưng ít nhất, cụ thể phép rửa nhắc lại, khi làm người, Chúa Giêsu Kitô đã làm cho ta trở nên người và gần Thiên Chúa hơn.
CÔNG LÝ VÀ TỪ BI
Khi thánh giá xuống đường hay Chúa Giêsu xuống dòng sông Giođan, Chúa “sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý ... cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu.”(Is 42:3.4) Nhưng phải chăng công lý là sửa phạt tội nhân và ân thưởng chính nhân? Rõ ràng đó không phải là tư tưởng của Thiên Chúa và Chúa Giêsu. Thánh Têrêsa Hài Ðồng viết : “Vui chứng nào khi nghĩ Thiên Chúa là Ðấng công chính. Nói khác, Người cho phép các yếu đuối xảy ra và hoàn toàn hiểu biết sự dòn mỏng của thân phận con người chúng ta .” Bằng chứng Người đã đồng hóa với tội nhân trong dòng sông Giođan.
Nhìn vào thực tế, chúng ta mới thấy sự công chính của Thiên Chúa là lòng từ bi của Người. Sự từ bi của Người là sự công chính. Một Thiên Chúa chỉ công bình mà thôi, có lẽ không công chính. Lý do vì chúng ta không bao giờ có thể mang được gánh nặng của sự công bình đó. Thánh Thomas viết : “Trong mọi công trình của Thiên Chúa ...bao giờ cũng có lòng từ bi. Chính vì thế, từ lòng sung mãn thiện hảo, Chúa ban dư dả cho tạo vật tất cả mọi sự thuộc về chúng hơn là xứng với những gì chúng đáng có.”[4] Ðây là một điều mới lạ trên thế giới.
Nếu chúng ta không nghiệm thấy lòng thương xót Chúa qua bàn tay các môn đệ Chúa Kitô, thì họ không phải là môn đệ đích thực của Người. Họ sống trong một nền luân lý cổ hủ, “mắt đền mắt, răng đền răng,” “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”! Công lý và lòng thương xót là những đức tính của Thiên Chúa. Ðó là những nguyên lý vĩnh hằng. Sự công chính của Thiên Chúa là một nguyên lý nền tảng. Lòng từ bi của Thiên Chúa là nguồn cội sinh ra mọi phúc lành cho nhân loại và là nguyên lý cho việc cứu chuộc nhân loại. Công lý đòi hỏi hình phạt. Lòng từ bi đòi tha thứ. Cả hai đều được hòa giải trong sức mạnh hiệp nhất của Chúa Giêsu cứu thế.
Chúa sống cuộc đời bình lặng, không dức lác ồn ào. Người không nhẫn tâm cũng chẳng bạo động, nhưng cả cuộc đời luôn hướng về vương quốc công chính. Ðể xây dựng vương quốc công chính, Chúa Giêsu phải chết để đền bù tội lỗi nhân loại. Nhờ đó, Người mới dung hòa hai nguyên lý hầu như trái ngược nhau : từ bi và công lý. Không có việc chuộc tội đó, không bao giờ có thể thỏa mãn những đòi hỏi của công lý và làm vui lòng Thiên Chúa. Ðó là lý do tại sao Chúa Cha vừa làm chứng vừa giới thiệu cho nhân loại: “Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.”(Mt 3:17)
Chúa Giêsu sẽ gìm mình trong dòng nước để tỏ tình liên đới với nhân loại, một nhân loại không thể phủ nhận chính mình, một nhân loại đầy yếu đuối và cần đến ơn cứu độ. Nếu nhân loại không cần ơn cứu độ, Thiên Chúa cũng chẳng đến trọ nơi trần gian để cải hóa và làm cho họ lớn lên. Nhưng Người đã sống những ngày tuyệt vời nhất trên trần gian. Người hoàn thành công cuộc cứu độ. Người kết thân với những người yếu nhược và gánh lấy tội lỗi nhân loại. Nhờ thế, Chúa Giêsu tỏ lộ nhân tính của Người. Do đó, Người cho thấy điều quan trọng chính là con người. Người không phủ nhận, khinh thường nhân loại, cũng chẳng chối từ thân phận làm người. Mọi sự nơi con người đã đụng chạm đến ơn cứu độ của Thiên Chúa, khi Chúa Giêsu ngụp lặn trong dòng sông Giođan. Tất cả đã được cứu độ, vì thần tính đã chạm đến nước rửa các tội nhân. Chúa Giêsu đã đưa cả nhân loại vào thời kỳ viên mãn.
Ðó chính là điều Chúa Giêsu đã thực hiện. Ðó là đặc điểm của toàn thể Tin Mừng. Việc làm công khai của Người là gìm mình trong dòng sông Giođan. Người không bắt đầu bằng một bài diễn văn soạn sẵn, cũng chẳng lên giọng kết án phong tục thời đại ...Nhưng khi Chúa chịu phép rửa, có một cuộc biến đổi khác lạ. Ðó không phải là cuộc đối kháng giữa cái mới và cái cũ. Chính khi Chúa Giêsu trao đổi với Gioan là lúc lịch sử tiếp diễn, chứ không cách quãng. Ông Gioan loan báo sẽ có phép rửa mới trong Thánh Linh và lửa nơi Chúa Giêsu. Còn ông Gioan chỉ làm phép rửa cổ xưa theo lối cựu ước. Ðáng lý cái mới phải thay thế cái cũ. Cái mới phải hủy diệt cái cũ. Nhưng Chúa Giêsu bắt đầu bằng cách để cho giao ước cũ đi tới tận cùng. Chúa nhận phép rửa Gioan. Nhờ vậy, Người bắt đầu có thể xác định vị trí của mình. Từ đó, cái mới có thể kế tục, đồng thời cho thấy một cái gì hoàn toàn khác biệt. Chúa Giêsu hoàn thành lịch sử nhân loại. Người không phủ nhận cũng không khinh miệt nó. Nhân loại là một thực tại quan trọng, đắp nền cho một cuộc sống mới.
Cuộc sống mới đó bắt đầu từ phép rửa “trong Thánh Linh và lửa.”(Mt 3:11) Ðây là con đường cải tạo đích thực. Chỉ Thánh Linh mới có thể biến đổi chúng ta. Phần còn lại, chúng ta chỉ cần tự sắp đặt cho đẹp mắt hơn. Trong Sáng Thế Ký, thần khí hay hơi thở Thiên Chúa đã bay lượn trên mặt nước để bắt đầu công cuộc tạo dựng trời đất. Nay Thần Khí tỏa bóng trên Chúa Giêsu khi Người bắt đầu sứ mệnh làm sáng tỏ hành động cuối cùng của Thiên Chúa trong việc tái tạo và cứu chuộc thế gian. Chúa Giêsu là Ánh Sáng Muốn Dân, hằng làm đẹp lòng Thiên Chúa và được sai đi khỏi biên giới Israel. Người là Người Ðầy tớ bắt đầu giãi “ánh sáng” là đạo lý đến các dân tộc khác, “dân các hải đảo xa xăm.” Ánh sáng là tình yêu của Thiên Chúa Israel bao trùm cả vũ trụ, Thiên Chúa của Giao ước mà các dân nước khác không nghe biết. Họ sẽ được giải thoát khỏi cơn u mê và sợ hãi. Thiên Chúa làm cho giao ước thánh vượt ngoài biên giới Israel. Người được Thiên Chúa tuyển chọn sẽ bắt đầu nhập thế để ôm trọn cả vũ trụ.
KHẮP NẺO ÐƯỜNG QUÊ HƯƠNG
Từ Hà Nội tới Sàigòn, ngọn lửa công lý đã thắp lên! Còn gì cảm động và ý nghĩa hơn khi thấy Thánh Giá dẫn đầu đoàn người cầu nguyện cho công lý thực hiện trên mảnh đất quê hương! Hình ảnh vừa dịu dàng vừa hiên ngang như Chúa Kitô vào thành Giêrusalem vậy. Một khi Chúa Kitô đã chạm xuống lòng đường, ánh sáng công lý không thể không tới. Dòng sông Giođan cũng đã biến đổi từ ngày thân xác Chúa chạm đến!
Tin mới nhận : Thứ Sáu 11/01/2008 vừa qua, “hơn 5000 anh chị em giáo dân, những người thân sơ, những người Công Giáo và cả anh chị em không Công Giáo đã đến nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn, số 38 đường Kỳ Đồng để nói lên tình hiệp thông với anh chị em thuộc giáo xứ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội; để dõng dạc lên án những bất công và yêu cầu nhà cầm quyền thi hành chính những luật lệ do họ đưa ra.
Trong buổi Thắp Nến canh thức kéo dài trong 2 giờ đồng hồ từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối, Cha Tôma Phạm Huy Lãm, Bề trên chính xứ, Tu viện trưởng Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn đã chủ tế trong thánh lễ cùng 23 linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, 2 linh mục dòng Đa Minh, 2 thầy phó tế và toàn bộ các thầy trong Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn.”[5] Hình như thấy ngày tháng đã đong đầy đau khổ, nên Thiên Chúa muốn công lý phải được thực thi giữa lòng dân tộc hôm nay. Chẳng lẽ nguyện vọng và quyền lợi dân tộc cứ bị chà đạp mãi?!
Ðứng trước những đòi hỏi lớn lao của toàn dân, bạn có thể giữ thái độ bàng quan mãi được không? Gm Desmond Tutu từng nói : “Nếu giữ thái độ trung lập trong những hoàn cảnh bất công, bạn đã chọn đứng về phía kẻ đàn áp. Nếu con voi dẫm lên đuôi con chuột và bạn nói bạn đứng trung lập, con chuột sẽ không hiểu được thái độ trung lập của bạn có nghĩa gì.”[6] Tuy vẫn không ra ngoài nguyên tắc và lý tưởng từ bi, bạn cũng không nên để cho kẻ thống trị lợi dụng như một phương tiện bóp nghẹt mọi nguyện vọng. Theo Chúa xuống đường, ta có thể thanh tẩy xã hội khỏi những tội ác bất công. Chúng ta chỉ tôn trọng nhà cầm quyền nào biết bảo vệ quyền lợi cho dân và thi hành công lý. Ðó là lý do cho họ được hiện hữu và hoạt động. Họ quên vai trò của một người đầy tớ nhân dân, để ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của dân oan và Giáo hội. Sống trong một chê độ như thế, con người còn được làm người không? Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền họ đã ký nhận và đưa vào Hiến pháp có giá trị ở chỗ nào?
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, Tgm Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại LHQ tuyên bố : “Sáu muơi năm sau ngày bản tuyên ngôn ra đời, nhiều thành phần trong gia đình nhân loại vẫn còn xa vời không được hưởng các quyền lợi và các nhu cầu căn bản của mình. Sự an toàn cho con người vẫn còn chưa được đảm bảo. Ngày kỷ niệm 60 năm nên được dùng để nhấn mạnh rằng mỗi con người, trong cương vị cá nhân hay thành viên của một cộng đồng, có quyền lợi và trách nhiệm phải bảo vệ và thực thi mọi quyền của con người.”[7]
Chính vì không tôn trọng quyền con người, các nhà cầm quyền mới thi nhau trấn áp dân oan để bảo vệ quyền lợi phe đảng mình. Làm sao xã hội có hòa bình để người dân an tâm làm việc cho nước giàu dân mạnh, nếu họ bị chà đạp như vậy? Tgm Tomasi nhắc lại một chủ đề Đức Thánh Cha đã đưa ra trước đây : “Tôn trọng mọi quyền con người là nguồn phát sinh hòa bình.”[8] Có được tôn trọng, con người mới xác định được vị trí và phương thức đóng góp với mọi người chung quanh. Cá nhân hay tập thể cũng vậy. Thật thế, “hòa bình không những được xây dựng trên sự tôn trọng nhân quyền, nhưng còn trên sự tôn trọng quyền của các dân tộc, đặc biệt là quyền sống độc lập.”[9]
Theo nữ tu Miriam Díez i Bosch, Dòng Ða Minh, nhân quyền bị đe dọa nếu không nhìn nhận sự thật về con người vượt trên và ngoài những khác biệt về văn hóa hay lịch sử.[10] Sự thật đó là con người được Thiên Chúa ban cho quyền làm người. Ðã là người, ai cũng có một bản tính. Quyền làm người phát sinh từ bản tính con người, chứ không từ truyền thống hay cơ chế xã hội. Bản tính ấy do Trời ban cho, chứ không phải do cha mẹ hay nhà nước. “Chỉ khi đối thoại với Thiên Chúa, con người mới tìm ra sự thật về mình, từ đó mới tìm thấy nguồn hứng khởi và tiêu chuẩn lập kế hoạch cho tương lai thế giới.”[11] Ðó là một vinh dự, nhưng cũng là một trách nhiệm của con người, nhất là những ai đang nắm quyền trong xã hội và Giáo hội.
Tóm lại, khi Chúa Giêsu bước xuống dòng sông Giođan, tất cả đều biến đổi vì nguồn ân sủng lớn lao đã tuôn trào từ thân thể Chúa. Dòng sông đã chứng kiến cảnh Chúa Cha tấn phong Chúa Giêsu trong quyền lực Chúa Thánh Thần. Từ dòng sông Chúa cất bước ra đi rao giảng Tin Mừng. Cũng giống như lòng sông Giođan, lòng phố hôm nay trên quê hương yêu dấu cũng đang đón nhận bóng Thánh Giá. Công lý đang trỗi dậy từ những bước chân các môn đệ Chúa Kitô hiên ngang bước theo Thày.
Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã đánh thức dân tộc và Giáo Hội Việt Nam. Xin Chúa ban thêm ân sủng và nghị lực cho các môn đệ Chúa đang tranh đấu cho công lý và hòa bình khắp nơi. Amen.
Lm. Đỗ Vân Lực, op.