Dan Lee
01-14-2008, 08:30 PM
CẬU BÉ MƯỜI HAI TUỔI
“Hằng năm, cha mẹ Chúa Giêsu trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giê-ru-sa-lem mà cha mẹ chẳng hay biết…
Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu.
Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt và mẹ Người nói với Người: ‘Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!’ Người đáp: ‘Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?’ Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.
Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Chúa Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.” (Lc 3, 41-52)
***
Vào thời kỳ đó, Chúa Giêsu mới mười hai tuổi, chưa còn là thiếu niên nữa. Ngài bị thất lạc, không phải vì rủi ro, nhưng cố ý. Và cha mẹ Ngài là Mẹ Maria và Thánh Giuse đã lo lắng rầu rĩ. Trong ba ngày, họ tìm kiếm, bị sa sút tinh thần, với tâm trạng buồn rầu chán nản và tự trách mình không chu toàn bổn phận làm cha làm mẹ nên ra nông nỗi.
Cuối cùng họ tìm được Ngài ở trong Đền Thờ. Ngài trở thành nhân vật nổi tiếng, làm loá mắt những nhà thông thái có tầm hiểu biết sâu rộng và sự khôn ngoan bén nhọn. Riêng Mẹ Maria và Thánh Giuse không lấy làm cảm kích hay vui sướng chút nào.
Cậu bé thất lạc
Tôi biết một phụ nữ có lần thất lạc bé gái trong một thời gian ngắn ngủi. Chị nói: “Dù cháu chỉ bị lạc trong hai mươi phút, con không bao giờ quên được sự hoảng hốt và tuyệt vọng mà con đã cảm nhận. Con không thể tưởng tượng kinh nghiệm nào đau đớn và đắng cay hơn là bị mất chính đứa con của mình.”
Khi Mẹ Maria và Thánh Giuse xin Chúa Giêsu giải thích, Ngài chỉ nói: “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” Câu trả lời của Chúa Giêsu thật đáng khen ngợi, nhưng cho thấy Ngài không quan tâm đến sự đau buồn và lo lắng của cha mẹ Ngài. Chúa Giêsu vào thời điểm đó gây nên ấn tượng một cậu bé mới mười hai tuổi nhưng phát triển sớm.
Ngài gợi lại cho tôi hình ảnh bé gái bốn tuổi bị lạc mất trong một sạp bán hàng. Mẹ em mải mê mua sắm trong khu hàng bán đồ phụ nữ, thình lình nhận ra em bé không còn đứng bên cạnh. Chị hoảng hốt tột độ:
“Tôi vội vàng chạy đi kiếm cháu và càng lúc càng tuyệt vọng. Bỗng tôi nghe người ta gọi tên tôi – bà Harris – qua máy phóng thanh là phải tới bàn giấy chỉ dẫn ngay lập tức. Khi tôi chạy tới gần, tôi thấy con tôi đang say sưa nói chuyện với người đàn bà loan tin. Vài giây sau, chị đó kéo tôi ra một bên và nói nhỏ vào tai tôi: ‘Cháu gái của bà tới bàn giấy của tôi và nói: Làm ơn gọi bà Harris là mẹ tôi vì tôi đi lạc.’ Tôi không biết nên cười hay nên khóc.”
Cậu bé gây lo lắng
Chắc chắn Mẹ Maria và Thánh Giuse mang những tâm trạng lẫn lộn ở trong Đền Thờ ngày hôm đó: Các Ngài cảm thấy nhẹ nhõm vì đã tìm gặp Chúa Giêsu, nhưng cũng bực mình vì điều lo sợ mà Ngài đã gây ra.
Thật quan trọng không nên phủ nhận những cảm tưởng đó của Mẹ Maria và Thánh Giuse. Thánh Luca không giấu giếm nỗi điều lo sợ của các Ngài. Mẹ Maria hỏi: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!”
Còn Thánh Giuse giữ im lặng. Đã lâu lắm rồi, khi tôi làm điều gì không vừa lòng cha tôi, người nói: “Vincent, con về phòng đi. Chúng ta sẽ nói chuyện sau.” Nhưng Thánh Giuse không nói gì.
Chúa Giêsu thật là một cậu bé “gây ra nhiều sự lo lắng”. Ngài phải vâng lời một quyền bính tối cao. Thánh Giuse ở Bê-lem xem ra trầm tĩnh. Nhưng vài năm về sau Chúa Giêsu sẽ ra sao đây! Tôi tưởng tượng Thánh Giuse đang nói thầm: “Chúa ơi, nếu cậu bé Giêsu đã ra thế đó khi mới mười hai tuổi thì lúc mười lăm tuổi sẽ ra thế nào?” Không biết vào thời kỳ đó, Thánh Giuse có chút viễn kiến nào không về Chúa Giêsu sau nầy, khi được ba mươi ba tuổi, ở trên đỉnh đồi Can-vê?
Làm cha mẹ ngày nay không phải dễ dàng
Một phụ nữ bước lên xe buýt. Tài xế hỏi: “Chị ơi, có phải những trẻ nầy là con của chị, đang đi picnic không?” Chị trả lời: “Đúng, chúng là con tôi nhưng không phải đi picnic đâu, ông ạ.”
Làm cha mẹ là một ơn gọi cao cả và có thể nói được còn cao cả hơn linh mục nữa, nhưng không phải luôn luôn đi picnic đâu. Cha tôi thường hay nói: “Không dễ gì nuôi nấng một gia đình ở Dublin” (bởi vì chúng tôi có bảy anh chị em).
Vào thời gian đó, Thánh Gia Thất ở Na-da-rét và Thánh Luca ghi lại: “Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài... Còn Chúa Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.” Tất cả biến cố đó nêu lên câu hỏi: Một gia đình bình thường đúng ra như thế nào?
Những gia đình khác thường
Ngày nay người ta thường hay đề cập đến những gia đình bất bình thường, thiếu sự thân mật trong gia đình. Điều đó được nhận thấy trong dịp Lễ Giáng Sinh. Trong khi mọi người mầng lễ thì những cô cậu vị thành niên muốn đi nơi khác, khiến người mẹ lo lắng và người cha cáu kỉnh. Còn những cô cậu thanh niên lại ưa thích ở trong phòng đóng kín cửa lại.
Mái ấm gia đình
Dù sao dịp lễ Giáng Sinh là lúc mọi người trở về gia đình để mừng vui. Gia đình vẫn là mái ấm. Cũng như những dịp lễ khác: ngày Đầu Năm, ngày Hiền Mẫu, ngày Hiền Phụ, các ngày sinh nhật, các dịp kỷ niệm…mang lại cơ hội sum họp gia đình.
Tin Mừng là Thiên Chúa ở với chúng ta. Cuộc sống gia đình là ý muốn của Ngài. Ngài là chủ gia đình chúng ta. Ngài đã nối kết tất cả chúng ta lại với nhau, cho dù chúng ta có những khác biệt và bất đồng. Ngài thôi thúc chúng ta góp phần vào việc xây đắp sự an vui của gia đình để trở nên một nơi mang lại hạnh phúc và tình thương cho hết mọi người trong cuộc sống chúng ta được gọi là “gia đình”.
Linh Mục Vincent Travers, OP
Hương Vĩnh chuyển ngữ
“Hằng năm, cha mẹ Chúa Giêsu trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giê-ru-sa-lem mà cha mẹ chẳng hay biết…
Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu.
Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt và mẹ Người nói với Người: ‘Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!’ Người đáp: ‘Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?’ Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.
Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Chúa Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.” (Lc 3, 41-52)
***
Vào thời kỳ đó, Chúa Giêsu mới mười hai tuổi, chưa còn là thiếu niên nữa. Ngài bị thất lạc, không phải vì rủi ro, nhưng cố ý. Và cha mẹ Ngài là Mẹ Maria và Thánh Giuse đã lo lắng rầu rĩ. Trong ba ngày, họ tìm kiếm, bị sa sút tinh thần, với tâm trạng buồn rầu chán nản và tự trách mình không chu toàn bổn phận làm cha làm mẹ nên ra nông nỗi.
Cuối cùng họ tìm được Ngài ở trong Đền Thờ. Ngài trở thành nhân vật nổi tiếng, làm loá mắt những nhà thông thái có tầm hiểu biết sâu rộng và sự khôn ngoan bén nhọn. Riêng Mẹ Maria và Thánh Giuse không lấy làm cảm kích hay vui sướng chút nào.
Cậu bé thất lạc
Tôi biết một phụ nữ có lần thất lạc bé gái trong một thời gian ngắn ngủi. Chị nói: “Dù cháu chỉ bị lạc trong hai mươi phút, con không bao giờ quên được sự hoảng hốt và tuyệt vọng mà con đã cảm nhận. Con không thể tưởng tượng kinh nghiệm nào đau đớn và đắng cay hơn là bị mất chính đứa con của mình.”
Khi Mẹ Maria và Thánh Giuse xin Chúa Giêsu giải thích, Ngài chỉ nói: “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” Câu trả lời của Chúa Giêsu thật đáng khen ngợi, nhưng cho thấy Ngài không quan tâm đến sự đau buồn và lo lắng của cha mẹ Ngài. Chúa Giêsu vào thời điểm đó gây nên ấn tượng một cậu bé mới mười hai tuổi nhưng phát triển sớm.
Ngài gợi lại cho tôi hình ảnh bé gái bốn tuổi bị lạc mất trong một sạp bán hàng. Mẹ em mải mê mua sắm trong khu hàng bán đồ phụ nữ, thình lình nhận ra em bé không còn đứng bên cạnh. Chị hoảng hốt tột độ:
“Tôi vội vàng chạy đi kiếm cháu và càng lúc càng tuyệt vọng. Bỗng tôi nghe người ta gọi tên tôi – bà Harris – qua máy phóng thanh là phải tới bàn giấy chỉ dẫn ngay lập tức. Khi tôi chạy tới gần, tôi thấy con tôi đang say sưa nói chuyện với người đàn bà loan tin. Vài giây sau, chị đó kéo tôi ra một bên và nói nhỏ vào tai tôi: ‘Cháu gái của bà tới bàn giấy của tôi và nói: Làm ơn gọi bà Harris là mẹ tôi vì tôi đi lạc.’ Tôi không biết nên cười hay nên khóc.”
Cậu bé gây lo lắng
Chắc chắn Mẹ Maria và Thánh Giuse mang những tâm trạng lẫn lộn ở trong Đền Thờ ngày hôm đó: Các Ngài cảm thấy nhẹ nhõm vì đã tìm gặp Chúa Giêsu, nhưng cũng bực mình vì điều lo sợ mà Ngài đã gây ra.
Thật quan trọng không nên phủ nhận những cảm tưởng đó của Mẹ Maria và Thánh Giuse. Thánh Luca không giấu giếm nỗi điều lo sợ của các Ngài. Mẹ Maria hỏi: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!”
Còn Thánh Giuse giữ im lặng. Đã lâu lắm rồi, khi tôi làm điều gì không vừa lòng cha tôi, người nói: “Vincent, con về phòng đi. Chúng ta sẽ nói chuyện sau.” Nhưng Thánh Giuse không nói gì.
Chúa Giêsu thật là một cậu bé “gây ra nhiều sự lo lắng”. Ngài phải vâng lời một quyền bính tối cao. Thánh Giuse ở Bê-lem xem ra trầm tĩnh. Nhưng vài năm về sau Chúa Giêsu sẽ ra sao đây! Tôi tưởng tượng Thánh Giuse đang nói thầm: “Chúa ơi, nếu cậu bé Giêsu đã ra thế đó khi mới mười hai tuổi thì lúc mười lăm tuổi sẽ ra thế nào?” Không biết vào thời kỳ đó, Thánh Giuse có chút viễn kiến nào không về Chúa Giêsu sau nầy, khi được ba mươi ba tuổi, ở trên đỉnh đồi Can-vê?
Làm cha mẹ ngày nay không phải dễ dàng
Một phụ nữ bước lên xe buýt. Tài xế hỏi: “Chị ơi, có phải những trẻ nầy là con của chị, đang đi picnic không?” Chị trả lời: “Đúng, chúng là con tôi nhưng không phải đi picnic đâu, ông ạ.”
Làm cha mẹ là một ơn gọi cao cả và có thể nói được còn cao cả hơn linh mục nữa, nhưng không phải luôn luôn đi picnic đâu. Cha tôi thường hay nói: “Không dễ gì nuôi nấng một gia đình ở Dublin” (bởi vì chúng tôi có bảy anh chị em).
Vào thời gian đó, Thánh Gia Thất ở Na-da-rét và Thánh Luca ghi lại: “Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài... Còn Chúa Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.” Tất cả biến cố đó nêu lên câu hỏi: Một gia đình bình thường đúng ra như thế nào?
Những gia đình khác thường
Ngày nay người ta thường hay đề cập đến những gia đình bất bình thường, thiếu sự thân mật trong gia đình. Điều đó được nhận thấy trong dịp Lễ Giáng Sinh. Trong khi mọi người mầng lễ thì những cô cậu vị thành niên muốn đi nơi khác, khiến người mẹ lo lắng và người cha cáu kỉnh. Còn những cô cậu thanh niên lại ưa thích ở trong phòng đóng kín cửa lại.
Mái ấm gia đình
Dù sao dịp lễ Giáng Sinh là lúc mọi người trở về gia đình để mừng vui. Gia đình vẫn là mái ấm. Cũng như những dịp lễ khác: ngày Đầu Năm, ngày Hiền Mẫu, ngày Hiền Phụ, các ngày sinh nhật, các dịp kỷ niệm…mang lại cơ hội sum họp gia đình.
Tin Mừng là Thiên Chúa ở với chúng ta. Cuộc sống gia đình là ý muốn của Ngài. Ngài là chủ gia đình chúng ta. Ngài đã nối kết tất cả chúng ta lại với nhau, cho dù chúng ta có những khác biệt và bất đồng. Ngài thôi thúc chúng ta góp phần vào việc xây đắp sự an vui của gia đình để trở nên một nơi mang lại hạnh phúc và tình thương cho hết mọi người trong cuộc sống chúng ta được gọi là “gia đình”.
Linh Mục Vincent Travers, OP
Hương Vĩnh chuyển ngữ