delta
01-15-2008, 10:43 AM
Tiếng Guốc
- Tôi vẫn nghe tiếng guốc của em qua đây!
- Vậy a! – Cô bé cười mỉm, đôi môi hồng chúm chím, hai bàn tay đặt ngoan ngoãn trên đầu gối, và tôi cảm thấy không cần phải giấu giếm một thứ gì trong lòng.
- Tôi đã trải qua một thời thơ ấu ở một vùng ngoại ô Sài Gòn. Ðất cát xám với hàng hà những cây bụi nhỏ trổ hoa đủ thứ màu, không thể đọc tên tất cả được. Hằng hà bướm được rủ rê về . Túm một đầu cái bọc nilon cột vào cành tre dài, rình và chụp, và tranh nhau mặc cho nắng đốt mớ tóc màu râu bắp.
Một thoáng mơ màng trong mắt cô bé .
- Những bụi tre già làm con đường tối om om. Thỉnh thoảng có cô gái đẹp xuất hiện ở một khúc quanh, anh nào giở trò trêu ghẹo về sẽ mắc chứng ngẩn ngẩn ngơ ngơ, ai nghiêm chỉnh, đến cuối đường được nàng nhổ cho ít nước miếng vô bàn tay gọi là trả hồn cho . Những anh chưa qua tiểu học như tôi dĩ nhiên không được cô gái quỷ để tâm rồi, nhưng má tôi tính lo xa, vẫn cho đeo một mảnh bùa hộ mệnh hình tam giác chéo qua ngực, gọi là “niệt”.
- Anh mà lớn bằng bây giờ, chắc cũng hổng sao đâu! - Cô bé nói chen vào, không biết vì khen tôi nghiêm chỉnh hay vì chê tôi xấu trai nữa . Tôi vội đằng hắng để lấy lại vẻ… nghiêm chỉnh:
- Rất nhiều những cái chuồng ngựa . Người ta nuôi ngựa để cứ chiều thứ bảy đưa ra trường đua Phú Thọ tranh tài . Tiếng hí, tiếng thở phì…, tiếng dậm chân đậm độp với tôi đã quá quen thuộc. Ngựa thấy ở khắp mọi nơi . Lề đường, nghĩa địa, sân banh, còn vào cả giấc mơ tôi . Cầm đống bạc mười đồng tôi chạy bay qua nhà bà Bảy biên số đề . Nhấp nhỏm chờ, số ra trật lất, mới hay đó chẳng là điềm gì hết, chỉ vì tôi thích chúng quá thôi . Những con ngựa cao lớn dáng thon chắc rất đẹp và những cái tên “khai sinh” cũng rất đẹp. Mỹ Nhân, Hoàng Hậu, Lý Lệ Hoa…
- Lưu Ðức Hoa, Huỳnh Nhật Hòa nữa…! – Cô bé cười rúc rích.
- Vườn nhà tôi rộng rãi, có anh Tín đến mướn ở một góc để nuôi ngựa . Anh Tính thường dùng một cái lược chải bờm cho chúng rồi thắt thành mấy cái bím điệu đàng. Chích cho thứ thuốc khiến nó cứ phi rần rật, rướn cổ hí vang. Một bữa anh đem theo về một chị mười sáu, mười bảy tuổi gì đó đẹp như tiên gọi là vợ . Chị vợ nhảy lò cò, “bán quán” với chúng tôi đến đứng bóng mới về nấu cơm. Chiều thì anh Tín đặt yên cương lên lưng ngựa, phi nhiều vòng ra phố về nhà để gọi là “quần chân”. Những láng giềng khác cũng vậy, chiều đến tối, cứ lóc cóc lóc cóc, đều đều như tiếng guốc gõ, nghe như…
- Tiếng guốc sứt đế của tôi đó chứ gì?
Cô bé bỗng dưng nổi sùng. Cô đứng phắt dậy, ngúng nguẩy đi về phía cầu thang. Tiếng guốc lốp cốp không chịu nổi, cô xách nó lên chạy chân đất hút vào trong tối . Nhưng tôi đã không đứng dậy đuổi theo, đầu tôi đang nặng trĩu những xúc cảm, những hình ảnh bởi vì cô bé ơi, câu chuyện vẫn còn chưa hết.
Chị vợ trẻ con bỗng bỏ đi mất tăm, con ngựa yêu nhất một lần vì cố quá sức đã gục ngã chỗ đích đến, và anh Tín một đêm đã bắn vào đầu mình. Tôi buồn và hoang mang quá, cứ đứng nhìn ngôi nhà và dãy chuồng ngựa bỏ không. Buổi tối, má Hai kêu tôi um lên là đã nhìn thấy hồn ma anh Tín lừng lững trong vườn, một lỗ to trên thái dương còn nhỏ máu, và đòi ba tôi dọn về phố ở . Là một cái cớ thôi . Má Hai thường ngày vẫn chê vùng quê này bụi bặm thiếu các tiện nghi và làm ra vẻ vì thương ba mà phải cố chịu đựng. Những chiếc móng chân nể đôi khiến má đau khổ, nên gặp cơ hội này cứ co rúm trong nhà và rên rỉ như vậy . Tôi thì giãy nảy, tôi không muốn đi, tôi đã quen chạy rong, dù gì thì ở đây vẫn còn đầy những kỷ niệm về má ruột tôi . Vả lại ngôi nhà ở dưới phố của chúng tôi đã có thằng Ðặng, con riêng má Hai ở đó và tôi chúa ghét nó . Giằng co nhưng rốt cuộc rồi chúng tôi cũng dọn đi, bởi rốt cuộc người lớn vẫn có lý hơn con nít.
Cô bé biết không! Tôi như con ngựa chứng không khép mình vào được thời gian biểu ở đây, tù túng và khó thở nữa, giờ ngủ trưa cứ thao láo mắt cua, và Ðặng được lệnh “trị” tôi . Ðầu tiên Ðặng đã không thích tôi ở trong phòng nó, và đây chính là cơ hội để thể hiện cái không thích ấy .
“Thượng phương chổi” tiền đót hậu tấu . Nhưng rồi cứ đót mà không thèm tấu . Trên mông trên lưng tôi chằng chéo những vết đỏ . Trời sật sừ mưa, tôi chạy từ ngoài đường về, vừa choáng vừa buồn nôn, đê mê run rẩy và cứ nghĩ mình sắp chết. Tôi mơ thấy xác tôi sóng sượt trên thảm cỏ ẩm ướt và lát sau bổng hóa xác một con ngựa, chết hẳn rồi nhưng trên lưng và đùi nó dường như đổ mồ hôi, những giọt đọng giống như những viên đá nhỏ long lanh trong suốt. Khát cháy cổ, mở mắt bỗng thấy mình đơn độc kinh khủng. Ba thì tất bật suốt trong cuộc sinh nhai, giữa phố xá bon chen mới thật khó khăn, một rồi hai đứa em ra đời, càng tất bật. Tôi với Ðặng như thể bị thừa thải . Ðặng tức tối nói rằng nó oán hết hai cha con tôi, làm như tôi không oán hai má con nó vậy.
Ðặng ăn như hạm cũng không thấy cao thêm, mặt nó quắt lại hanh hao những toan tính. Nó lo tôi kiếm chuyện bởi bây giờ tôi hạ được nó là cái chắc. Nhưng tôi kiếm chuyện để làm gì, có điều tôi cũng không tìm cách trấn an nó, cứ một kiểu im lặng. Cho đến ngày tôi đủ lớn để tìm được một việc làm, tôi nói với ba: “Con muốn tự lập”. Và cũng chính thức chia tay nó . Mắt nó đỏ hoe và tôi nghe tiếng đóng mạnh cửa đằng sau lưng.
Rong ruổi như con ngựa hoang, tôi vừa đi làm vừa đi học, vui một mình, buồn một mình, hì hục mà làm, lời nói thẳng tuột phát ra đôi lúc như bổ vô mặt người ta, nhiều người ghét “Ðồ ngựa non háo đá!” Rồi thì lăn lóc qua chỗ khác. Xong việc chạy như ma đuổi vô giảng đường, tóc tai lù xù, mặt đen nhẻm, tia mắt mệt mỏi mà như khinh người, bạn bè đứa ghét, đứa thương hại . Ðêm nằm đôi lúc nghe thấy tiếng lóc cóc từ ngày xưa vọng về, nhớ chuyện anh Tín và để nhận ra tâm hồn mình cũng ốm yếu, đơn độc biết bao nhiêu! Cần những dịu êm biết bao nhiêu!
Tiếng guốc cô bé vào lúc ấy bỗng vang lên, tách khỏi hết mọi thứ âm thanh, như một nét hồn nhiên hiếm hoi mà tôi thật thèm được chạm vào . Có sự liên hệ nào giữa những tiếng lóc cóc ấy, thật lòng tôi cũng không giải thích nổi. Sự diễn đạt vụng về chỉ làm nó hóa vô duyên đi!
oOo
Mấy hôm rồi không nghe thấy tiếng guốc cô bé .
Không có thì đám hổ lốn âm thanh ở đây trở nên khó chịu tới mức không ngủ được. Cô bé ném đôi guốc vô gầm giường rồi hay vì đã kiếm một lối khác mà đi! Ọp ẹp và nóng kinh khủng. Gió bị che chắn bởi “cái hộp” cao hơn đàng trước mặt nhưng dù gì đứng ở ngoài này con thấy khá hơn trong nhà . Xe cộ rậm rịch dưới đường. Một chiếc xe kình càng dừng lại dưới nhà . Thằng kép nghênh ngông cặp kính đen đợi . Ðứa con gái một lúc bước ra váy ca rô ngắn ngủn ngồi lên phía sau . Nó nhỏ, suông đuột như một đứa trẻ, cử chỉ lóng ngóng. “Úi chà, đúng là mẹ nào con nấy, nứt mắt là đã…” Hai người đàn bà đứng ăn bắp rang với nhau chồm người ra nhìn và bắt đầu phun ra những lời thô tục, tung hứng qua lại, bắn bẩn vô mặt nhau, bắn bẩn vô mặt tôi .
Xét ra thì ở đây có khối người có lai lịch u ám, chỉ thấy chạnh lòng cùng chút oán giận không rõ ràng. Tôi lùi vào trong nhà đóng kín cửa lại . Tôi không tin cô bé nỡ ném đôi guốc sứt đế để đi vào chân đôi giày cao gót rất đau, rất chật và dễ ngã kia . Chờ cho đêm thật sâu, chờ đến khoắc khoải tiếng lóc cóc ấy, và tôi nghe tràn dưới mắt mình những giọt vô vọng.
:idea:
- Tôi vẫn nghe tiếng guốc của em qua đây!
- Vậy a! – Cô bé cười mỉm, đôi môi hồng chúm chím, hai bàn tay đặt ngoan ngoãn trên đầu gối, và tôi cảm thấy không cần phải giấu giếm một thứ gì trong lòng.
- Tôi đã trải qua một thời thơ ấu ở một vùng ngoại ô Sài Gòn. Ðất cát xám với hàng hà những cây bụi nhỏ trổ hoa đủ thứ màu, không thể đọc tên tất cả được. Hằng hà bướm được rủ rê về . Túm một đầu cái bọc nilon cột vào cành tre dài, rình và chụp, và tranh nhau mặc cho nắng đốt mớ tóc màu râu bắp.
Một thoáng mơ màng trong mắt cô bé .
- Những bụi tre già làm con đường tối om om. Thỉnh thoảng có cô gái đẹp xuất hiện ở một khúc quanh, anh nào giở trò trêu ghẹo về sẽ mắc chứng ngẩn ngẩn ngơ ngơ, ai nghiêm chỉnh, đến cuối đường được nàng nhổ cho ít nước miếng vô bàn tay gọi là trả hồn cho . Những anh chưa qua tiểu học như tôi dĩ nhiên không được cô gái quỷ để tâm rồi, nhưng má tôi tính lo xa, vẫn cho đeo một mảnh bùa hộ mệnh hình tam giác chéo qua ngực, gọi là “niệt”.
- Anh mà lớn bằng bây giờ, chắc cũng hổng sao đâu! - Cô bé nói chen vào, không biết vì khen tôi nghiêm chỉnh hay vì chê tôi xấu trai nữa . Tôi vội đằng hắng để lấy lại vẻ… nghiêm chỉnh:
- Rất nhiều những cái chuồng ngựa . Người ta nuôi ngựa để cứ chiều thứ bảy đưa ra trường đua Phú Thọ tranh tài . Tiếng hí, tiếng thở phì…, tiếng dậm chân đậm độp với tôi đã quá quen thuộc. Ngựa thấy ở khắp mọi nơi . Lề đường, nghĩa địa, sân banh, còn vào cả giấc mơ tôi . Cầm đống bạc mười đồng tôi chạy bay qua nhà bà Bảy biên số đề . Nhấp nhỏm chờ, số ra trật lất, mới hay đó chẳng là điềm gì hết, chỉ vì tôi thích chúng quá thôi . Những con ngựa cao lớn dáng thon chắc rất đẹp và những cái tên “khai sinh” cũng rất đẹp. Mỹ Nhân, Hoàng Hậu, Lý Lệ Hoa…
- Lưu Ðức Hoa, Huỳnh Nhật Hòa nữa…! – Cô bé cười rúc rích.
- Vườn nhà tôi rộng rãi, có anh Tín đến mướn ở một góc để nuôi ngựa . Anh Tính thường dùng một cái lược chải bờm cho chúng rồi thắt thành mấy cái bím điệu đàng. Chích cho thứ thuốc khiến nó cứ phi rần rật, rướn cổ hí vang. Một bữa anh đem theo về một chị mười sáu, mười bảy tuổi gì đó đẹp như tiên gọi là vợ . Chị vợ nhảy lò cò, “bán quán” với chúng tôi đến đứng bóng mới về nấu cơm. Chiều thì anh Tín đặt yên cương lên lưng ngựa, phi nhiều vòng ra phố về nhà để gọi là “quần chân”. Những láng giềng khác cũng vậy, chiều đến tối, cứ lóc cóc lóc cóc, đều đều như tiếng guốc gõ, nghe như…
- Tiếng guốc sứt đế của tôi đó chứ gì?
Cô bé bỗng dưng nổi sùng. Cô đứng phắt dậy, ngúng nguẩy đi về phía cầu thang. Tiếng guốc lốp cốp không chịu nổi, cô xách nó lên chạy chân đất hút vào trong tối . Nhưng tôi đã không đứng dậy đuổi theo, đầu tôi đang nặng trĩu những xúc cảm, những hình ảnh bởi vì cô bé ơi, câu chuyện vẫn còn chưa hết.
Chị vợ trẻ con bỗng bỏ đi mất tăm, con ngựa yêu nhất một lần vì cố quá sức đã gục ngã chỗ đích đến, và anh Tín một đêm đã bắn vào đầu mình. Tôi buồn và hoang mang quá, cứ đứng nhìn ngôi nhà và dãy chuồng ngựa bỏ không. Buổi tối, má Hai kêu tôi um lên là đã nhìn thấy hồn ma anh Tín lừng lững trong vườn, một lỗ to trên thái dương còn nhỏ máu, và đòi ba tôi dọn về phố ở . Là một cái cớ thôi . Má Hai thường ngày vẫn chê vùng quê này bụi bặm thiếu các tiện nghi và làm ra vẻ vì thương ba mà phải cố chịu đựng. Những chiếc móng chân nể đôi khiến má đau khổ, nên gặp cơ hội này cứ co rúm trong nhà và rên rỉ như vậy . Tôi thì giãy nảy, tôi không muốn đi, tôi đã quen chạy rong, dù gì thì ở đây vẫn còn đầy những kỷ niệm về má ruột tôi . Vả lại ngôi nhà ở dưới phố của chúng tôi đã có thằng Ðặng, con riêng má Hai ở đó và tôi chúa ghét nó . Giằng co nhưng rốt cuộc rồi chúng tôi cũng dọn đi, bởi rốt cuộc người lớn vẫn có lý hơn con nít.
Cô bé biết không! Tôi như con ngựa chứng không khép mình vào được thời gian biểu ở đây, tù túng và khó thở nữa, giờ ngủ trưa cứ thao láo mắt cua, và Ðặng được lệnh “trị” tôi . Ðầu tiên Ðặng đã không thích tôi ở trong phòng nó, và đây chính là cơ hội để thể hiện cái không thích ấy .
“Thượng phương chổi” tiền đót hậu tấu . Nhưng rồi cứ đót mà không thèm tấu . Trên mông trên lưng tôi chằng chéo những vết đỏ . Trời sật sừ mưa, tôi chạy từ ngoài đường về, vừa choáng vừa buồn nôn, đê mê run rẩy và cứ nghĩ mình sắp chết. Tôi mơ thấy xác tôi sóng sượt trên thảm cỏ ẩm ướt và lát sau bổng hóa xác một con ngựa, chết hẳn rồi nhưng trên lưng và đùi nó dường như đổ mồ hôi, những giọt đọng giống như những viên đá nhỏ long lanh trong suốt. Khát cháy cổ, mở mắt bỗng thấy mình đơn độc kinh khủng. Ba thì tất bật suốt trong cuộc sinh nhai, giữa phố xá bon chen mới thật khó khăn, một rồi hai đứa em ra đời, càng tất bật. Tôi với Ðặng như thể bị thừa thải . Ðặng tức tối nói rằng nó oán hết hai cha con tôi, làm như tôi không oán hai má con nó vậy.
Ðặng ăn như hạm cũng không thấy cao thêm, mặt nó quắt lại hanh hao những toan tính. Nó lo tôi kiếm chuyện bởi bây giờ tôi hạ được nó là cái chắc. Nhưng tôi kiếm chuyện để làm gì, có điều tôi cũng không tìm cách trấn an nó, cứ một kiểu im lặng. Cho đến ngày tôi đủ lớn để tìm được một việc làm, tôi nói với ba: “Con muốn tự lập”. Và cũng chính thức chia tay nó . Mắt nó đỏ hoe và tôi nghe tiếng đóng mạnh cửa đằng sau lưng.
Rong ruổi như con ngựa hoang, tôi vừa đi làm vừa đi học, vui một mình, buồn một mình, hì hục mà làm, lời nói thẳng tuột phát ra đôi lúc như bổ vô mặt người ta, nhiều người ghét “Ðồ ngựa non háo đá!” Rồi thì lăn lóc qua chỗ khác. Xong việc chạy như ma đuổi vô giảng đường, tóc tai lù xù, mặt đen nhẻm, tia mắt mệt mỏi mà như khinh người, bạn bè đứa ghét, đứa thương hại . Ðêm nằm đôi lúc nghe thấy tiếng lóc cóc từ ngày xưa vọng về, nhớ chuyện anh Tín và để nhận ra tâm hồn mình cũng ốm yếu, đơn độc biết bao nhiêu! Cần những dịu êm biết bao nhiêu!
Tiếng guốc cô bé vào lúc ấy bỗng vang lên, tách khỏi hết mọi thứ âm thanh, như một nét hồn nhiên hiếm hoi mà tôi thật thèm được chạm vào . Có sự liên hệ nào giữa những tiếng lóc cóc ấy, thật lòng tôi cũng không giải thích nổi. Sự diễn đạt vụng về chỉ làm nó hóa vô duyên đi!
oOo
Mấy hôm rồi không nghe thấy tiếng guốc cô bé .
Không có thì đám hổ lốn âm thanh ở đây trở nên khó chịu tới mức không ngủ được. Cô bé ném đôi guốc vô gầm giường rồi hay vì đã kiếm một lối khác mà đi! Ọp ẹp và nóng kinh khủng. Gió bị che chắn bởi “cái hộp” cao hơn đàng trước mặt nhưng dù gì đứng ở ngoài này con thấy khá hơn trong nhà . Xe cộ rậm rịch dưới đường. Một chiếc xe kình càng dừng lại dưới nhà . Thằng kép nghênh ngông cặp kính đen đợi . Ðứa con gái một lúc bước ra váy ca rô ngắn ngủn ngồi lên phía sau . Nó nhỏ, suông đuột như một đứa trẻ, cử chỉ lóng ngóng. “Úi chà, đúng là mẹ nào con nấy, nứt mắt là đã…” Hai người đàn bà đứng ăn bắp rang với nhau chồm người ra nhìn và bắt đầu phun ra những lời thô tục, tung hứng qua lại, bắn bẩn vô mặt nhau, bắn bẩn vô mặt tôi .
Xét ra thì ở đây có khối người có lai lịch u ám, chỉ thấy chạnh lòng cùng chút oán giận không rõ ràng. Tôi lùi vào trong nhà đóng kín cửa lại . Tôi không tin cô bé nỡ ném đôi guốc sứt đế để đi vào chân đôi giày cao gót rất đau, rất chật và dễ ngã kia . Chờ cho đêm thật sâu, chờ đến khoắc khoải tiếng lóc cóc ấy, và tôi nghe tràn dưới mắt mình những giọt vô vọng.
:idea: