delta
01-17-2008, 09:41 AM
Gả Cưới
Dựng vợ gả chồng khi trai gái lớn lên là việc làm đúng với đạo lý. Nhiều cặp vợ chồng sống hạnh phúc đến khi ‘răng long tóc bạc’, bên cạnh đó cũng có những người lâm cảnh biệt ly hoặc chia ly đôi ngã.
Cổ nhân nói: ‘Vô oan trái bất thành phu phụ’. Nghĩa là: ‘Kiếp trước không tạo oan trái cho nhau thì kiếp này không trở nên chồng vợ’. Ý nói là do đã tạo oan khiên từ kiếp trước mới phải nên vợ nên chồng để trả nợ còn thiếu lẫn nhau.
Nhân duyên có hòa hợp mới sanh ra vạn vật. Nhân là nguyên do chính, duyên là phần hỗ trợ, nhân ví như hột giống, còn duyên là đất là phân giúp cho hột nẩy mầm tăng trưởng đến khi đơm hoa kết trái.
Duyên nợ cũng vậy, nó giúp cho nam nữ gặp nhau, kết nối thành chồng vợ sống cạnh bên nhau. Sống trong hạnh phúc người ta cho là nhờ ‘duyên’, nhưng nếu gia đình xào xáo ‘cơm không lành, canh không ngọt’ thì người ta lại nói là bị ‘nợ’.
Vợ chồng sống ‘đồng sàng dị mộng’ thì dù cho có giàu sang phú quý lại thiếu tình thương, thiếu hiểu biết trong cư xử, sống không hạnh phúc bị gọi là ‘nợ’. Tuy nghèo nhưng thương yêu lẫn nhau là đã có hạnh phúc lại được gọi là ‘duyên’, ca dao có câu:
Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon.
Duyên hay nợ cũng đều do tâm của mỗi con người. Nếu lấy cái tâm không thành đối với người thì sớm muộn gì ta cũng mất người đó. Đối với người đời còn vậy, huống hồ chi đối với ‘bạn đời’ của mình? Xin suy nghiệm.
Vô Chiêu
:idea:
Dựng vợ gả chồng khi trai gái lớn lên là việc làm đúng với đạo lý. Nhiều cặp vợ chồng sống hạnh phúc đến khi ‘răng long tóc bạc’, bên cạnh đó cũng có những người lâm cảnh biệt ly hoặc chia ly đôi ngã.
Cổ nhân nói: ‘Vô oan trái bất thành phu phụ’. Nghĩa là: ‘Kiếp trước không tạo oan trái cho nhau thì kiếp này không trở nên chồng vợ’. Ý nói là do đã tạo oan khiên từ kiếp trước mới phải nên vợ nên chồng để trả nợ còn thiếu lẫn nhau.
Nhân duyên có hòa hợp mới sanh ra vạn vật. Nhân là nguyên do chính, duyên là phần hỗ trợ, nhân ví như hột giống, còn duyên là đất là phân giúp cho hột nẩy mầm tăng trưởng đến khi đơm hoa kết trái.
Duyên nợ cũng vậy, nó giúp cho nam nữ gặp nhau, kết nối thành chồng vợ sống cạnh bên nhau. Sống trong hạnh phúc người ta cho là nhờ ‘duyên’, nhưng nếu gia đình xào xáo ‘cơm không lành, canh không ngọt’ thì người ta lại nói là bị ‘nợ’.
Vợ chồng sống ‘đồng sàng dị mộng’ thì dù cho có giàu sang phú quý lại thiếu tình thương, thiếu hiểu biết trong cư xử, sống không hạnh phúc bị gọi là ‘nợ’. Tuy nghèo nhưng thương yêu lẫn nhau là đã có hạnh phúc lại được gọi là ‘duyên’, ca dao có câu:
Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon.
Duyên hay nợ cũng đều do tâm của mỗi con người. Nếu lấy cái tâm không thành đối với người thì sớm muộn gì ta cũng mất người đó. Đối với người đời còn vậy, huống hồ chi đối với ‘bạn đời’ của mình? Xin suy nghiệm.
Vô Chiêu
:idea: