PDA

View Full Version : Paris By Night 91



delta
01-19-2008, 09:00 PM
Paris By Night 91:

Bắc Trung Nam Một Nhà Việt Nam

http://i214.photobucket.com/albums/cc72/delta38_1/ThuyNga91.jpg



Phạm Duy Ái

Với chủ đề “Huế-Sài Gòn-Hà Nội,” cuối tuần qua, tại Long Beach Convention Center-California, chương trình Paris By Night lần thứ 91 do Trung Tâm Thúy Nga tổ chức đã thu hút hàng ngàn người hâm mộ Việt Nam với hai suất diễn vào tối Thứ Bảy và trưa Chủ Nhật.

Trưa Chủ Nhật, 13 Tháng Giêng, cỡ quá nửa tiếng sau giờ “G” thì khán phòng của Terrace Theater với khoảng 3,000 chỗ ngồi đã đầy ắp người. Ai ai cũng háo hức như đi hội, xiêm áo cũng lộng lẫy khác thường. Xong đâu đấy, như thường lệ, khán giả được hướng dẫn... vỗ tay. Khán giả thường xuyên của Paris By Night hẳn đã không xa lạ gì với “thủ tục” này, nhưng đối với người mới đến xung quanh tôi, đây có vẻ như là cái gì gây nhiều ấn tượng, tốt có, xấu cũng có. Khán giả được yêu cầu vỗ tay các kiểu kèm luôn chút... biểu lộ cảm xúc. Những diễn viên bất đắc dĩ được hướng dẫn vỗ tay thật to rồi giảm nhỏ, vỗ tay mặt hớn hở hay vỗ tay buồn hiu hắt v.v... để người ta quay phim trước, rằng “Quý vị muốn lên phim đẹp, thì hãy nhớ ‘diễn’ cho hay!”

Rồi phần chính của chương trình bắt đầu. Màn lớn kéo lên thì người người xuýt xoa. Sân khấu được trang hoàng rất công phu, đèn màu chói lọi với tre trúc làm nền chủ đạo. Trên màn hình to là những đoạn phim về quê hương Việt Nam với nền nhạc trữ tình quen thuộc. Chương trình được mở đầu bằng trích đoạn trường ca “Con Ðường Cái Quan” của tác giả Phạm Duy qua tiếng hát của ca sĩ trẻ Quỳnh Vy và tốp nam Bằng Kiều, Dương Triệu Vũ, Trần Thái Hòa, Quang Lê, Thế Sơn, Trịnh Lam. Bằng “Con Ðường Cái Quan” hay quốc lộ, con đường xuyên quốc gia, chương trình hứa hẹn đưa khán giả đi suốt đất nước Việt qua cả ba miền, mỗi chặng lại dừng chân để được nhìn kỹ hơn cái hay, cái đẹp, cái có duyên của mỗi vùng đất Bắc-Trung-Nam.



Bài hát Con Ðường Cái Quan của nhạc sĩ Phạm Duy với (từ trái): Trần Thái Hòa, Bằng Kiều, Trịnh Lam, Quang Lê, Thế Sơn, Dương Triệu Vũ. (Hình: Huy Khiêm)



Từ Bắc, với hình ảnh cầu Thê Húc và Hồ Gươm trên sân khấu, khán giả được thưởng thức giọng hát Khánh Hà qua “Giấc Mơ Hồi Hương” (Vũ Thành), “Em Ði Chùa Hương” (Trung Ðức) với đôi song ca Thanh Trúc-Tú Quyên, “Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa” (Trương Quý Hải) với Thế Sơn, “Hà Nội Ngày Trở Về” (Phú Quang) với Quang Dũng... “Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên đường phố quen, dù chỉ là một chiều sương giăng lối cũ...” những lời hát như làm rúng động lòng người, nhất là những người con phải đi xa Hà Nội. Rồi Bằng Kiều với giọng hát cao vút, thật “có hồn” trong “Em Ơi Hà Nội Phố” (Phan Vũ-Phú Quang). Nhưng, gây ấn tượng sâu sắc nhất của đoạn “miền Bắc” có lẽ là phần trình diễn của ca sĩ Thu Phương. Cô hát sống xuất thần nhạc phẩm “Hướng Về Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng Dương khiến không ít người phải trầm trồ thán phục một giọng hát rất khỏe, rất vững và có “lửa.”



Ca sĩ Thu Phương với phần hát sống xuất sắc bài “Hướng Về Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng Dương. (Hình: Huy Khiêm)


Xen lẫn trong chương trình là những đoạn video quay các nhạc sĩ cùng những lời tâm sự về mình hay về bản nhạc, hoàn cảnh sáng tác... với sự điều hợp của hai người dẫn chương trình quen thuộc Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Trong số khách mời lần này, có anh chàng da trắng nói tiếng Việt rất sõi tên Khải, một người bạn do ca sĩ Khánh Ly giới thiệu đến Thúy Nga. Anh Khải vui tính, ăn nói khôi hài khiến người ta không ít trận vui cười nghiêng ngả.



Hợp ca mở màn đoạn chương trình hát về miền Trung. (Hình: Huy Khiêm)


Tạm xa miền Bắc, đoàn người gồm Dương Triệu Vũ, Trần Thái Hòa, Trịnh Lam, Mai Thiên Vân và hai ca sĩ mới Lưu Việt Hùng cùng Nguyễn Hoàng Nam tiến vô vùng làm nón lá ở dải đất hẹp miền Trung. Rồi đến những “Tâm Tình Người Huế,” “Trở Về Huế” (Hoàng Thi Thơ) với hai giọng hát gạo cội Ý Lan-Họa Mi. Tới đây, chương trình cũng không quên gửi lời chia buồn đến ca sĩ Ý Lan vì sự ra đi của thân phụ cô là nam tài tử Lê Quỳnh. Sau những “Bao Giờ Em Ði”-Mai Quốc Huy, “Thương Về Xứ Huế” (Minh Kỳ) với Hà Thanh và Hoàng Oanh - hai tiếng hát nổi tiếng dòng nhạc Huế, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn xuất hiện với cô ca sĩ mới Mai Thiên Vân, người đang được Thúy Nga cất công lăng-xê. Trở lại lần này qua “Tiếng Sông Hương,” sau “Nước Non Ngàn Dặm Ra Ði” trong cuốn Paris By Night 90, Mai Thiên Vân lần nữa chinh phục khán thính giả với giọng hát trong trẻo, ngọt ngào. Dường như những giọng ca dạng “tình tự quê hương” như Mai Thiên Vân luôn rất “có đất dụng võ” trên trường nghệ thuật hải ngoại.

Năm nay đánh dấu 40 năm biến cố Tết Mậu Thân 1968, trong đó Huế là vùng đất chịu hậu quả chiến tranh nặng nề nhất. Cũng vì lý do đó mà cái tên chương trình được xếp theo thứ tự “Huế-Sài Gòn-Hà Nội” thay vì đi lần lượt từ Bắc vào Nam. Hơn nữa, một lý do khác được nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn lý giải là bởi Huế cũng là nơi sản sinh ra nhiều tác phẩm thi ca, âm nhạc nhất trên đất Việt. Nằm giữa trên dải đất hình chữ “S” trải dài, miền Trung cũng là tâm điểm của chương trình, với màn biểu diễn công phu nhất, được mong đợi nhất. Nhạc cảnh “Những Con Ðường Trắng” (Trầm Tử Thiêng) - Quang Lê, và “Bài Ca Dành Cho Những Xác Người” (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly dẫn người xem trở về Huế những ngày Tết Mậu Thân 1968.

Với sự đầu tư kỷ lưỡng và quy mô, những đoạn phim tài liệu “đắt tiền” mua lại của Pháp được trình chiếu, hình ảnh những đám tang tập thể khiến tim người xem như thót lại. Một điều có thể chắc chắn là bất cứ ai đi xem chương trình này về sẽ đều ít nhất một lần nhắc đến chuyện... “cầu sập.” Ðúng vậy, đây quả thật là một màn gây ấn tượng và xúc động mạnh. Khi ấy, trên sân khấu có hàng chục diễn viên trong trang phục trắng, già trẻ lớn bé đều có... Họ chào hỏi nhau, đùa vui, tạo cảm giác về một vùng đất an bình, một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc bên chiếc cầu Tràng Tiền quen thuộc. Bỗng dưng trong phút chốc, chiếc cầu gãy đôi, áo trắng thành vành tang, nón lá hóa khăn sô. Cảnh tượng đau thương, hiệu quả sân khấu kết hợp với âm nhạc do Quang Lê và Khánh Ly trình bày, cùng sự diễn xuất nhà nghề của các diễn viên khiến khán giả như nín thở. Tôi để ý thấy nhiều người khóc. Dù không sinh ra trong thời chiến, tôi cũng cảm nhận được nỗi đau thương, mất mát quá lớn do chiến tranh mang tới. Không hổ danh là một trong những trung tâm âm nhạc hàng đầu của người Việt hải ngoại, Trung Tâm Thúy Nga luôn đầu tư công phu, cố gắng mang đến cho người xem những màn trình diễn độc đáo nhất.

Giây phút xúc động nhất trong chương trình, khiến nhiều khán giả khóc thành tiếng, là lúc cây cầu trên sân khấu bị gãy, tượng trưng cho cuộc tàn sát hàng ngàn nạn nhân trong Tết Mậu Thân, trong liên khúc “Những Con Ðường Trắng” (Trầm Tử Thiêng) với Quang Lê và “Bài Ca Dành Cho Những Xác Người” (Trịnh Công Sơn) với Khánh Ly. (Hình: Huy Khiêm)

Vị khách mời kế tiếp là cựu Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại, cháu nội nhà văn Hồ Biểu Chánh, người chỉ huy trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 gần đây được kể lại trong tập hồi ký “Can Trường Trong Chiến Bại.” Ông đến với chương trình để kể về cuộc chiến với Trung Quốc năm 1974 và nói về Hoàng Sa-Trường Sa, một vấn đề đang nóng. Cả rạp hát chăm chú nghe ông nói, và nồng nhiệt vỗ tay mỗi khi nghe câu: “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam!” Có nhiều người quanh tôi còn bàn tán, tỏ vẻ bất bình trước những việc bất công đang xảy ra. Tôi bỗng cảm nhận đâu đó bên tôi một tinh thần Việt.

Một tinh thần Việt, dù Bắc-Trung-Nam vẫn anh em một nhà cũng là chủ đề của vở hài kịch tiếp nối chương trình. Vở kịch không có sự tham diễn của Hoài Linh như đã giới thiệu vì anh phải nằm dưỡng bệnh ở Việt Nam suốt hai tháng qua. Ban tổ chức đã không ngớt lời xin lỗi khán giả, thậm chí bắt điện thoại trực tiếp để Hoài Linh thều thào tâm sự. Khán giả yêu mến cũng cho nhiều tràng pháo tay thông cảm. Mặc dù mọi sự bị thay đổi trong giờ chót, nghệ sĩ Uyên Chi gấp rút vào thay cho Hoài Linh, nhưng vở diễn vẫn rất thành công với Chí Tài, Hương Thủy và sự diễn xuất vô cùng có duyên của bé Tí. Những tràng cười từ vở kịch giúp khán giả vơi bớt đi phần nào căng thẳng sau “biến cố Mậu Thân tại Huế.”

“Top Chef” Huỳnh Hùng, người thành danh nhờ... nước mắm là vị khách quý kế tiếp. Chắc đã không xa lạ gì, Huỳnh Hùng là người mới đây đã trở thành đầu bếp giỏi nhất nước Mỹ vì “nấu món vịt quá ngon,” và là người đã “đưa nước mắm lên ngôi, chính thức chinh phục nước Mỹ.”

Xuống tới miền Nam, bắt đầu với những câu dân ca miền lục tỉnh qua giọng hát Hương Thủy ngọt ngào, chương trình giới thiệu soạn giả Viễn Châu, người viết đến hơn 2,000 bài vọng cổ, và cũng là người đi tiên phong, khai sáng phong trào hát “tân cổ giao duyên.” Khán giả được gặp lại Minh Vương với mái tóc đặc trưng “ai cũng nhớ” trong “Tiếng Hò Miền Nam” hát cùng Hương Lan. Rồi nhiều bài hát vui tươi về Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Ðông, cũng được trình bày qua những giọng ca trẻ, nhiều phần sôi động hơn phần đầu của chương trình. Cũng trong phần “miền Nam” này, một gương mặt ca sĩ mới khác được giới thiệu, Nguyệt Anh - một gương mặt rất xinh trong bài “Dòng An Giang” song ca với Quỳnh Vy. Rồi Minh Tuyết với bản “Sài Gòn Chiều Bơ Vơ,” được nhạc sĩ Thái Thịnh viết riêng cho chương trình với phần hòa âm và dàn dựng sân khấu trang nhã, ấn tượng cũng là một tiết mục thật hay.

Cuối cùng, bài hát “Tôi Yêu” với tam ca Thanh Trúc, Hồ Lệ Thu, Như Loan khép lại chương trình dài gần 5 tiếng. Năm giờ đồng hồ thưởng thức âm nhạc, với âm thanh ánh sáng hiện đại và thiết kế sân khấu chuyên nghiệp, đặc biệt với những trăn trở về nội dung, chất lượng nghệ thuật, Paris By Night 91 là một chương trình thành công, mang đến cho người xem những phút giây thư thái thật sự, cũng như những cảm xúc trộn lẫn vui buồn. Tôi rất vui được đến thưởng thức một chương trình quy mô như thế. Những ai không đến xem được hãy chờ mua DVD nhé! Nhớ đừng mua băng giả để chúng ta sẽ còn có ngày càng nhiều hơn những chương trình chất lượng như thế.

:idea:

NEP
01-21-2008, 01:47 AM
NPE chưa có diệp xem DVD nầy. Các bạn nào xem rồi có thể cho biết cuốn nầy hay không?

Dương Triệu Vũ hát và biểu diễn tệ vậy mà sao PBN lại mướn? NPE thấy Dương Triệu Vũ nhìn hơi giống Hòa Linh, cho nên nghĩ rằng chắc là bà con của Hòa Linh và được giới thiệu vào. Chứ hát không bài bản mà cũng chẵng có sở trường như vậy thì npe nghĩ không nên cho lên sân khấu.

delta
01-21-2008, 05:01 PM
delta chưa coi qua DVD 91 nầy, nhưng vừa mơi xem xong thúy Nga 90, nhạc thì vẫn vậy, đa số là những bài hát thật xưa.... được hát lại nhiều lần, nhưng vấn đề sân khấu, ánh sáng, và trình bày cho từng tiết mục của mỗi bài hát rất đẹp và đầy sáng tạo.

Đặc biệt nhất là phần vinh danh những tấm lòng hy sinh cao cả của phụ nữ Việt, của những sư cô, masoeur, quên mình mà lo cho những em cô nhi khốn khổ tật nguyền... không nơi nương tựa. Trong đó có cô Tim người Thụy Sĩ, đã hy sinh cả một quảng đời son trẻ, cưu mang suốt mười lăm năm sống tại Việt Nam, để lo cho những đưa bé mồ côi và tật nguyền. Khiến Delta vô cùng cảm phục va xúc động... KhiTim qua Cali, các em của Delta đã giúp đỡ rất nhiều trong vấn đề gây quỹ...

Còn có những phụ nữ rất thành danh tại xứ người, đó là niềm hảnh diện cho người phụ nữ, và cả dân tộc Viêt

Dương Triệu Vũ, là một cậu bé vẫn còn cắp sách đến trường, chưa xong bằng bốn năm đó bro Npe, có lẽ để khuyến khích và giúp đỡ tài năng trẻ, nên trung Thúy Nga rất ưu đãi Dương Triêu Vũ... Nhưng Delta thấy cách trình diễn của Dương Triệu Vũ cũng sống động, nhất là có khuôn mặt baby face rất cute

:idea:

banbeodessa
01-24-2008, 07:33 PM
hay hay hay hay hay hay hay

vankhang
03-18-2008, 08:41 PM
cam on rat nhieu vay ma chua dươc ha

aquira-angelic
03-27-2008, 02:58 PM
Wow, nghe nói chương trình TN91 này được dàn dựng công phu lắm. Mà nói thật trong đời tui chưa bao giờ được đi coi một show hoành tráng nào cả, và tui đã hứa vói lòng ròi, mai mốt mà Thuy Nga có qua thành phố tui thì thế nào tui cũng đi coi cho biết.... dạo này thấy cái trang web trên mạng lan tràn hình ảnh của TN91 làm lòng tui cũng nôn nao.

Cám ơn bạn đã post bài này, nó rất có giá trị về kiến thứ cho một người như tui

kbncp
03-27-2008, 08:19 PM
tahknsssssssssssssss