PDA

View Full Version : 2H - 2000 giáo dân giáo xứ thánh Maria Goretti hiệp thông với giáo dân Hà Nội



Dan Lee
01-21-2008, 01:53 PM
2000 giáo dân giáo xứ thánh Maria Goretti hiệp thông với giáo dân Hà Nội

SAN JOSE, California 19/01/08 -Từ hạ tuần tháng 12 năm 2007, hàng chục ngàn giáo dân Việt Nam tại San Jose tỏ ra rất quan tâm về những tin tức giáo dân tại Việt Nam đang cầu nguyện cho công lý được thực hiện, để chính quyền Việt Nam trao trả lại Giáo Hội những cơ sở đã bị tước đoạt.

Sau các thánh lễ cuối tuần, giáo dân thường thắc mắc hỏi nhau: Liệu chính quyền có dùng vũ lực đàn áp giáo dân không? Giáo dân hải ngoại phải làm gì để hỗ trợ giáo dân Việt Nam?
http://www.vietcatholic.net/pics/imageCAH3VW22.jpghttp://www.vietcatholic.net/pics/imageCACZ06H5.jpg

Tâm tình tha thiết ấy được biểu lộ nhiều cách, nhiều lần. Lần đầu vào ngày 24/12/ 2007 trong buổi hát thánh ca mừng Chúa Giáng Sinh tại đền thánh Tử Đạo Việt Nam, hàng trăm giáo dân San Jose đã đốt nến, hát kinh Hòa Bình, cầu nguyện cho giáo dân Hà Nội đang xin chính quyền trả lại cơ sở Tòa Khâm Sứ

Đến sáng Chúa Nhật ngày 30 tháng 12 nhiều giáo dân được tin Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Tòa Giám Mục, đã cùng đức Tổng Giám Mục thị sát cơ sở Tòa Khâm Sứ. Họ tỏ ra vui mừng cho rằng đây là dấu hiệu nhà nước có thiện chí muốn giải quyết vấn đề. Do vậy, khi thánh lễ gần kết thúc, trước khi mọi người ra về, ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng ban thánh lễ đã thông báo cho khoảng 1500 giáo dân biết việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm đức TGM Ngô Quang Kiệt và thị sát tòa Khâm Sứ. Ông xin mọi người đọc một Kinh Lậy Cha, ba kinh Kính Mừng để hợp ý cầu xin cho thỉnh nguyện của giáo dân Hà Nội.

Lời thông báo của ông Phạm Văn Tuấn làm cả nhà thờ xúc động. Lời kinh được cất lên trong tâm tình giáo dân hướng lòng về Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Hôm nay, cũng lời kinh ấy, cũng cung điệu ấy, sao ai cũng cảm thấy lòng mình nôn nao ! Sao ai cũng cảm thấy lòng mình tha thiết cầu xin Chúa và Đức Mẹ đoái thương giáo dân Hà Nội.

Nhưng, những tin tức lạc quan thưở ban đầu đã dần dần nhạt nhòa trong tâm trí giáo dân, và thay vào đó là những tâm tư bi quan, giận dữ khi thấy nguyện vọng chính đáng của giáo dân Hà Nội vẫn không được nhà nước đáp ứng và chính quyền còn dùng những lời lẽ ngang ngược lên án, đe dọa hàng giáo sĩ và giáo dân Hà Nội. Họ cho rằng chính quyền Việt Nam đang chơi trò lừa dối, đang sửa soạn dùng biện pháp vũ lực đàn áp giáo dân.

Trước tình cảm bức xúc đó, Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đoàn Việt Nam tại giáo xứ Thánh Maria Goretti ở San Jose đã trình bày cho cha chính xứ Stevens Brown biết hoàn cảnh nghiệt ngã của giáo dân Hà Nội đang phải gánh chịu những đau khổ và xin Ngài cho phép tổ chức ba buổi cầu nguyện đặc biệt cho Giáo hội Việt Nam vào ba thánh lễ cuối tuần. Cha Stevens Brown là người Hoa Kỳ nhưng Ngài đã tỏ ra xót xa và thương cảm cho Giáo Hội Việt Nam ngay từ những ngày đầu giáo dân VN San Jose bắt đầu cầu nguyện cho giáo phận Hà Nội. Ngài đã cho phép, đã hỗ trợ và còn để cử cha phó Randy Valenton, người Phi Luật Tân tham dự buổi lể để cầu nguyện cho các giáo dân Hà Nội. Cha chính xứ Brown lấy làm tiếc không tham dự buổi cầu nguyện được vì phải tham dự tuần lễ cấm phòng hàng năm.

Buổi cầu nguyện đặc biệt của giáo dân giáo xứ Thánh Maria Goretti đã diễn ra vào lúc 6 giờ 30 chiều thứ Bảy 19/01/2008. Nghi thức diễn ra hết sức trang trọng. Ba hồi chiêng trống vang lên, cả một khu thánh đường đầy người bắt đầu chìm đắm vào tâm tư cầu nguyện. Một đoàn rước đầy màu sắc từ ngoài nhà thờ tiến vào thánh đường. Ba cụ cao niên cầm Thánh Giá nến cao đi trước. Theo sau là các em giúp lễ, đến khoảng 30 huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, đến các ông trong đoàn Liên Minh Thánh Tâm, các bà mẹ Công Giáo và sau cùng là sách Phúc Âm, các linh mục và cha chủ tế.

Trong nhà thờ lúc này tất cả các đèn điện đã tắt. Thay vào đó, hàng ngàn ngọn nến được thắp lên, chiếu tỏa ánh sáng lung linh huyện diệu, đưa lòng người chìm đắm vào tâm tình thiêng liêng cầu nguyện
http://www.vietcatholic.net/pics/19012008imageCADTY95C.jpg,http://www.vietcatholic.net/pics/19012008imageCAV17JN5.jpg

Đoàn rước đứng dọc theo hai bên lòng nhà thờ làm hàng rào cầu nguyện. Trong khi cha chủ tế tiến dần lên bàn thờ thì ca đoàn Đồng Tâm cùng với các giáo dân hát vang bài “Con Có Một Tổ Quốc - Nước Việt Nam” của đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Lời ca của bài hát đưa tâm tư mọi người về với Đất Nước và Giáo Hội Mẹ Việt Nam đang đau khổ vì những đàn áp, những oan khiên mà người Công Sản áp đặt lên Giáo Hội Mẹ. Trong khi đó ban tổ chức chiếu lên tường hàng mấy chục bức hình (Slide Show) giáo dân Hà Nội đang cầu nguyện trước tòa Khâm Sứ, cảnh các cụ ông cụ bà ngủ ngoài đường, ngoài chợ dưới thời tiết buốt lạnh để canh gác không cho người ta lấn chiếm đất đai của xứ Thái Hà, cảnh công an chìm nổi dọa nạt giáo dân, cảnh các em thiếu nhi cầu nguyện trước hàng rào kẽm gai có hình Đức Mẹ Hàng Cứu Giúp.

Trước cảnh tượng đau lòng này, không khí trong nhà thờ trở nên vô cùng ngột ngạt căng thẳng. Lòng uất hận đã dâng tràn như một quả bóng đầy hơi muốn bùng nổ. Họ muốn làm sao để giáo dân quê nhà biết được tâm tình của họ đang hết sức bức xức, đang một lòng ủng hộ nguyện vọng của giáo dân Hà Nội

Bầu khí đang căng thẳng thì cha chủ sự và các cha đồng tế bước lên bàn thờ. Nghi thức cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam chính thức bắt đầu.

Ông Hồ Quang Nhật đại diện giáo dân bước lên cung thánh đọc lời cầu nguyện. Với giọng thật tha thiết, ông nài xin Chúa:
http://www.vietcatholic.net/pics/19012008imageCAZAGJYL.jpg, http://www.vietcatholic.net/pics/19012008imageCAQFDRC6.jpg

Lời nguyện I:

Lậy Chúa, bây giờ là 6:30 chiều thứ Bảy ngày 19 tháng 1 năm 2008 tại San Jose California, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và là 9:30 sáng ngày Chúa Nhật 20 tháng 1 năm 2008 tại Việt Nam.

Cộng Đoàn Việt Nam tại Giáo Xứ Thánh Maria Goretti xin dành những giây phút thiêng liêng này hướng lòng về đất nước Việt Nam yêu dấu bên kia bờ Thái Bình Dương, về Giáo Hội Mẹ Việt Nam ngút ngàn yêu thương, về những khổ đau dằn vặt mà Giáo Hội miền Bắc đã chịu đựng hơn nữa thế kỷ và cả Giáo Hội Việt nam trong hơn 32 năm qua đã phải sống những tháng ngày ngộp thở với những khó khăn chồng chất trong công cuộc rao giảng Tin Mừng. Đất đai cơ sở của Giáo Hội bị tước đoạt nhưng Giáo Hội vẫn một lòng cam tâm chịu đựng và xem như là những hoa quả đầu mùa xin dâng hiến lên Thiên Chúa như ngày xưa, gần 2000 năm trước, Chúa Giêsu đã bị quân dữ hành hạ đóng đinh trên thập giá ở ngọn đồi Calvario và Chúa đã xem đó như là lễ vật dâng lên Thiên Chúa để hoàn thành sứ mạng cứu chuộc.

Ca đoàn Đồng Tâm xướng: Chúng con cầu xin Chúa

Cộng đoàn đáp lại: Xin Chúa nhận lời chúng con

Lời nguyện II.

Lậy Chúa hôm nay, Giáo Hội khắp hoàn vũ dành những giây phút thiêng liêng đặc biệt để cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Kitô hữu, đánh dấu 100 năm của sự nguyện cầu cho ý tưởng hiệp nhất, chúng con cũng xin Thiên Chúa và Mẹ Maria gìn giữ Giáo Hội Mẹ Việt Nam, xin ban ơn sáng suốt cho hàng giáo phẩm Việt Nam biết đâu là lối phải tránh, biết đâu là con đường phải đi để đưa Giáo Hội đến bến bờ mà Thiên Chúa hằng mong muốn con dân của Ngài sẽ chu toàn trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng ở cuộc sống trần thế nầy.

Ca đoàn xướng: Chúng con cầu xin Chúa

Cộng đoàn đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con.

Lời nguyện III

Xin Thiên Chúa ban ơn can đảm, khôn ngoan, nhẫn nại cho hàng triệu giáo dân Việt Nam từ Bắc ra Trung vào Nam trong đời sống hàng ngày để họ nhận diện ra giá trị của thập tự giá trên ngọn đồi Calvario và giá trị của những lời cầu nguyện trước Toà Khâm Sứ Hà Nội, ở Giáo Xứ Thái Hà, ờ Dòng Chúa Cứu Thế Saigon, ở Lavang, ở Huế, ở đường Nguyễn Du của Tổng Giáo Phận Saigon, ở Los Angeles, ở Santa Ana, ở San Jose, ở Washington D.C., ở Paris, ở Sydney và ở khắp nơi trên thế giới.

Ca đoàn xướng: Chúng con cầu xin Chúa.

Cộng đoàn đáp lại: Xin Chúa nhận lời chúng con

Lời nguyện IV.

Những gì của Thiên Chúa phải trả lại cho Thiên Chúa, những đất đai tài sản của Giáo Hội Việt Nam phải trả lại cho Giáo Hội Việt Nam, những gì của Cesar phải trả lại cho Cesar. Ngày xưa Chúa đã chẳng dạy cho những người Pharasiêu bài học vỡ lòng đó hay sao mà ngày nay người ta vẫn lại dễ quên như vậy? Xin cho những ai đã quên sẽ đuợc nhớ lại và thực hành những gì mà Thiên Chúa đã dạy để cho hoà bình và công lý đuợc tôn trọng trên quê hương Việt Nam chúng con.

Và sau cùng, chúng con xin dâng đất nước Việt Nam, xin dâng Giáo Hội Mẹ Việt Nam, xin dâng 10 triệu anh chị em Công Giáo của chúng con trong đó có ông bà, cha mẹ, anh chị em thân bằng quyến thuộc của chúng con và xin dâng 85 triệu đồng bào Nam Trung Bắc vào bàn tay che chở của Đức Mẹ và sự quan phòng của Thiên Chúa để họ có đựợc một đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc với an hoà trong công lý.

Ca đoàn xướng: Chúng con cầu xin Chúa

Cộng đoàn đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con.

Trong khi thừa tác viên đọc lời cầu nguyện thì tiếng đàn dương cũng cầm cũng điểm nhẹ vào không gian âm thanh diệu vợi của bài hát Ave Maria của Shubert.

Sau đó, ông Hồ Quang Nhật đã xin cả Cộng Đoàn cùng với Ca Đoàn Đồng Tâm biểu lộ tinh thần đấu tranh một cách ôn hòa, theo cung cách của các giáo dân Hà Nội đã làm trong việc đòi thực thi công lý qua bài hát “Kinh Hòa Bình” của Linh Mục nhạc sĩ Kim Long.

Khi hát bài Kinh Hòa Bình, tất cả giáo dân giơ cao nến lên khỏi đầu, ánh sáng lung linh của hàng ngàn cây nến chiếu tỏa khắp nhà thờ thánh Maria Goretti làm nhiều giáo dân rưng rưng nước mắt. Họ tưởng nhớ và hiệp thông với giáo dân ở Hà Nội, Sàigòn và nhiều nới khác nữa đang khắc khoải mong nhà nước trao trả lại đất đai cơ sở mà chính quyền đã chiếm đoạt cách phi pháp.

Giáo dân San Jose đã từng hát Kinh Hòa Bình với tâm tình đầy ắp yêu thương và thứ tha, nhưng sao đêm nay, dưới ánh sáng lung linh, cùng lời kinh đó được hát lên, ai cũng cảm thấy nghẹn ngào, tủi phận khi nghĩ tới những giáo dân Hà Nội đang qùy dưới chân Đức Mẹ Sầu Bi, khóc lóc xin Mẹ thương ban ơn lành cho Giáo Phận

Trong lúc tâm hồn giáo dân San Jose đang thổn thức tưởng nhớ tới giáo phận Hà Nội thì họ cũng biết rằng trên toàn thế giới, nơi nào có người Công Giáo Việt Nam, thì nơi đó, ngày hôm nay giáo dân cũng đang hiệp thông với Giáo Hội Mẹ trong nguyện vọng đòi lại các cơ sở đất đai mà người Công Sản đã chiếm đoạt hơn 50 năm nay. Với niềm tin tưởng ấy, họ xác tin rằng dù thế nào chăng nữa, giáo dân công giáo Việt Nam, với tinh thần sẵn sàng hy sinh, sẽ lấy lại được những gì mà người cộng sản đã tước đoạt của họ bằng họng súng AK 47.

Sau thánh lễ, hàng mấy trăm người xếp hàng dài dưới trời giá lạnh mùa Đông để ký tên trên những lá thư mà họ sẽ gửi tới 2 thượng nghị sĩ, 2 dân biểu và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ để xin các giới chức này can thiệp với chính quyền Việt Nam yêu cầu nhà nước trao trả các tài sản cho Giáo Hội. Có chứng kiến cảnh giáo dân chen chúc ký tên mới cảm nghiệm được lòng giáo dân thực sự yêu mến Giáo Hội và một lòng với cuộc đấu tranh của giáo dân tại quê nhà.

http://www.vietcatholic.net/pics/19012008imageCAQ7BD77.jpg, http://www.vietcatholic.net/pics/19012008imageCAQ7PZCT.jpg

Các người ký tên xong lại có cơ hội bàn tán về các biến cố đang xảy ra tại các giáo phận ở Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Trạch, một người trong ban phụng vụ luôn tha thiết với Giáo Hội, quê hương và dân tộc, đưa ra một nhận xét:

Đọc các tin tức của Vietcatholic tôi thấy đài phát thanh Vatican, tức tiếng nói của Tòa Thánh, rồi các Đức Cha Việt Nam như đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Nguyễn Văn Hòa, Đức Cha Nguyễn Văn Sang, Đức Cha Đặng Đức Ngân, Đức Cha Vũ Văn Thiên và một số các vị bề trên dòng tu đã làm một việc rất đúng là công khai cho chính quyền biết nguyện vọng của giáo dân là chính đáng. Nhưng tôi cũng không hiểu vì sao lại có các vị khác chưa lên tiếng. Có lẽ các vị đó cũng đã lên tiếng rồi, nhưng có lẽ trong chỗ kín đáo chăng? Vị nào cũng dấn thân như đức Tổng Kiệt, Đức Cha Sang thì chắc nhà nước đã giải quyết rồi. Thôi thì mỗi người cũng sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử và trước mặt Chúa.

Ông Nguyễn Thông, người cống hiến cho độc giả Việtcatholic những bức hình trong buổi thắp nến cầu nguyên hôm nay góp ý: “Theo tôi, chính quyền Việt Nam nên sửa sai trong vấn đề tịch thu đất đai của các tôn giáo và của dân chúng”

Rồi ông đưa ra chứng cớ biện minh cho lập luận: ” Này nhá, nhờ sửa sai, nhờ phế bỏ chế độ kinh tế tập trung kiểu Xã Hội Chủ Nghĩa mà nền kinh tế Việt Nam bây giờ có mức độ phát triển nhanh. Cũng vậy, phải sửa sai chế độ nhà đất. Áp dụng chế độ đất đai theo kiểu cộng sản chỉ gây thêm tình trạng tham nhũng, cán bộ cướp đất. Đất của ai thuộc về người đó thì đâu có chuyện biểu tình. Chính quyền cần đất thì thương lượng hợp lý với chủ thì đâu có chuyện rắc rối xảy ra”.

Ông Bùi Trung Luân có vẻ đồng ý kiến với ông Thông. Ông tiếp lời “Giả dụ nhà nước trao trả đất đai, cơ sở cho các tôn giáo để mở trường học, mở các trung tâm xã hội, thì nền giáo dục Việt Nam đâu có xuống cấp quá độ như hiện nay, đạo đức xã hội đâu đến nỗi quá tệ làm nhiều người phải phê phán là suy đồi nhất lịch sử. Nếu sửa sai kinh tế đưa đến phồn vinh, ấm no thì sửa sai chế độ đất đai sẽ ổn định được tình hình xã hội”.

Ý kiến ông Nguyễn Thông và ông Bùi Trung Luân có vẻ thuyết phục được nhiều người nhưng chị Dương Thị Tiến nêu ra một trở ngại. Chị chứng minh bằng sự kiện thực tế. Chị nói:

Đất đai bị mấy ông Cộng Sản tịch thu, đâu có được người ta dùng vào việc công là bao nhiêu ? Họ chia chác nhau hết rồi. Ông thì cái nhà, bà thì có cổ phần trong cơ sở này, cơ sở nọ. Không làm mà có được tài sản to như vậy thì làm sao người ta nhả ra được”.

Rồi chị mỉa mai nói: “Nghĩ mà thấm thía cho câu nói: “Chế độ cộng sản muôn người vì một người ” Mà đúng vậy! đất đai của toàn dân là của cán bộ, của đảng viên đấy ! Chỗ nào màu mỡ là của họ. Họ muốn có là có, muốn không là không. Dân đen chỉ có mất đất vào tay cán bộ mà thôi.

Rồi chị xuống giọng kết luận: Trong buổi cầu nguyện hôm nay, tôi chỉ xin Chúa soi sáng cho Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam biết sửa sai mà thôi. Lịch sử đã ghi rõ những bằng chứng nhân dân bị trầm luân hàng mấy chục năm vì chính sách sai lầm của họ. Bây giờ chỉ xin Chúa cho họ đừng tiếp tục sai lầm nữa.

Phóng viên VietCatholic