Dan Lee
01-21-2008, 02:24 PM
Gương Bà Maria: Sống lành mới chết lành
HÀ NỘI -- Sáng ngày 17 tháng 1 năm 2008, Giáo xứ Chính toà Hà nội cùng với tang quyến đã dâng Thánh lễ tiễn đưa cụ bà Ma-ri-a về nơi an nghỉ cuối cùng.
http://www.vietcatholic.net/pics/80117bamaria.jpg
Trong ngôi thánh đường sáng nay có đông đủ những gương mặt thân quen với cụ bà Ma-ri-a khi còn sống. Cụ Ma-ri-a là một giáo dân nhiệt thành và là một thành viên trong hội bà thánh An-na. Bà được Chúa cho có một cung giọng thật tuyệt vời để ca ngợi Thiên Chúa vào các giờ kinh trong nhà thờ. Cách đây hai năm, cụ đã phải nhập viện (cùng ngày với Đức Hồng Y Phao-lô Giu-se Phạm Đình Tụng) vì tuổi cao, sức yếu nhưng vì lòng yêu mến Chúa nên cụ sớm bình phục. Trí nhớ của cụ rất sáng suốt.
Là người thường xuyên viếng thăm, tôi rất cảm phục vì ở nơi cụ là một chứng nhân của niềm tin, lúc nào trên tay cũng cầm chuỗi Mân côi để kết hiệp mật thiết với sự đau khổ của Chúa. Vào một buổi cuối tuần, như thường lệ, tôi lại đến thăm cụ. Nhìn thấy tôi, cụ mỉm cười trìu mến. Tôi chào cụ và hỏi thăm tình hình sức khoẻ. Cụ nói: “Nhờ ơn Chúa, tôi khoẻ. Tôi chỉ xin Chúa một lần thôi đến nhà thờ và đến Toà Khâm sứ, để cầu nguyện xin Chúa soi sáng cho các cấp chính quyền trả lại Toà Khâm sứ”. Tôi khôi hài: “ Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, khi còn quân ngũ con đã hát chán cái điệp khúc đó rồi, rồi phải học thuộc lòng: “ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan ”. Vậy giữa thủ đô mệnh danh là ngàn năm văn hiến đến nơi rồi, mà vẫn còn có cướp vậy sao? Vậy phải gọi đó là cướp gì?”. Cụ thở dài:: “… Giáo hội Việt Nam phải trải qua bao đau khổ, cấm cách, phân biệt người Công giáo, rồi miệng hơn hớt bụng một bồ dao găm, bằng mặt mà không bằng lòng, nói tự do mà không có tự do gì cả…”.
Thật sửng sốt vào sáng thứ hai tôi đang đi làm thì nghe tin cụ Ma-ri-a đã được Chúa gọi về nhà Cha hưởng thọ 80 tuổi.
Trong Thánh lễ sáng nay, khi ngắm nhìn con cái cháu chắt, tang quyến và chị em trong Hội, mặc vải xô đầu đội khăn tang trắng… Tất cả nói lên sự buồn rầu, đau đớn, thương nhớ. Thương nhớ người thân là một tình cảm chính đáng, khóc vĩnh biệt người chết là một điều hợp lý, hợp tình, nhưng tất cả những ai thương tiếc bà cụ Ma-ri-a sẽ biến đau thương thành niềm hy vọng.
Sau khi cha cháu của bà cụ Ma-ri-a làm nghi thức cuối cùng, linh cữu cụ được rước từ lối giữa nhà thờ qua phố Nhà Chung. Rất đông đảo bà con giáo dân đi tiễn biệt cụ. Con cháu muốn cho cụ được lần cuối chào ngôi Nhà Chung mà không một người tín hữu nào lại không yêu mến. Linh cữu cụ dừng trước cửa Toà Khâm sứ. Các con cháu lấy hoa nà nến, hương thắp lên cầu nguyện. Con cháu là những người gần cụ nhất luôn được nghe những thao thức và nay muốn thực hiện bằng lời cầu nguyện cho linh hồn cụ được thanh thản.
Người Việt Nam chúng ta thường nói: “ Sinh ký tử quy, sống gửi thác về ”. Sống ở trần gian được ví như cuộc lữ hành. Mục tiêu cuối cùng của cuộc hành trình là có hậu hay không? Muốn có cái chết êm ả như cụ bà Ma-ri-a thì hôm nay, ta phải sống trong Chúa để khi chết trong Chúa. Tôi là đầy tớ của nhân dân, tôi phải sống đạo đức bác ái, vị tha, phục vụ nhân dân, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật, bị bỏ rơi… Hàng ngày, tôi được hưởng sự ưu đãi hơn những người dân chân lấm tay bùn, một nắng hai sương làm nên hạt gạo, hạt muối…
Khi màn đêm bao phủ, thay vì nửa đêm đi xem vận mệnh tương lai, tôi đặt tay lên trán nghĩ suy, ngày hôm nay, tháng này, năm này, tôi đã làm gì? Có bao nhiêu sự bất công đòi tôi tháo gỡ. Tôi hô hào chống tham nhũng, bệnh quan liêu, bệnh thành tích nhưng chẳng ai chống lại chính mình. Tiếng nói của người dân có được tôn trọng không? Tôi đang tích luỹ hay cho đi? Tôi đang hàn gắn hay phá huỷ? Tôi đã giật mình khi đang ngủ không? Tôi có nghĩ tới sự chết không? Như lời thánh Phao-lô: “ Các ngươi chết sẽ được xét xử tuỳ theo việc làm”. Qua cái chết của cụ bà Ma-ri-a như nhắn nhủ tôi cũng như những người con dân Việt Nam: “ Sống lành mới chết lành”.
Vô Thường
HÀ NỘI -- Sáng ngày 17 tháng 1 năm 2008, Giáo xứ Chính toà Hà nội cùng với tang quyến đã dâng Thánh lễ tiễn đưa cụ bà Ma-ri-a về nơi an nghỉ cuối cùng.
http://www.vietcatholic.net/pics/80117bamaria.jpg
Trong ngôi thánh đường sáng nay có đông đủ những gương mặt thân quen với cụ bà Ma-ri-a khi còn sống. Cụ Ma-ri-a là một giáo dân nhiệt thành và là một thành viên trong hội bà thánh An-na. Bà được Chúa cho có một cung giọng thật tuyệt vời để ca ngợi Thiên Chúa vào các giờ kinh trong nhà thờ. Cách đây hai năm, cụ đã phải nhập viện (cùng ngày với Đức Hồng Y Phao-lô Giu-se Phạm Đình Tụng) vì tuổi cao, sức yếu nhưng vì lòng yêu mến Chúa nên cụ sớm bình phục. Trí nhớ của cụ rất sáng suốt.
Là người thường xuyên viếng thăm, tôi rất cảm phục vì ở nơi cụ là một chứng nhân của niềm tin, lúc nào trên tay cũng cầm chuỗi Mân côi để kết hiệp mật thiết với sự đau khổ của Chúa. Vào một buổi cuối tuần, như thường lệ, tôi lại đến thăm cụ. Nhìn thấy tôi, cụ mỉm cười trìu mến. Tôi chào cụ và hỏi thăm tình hình sức khoẻ. Cụ nói: “Nhờ ơn Chúa, tôi khoẻ. Tôi chỉ xin Chúa một lần thôi đến nhà thờ và đến Toà Khâm sứ, để cầu nguyện xin Chúa soi sáng cho các cấp chính quyền trả lại Toà Khâm sứ”. Tôi khôi hài: “ Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, khi còn quân ngũ con đã hát chán cái điệp khúc đó rồi, rồi phải học thuộc lòng: “ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan ”. Vậy giữa thủ đô mệnh danh là ngàn năm văn hiến đến nơi rồi, mà vẫn còn có cướp vậy sao? Vậy phải gọi đó là cướp gì?”. Cụ thở dài:: “… Giáo hội Việt Nam phải trải qua bao đau khổ, cấm cách, phân biệt người Công giáo, rồi miệng hơn hớt bụng một bồ dao găm, bằng mặt mà không bằng lòng, nói tự do mà không có tự do gì cả…”.
Thật sửng sốt vào sáng thứ hai tôi đang đi làm thì nghe tin cụ Ma-ri-a đã được Chúa gọi về nhà Cha hưởng thọ 80 tuổi.
Trong Thánh lễ sáng nay, khi ngắm nhìn con cái cháu chắt, tang quyến và chị em trong Hội, mặc vải xô đầu đội khăn tang trắng… Tất cả nói lên sự buồn rầu, đau đớn, thương nhớ. Thương nhớ người thân là một tình cảm chính đáng, khóc vĩnh biệt người chết là một điều hợp lý, hợp tình, nhưng tất cả những ai thương tiếc bà cụ Ma-ri-a sẽ biến đau thương thành niềm hy vọng.
Sau khi cha cháu của bà cụ Ma-ri-a làm nghi thức cuối cùng, linh cữu cụ được rước từ lối giữa nhà thờ qua phố Nhà Chung. Rất đông đảo bà con giáo dân đi tiễn biệt cụ. Con cháu muốn cho cụ được lần cuối chào ngôi Nhà Chung mà không một người tín hữu nào lại không yêu mến. Linh cữu cụ dừng trước cửa Toà Khâm sứ. Các con cháu lấy hoa nà nến, hương thắp lên cầu nguyện. Con cháu là những người gần cụ nhất luôn được nghe những thao thức và nay muốn thực hiện bằng lời cầu nguyện cho linh hồn cụ được thanh thản.
Người Việt Nam chúng ta thường nói: “ Sinh ký tử quy, sống gửi thác về ”. Sống ở trần gian được ví như cuộc lữ hành. Mục tiêu cuối cùng của cuộc hành trình là có hậu hay không? Muốn có cái chết êm ả như cụ bà Ma-ri-a thì hôm nay, ta phải sống trong Chúa để khi chết trong Chúa. Tôi là đầy tớ của nhân dân, tôi phải sống đạo đức bác ái, vị tha, phục vụ nhân dân, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật, bị bỏ rơi… Hàng ngày, tôi được hưởng sự ưu đãi hơn những người dân chân lấm tay bùn, một nắng hai sương làm nên hạt gạo, hạt muối…
Khi màn đêm bao phủ, thay vì nửa đêm đi xem vận mệnh tương lai, tôi đặt tay lên trán nghĩ suy, ngày hôm nay, tháng này, năm này, tôi đã làm gì? Có bao nhiêu sự bất công đòi tôi tháo gỡ. Tôi hô hào chống tham nhũng, bệnh quan liêu, bệnh thành tích nhưng chẳng ai chống lại chính mình. Tiếng nói của người dân có được tôn trọng không? Tôi đang tích luỹ hay cho đi? Tôi đang hàn gắn hay phá huỷ? Tôi đã giật mình khi đang ngủ không? Tôi có nghĩ tới sự chết không? Như lời thánh Phao-lô: “ Các ngươi chết sẽ được xét xử tuỳ theo việc làm”. Qua cái chết của cụ bà Ma-ri-a như nhắn nhủ tôi cũng như những người con dân Việt Nam: “ Sống lành mới chết lành”.
Vô Thường